một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác giao nhận mặt hàng lốp ô tô, xe đạp xuất khẩu theo phương thức vận tải container tại công ty cao su đà nẵng

57 484 0
một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác giao nhận mặt hàng lốp ô tô, xe đạp xuất khẩu theo phương thức vận tải container tại công ty cao su đà nẵng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI CONTAINER I. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu và những vấn đề chung về hoạt động giao nhận hàng xuất khẩu tải cảng biển: 1. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu và vai trò của nó trong phát triển kinh tế: 1.1. Khái niệm : Hoạt động kinh doanh xuất khẩu là sự trao đổi những hàng hóa dòch vụ có lợi thế so sánh ra khỏi biên giới quốc gia thông qua hành vi mua bán nhằm thu được lợi ích từ thương mại quốc tế. 1.2. Vai trò Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của doanh nghiệp và của đất nước: a/ Đối với doanh nghiệp: Xuất khẩu góp phần phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động. Xuất khẩu đòi hỏi doanh nghiệp luôn đổi mới, hoàn thiện công tác sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực quản lý của cấp lãnh đạo và nghiệp vụ của cán bộ ngoại thương. Thông qua xuất khẩu, doanh nghiệp thu được ngoại tệ, từ đó có vốn để đầu tư mua sắm máy móc thiết bò, đổi mới công nghệ tăng năng suất lao động, tham gia vào thò trường trong và ngoài nứơc, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Thông qua xuất khẩu doanh nghiệp ngày càng củng cố được uy tín và đòa vò của mình ở thò trường trong nước và thò trường quốc tế. b/ Đối với đất nước: Xuất khẩu tạo nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu cho nhập khẩu máy móc thiết bò và nguyên vật liệu mà chúng ta chưa sản xuất được phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước. Xuất khẩu có tác dụng bố trí lại sản xuất, tổ chức nguồn hàng sản xuất, phát huy năng lực sản xuất trong nước để mở rộng qui mô, cải tiến cơ cấu sản xuất theo nhu cầu của thò trường nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Xuất khẩu góp phần tích lũy ngân sách, trả nợ nước ngoài, xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghêï và giải quyết việc làm cho người lao động. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế. 2. Những vấn đề chung về hoạt động giao nhận hàng xuất khẩu tại cảng biển: 2.1 Cơ sở pháp lý, nguyên tắc giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại cảng biển: * Việc giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại cảng biển dựa trên: Chuyên đề tốt nghiệp - Các quy phạm pháp luật quốc tế (Công ước quốc tế về vận đơn, vận tải; Công ước quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế…) - Các quy phạm pháp luật của quốc gia về giao nhận-vận tải (Bộ luật Hàng hải Việt Nam 1990, Luật Hải quan,QĐ 2073/ QĐ-GT ngày 6/10/1991, QĐ số 2106/ QĐ-GTVT ngày 23/8/1997,…) - Các hợp đồng và L/C đảm bảo quyền lợi cho các chủ hàng ngoại thương. 2.2 Những yêu cầu đối với việc giao hàng xuất khẩu: - Chuẩn bò hàng phù hợp với quy đònh của hợp đồng hoặc L/C - Tổ chức xếp hàng xuống tàu và giao hàng cho tàu nhanh chóng chính xác, giảm đến mức thấp nhất hàng hư hỏng, mất mát - Lập bộ chứng từ hợp lệ và chuyển giao nhanh chóng để thu hồi tiền hàng nhanh. Đây là yêu cầu quan trọng nhất - Chấp hành tốt chính sách đối ngoại của Nhà nước, nâng cao uy tín và độ tin cậy của khách hàng trong giao dòch. 2.3 Nhiệm vụ của các bên trong quá trình giao nhận: a/ Nhiệm vụ của cảng biển: - Ký kết hợp đồng uỷ thác giao nhận, bốc dỡ, bảo quản, lưu kho hàng hóa với chủ hàng - Giao hàng xuất khẩu cho tàu nếu được uỷ thác - Kết toán với tàu về việc giao nhận hàng hóa và lập các chứng từ cần thiết khác để bảo vệ quyền lợi của chủ hàng ngoại thương - Tiến hành việc bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hóa trong khu vực cảng - Hàng hoá lưu kho bãi của cảng bò hư hỏng, tổn thất thì cảng phải bồi thường, nếu có biên bản hợp lệ và nếu cảng không chứng minh được là cảng không có lỗi - Cảng không chòu trách nhiệm về hàng hóa ở bên trong, nếu bao kiện hoặc dấu xi chì còn nguyên vẹn, do ký mã hiệu hàng hóa sai hoặc không rõ ràng. b/ Nhiệm vụ của chủ hàng ngoại thương: - Tiến hành việc giao nhận hàng hoá với tàu trong trường hợp hàng không qua cảng hoặc tiến hành giao nhận hàng hoá xuất khẩu với cảng trong trường hợp hàng qua cảng - Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho với cảng - Cung cấp cho cảng các thông tin về hàng hóa và tàu - Theo dõi quá trình giao nhận để giải quyết những vấn đề phát sinh - Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận đểû có cơ sở pháp lý khiếu nại các bên có liên quan - Thanh toán các loại phí cho cảng. c/ Nhiệm vụ của Hải quan: - Tiến hành thủ tục Hải quan, thực hiện việc kiểm tra giám sát, kiểm soát Hải quan đối với tàu biển, hàng hóa xuất khẩu Chuyên đề tốt nghiệp - Tiến hành các biện pháp phát hiện, ngăn chặn, điều tra và xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua cảng biển. Ngoài ra, quá trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại cảng biển còn nhiều cơ quan khác tham gia như : Đại lý tàu biển, Chủ hàng nội đòa… với những chức năng, nhiệm vụ nhất đònh. II. Nghiệp vụ giao nhận hàng hóaxuất khẩu tại cảng biển theo phương thức vận tải Container: 1. Một số điểm cần lưu ý khi đóng hàng vào Container: - Xác đònh và kiểm tra kiểu loại Container trước khi sử dụng: + Người gửi hàng, trên cơ sở đặc tính của hàng hoá cần chuyên chở mà xác đònh kiểu loại Container phù hợp. + Người gửi hàng cần phải kiểm tra kỹ tình trạng của Container ngay lúc người điều hành chuyên chở giao Container vì quyền lợi của chính mình. Nội dung kiểm tra Container như sau: . Bên ngoài: Không thủng, không dột, không bò méo mó do va đập . Bên trong: Kín, sạch sẽ . Cửa Container: Cửa Container và các chốt đệm cửa phải đảm bảo đóng mở an toàn, niêm phong chắc chắn . Các thông số kỹ thuật của Container: được ghi trên vỏ Container, bao gồm: Trọng lượng tối đa (Maximum Gross Weight), Trọng tải tònh (Maximum Payload), Trọng lượng vỏ Container (Tare Weight), Dung tích (Container Internal Capacity). - Lựa chọn quy trình để xếp hàng vào Container: Căn cứ vào đặc điểm của hàng hóa số lượng, công cụ vận chuyển, công cụ và phương pháp xếp dỡ, loại Container để lựa chọn quy trình thích hợp. - Khi đóng hàng vào Container nên sử dụng hết trọng tải và dung tích trong giới hạn cho phép của Container để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả kinh tế cao. - Cần phải phân bổ đều hàng hoá trên mặt sàn khi đóng hàng vào Container và trọng tâm của lô hàng phải ở vò trí trung tâm để đảm bảo an toàn cho hàng hóa và bản thân Container trong suốt quá trình chuyên chở. - Chèn đệm và độn lót kỹ cho hàng hoá để tránh không cho hàng hóa tiếp xúc, va chạm gây hư hại cho nhau hoặc cho chính Container. - Sử dụng các phương pháp thích hợp để giữ cho không khí bên trong Container không có độ ẩm cao đề phòng hàng hấp hơi, giảm phẩm chất. 2. Cước phí trong chuyên chở hàng hóa bằng Container: - Cước phí trong gửi hàng bằng Container thấp hơn giá cước trong gửi hàng theo phương thức bao gói thông thường. Trong đó giá cước gửi hàng nguyên Container thì thấp hơn giá cước gửi hàng lẻ vì phải chòu chi phí gom hàng. Chuyên đề tốt nghiệp - Cước phí Container được ấn đònh thành biểu cước như biểu cước của tàu chợ. Cước phí vận chuyển Container thường bao gồm: chi phí vận tải nội đòa, chi phí bến bãi Container ở cảng xếp, dỡ và các chi phí khác… - Thông thường cước Container gồm 3 loại: + Cước vận chuyển Container tính theo mặt hàng (CBR) : Đây là mức cước khoán gộp cho việc chuyên chở một Container chứa một mặt hàng riêng biệt. Với cách tính này nếu chủ hàng đóng thêm được hàng sẽ có lợi. + Cước phí Container tính chung cho mọi loại hàng (FAK) : Theo cách tính này, mọi mặt hàng đóng trong cùng một Container đều phải chòu một mức giá cước không cần tính đến giá trò của hàng hóa trong Container. + Cước phí chở hàng lẻ: Loại cước này được tính theo trọng lượng, thể tích hoặc giá trò của hàng hóa đó cộng với các loại dòch vụ làm hàng lẻ như chi phí bến bãi Container, phí nhồi, rút hàng ra khỏi Container. 3. Trình tự giao nhận hàng hóa xuất khẩu tại cảng biển theo phương thức vận tải Container: * Trình tự giao hàng xuất khẩu gồm các bước nghiệp vụ sau: 3.1 Chuẩn bò hàng hóa, nắm tình hình tàu: - Nghiên cứu hợp đồng mua bán và L/C để chuẩn bò hàng hóa, xem người mua đã trả tiền hay mở L/C chưa - Chuẩn bò các chứng từ cần thiết để làm thủ tục hải quan - Nắm tình hình tàu hoặc tiến hành lưu cước - Lập Cargo List gửi hãng tàu. 3.2 Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu: - Kiểm tra về số lượng, trọng lượng, phẩm chất xem có phù hợp với hợp đồng mua bán hay không - Xin kiểm nghiệm, giám đònh, kiểm dòch, nếu cần và lấy giấy chứng nhận hay biên bản thích hợp. 3.3 Làm thủ tục Hải quan: - Đăng ký tờ khai Hải quan, - Tính thuế sơ bộ và ra thông báo thuế, - Kiểm hoá, - Tính lại thuế và nộp thuế. 3.4 Giao hàng hóa xuất khẩu cho tàu: a) Nếu gửi hàng nguyên(FCL/FCL) - Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác điền và ký Booking Note rồi đưa cho đại diện hãng tàu hoặc đại lý tàu biển để xin ký cùng với bản danh mục hàng xuất khẩu (Cargo List), - Sau khi ký Booking Note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ Container để chủ hàng mượn và giao Packing List và Seal, - Chủ hàng lấy Container rỗng về đòa điểm quy đònh để đóng hàng vào Container, lập Packing List, Chuyên đề tốt nghiệp - Mang hàng (hay Container đã đóng) ra cảng để làm thủ tục hải quan, - Giao Packing List cho Phòng Thương vụ của cảng để cảng làm thủ tục và đến hải quan đăng ký hạ bãi Container đồng thời lập Hướng dẫn xếp hàng (Shipping Order) để trên cơ sở đó lập B/L, - Vận chuyển Container ra bãi, làm thủ tục hạ bãi (chậm nhất là 8 tiếng trước khi bắt đầu xếp hàng) và đóng phí. Khi hải quan đóng dấu xác nhận thì việc giao hàng coi như đã xong ( việc xếp hàng lên tàu là do cảng làm) và chủ hàng có thể lấy B/L, - Trước khi xếp Container lên tàu, đại lý tàu biển sẽ lên danh sách hàng xuất khẩu (Loading List), sơ đồ xếp hàng, thông báo thời gian bắt đầu làm hàng cho điều độ của cảng biết để bố trí người và phương tiện, - Bốc Container lên tàu(do cảng làm). Cán bộ giao nhận liên hệ với hãng tàu hay đại lý để lấy B/L hoặc đóng dấu ngày tháng bốc hàng lên tàu vào B/L nhận để xếp (nếu trước đó đã cấp) để có B/L đã xếp. b) Nếu gửi hàng lẻ(LCL/LCL): - Chủ hàng gửi Cargo List cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu , hoặc người giao nhận. Sau khi chấp nhận, hãng tàu hay người giao nhận sẽ thoả thuận với chủ hàng về ngày giờ, đòa điểm giao nhận hàng, - Chủ hàng mang hàng ra cảng, kiểm tra Hải quan và giao cho người chuyên chở hoặc người giao nhận tại CFS và lấy B/L hay House B/L, - Người chuyên chở chòu trách nhiêïm đóng hàng vào Container, bốc hàng lên tàu và vận chuyển đến nơi đến, hoặc nếu thông qua người giao nhận, thì người giao nhận sẽ đóng hàng của nhiều chủ hàng vào Container và giao nguyên Container cho hãng tàu để lấy Master B/L, - Thanh lý, thanh khoản tờ khai hải quan. 3.5 Lập bộ chứng từ thanh toán: Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C (nếu thanh toán theo L/C),cán bộ giao nhận phải lập hay lấy các chứng từ cần thiết để tập hợp thành bộ chứng từ thanh toán và xuất trình cho Ngân hàng để thanh toán tiền hàng . Bộ chứng từ thanh toán theo L/C thường bao gồm: B/L, hối phiếu, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận phẩm chất, giấy chứng nhận trọng lượng, giấy chứng nhận số lượng, giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), giấy chứng nhận kiểm dòch, giấy chứng nhận của người hưởng thụ, đơn Bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận Bảo hiểm (nếu xuất khẩu theo CIF), … 3.6 Thanh toán các chi phí cần thiết: Chủ hàng ngoại thương thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như : chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo quản, lưu kho… 4. Nội dung công tác giao nhận hàng xuất khẩu đối với người xuất khẩu trong trường hợp xuất khẩu theo điều kiện CIF : Trong trường hợp hàng xuất khẩu theo điều kiện CIF người xuất khẩu phải có nghóa vụ thuê tàu đểû chuyên chở hàng đến cảng đích quy đònh và mua Chuyên đề tốt nghiệp bảo hiểm cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển vì quyền lợi của người nhập khẩu. 4.1 Thuê phương tiện vận chuyển : Để thực hiện tốt nghiệp vụ này đòi hỏi người xuất khẩu phải có nhiều kinh nghiệm và có đủ các thông tin về thò trường tàu. Vì thế trong nhiều trường hợp chủ hàng thường uỷ thác thuê tàu cho một công ty hàng hải thực hiện như : công ty thuê tàu và môi giới hàng hải, đại lý tàu biển… Có 3 phương thức thuê tàu sau: - Thuê tàu chợ : Tàu chợ là tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất đònh, ghé qua những cảng nhất đònh, theo một lòch trình đã đònh trước. Thuê tàu chợ là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại lý của chủ tàu giành cho mình một phần chiếc tàu chợ để chuyên chở hàng hoá từ cảng này đến cảng khác. Phương thức này có đặc điểm: + Khối lượng hàng không lớn, thường là mặt hàng khô, hoặc hàng có bao bì, Container +Tuyến đường, thời gian, cước phí tàu chợ được biết trước + Mối quan hệ giữa chủ hàng và người chuyên chở được điều chỉnh thông qua vận đơn (B/L), đây là bằng chứng duy nhất xác nhận hợp đồng vận chuyển đường biển đã được ký kết. - Thuê tàu chuyến : Tàu chuyến là tàu chuyên chở hàng hoá giữa hai hoặc nhiều cảng theo yêu cầu của chủ hàng trên cơ sở một hợp đồng thuê tàu . Thuê tàu chuyến là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại diện của chủ tàu để thuê toàn bộ con tàu để chuyên chở hàng hóa từ một hay nhiều cảng xếp đến một hay nhiều cảng dỡ theo yêu cầu của chủ hàng . Phương thức này có đặc điểm : + Hàng có khối lượng lớn, hàng rời, khối lượng chuyên chở bằng trọng tải của tàu. + Phương thức này linh hoạt, khả năng thay đổi cảng xếp cao hơn và giá cước thấp hơn so với tàu chợ, tuy nhiên cước phí luôn biến động nên đòi hỏi người thuê tàu phải luôn nắm vững thò trường giá cả về tàu. + Mối quan hệ giữa chủ hàng và người chuyên chở là “Hợp đồng thuê tàu chuyến”. - Thuê tàu đònh hạn: Thuê tàu đònh hạn là phương thức mà chủ tàu cho chủ hàng thuê hẳn một con tàu để chở hàng trong một thời gian nhất đònh. Trong thời gian này thì sở hữu chiếc tàu vẫn thuộc về chủ tàu nhưng quyền sử dụng lại thuộc về người thuê. Theo phương thức này người thuê tàu đã trở thành nhà kinh doanh dòch vụ hàng hóa vận chuyển trên biển.Trường hợp này quan hệ giữa người thuê và người cho thuê được điều chỉnh bằng “Hợp đồng thuê tàu đònh hạn”. Chuyên đề tốt nghiệp 4.2 Mua bảo hiểm cho hàng hóa: * Mua bảo hiểm cho hàng hóa phải dựa vào 4 căn cứ sau: - Các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa, yêu cầu qui đònh trong L/C - Tính chất và đặc điểm của hàng hóa - Loại tàu chuyên chở, hành trình chuyên chở - Bao bì của hàng hóa, vò trí xếp hàng lên tàu. * Các phương thức ký kết hợp đồng bảo hiểm hàng hóa đường biển: - Phương thức mua bảo hiểm chuyến: Mua cho từng chuyến hàng. - Phương thức mua bảo hiểm bao: Có 2 dạng: + Hợp đồng bảo hiểm thả nổi: Theo hợp đồng này thì người mua bảo hiểm phải đưa ra dự kiến trước một tổng số tiền nhất đònh đủ để bảo hiểm cho một vài lô hàng sẽ vận chuyển. Giá trò bảo hiểm của từng lo hàng sẽ được khấu trừ dần vào tổng số chung của giá trò hợp đồng bảo hiểm và người bảo hiểm phải phát hành ngay giấy chứng nhận bảo hiểm để đưa vào bộ chứng từ gửi hàng, sau mỗi lần gửi một lô hàng cụ thể thì quyết toán cho lô hàng đó. + Hợp đồng bảo hiểm bao: Là hợp đồng bảo hiểm nhiều chuyến hàng trong một thời gian nhất đònh. Người bảo hiểm nhận bảo hiểm toàn bộ hàng hóa của người được bảo hiểm, giá trò của mỗi lô hàng cũng có giới hạn nhất đònh. Khác với HĐ bảo hiểm thả nổi, HĐ bảo hiểm bao không đưa ra dự kiến tổng số tiền mà chỉ ấn đònh thời hạn trong đó việc bảo hiểm hàng hóa sẽ được thực hiện. Ngoài ra để ký kết hợp đồng bảo hiểm, người mua bảo hiểm cần phải nắm vững các điều kiện bảo hiểm chính : + Điều kiện bảo hiểm A : Bảo hiểm mọi rủi ro + Điều kiện bảo hiểm B : Bảo hiểm có tổn thất riêng + Điều kiện bảo hiểm C : Bảo hiểm miễn tổn thất riêng. 5. Lợi ích kinh tế – xã hội trong chuyên chở hàng hóa bằng Container: 5.1 Lợi ích kinh tế: Việc gửi hàng xuất khẩu theo phương thức vận tải Container sẽ mang lại cho chủ hàng ngoại thương những ích lợi sau: - Giảm chi phí bao bì vận tải - Giảm chi phí giao hàng - Rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa - Giảm tổn thất cho hàng hóa - Góp phần thực hiện tốt hợp đồng mua bán ngoại thương - Góp phần giảm bớt trách nhiệm cho chủ hàng - Giảm được phí Bảo hiểm cho hàng hóa chuyên chở 5.2 Lợi ích xã hội: - Tăng năng suất lao động xã hội - Tiết kiệm chi phí cho sản xuất xã hội Chuyên đề tốt nghiệp - Tạo điều kiện áp dụng quy trình kỹ thuật mới trong ngành vận tải, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước -Tạo ra những việc làm mới, dòch vụ mới, giải quyết thêm việc làm cho lao động xã hội - Bảo đảm an toàn cho lao động ngành nghề trong xã hội - Thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng quan hệ hợp tác buôn bán với các nước trên thế giới - Thay đổi cơ cấu mặt hàng, cơ cấu thò trường trong kinh doanh xuất khẩu - Góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế trong hoạt động thương mại quốc tế - Tạo điều kiện cho đất nước chủ động hội nhập kinh tế trong khu vực và thế giới. III. Những chứng từ cơ bản liên quan đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu: 1. Chứng từ hàng hóa: 1.1 Hoá đơn thương mại: Hoá đơn thương mại là chứng từ thanh toán. Người bán yêu cầu người mua phải trả số tiền ghi trong hoá đơn, trong đó nêu rõ đơn giá, tổng giá trò, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán Hoá đơn thương mại được lập thành nhiều bản và trình cho nhiều chổ như gửi Ngân hàng để đòi tiền, gửi Công ty Bảo hiểm để tính phí Bảo hiểm, gửi cơ quan ngoại hối để xin cấp đổi ngoại tệ, gửi cho Hải quan để tính thuế. 1.2 Bản kê chi tiết hàng : Là bản kê chi tiết hàng trong kiện để tiện kiểm tra hàng, bổ sung các chi tiết cho hóa đơn thanh toán vì không ghi đầy đủ, để biết có bao nhiêu loại hàng và số lượng từng loại. 1.3 Phiếu đóng gói: Là phiếu kê khai hàng trong kiện, trong hòm, trong hộp, xếp đặt trong bao bì 1.4 Giấy chứng nhận số lượng: Là giấy thường cấp cho hàng tính theo chiếc, giấy này nhằm để kiểm tra hàng nhập khi qua cảng, thường do cơ quan kiểm nghiệm thực hiệnvà cấp giấy. 1.5 Giấy chứng nhận phẩm chất : Là giấy xác nhận phẩm chất hàng, để chứng minh hàng phù hợp với chất lượng ghi trong hợp đồng. Giấy này thông thường do xưởng hay nhà máy cấp theo mẫu quy đònh hoặc do cơ quan kiểm nghiệm hay giám đònh của nước bán hàng cấp cấp theo quy đònh trong hợp đồng. Chuyên đề tốt nghiệp 2. Chứng từ vận tải: 2.1 Vận đơn đường biển (B/L) Là một chứng từ chuyên chở hàng trên biển do người chuyên chở cấp cho người gửi hàng nhằm nói lên quan hệ pháp lý giữa người vận chuyển và người gửi hàng, người nhận hàng. B/L có 3 chức năng: + Là biên lai nhận hàng để chở của người chuyên chở + Là chứng từ sở hữu những hàng hóa mô tả trên vận đơn.Với chức năng này, B/L là một tờ giấy có giá trò dùng để mua bán, cầm cố và chuyển nhượng + Là bằng chứng của hợp đồng vận tải đã được ký kết giữa các bên. 2.2 Phiếu gửi hàng (Shipping Note): Phiếu gửi hàng do chủ hàng giao cho người chuyên chở để đề nghò lưu khoang xếp hàng lên tàu. Đây là cơ sở để chuẩn bò lập vận đơn. 2.3 Bản lược khai hàng hóa trên tàu (Cargo Manifest): Là chứng từ kê khai hàng hóa trên tàu, nêu rõ và phản ánh thông tin về cước, do đại lý tàu biển soạn, dùng để khai Hải quan, cung cấp thông tin về hàng xuất trình Hải quan khi cần. 3. Chứng từ bảo hiểm: Giấy chứng nhận bảo hiểm: Do tổ chức bảo hiểm cấp, chứng minh hàng đã được bảo hiểm. Tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường khi xảy ra rủi ro tổn thất về hàng hoá được bảo hiểm và theo điều kiện bảo hiểm đã mua. Người mua bảo hiểm phải nộp tiền bảo hiểm mới được cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. 4. Chứng từ Hải quan: 4.1 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) : C/O do Phòng thương mại và công nghiệp của nước xuất khẩu cấp xác nhận nơi sản xuất hàng.Giấy này dùng cho việc vận dụng chính sách thuế của nước nhập khẩu, để giảm hoặc miễn thuế. 4.2 Giấy chứng nhận kiểm dòch,vệ sinh : Là chứng từ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa đã được an toàn về mặt dòch bệnh, sâu hại, nấm độc, … Chuyên đề tốt nghiệp PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ CÔNG TÁC GIAO NHẬN MẶT HÀNG LỐP Ô TÔ, XE ĐẠP XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI CONTAINER TẠI CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG A. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: I . Quá trình hình thành và phát triển của Công ty: Công ty Cao su Đà Nẵng thành lập ngày 04/12/1975 theo Quyết đònh số 340/PTT được Hội đồng Chính phủ phê duyệt sau khi thống nhất giữa Tổng cục Hóa chất và Bộ Quốc phòng , với tên gọi ban đầu là Nhà máy Cao su Đà Nẵng, tiền thân là một xưởng đắp vỏ xe ô tô Quân đội Mỹ- Ngụy. Tháng 12 năm 1975, Tổng cục Hoá chất Việt Nam tiếp quản. Đến cuối tháng 12 năm 1975, Công ty chính thức được thành lập với tên giao dòch là Danang Rubber Company (DRC) và có trụ sở chính tại 01 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng. Cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu của Công ty hầu như không có gì nhưng với sự nổ lực phấn đấu vươn lên liên tục của các thế hệ nhiệt thành đã tạo nên sự phát triển không ngừng của Công ty. Năm 1985, Công ty đã hoàn tất dự án dây chuyền sản xuất săm lốp xe đạp với công suất 1,5 triệu bộ/năm. Từ một nhà máy không tên tuổi, Nhà máy Cao su Đà Nẵng ngày càng khẳng đònh vò trí của mình tại miền Trung, đảm bảo thu nhập ổn đònh cho hơn 450 lao động vào loại khá của khu vực. Tháng 7 năm 1986 Công ty đã được Tổng cục Hoá chất phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng xưởng sản xuất săm lốp ô tô với công suất 20.000 bộ/năm. Đây là bước chuyển quan trọng, chặng đường đầu tư phát triển đầy khó khăn thử thách đối với Công ty. Năm 1990, Công ty đã lập Luận chứng xin chuyển tiếp đầu tư dây chuyền lên 60.000 bộ/ năm và được Bộ Công nghiệp phê duyệt. Đầu năm 2000, Công ty đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt dự án nâng cao năng suất sản xuất săm lốp ô tô từ 200.000 lên 500.000 bộ/năm với tổng vốn đầu tư là 341,158 tỷ đồng, trong đó 100 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của quỹ hổ trợ phát triển sản xuất. Đến năm 2002, Công ty đã đầu tư xây dựng cơ sở 2 tại khu Công nghiệp Liên Chiểu. Cơ sở mới này đã lắp đặt một dây chuyền luyện và sẽ đi vào hoạt động vào tháng 3 năm 2004. [...]... TRẠNG CÔNG TÁC GIAO NHẬN MẶT HÀNG LỐP Ô TÔ, XE ĐẠP XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI CONTAINER TẠI CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG I Cơ cấu mặt hàng và thò trường giao hàng xuất khẩu theo điều kiện cơ sở giao hàng FOB, CIF: 1 Cơ cấu mặt hàng và thò trường giao hàng xuất khẩu theo điều kiện FOB: Bảng 8: CƠ CẤU MẶT HÀNG-THỊ TRƯỜNG GIAO HÀNG XK THEO ĐIỀU KIỆN FOB Năm Thò trường & mặt hàng 1.Malaysia - Lốp ô tô 2.Singapore... Vàng và Cao su Miền Nam trong nước Chuyên đề tốt nghiệp II- Thực trạng công tác giao nhận mặt hàng lốp ô tô, xe đạp xuất khẩu theo phương thức vận tải Container tại Công ty Cao su Đà Nẵng: * Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu theo phương thức vận tải Container: Chuẩn bò hàng xuất khẩu Làm các chứng từ hải quan Ký hợp đồng thuê tàu (CIF) Đóng hàng vào Container Vận chuyển hàng ra cảng Giao hàng cho... hàng hoá xuất khẩu 2- Khó khăn: Ngoài những thuận lợi kể trên, công tác giao nhận mặt hàng lốp ô tô, xe đạp xuất khẩu tại Công ty còn gặp một số khó khăn như : Đối với mặt hàng lốp ô tô, xe đạp xuất khẩu, nhìn chung Công ty đã đáp ứng được về số lượng nhưng vẫn bò động về quy cách do hàng xuất khẩu của Công ty sản xuất theo quy cách cụ thể của từng khách hàng, gây khó khăn cho bộ phận sản xuất và bộ phận... giao nhận được phân công một cách chuyên môn hóa hơn cho những nhân viên khác nhằm giảm bớt khối lượng công việc quá lớn hiện nay của nhân viên giao nhận Ngoài ra, toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty cũng cần phải gắn mình vào sự hoàn thiện chung của Công ty Chuyên đề tốt nghiệp PHẦN III MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIAO NHẬN MẶT HÀNG LỐP Ô TÔ, XE ĐẠP XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC VẬN... trong công tác giao nhận mặt hàng lốp ô tô, xe đạp xuất khẩu theo phương thức vận tải Cotainer tại Công ty Cao su Đà Nẵng: 1 Thuận lợi: Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty mới bắt đầu, còn non trẻ nhưng đã đạt được những thành công nhất đònh do đó rất được sự ủng hộ và hổ trợ, tạo điều kiện từ ban lãnh đạo của Công ty giúp cho các cán bộ kinh doanh xuất khẩu phòng Vật tư – xuất nhập khẩu hoàn. .. PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI CONTAINER TẠI CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG BIỆN PHÁP 1: HOÀN THIỆN KHÂU ĐÓNG HÀNG VÀO CONTAINER 1 Sự cần thiết phải hoàn thiện: Từ khi tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu đến nay, mặt hàng lốp ô tô, xe đạp DRC chỉ được Công ty sử dụng một phương pháp giao hàng duy nhất đó là giao hàng nguyên Container Do đó, theo tập quán thương mại quốc tế thì trách nhiệm đóng hàng vào Container và... thấy mặt hàng xuất khẩu của Công ty ngày càng đa dạng Trong đó mặt hàng lốp ô tô đóng vai trò là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và có triển vọng của Công ty Bên cạnh đó, mặt hàng lốp xe đạp đang dần chiếm ưu thế và tăng dần qua các năm Đây mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng rất lớn trong tương lai đối với Công ty Hai mặt hàng lốp xe đạp và lốp ô tô đã góp phần đáng kể đưa tổng giá trò kim ngạch xuất khẩu. .. Tuỳ theo mặt hàng được đóng vào Container là lốp ô tô hay lốp xe đạp mà Công ty có sự phân bổ công nhân hay các phương tiện vận chuyển khác nhau phù hợp với từng loại mặt hàng Đối với lốp xe đạp, Công ty chỉ bố trí khoảng 8 công nhân vận chuyển và 3 công nhân bốc xếp hàng lên Container Thông thường, một Container lốp xe đạp loại 40’ xếp được khoảng 19.000 – 20.000 lốp và theo yêu cầu của khách hàng. .. quan đến việc này đều do Công ty chòu Từ đó có thể thấy việc đóng hàng vào Container là một khâu quan trọng nếu làm tốt sẽ góp phần mang lại sự thành công trong công tác giao nhận hàng xuất khẩu tại Công ty Trong thực tế công tác đóng hàng xuất khẩu vào Container tại Công ty đã được thực hiện tương đối tốt Tuy nhiên, để khâu đóng hàng vào Container đạt hiệu quả cao hơn thì Công ty cũng cần quan tâm hơn... cho hàng hoá và như vậy công ty sẽ không hoàn thành nghóa vụ giao hàng Do đó Công ty cần phải xem trọng việc kiểm tra trước khi đóng hàng Cách thức kiểm tra: Công ty có thể kiểm tra Container theo hai cách : Cách 1: Công ty tiến hành kiểm tra Container ngay khi Công ty vận tải đưa Container đến Để việc kiểm tra được kỹ càng, chu đáo thì Công ty nên yêu cầu Công ty vận tải đưa Container đến kho của mình . THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIAO NHẬN MẶT HÀNG LỐP Ô TÔ, XE ĐẠP XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI CONTAINER TẠI CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG. I. Cơ cấu mặt hàng và thò trường giao hàng xuất khẩu theo điều. lốp ô tô, xe đạp xuất khẩu theo phương thức vận tải Container tại Công ty Cao su Đà Nẵng: * Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu theo phương thức vận tải Container: 1. Chuẩn bò hàng xuất khẩu: Để. động xuất khẩu của Công ty: 2.1. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: Mặt hàng xuất khẩu của Công ty trong 3 năm qua được thể hiện qua bảng sau: Bảng 6: CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY STT Mặt hàng 2001

Ngày đăng: 27/07/2014, 20:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG XUẤT KHẨU

  • Bảng 1 : DIỆN TÍCH MẶT BẰNG CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG

    • Bảng 2 : KÊ KHAI MÁY MÓC THIẾT BỊ TẠI XN SĂM LỐP Ô TÔ, XĐ-XM

    • A. TÀI SẢN

      • Bảng 5 : CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY

        • Bảng 6: CƠ CẤU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

        • Bảng7 : CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY

        • B- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIAO NHẬN MẶT HÀNG LỐP Ô TÔ, XE ĐẠP XUẤT KHẨU THEO PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI CONTAINER TẠI CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG.

          • Bảng 8: CƠ CẤU MẶT HÀNG-THỊ TRƯỜNG GIAO HÀNG XK

          • BIỆN PHÁP 1: HOÀN THIỆN KHÂU ĐÓNG HÀNG VÀO CONTAINER

          • BIỆN PHÁP 2: TỔ CHỨC PHỐI HP VỚI HẢI QUAN

            • BIỆN PHÁP 3: HOÀN THIỆN KHÂU LẬP CHỨNG TỪ

            • CƠ SỞ GIAO HÀNG CÓ LI CHO CÔNGTY

              • Trần Bùi Mỹ Dung

              • PHẦN III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan