môi trường kinh doanh của dell trên thị trườngtrung quốc

26 1.7K 3
môi trường kinh doanh của dell trên thị trườngtrung quốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Quản trị chiến lược 1.3 Lời mở đầu. I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY DELL 1.1 Lịch sử hình thành 1.2 Sản phẩm của dell 1.3 Mô hình kinh doanh của dell II. CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DELL TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 2.1Tóm tắt tình huống 2.2Môi trường vĩ mô 2.2.1 Môi trường kinh tế 2.2.2 Môi trường chính trị - pháp luật 2.2.3 Môi trường văn hóa xã hội 2.2.4 Môi trường công nghệ 2.3 Môi trường ngành 2.3.1. Đe dọa gia nhập mới 2.3.2. Đe dọa từ các sản phẩm / dịch vụ thay thế 2.3.2.1 Các nguy cơ thay thế 2.3.2.2 Dự đoán đe dọa từ sản phẩm thay thế 2.3.3. Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng 2.3.3.1 Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng 2.3.3.2 Quyền lực thương lượng của khách hàng 2.3.4. Cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại 2.3.5 Quyền lực tương ứng của các bên liên quan 2.4 Cơ hội và thách thức đối với dell Nhóm 5 Page 1 Quản trị chiến lược 1.3 2.4.1 Cơ hội 2.4.2 Thách thức III. NHỮNG ĐỘNG THÁI CHIẾN LƯỢC CỦA DELL ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TRUNG QUỐC 3.1Chiến lược thâm nhập thị trường 3.2Chiến lược dẫn đạo chi phí 3.3Chiến lược khác biệt hóa Nhóm 5 Page 2 Quản trị chiến lược 1.3 Lời mở đầu. Môi trường kinh doanh là các yếu tố, bao gồm cả bên ngoài lẫn bên trong, ảnh hưởng đến sự hoạt động, thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh hiện nay, chỉ có một điều mà các công ty có thể biết chắc chắn đó là sự thay đổi. Quá trình quản trị chiến lược như là một hướng đi giúp doanh nghiệp vượt qua song gió trên thương trường, vươn tới một tương lai tươi sáng. Quản trị chiến lược giúp doanh nghiệp có thể chủ động hơn thay vì bị động trong việc vạch rõ tương lai của mình. Dell là một thương hiệu mạnh trong thế giới các thương hiệu máy tính nổi tiếng nhất thế giới và tạo được một vị trí vững chắc trong thị trường công nghệ thông tin hiện nay. Đặc biệt trên thị trường Trung quốc, một thị trường có tiềm năng rất lớn là cơ hội lớn cho Dell phát triển sản phẩm.Nhưng là thị trường có tính cạnh tranh rất cao do đó Dell cần có những chiến lược phù hợp với tình hình thị trường. Vì thế nhóm 5 nghiên cứu đề tài : “phân tích môi trường kinh doanh của Dell trên thị trường Trung quốc “ . Nghiên cứu đề tài này để hiểu thêm các chiến lược giúp Dell thành công trên một thị trường được các chuyên gia đánh giá là ‘ rất riêng có’. Nhóm 5 Page 3 Quản trị chiến lược 1.3 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY DELL 1.1 Lịch sử hình thành Dell Inc là một công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ về phát triển và thương mại hóa công nghệ máy tính có trụ sở tại Round Rock, Texas,Hoa Kỳ. Dell được thành lập năm 1984 do Michael Dell. - Vào năm 1987, Dell bắt đầu phát triển hệ thống các nhà máy chế tạo của riêng mình. Hãng Dell cũng bắt đầu xây dựng hệ thống hỗ trợ khách hàng trong cả nước Mỹ và bắt đầu cung cấp các dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng ngay tại nhà cho các sản phẩm của chính mình Cũng vào năm 1987 hãng Dell đã mở văn phòng đầu tiên của mình tại Anh, mở đầu cho công cuộc chinh phục thế giới. - Vào cuối năm 1988, Dell nhanh chóng cải tổ lại và nâng cấp hệ thống dịch vụ khách hàng của mình. Đồng thời hãng cũng cho ra đời 3 model PC mới của mình, mở thêm vănphòng tại Canada và bắt đầu mở dịch vụ cho thuê máy tính. - Cũng trong năm 1988 Dell trở thành công ty đại chúng, bắt đầu bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán với giá $ 8,5 một cổ phiếu. - Vào năm 1989, để phụ trách phần phát triển sản phẩm mới. Hãng cũng bắt đầu sản xuất những server đầu tiên trên cơ sở UNIX và hợp tác với Intel để đưa bộ vi xử lý 486 vào máy tính của minh ngay sau khi nó được xuất xưởng. Dell cũng bắt đầu tham gia bán máy in kim do hãng Epson sản xuất và vào năm 1990 doanh số bán máy in kim Epson đã lên tới $ 546 triệu bằng 40 % của doanh số toàn hãng. Hãng lần đầu tiên đã phải sử dụng hệ thống 3bán lẻ sau khi ký hợp đồng với Soft Warehouse Inc., hãng bán lẻ máy tính hàng đầu tại Mỹ. - Với phương châm: phương thức bán hàng cũng góp phần quan trọng vào thành công của hãng như là sản phẩm mà hãng bán ra, Dell đã dành khá nhiều công sức vào việc đào tạo các nhân viên phục vụ khách hàng của mình bằng việc bắt buộc tất cả các nhân viên phải qua một khóa huấn luyện 6 tuần để trả lời các câu hỏi của khách, giải quyết các khiếu nại, nhận đơn đặt hàng và giúp đỡ các khách hàng lựa chọn sản phẩm theo đúng yêu cầu trước khi đưa họ ra bán hàng. - Năm 1990 hãng đã dành vị trí thứ sáu trong số những công ty sản xuất máy tính lớn nhất ở Mỹ so với vị trị thứ 22 mà hãng đã có trong năm 1989. Vào năm 1991, Dell bắt đầu xuất xưởng chiếc máy laptop đầu tiên với mục tiêu trở thành nhà cung cấp hàng đầu trong thị trường mới mở đầy hưa hẹn này. - Với mong muốn trở thành công ty đứng đầu trong việc hỗ trợ khách hàng, Dell đã đi tiên phong trong việc cài đặt các phần mền ứng dụng không tính tiền cho khách hàng của mình. Nhóm 5 Page 4 Quản trị chiến lược 1.3 - Hãng Gateway 2000 đã xếp Dell đứng đầu trong các hãng bán máy tính cá nhân trực tiếp tại Mỹ trong năm 1992. - Vào cuối năm 1993, Dell trở thành công ty lớn thứ năm trên toàn thế giới về sản xuất và bán máy tính cá nhân với doanh số lên đến hơn $ 2 tỷ. - Ngay vào năm 1995, Dell đã chiếm 3% thị phần máy tính cá nhân trên toàn thế giới. - Năm 1996, bán các sản phẩm cá nhân qua internet, bước đầu hình thành thương mại điện tử trong công ty. - Cuối năm 1997, khoảng một phần ba số đơn đặt hàng của Dell được làm thông qua internet. - Tờ BusinessWeek Online, ngày 14 tháng năm 2001 đã viết: "Michael Dell là người làm thương mại điện tử ngay từ khi thương mại điện tử vừa mới hình thành. Trong thời gian thương mại điện tử phát triển đến đỉnh cao, ông đã dùng internet để giao tiếp với khách hàng và bán được USD 50 triệu máy tính mỗi ngày." - Vào năm 1998, thị phần máy servers chiếm đến 16 % trong $12 tỷ doanh số của Dell. Một năm sau đó Dell trở thành nhà cung cấp server lớn thứ hai tại thị trường Mỹ chỉ sau Compaq Computer Corp. - Do nền công nghiệp chế tạo máy tính cá nhân dần dần suy giảm khi bước vào thế kỷ 21, Dell bắt đầu định hướng lại chiến lược phát triển bằng việc để mắt đến các thiết bị cho công nghệ internet và hệ thống lưu trữ dữ liệu. - Vào tháng 4 năm 2001 Dell vượt qua Compaq Computer để trở thành nhà cung cấp máy tính cá nhân hàng đầu trên thế giới. - Vào năm 2006 DELL đã phải nhường vị trí nhà cung cấp máy tính cá nhân đứng đầu thế giới cho HP. Dell trong thế kỷ 20 được biết đến như là một nhà buôn bán các công nghệ mới hơn là một nhà phát triển công nghệ. Tuy nhiên để giữ vững vai trò là nhà cung cấp đứng thứ hai trong thị trường server và thứ sáu trong thị trường thiệt bị lưu trữ dữ liệu Dell sẽ phải đối mặt với những đối thủ lớn như Sun Microsystems Inc., IBM, và EMC— đều là những bậc anh tài trong làng phát triển công nghệ mới. 1.2 Sản phẩm của dell • Máy tính xách tay • Pocket PC • Máy tính bàn • Màn hình máy tính • Chip xử lý 1.3 Mô hình kinh doanh của dell Nhóm 5 Page 5 Quản trị chiến lược 1.3 Dell đã xây dựng một mô hình thương mại điện tử điển hình.Bắt đầu bằng mô hình marketing trực tiếp đối với máy tính cá nhân, sau đó bắt đầu kinh doanh qua mạng.Tiếp đến Dell áp dụng mô hình build-to-order (BTO) với quy mô lớn, cho phép khách hàng lựa chọn sản phẩm theo nhu cầu. Dell thu được lợi nhuận nhờ giảm trung gian và giảm lượng hàng lưu kho. Để đáp ứng nhu cầu lớn, Dell áp dụng mô hinh thứ 3 là mua sắm trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả mua nguyên liệu, thiết bị đầu vào (SCM), phối hợp với các đối tác và nâng cao hiệu quả hoạt động bên trong doanh nghiệp (B2Bi).Tiếp đến Dell áp dụng mô hình e-CRM để duy trì quan hệ tốt với khách hàng. Mô hình kinh doanh của Dell đã trở thành điển hình và được nhiều nhà sản xuất khác áp dụng, đặc biệt là các nhà sản xuất ô tô. II. CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DELL TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 2.1Tóm tắt tình huống MÔI TRƯỜNG KINH DOANH – DELL TRÊN THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC Dell vẫn đang tiếp tục gặt hái thành công ở Trung Quốc bất chấp những điều kiện kinh tế mà một số người cho rằng không có lợi.Một trong những điều kiện không thuận lợi này là hiện tại 40% sản lượng công nghiệp của Trung Quốc thuộc về các dự án tư nhân, và thực tế là Trung Quốc cũng phải chịu sự tác động của nhiều vấn nạn giống như những nước láng giềng Châu Á những năm 90 của thế kỷ trước. Vậy mô hình của Dell là gì và tại sao mô hình này có thể giúp công ty thành công trước những điều kiện không tạo đà cho sự thành công? Trung Quốc đã kết nạp vào tổ chức thương mại thế giới( WTO). Để đổi lại cho việc ra nhập WTO, Trung Quốc phải đồng ý cắt giảm thuế quan áp vào hàng hóa nước ngoài từ 22,1% xuống còn trung bình là 17%. Các rào cản thương mại đã được giảm nhiều trong ngành, kể cả ngành viễn thông, ngân hàng,ô tô,điện ảnh và các dịch vụ chuyên nghiệp khác nhưng hạn thực hiện các điều khoản này hầu hết chỉ khoảng 5 năm. Trung Quốc,một nền kinh tế với tiềm năng khổng lồ , đã là thị trường lớn thứ năm toàn cầu từ đầu thế kỷ 21. Cùng với các đối thủ cạnh tranh như Compaq, IBM và Hewlett- Packard, Dell kết luận rằng không thể bỏ qua một thị trường máy tính cá nhân lớn như Trung Quốc. Bỏ qua thị trường bán lẻ cho người tiêu dùng, Dell quyết định bán thẳng cho các khách hàng tổ chức. Ngược lại các đối thủ cạnh tranh lại dựa chủ yếu vào các trung gian phân phối. Tránh được chi phí trung gian, Dell tin rằng có thể giao thẳng đến với khách hàng giá thấp hơn, cạnh tranh hơn. Bằng chứng là thị phần của Dell tại Trung Quốc năm 1999 đã tăng lên gấp 3 lần còn Compaq thì lại giảm xuống và công ty đã trở thành công ty bán máy tính cá nhân lớn thứ 8 tại Trung Quốc chỉ trong 8 tháng. Nhóm 5 Page 6 Quản trị chiến lược 1.3 Trước sự ngạc nhiên của các đối thủ cạnh tranh và các nhà phân tích trong ngành, Dell đã học nhanh chóng cách bán hàng cho các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc. Một phần của sự thành công này là Dell đã có được sự hỗ trợ từ các quan chức phụ trách thông tin chủ chốt của các công ty nhà nước này. Hơn nữa , các nhân viên bán hàng của Dell nhận ra rằng các giám đốc về thông tin trong các SOE có kiến thức kỹ thuật cao hơn nhiều so với tưởng tượng ban đầu, do đó họ không cần sự hỗ trợ về mặt dịch vụ kỹ thuật cao siêu và tốn kém mà các đối thủ cạnh tranh của Dell cung cấp 2.2 Môi trường vĩ mô 2.2.1 Môi trường kinh tế Hiện tại 40% sản lượng công nghiệp của Trung Quốc thuộc về các dự án tư nhân và trung quốc cũng phải chịu sự tác động của nhiều vấn nạn giống như những nước láng giềng Châu Á vào những năm 90s của thế kỉ trước –đó là cuộc khủng hoảng tài chính toàn châu á mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do các nước phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn tư nhân. Trung Quốc tham gia tổ chức WTO ,cắt giảm thuế quan áp vào hàng hóa nước ngoài từ 22,1 % xuống còn 17% . Các rào cản thương mại đã được giảm nhiều trong ngành. Đây là 1 tín hiệu tích cực.Tuy nhiên,hầu hết các điều khoản mà Trung Quốc đồng ý để gia nhập WTO đều có hạn thực hiện mà hầu hết là khoảng 5 năm. Một nhà phân tích cũng nhận xét rằng làm kinh doanh ở Trung Quốc là một thách thức đối với các công ty trên thế giới, vì lý do môi trường và thị trường của trung quốc “rất riêng có”. Như chúng ta thấy, những năm gần đây kinh tế của Trung quốc tăng trưởng một cách mạnh mẽ, từ nông nghiệp, công nghiệp cho đến thương mại dịch vụ đều trên đà phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ Trung Quốc đã có những bước tiến không ngờ…nhận định được điều đó thì khó có doanh nghiệp nào bỏ qua cơ hội thâm nhập thị trường này. Trình độ phát triển kinh tế mạnh làm cho GDP bình quân đầu người của Trung Quốc tăng vượt bậc và liên tiếp trong các năm . Đầu năm 2007, Trung Quốc đứng thứ 2 thế giới về GDP tính theo sức mua tương đương (PPP) với tổng giá trị GDP tính theo PPP là 10.000 tỷ USD, vì vậy khả năng để chi trả cho một chiếc máy Dell là hoàn toàn dễ dàng Người dân có trình độ cũng như am hiểu công nghệ cao nên nhu cầu sử dụng những chiếc máy tính thông minh cũng tăng không kém Về định hướng thị trường: chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã cải cách nền kinh tế từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo mô hình Liên Xô sang một nền kinh tế theo định hướng thị trường trong khi vẫn duy trì thể chế chính trị do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Chế độ này được gọi bằng tên "Chủ nghĩa Xã hội mang màu Nhóm 5 Page 7 Quản trị chiến lược 1.3 sắc Trung Quốc", là một loại kinh tế hỗn hợp, vẫn chịu sự quản lý rất chặt chẽ của chính phủ, vì vậy Dell chọn mô hình bán thẳng cho các tổ chức, cho các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc là thực sự thông minh, mô hình này giúp Dell giảm được khoản lớn chi phí cho các trung gian phân phối, hơn thế nữa Dell còn có thể nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức , doanh nghiệp nhà nước trong việc tiêu thụ sản phẩm cũng như hình ảnh về chất lượng của Dell. Tuy nhiên lạm phát ở Trung quốc những năm gần đây khá cao, giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng cao. Trong đó, giá thực phẩm đặc biệt tăng cao khi tăng tới 6%. Hiện lạm phát là một đề tài đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này. Tác động của lạm phát tăng cao làm sức mua của người tiêu dùng giảm. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) có ý định giảm sức ép lạm phát bằng cách nhanh chóng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng và tăng lãi suất cho vay một năm. Điều này gây khó khăn cho Dell trong việc huy động vốn và chi phí sản xuất tăng cao. 2.2.2 Môi trường chính trị - pháp luật Các yếu tố chính trị bao gồm các quy định của chính phủ và các vấn đề pháp lý xác định các điều kiện mà các công ty phải thực hiện trong quá trình kinh doanh. Dell đã phải đối mặt với những hạn chế nhất địnhtrong làm kinh doanh. Cũng giống như những nước láng giềng Châu Á vào những năm 90s của thế kỉ trước Trung quốc chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn châu á mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do các nước phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn tư nhân. Ở Trung quốc nhà nước can thiệp quá sâu vào nên kinh tế,bên cạnh đó, gia nhập WTO Trung quốc giảm thuế quan cho hàng hóa nước ngoài nhưng các điều khoản đều có hạn thực hiện trong 5 năm. Điều này gây nhiều khó khăn cho Dell trong việc xâm nhập thị trường và phát triển sản phẩm ở Trung quốc. 2.2.3 Môi trường văn hóa xã hội Khi tham gia kinh doanh trên thị trường Trung Quốc, DELL thường phải đối mặt với việc đưa ra quyết định có liên quan đến tiêu chuẩn hóa hay thích nghi hóa. Việc này sẽ có liên quan đến việc điều chỉnh sản phẩm và hoạt động của họ cho phù hợp với những điều kiện địa phương . Trung Quốc là một quốc gia đông dân nhất trên thế giới với nhiều tầng lớp khác nhau và thu nhập khác nhau nên nhu cầu về sử dụng máy tính xách tay của họ cũng không giống nhau. Những người giàu có và sang trọng thích sử dụng những loại sản phẩm hiện đại, đa năng. Họ không chỉ muốn sử dụng sản phẩm tốt mà còn muốn thể hiện được đẳng Nhóm 5 Page 8 Quản trị chiến lược 1.3 cấp và cá tính của mình. Người thu nhập khá thì phần lớn cũng có nhu cầu sử dụng những mặt hàng máy tính phù hợp với túi tiền của họ. do vậy, Dell đã khai thác tất cả các đoạn thị trường khi đã tung ra nhiều sản phẩm với mức giá khác nhau. Văn hoá Trung Quốc là một trong những nền văn hoá lâu đời nhất và phức tạp nhất trên thế giới. Các vùng mà văn hoá Trung Quốc thống trị trải dài trên một khu vực địa lý rộng lớn ở miền Đông châu Á với các phong tục và truyền thống rất nhiều điểm khác nhau giữa các thị trấn, thành phố và tỉnh. Trung Quốc là một quốc gia đông dân nhất thế giới với 1,3 tỷ người và tốc độ tăng trưởng kinh tế năng động nhất thế giới, Trung Quốc đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Những xu hướng tiêu dùng của người dân nước này được các chuyên gia cho là sẽ ảnh hưởng lớn tới thị trường tiêu dùng toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng tiêu dùng ở Trung Quốc hiện bình quân là 18%, so với mức 2,2% của Mỹ.Vì vậy, thị trường Trung quốc được đánh giá có nhu cầu sử dụng máy tính cũng cao hơn rất nhiều so với các nước khác. Theo tổng giám đốc của Dell Inc, ông Micheal Dell, trong 100 người dân ở Trung Quốc thì có 7 người sử dụng máy tính, còn ở Ấn Độ chỉ có 2 người. Năm ngoái theo tính toán của Dell, Trung Quốc tiêu thụ khoảng 25 triệu máy tính, lớn hơn rất nhiều so với thống kê của Dell tại các nước khác. Người phát ngôn của Dell tại Trung Quốc cho biết khoảng 70% doanh số hiện tại của Dell bắt nguồn từ doanh nghiệp và chính phủ. Đối tượng khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và người dùng cá nhân ngang nhau. Là một quốc gia có các ngành sản xuất với công nghệ phát triển bậc cao. Tại thị trường Trung Quốc có rất nhiều máy móc giá rẻ. Cộng với đặc điểm dân số đông, nhu cầu sử dụng máy tính giá rẻ của người dân khác nhau. Chính vì thế năm vừa qua Dell đã tung ra thị trường Quốc một loại máy tính giá rẻ , khoảng 336 USD/chiếc, rẻ hơn 41% so với mẫu PC giá thấp nhất đăng trên trang Web của Dell Trung Quốc. Đây là loại máy tiêu thụ ít điện hơn và chiếm diện tích làm việc ít hơn. Nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn thứ nhì thế giới này cũng đang tính đến việc tung loại PC giá rẻ ra các thị trường mới nổi khác như Ấn Độ và Brazil. Là một công ty kinh doanh về lĩnh vực điện tử nên yếu tố công nghệ luôn là nhân tố ảnh hưởng mạnh và trực tiếp đến Dell. Trên thị trường Trung Quốc, Dell luôn có điều kiện để ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới, các sản phẩm có chất lượng cao hơn để phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trên thị trường Trung Quốc, khoa học công nghệ luôn phát triển không ngừng, do đó nó vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với Dell. Bên cạnh đó, khi kinh doanh ở Trung quốc , Dell phải quan tâm tới nền văn hóa Guanxi Khái niệm guanxi được biết đến xuất phát từ bối cảnh văn hoá của Trung Quốc, mà cụ Nhóm 5 Page 9 Quản trị chiến lược 1.3 thể là từ truyền thống Nho giáo của Trung Quốc. Theo đó trong xã hội tồn tại 5 mối quan hệ chính là: Vua – tôi, Phụ - tử, Phu – thê, Huynh - đệ ,Bằng hữu.Mỗi cá nhân tồn tại trong các mối quan hệ , từ các mối quan hệ đó hình thành nên sự liên kết, mối liên hệ hay người ta gọi đó là GUANXI. Guanxi có thể được hiểu là một sự tin cậy gắn kết từng cá nhân trong các mối quan hệ lâu dàiGuanxi đã được xác định là một trong những yếu tố thành công quan trọng nhất trong việc kinh doanh tại Trung Quốc , nó được coi là một nguồn lợi thế cạnh tranh bền vững (Fan, 2004). Sự khác biệt văn hóa Dell đã trải qua ở Trung Quốc bao là guanxi, trong khi ở Mỹ, kinh doanh dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau, chẳng hạn như giá cả cạnh tranh cùng có lợi. Dell tin rằng bằng sự hiểu biết khái niệm guanxi là lợi ích cho việc thu thập thông tin về các chính sách của chính phủ, xu hướng thị trường và cơ hội kinh doanh. Một lợi ích khác được trích dẫn rộng rãi là các mạng lưới guanxi cải thiện hiệu quả bằng cách giảm chi phí giao dịch. Dell cần nỗ lực để giảm thiểu ảnh hưởng của khoảng cách văn hóa lớn giữa Mỹ và Trung Quốc . Thêm vào đó, quá trình phát triển đô thị ở Trung Quốc đang khiến mọi người ngưỡng mộ. Tốc độ đô thị hoá tại quốc gia đông dân 2.2.4 Môi trường công nghệ Là một công ty kinh doanh về lĩnh vực điện tử nên yếu tố công nghệ luôn là nhân tố ảnh hưởng mạnh và trực tiếp đến Dell. Trên thị trường Trung Quốc, Dell luôn có điều kiện để ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới, các sản phẩm có chất lượng cao hơn để phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trên thị trường Trung Quốc, khoa học công nghệ luôn phát triển không ngừng, do đó nó vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với Dell. Tài trợ của Trung Quốc đối với khoa học và công nghệ đã tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn trong năm 1999, theo một báo cáo cùng phát hành vào ngày 20 tháng 11 của Cục Thống kê quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính. Báo cáo cho thấy chi tiêu chính phủ trung ương về hoạt động khoa học và công nghệ phát triển hùng mạnh, trong khi chi tiêu kinh doanh cho đổi mới công nghệ cũng tăng lên đáng kể, đặc biệt trong phát triển sản phẩm mới. Kết quả là, chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R & D) vượt quá 0,8 phần trăm của tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc lần đầu tiên. Điều này tạo điều kiện cho Dell được hưởng các chính sách ưu tiên về phát triển công nghệ máy tính, được hưởng nguồn tài trợ vốn từ các chương trình phát triển và nghiên cứu công nghệ 2.3 Môi trường ngành Nhóm 5 Page 10 [...]... KINH DOANH TRUNG QUỐC 3.1Chiến lược xâm nhập thị trường Với mục tiêu mở rộng thị trường toàn cầu, Dell đã nghiên cứu thận trọng các thị trường tại một số quốc gia trong đó Trung Quốc là một trong những sự lựa chọn của Dell tại thị trường châu Á Mặc dù ý thức được rằng, Trung Quốc là một thị trường có môi trường kinh doanh “rất riêng có” nhưng không thể phủ nhận rằng Trung Quốc, một nền kinh tế với tiềm... khổng lồ, đã là thị trường máy tính lớn thứ năm toàn cầu (sau Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh) từ đầu thế kỷ 21 Vì vậy, Dell kết luận rằng không thể bỏ qua một thị trường máy tính lớn như thị trường Trung Quốc Dell quyết định thâm nhập vào thị trường Trung Quốc Động thái của Dell đã tỏ ra đúng thời điểm hơn bao giờ hết Trong khi các đối thủ cạnh tranh chủ yếu dựa vào trung gian phân phối thì Dell đã quyết... phối của mình, những người được cấp độc quyền lãnh thổ… Dell cũng đã xác lập được những bước đi của riêng mình.Mảng kinh doanh khách hàng tiêu dùng cá nhân vẫn được đánh giá cao vì nó chiếm đa số tổng doanh thu của Dell Do đó, vị CEO này muốn đầu tư nhiều hơn cho PC và tablet để tăng doanh số và cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ.Tuy nhiên, thị trường doanh nghiệp vẫn đóng góp một phần lớn vào doanh. .. gia điều đó khiến cho Dell vững tin hơn khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc Nhóm quan tâm đặc biệt của Dell tại thị trường Trung Quốc chính là các doanh nghiệp nhà nước của nước này (SOEs) Không chỉ phát hiện ra các quan chức này rất chú trọng các tính năng về tốc độ, sự tiện lợi với các dịch vụ đi kèm của sản phẩm các nhân viên bán hàng của Dell còn phát hiện ra các giám đốc về thông tin trong các... cầu đối với máy tính cá nhân sẽ bắt đầu thu hẹp lại một cách đáng kể , điều này đe dọa đến doanh thu và lợi nhuận của Dell 2.3.3 Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng và khách hàng 2.3.3.1 Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng Cũng như trên các thị trường khác, tại thị trường Trung Quốc, nhà cung cấp của Dell bao gồm: nhà cung ứng chip điện tử - bộ vi xử lý (Intel), nhà cung cấp màn hình (Philips... lợi nhuận lớn nhất của Lenovo chính là thị trường Trung Quốc, chiếm 45% tổng doanh thu Amar Babu, người điều hành kinh doanh của Lenovo tại Ấn Độ, cho rằng chiến lược của công ty ở Trung Quốc chính là bài học cho các thị trường mới nổi khác Ở đây, Lenovo đã xây dựng được một mạng lưới phân phối rộng lớn, với mục đích cứ cách 50 km lại có một cửa hàng máy tính nhằm đáp ứng mọi yêu cầu của tất cả người... rộng thị trường rất nhanh Bên cạnh đó, mô hình bán hàng trực tiếp tới khách hàng của Dell còn phát huy hiệu quả cao hơn khi Dell nhắm chính xác tập khách hàng mục tiêu của mình Bỏ qua thị trường bán lẻ cho người tiêu dùng bởi lý do mỗi công dân phải tiết kiệm gần 2 năm để mua một máy tính cá nhân ở Trung Quốc, Dell đã nhắm vào đối tượng khách hàng là các công ty, doanh nghiệp, tổ chức Thành công của Dell. .. chiến lược 1.3 Dell. Không ai có thể bàn cãi về sự bùng nổ của thị trường máy tính bảng Năm 2012, IDC cho biết, lượng máy tính bảng được bán ra trên toàn cầu tăng 78,4% so với một năm trước, trong khi đó, thị phần của máy tính để bàn và máy tính xách tay đã giảm lần lượt là 4,1% và 3,4% Khi đó, IDC đã dự báo, tăng trưởng trên thị trường PC tiếp tục sẽ giảm 4,3% trong năm 2013 còn thị trường laptop sẽ... Nhóm 5 Page 25 Quản trị chiến lược 1.3 muốn Tại thị trường Trung Quốc, Dell phát hiện ra rằng các quan chức trong các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc rất chú trọng các tính năng về tốc độ, sự tiện lợi của các dịch vụ đi kèm của sản phẩm Hơn nữa, các nhân viên của Dell cũng nhận ra rằng các giám đốc thông tin trong các SOEs cùng với các nhân viên của họ không cần sự hỗ trợ về dịch vụ kỹ thuật cao... biệt hóa sản phẩm và dịch vụ như vậy, Dell đã chứng tỏ được sự thành công của mình trước sự ngạc nhiên của các đối thủ cạnh tranh và các chuuyên gia phân tích trong ngành, cũng như giữ được lòng trung thành của khách hàng tại thị trường Trung Quốc IV KẾT LUẬN Trung Quốc là thị trường tiềm năng, béo bở nhưng nó cũng không ít khó khăn mà Dell phải đối mặt Chính vì thế, dell cần đưa ra những chính sách và . CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DELL TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 2.1Tóm tắt tình huống MÔI TRƯỜNG KINH DOANH – DELL TRÊN THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC Dell vẫn đang. TY DELL 1.1 Lịch sử hình thành 1.2 Sản phẩm của dell 1.3 Mô hình kinh doanh của dell II. CÁC NHÂN TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DELL TẠI THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 2.1Tóm. thị trường. Vì thế nhóm 5 nghiên cứu đề tài : “phân tích môi trường kinh doanh của Dell trên thị trường Trung quốc “ . Nghiên cứu đề tài này để hiểu thêm các chiến lược giúp Dell thành công trên

Ngày đăng: 27/07/2014, 20:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan