1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kiểm soát và vai trò của kiểm soát trong quản trị

32 16,7K 58

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 113,26 KB

Nội dung

1 Mục lục Trang 1.Phần mở đầu 1 2.Phần nội dung 2.1. Khái niệm chức năng kiểm soát 2.2. Nguyên tắc xây dựng cơ chế kiểm soát 2.3. Tiến trình kiểm soát 2.4. Các loại hình kiểm soát 2.4.1. Kiểm soát lường trước 2.4.2. Kiểm tra đồng thời (Kiểm soát trong khi thực hiện) 2.4.3. Kiểm tra phản hồi (Kiểm soát sau khi thực hiện) 2.5. Các công cụ kiểm soát 2.6. Mục đích và tác dụng của việc kiểm soát 3. Phần kết luận 1. PHẦN MỞ ĐẦU: 1.1. Giới thiệu đề tài: - Một bài học rút ra từ các thất bại về mặt tài chính cũng như sự sụp đổ hàng loạt dự án và các doanh nghiệp chính là do sự lỏng lẻo trong công tác kiểm soát. Bởi vai trò thiết yếu của một nền tảng quản trị vững chắc là cơ chế kiểm soát hiệu quả, điều đó đóng góp sự thành công và phát triển vững bền của một doanh nghiệp. - Bất kì doanh nghiệp nào, khi triển khai một kế hoạch, cần phải có sự kiểm soát quá trình thực hiện để dự đoán được tiến đồ kế hoạch, và 2 nhanh chóng phát hiện sự chệch hướng khỏi kế hoạch để kịp thời khắc phục. - Như vậy kiểm soát là chức năng cần thiết của mọi nhà quản trị, từ các nhà quản trị cấp cao đến các nhà quản trị cấp cơ sở trong doanh nghiệp. Tùy thuộc vào các cấp bậc mà quy mô kiểm soát khác nhau, tất cả mọi nhà quản trị cũng như doanh nghiệp đều có nhiệm vụ thực hiện quá trình kiểm soát để đảm báo hiệu quả các kế hoạch, dự án.  Chính vì những lý do trên, nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài: “Kiểm soát và vai trò của kiểm soát trong quản trị”để có thể hiểu rõ hơn việc kiểm soát, cách thức thực hiện kiểm soát và tầm quan trọng của công việc ấy 2. PHẦN NỘI DUNG: 2.1. Khái niệm chức năng kiểm soát: - Kiểm soát là chức năng sau cùng trong tiến trình quản trị . Kiểm soát được xem như là một quá trình cung cấp các thông tin phản hồi giúp cho việc khắc phục những nhược điểm của công tác quản trị , đảm bảo tổ chức đạt được những mục tiêu đã xác định. Kiểm soát không chỉ dừng lại ở những hoạt động đã diễn ra và kết thúc, nó còn là quá trình kiểm soát trước đối với những sự việc sắp xảy ra, điều này là đặc biệt quan trọng đối với công tác quản trị trong các doanh 3 nghiệp ngày nay, nó giúp cho các doanh nghiệp chủ động đối phó với những nguy cơ sắp tới giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. - Hiểu theo cách đơn giản thì kiểm soát là đo lường và chấn chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu và các kế hoạch đề ra để thực hiện các mục tiêu này đã và đang được hoàn thành. - Những biện pháp kiểm tra hiệu quả phải đơn giản (càng ít đầu mối kiểm tra càng tốt) cần tạo sự tự do và cơ hội tối đa cho người dưới quyền chủ động sử dụng kinh nghiệm, khả năng và tài năng quản trị của mình để đạt kết quả cuối cùng mong muốn về những công việc được giao. - Tuy nhiên trong thực tiễn, khái niệm của kiểm soát vẫn được hiểu theo nhiều cách khác nhau, có quan điểm cho rằng: “Kiểm soát là chức năng sau cùng vì vậy nó chỉ diễn ra khi các công việc kết thúc”, “Kiểm soát là một hoạt động chỉ xuất hiện trong một giai đoạn nhất định” , những cách hiểu như vậy là chưa đầy đủ và không đúng với bản chất của việc kiểm soát. - Trích sách “Quản trị học” của nhà xuất bản Phương Đông định nghĩa như sau: “ Kiểm soát là quá trình đo, lường kết quả thực tế và so sánh với những tiêu chuẩn nhằm phát triển sự sai lệch và nguyên nhân sự sai lệch trên cơ sở đó đưa ra biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm khắc phục sự sai lệch hoặc có nguy cơ sự sai lệch, đảm bảo tổ chức đạt được những mục tiêu của nó”. - Hay theo Robert J.Mockler, trong tác phẩm “The Management Control Process” (Diễn trình kiểm tra quản trị) đã định nghĩa: “Kiểm tra quản trị là một nỗ lực có hệ thống nhằm thiết lập những tiêu chuẩn, những hệ thống phản hồi thông tin, nhằm so sánh những thành tựu thực hiện với định mức đã đề ra, và để đảm bảo rằng nguồn nhân lực đã và đang được sử dụng có hiệu quả nhất, để đạt mục tiêu của tổ chức”. 2.2. Các nguyên tắc xây dựng cơ chế kiểm soát: 4 Tất cả các nhà quản trị đều muốn có một cơ chế kiểm tra thích hợp và hữu hiệu giúp họ trong việc đảm bảo rằng các hoạt động trong doanh nghiệp diễn ra theo đúng kế hoạch và đưa đến việc hoàn thành mục tiêu. Vì mỗi tổ chức đều có mục tiêu hoạt động, những công việc, và những con người cụ thể riêng biệt, cho nên các biệt pháp và công cụ kiểm tra của mỗi doanh nghiệp đều phải được xây dựng theo những yêu cầu riêng. • Kiểm soát phải được thiết kế căn cứ trên kế hoạch hoạt động của tổ chức và căn cứ theo cấp bậc của đối tượng được kiểm soát: Vì mục tiêu chủ yếu của kiểm soát là kiểm soát tình hình thực hiện kế hoạch; do đó kế hoạch trở thành đối tượng và cũng đồng thời là cơ sở của kiểm soát. Kiểm soát phải được thiết kế theo kế hoạch hoat động tổ chức. Nội dung kiểm soát tùy thuộc vào nội dung của kế hoạch hoạt động, mặt khác kiểm soát cần được thiết kế căn cứ theo cấp bậc của đối tượng bị kiểm soát. Không thể áp dụng việc kiểm soát giống nhau cho tất cả mọi cấp bậc và đối tượng khác nhau. Ví dụ, khi kiểm soát khả năng quản trị của một phó giám đốc chúng ta phải đặt ra những tiêu chuẩn để đánh giá khác với những tiêu chuẩn đặt ra với một tổ trưởng, kiểm soát công việc của một giáo viên khác của một công việc của một trưởng khoa, sự kiểm soát của nhân viên bán hàng sẽ khác với kiểm soát bộ phận tài chính, một doanh nghiệp nhỏ đòi hỏi cách thức kiểm soát khác khác với sự kiểm soát các xí nghiệp lớn. • Công việc kiểm soát phải được thiết kế theo yêu cầu của nhà quản trị: Việc kiểm soát là nhằm làm cho nhà quản trị nắm bắt được những vấn đề đang xảy ra mà họ quan tâm. Vì vậy, việc kiểm soát phải xuất phát từ những nhu cầu riêng của mỗi 5 nhà quản trị để cung cấp cho họ những thông tin phù hợp.Ví dụ: Khi nhà quản tị đang quan tâm đến vấn đề tài chính của doanh nghiệp thì việc kiểm soát phải nhằm mục đích là xác định cho được những vấn đề tài chính hiện tại của doanh nghiệp. • Sự kiểm soát phải được thực hiện tại những khâu trọng yếu: Khi xác định rõ được mục đích của kiểm soát, trên thực tế các nhà quản trị phải lựa chọn và xác định phạm vi cần tập trung việc kiểm soát. Nếu không xác định được chính xác khu vực trọng điểm và kiểm soát trên một khu vực quá rộng, sẽ làm tốn kém thời gian, lãng phí về vật chất mà việc kiểm soát không đạt được hiển quả cao. Khâu trọng yếu cần kiểm soát là những khâu quyết định sự tồn tại của tổ chức. Một số sai lệch so với tiêu chuẩn có ý nghĩa tương đối nhỏ, và một số khác có tầm quan trọng lớn hơn. Trong công việc kiểm soát, nhà quản trị nên quan tâm đến yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của xí nghiệp, và những yếu tố đó được coi là điểm trọng yếu của xí nghiệp.Ví dụ khâu trọng yếu cần được kiểm soát trong nhà trường là những hoạt động liên quan đến giảng dạy và phục vụ cho giảng dạy. Đó cũng có thể là sự yếu kém hay trì trệ đang diễn ra ở nơi nào đó trong hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi phải tập trung kiểm soát tìm ra nguyên nhân để giải quyết, ví dụ doanh số bán sản phẩm của công ty tai thị trường X đang giảm sút liên tục… • Kiểm soát phải khách quan: Nếu như việc thực hiện kiểm soát với những định kiến có sẵn sẽ không cho chúng ta những nhận xét và đánh giá khách quan, đúng mức về đối tượng được kiểm soát, kết quả kiểm soát sẽ bị sai lệch và dĩ nhiên ảnh hưởng đến những giải pháp đề xuất làm cho tổ chức gặp 6 phải những tổn thất lớn. Vì vậy, kiểm soát phải được thực hiện với thái độ khách quan. Đây là một yêu cầu rất cần thiết để đảm bảo kết quả và các kết luận kiểm soát được chính xác. • Hệ thống kiểm soát phải phù hợp với bầu không khí cuả doanh nghiệp( tổ chức): Để cho việc kiểm soát có hiệu quả cao cần xây dựng một quy trình và các nguyên tắc kiểm soát phù hợp với nét văn hóa của doanh nghiệp.Nếu doanh nghiệp có phong cách lãnh đạo dân chủ, nhân viên được độc lập trong công việc, được phát huy sự sáng tạo của mình thì việc kiểm soát không nên đi vào quá chi tiết và quá chặt chẽ. Ngược lại, nếu các nhân viên cấp dưới quen làm việc với các nhà quản trị có phong cách độc đoán, thường xuyên chỉ đạo cụ thể, chi tiết và nhân viên cấp dưới có tính ỷ lại, không có khả năng linh hoạt thì không thể áp dụng cách tự kiểm soát, trong đó nhấn mạnh đến sự tự giác hay tự điều chỉnh của mỗi người. • Việc kiểm soát cần phải tiết kiệm và bảo đảm tính hiệu quả kinh tế: Mặc dù nguyên tác này là việc đơn giản nhưng thường khó trong thực hành. Thực ra việc kiểm soát là chức năng cần thiết trong quản trị. Nó đòi hỏi những chi phí nhất định trong quá trình thực hiện. Do vậy, cần phải tính toán nhằm thực hành tiết kiệm, giảm chi phí này vá không nên lạm dụng quá nhiều tác dụng của kiểm soát. Ví dụ: nếu cơ chế quản trị doanh nghiệp được xây dựng hợp lý, hoạt động xí nghiệp diễn ra trôi chảy, ít bị trục trặc thì công việc kiểm soát thực hiện ít hơn, chi phí cho kỉm soát giảm xuống. • Việc kiểm soát phải đưa đến hành động: Việc kiểm soát được coi là đúng đắn, nếu những sai lệch so với kế hoạch được phát hiện và tiến hành điều chỉnh trên thực tế. Ngược lại, nếu như 7 việc phát hiện ra sự sai lệch và nguyên nhân của sự sai lệch mà không gắn với quá trình điều chỉnh lại thì, trên thực tế công việc kiểm soát coi như vô nghĩa vì không có tác dụng. Trên đây là một số nguyên tắc cơ bản đòi hỏi công việc kiểm soát trong các doanh nghiệp phải thực hiện. Việc nhận thức và vận dụng đúng đắn các nguyên tắc này sẽ góp phần làm tăng hiệu quả của kiểm soát. 2.3. Tiến trình kiểm soát: Bước 1: Xác định tiêu chuẩn kiểm soát: Như đã đề cập trong định nghĩa trên, kiểm soát là quá trình đo lường và đánh giá kết quả thực tế và so sánh với các tiêu chuẩn nhằm phát hiện sai lệch, vì vậy để xác lập cơ sở cho quá trình kiểm soát cần phải xác định các tiêu chuẩn kiểm soát. Tiêu chuẩn kiểm soát chính là các chuẩn mực, hay là mục tiêu, chỉ tiêu mà chúng ta đặt ra cho việc thực hiện. Nó là những kết quả mà chúng ta mong muốn đạt được. Ví dụ chỉ số tiêu thụ điện năng hoặc nhiên liệu của một động cơ nào đó hoặc là thời gian đáp ứng một đơn hàng, Tùy theo nội dung và đối tượng kiểm soát mà các chuẩn mực (các tiêu chuẩn kiểm soát) có thể được xác định khác nhau. Nếu nội dung kiểm soát là việc thực hiện kế hoạch thì tiêu chuẩn kiểm soát là những mục tiêu, chỉ tiêu, những tỉ lệ, những đặc tính mà chúng ta đặt ra trong kế hoạch. Tiêu chuẩn kiểm soát có thể biểu hiện dưới dạng định tính hoặc định lượng. tuy nhiên thông thường các chỉ tiêu định lượng sẽ dễ dàng cho việc kiểm soát hơn. Dễ có thể gia tăng hiệu quả của công tác kiểm soát, khi thiết lập các tiêu chuẩn kiểm soát cần thực hiện các yêu cầu sau: • Các tiêu chuẩn kiểm soát phải nhất quán với các mục tiêu chiến lược chung của tổ chức. 8 • Các tiêu chuẩn kiểm soát được thực hiện dưới hình thức là các mục tiêu của việc thực hiện cần cụ thể hóa ở từng cấp và do mỗi cấp tự định ra trên cơ sở thực hiện tham khảo mục tiêu ở cấp cao hơn. • Các tiêu chuẩn kiểm soát nên thiết kế giúp cho việc kiểm soát quá trình. Muốn vậy chúng ta cần thiết lập dưới dạng các yếu tố đầu vào (Inputs), các kết quả đầu ra (Outputs) và các kết quả sau cùng (Outcomes). Chúng có lien hệ mật thiết với nhau, phản ánh chính xác kết quả thực hiện, giúp cho việc phát hiện sai lệch và hiệu chỉnh dễ dàng nhằm đảm bảo hệ thống đạt hiệu quả cao. • Mang tinh chất hiện thực ( không quá coa cũng không quá thấp) • Phải có sự giải thích về sự hợp lý của các tiêu chuẩn đề ra. • Dể dàng cho việc đo lường. Ví dụ: Để kiểm soát hiệu quả đào tạo của trường đại học ta có thể sử dụng đầu vào (các inputs: điểm chuẩn đầu vào các môn thi tuyển sinh), đầu ra (các outputs: điểm thi các học phần, điểm thi tốt nghiệp, ) và các kết quả sau cùng (các outcomes: sự hài lòng của các doanh nghiệp sự dụng nhân lực: Loại hình kiểm soát Đối tượng kiểm soát Tiêu chuẩn kiểm soát Kiểm tra đầu vào (Inputs) Kiểm soát vật tư Tỷ lệ phần trăm có khuyết tật trong giới hạn cho phép Kiểm soát lập dự toán vốn Tỷ suất lợi nhuận thời gian thu hồi vốn, tỷ suất lợi nhuận chiết khấu. Kiểm soát nhân lực Những đặc điểm kỹ thuật của công việc, kỹ năng, kinh nghiệp học vấn đảm bảo hoàn thành công 9 việc. Kiểm soát hiện hành (Conversio n Process) Hành vi của người lao động Các quy trình thực hiện công việc chuẩn, các quy tắc, quy định, Vận hành của máy móc thiết bị Các chỉ số phản ánh tình trạng vận hành của máy móc (ví dụ: tốc độ, mức tiêu hao nhiên liệu, ) Kiểm tra đầu ra (Outputs) Kết quả thực hiện công việc Năng suất, sản lương thực hiện Tình hình thực hiện kế hoạch Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu trong kế hoạch Tình hình đáp ứng khách hàng Chỉ số hài lòng của khách hàng Bảng 2.1: Ví dụ về các loại hình kiểm soát và tiểu chuẩn kiểm soát Bước 2: Đo lường thành quả: Nội dung của bước này là căn cứ vào những tiêu chuẩn đã ra trng bước 1, tiến hành đo lường kết quả thực tế nhằm phát hiện sai lệch. Thực tế cho thấy hiệu quả đo lường còn tùy thuộc vào phương pháp đo lường và công cụ đo lường, nhiều khi phải tốn kém rất nhiều chi phí và thể gian để đo lường một hoạt động nào đó nhưng hiệu quả lại rất thấp (độ tin cậy một hoạt động không cao). Ví dụ một nhà sản xuất muốn điều tra thị trường để ước lượng khả năng thích ứng của sản phẩm mới như thế nào? Trường hợp này cho thấy phương pháp đo lường sẽ quyết định độ tin cậy của việc đo lường. Ngoài ra việc đo lường đối với 10 những tiêu chuẩn là định lượng sẽ dễ dàng hơn so với những tiêu chuẩn là định tính hoặc là những “tiêu chuẩn mờ ", ví dụ đo lường thị phần của sản phẩm sẽ dễ hơn việc đo lường uy tín của nhãn hiệu. Bước 3: Điều chỉnh các sai lệch Nếu như kết quả thực tế có sai lệch so với những mục tiêu (những tiêu chuẩn) đã dự kiến thì cần phải phân tích rõ ngyên nhân dẩn đến sự sai lệch và đề ra những biện pháp nhằm khắc phục sự sai lệch đó. Sự sai lệch này có thể bắt nguồn từ nhiều lí do khác nhau như: lỗi của người vận hành; giám sát rồi; huấn luyện không phù hợp; máy móc hoặc vật hư hỏng Khi phát hiện sự sai lệch, có thể sử dụng nhiều biện pháp để khắc phục như: tổ chức lại bộ máy xí nghiệp, phân công lại các bộ phận, đào tạo lại nhân viên, tuyển thêm lao động, thay đổi phong cách lãnh đạo và chính sách động viên hoặc có thể hoạch định lại mục tiêu chiến lược của tổ chức. Việc sửa chữa sai lầm, tiến trình này có thể diễn tả như sau: Thông tin phản hồi (Feedback) Hình 2.2. Tiền trình kiểm tra căn bản Từ những nội dung được trình bày trên đây cho thấy kiểm soát là một hệ thống phản hồi hết sức quan trọng đối với công tác quản trị. Chính nhờ hệ thống phản hồi mà các nhà quản trị biết rõ được hiện trạng của doanh nghiệp; những vấn đề mà nó đang gặp phải để chủ động thực hiện các biện pháp điểu chỉnh kịp thời. Phát hiện sai lầm Hoạt động Sửa chữa [...]... việc đã kết thúc Sự kiểm soát như vậy trong quản trị gọi là kiểm soát sau khi thực hiện (kiểm soát đầu ra), loại hình kiển soát này không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu công tác quản trị ở các doanh nghiệp, vì lẽ đó trong quản trị cần thiết phải thực hiện 3 loại hình kiểm soát 12 Nhân lực Nguyên liệu Tài chánh của tổ chức Tiến trình công tác: Hoạt động đang diễn ra Kiểm soát Kiểm soát lường trước đồng... giao Như vậy, kiểm tra là chức năng của mọi nhà quản trị, từ nhà quản trị cao cấp đến các nhà quản trị cấp cơ sở trong một xí nghiệp Mặc dù qui mô của đối tượng kiểm tra và tầm quan trọng của sự kiểm tra thay đổi tùy theo cấp bậc của nhà quản trị, tất cả mọi nhà quản trị đều có trách nhiệm thực hiện các mục tiêu đã đề ra, do đó chức năng kiểm tra là 32 chức năng cơ bản đối với mọi nhà quản trị ... nhau Để cho công tác kiểm soát đạt hiệu quả, sự kiểm soát cần thiết phải thực hiện ở cả 3 giai đoạn KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 16 Kiểm soát Kiểm soát sau khi thực hiện lường trước Kiểm soát trong khi thực hiện 2.5 Các công cụ kiểm soát: Ngân quỹ: Ngân quỹ vừa là một công cụ lập kế hoạch, đồng thời vừa là một công cụ 2.5.1 kiểm soát rất quan trọng của các nhà quản trị Việc lập kế hoạch... tạp mà kiến thức của nhà quản trị không bao quát hết được 25 2.5.5 Kiểm soát hành vi Những công việc quản trị thực hiện được bằng sự đóng góp của nhân viên Vì vậy kiểm tra hành vi của họ sẽ gia tăng thực hiện tốt công việc được làm đúng cách Nhưng làm cách nào nhà quản trị có thể chắc chắn là nhân viên đã thi hành đúng như họ đã làm Thường ngày nhà quản trị công việc của nhân viên và sửa chữa ngay... thuộc và sau cùng là mục tiêu cho từng cá nhân Việc soạn thảo mục tiêu cá nhân có sự tương tác của cả hai, nhà quản trị theo mục tiêu mang lại nhiều lợi ích lớn, nó giảm bớt sựu giám sát trực tiếp của nhà quản trị, khuyến khích tính tự giác, năng động và sang tạo của người lao động trong việc thực hiện công việc và hướng đến hoàn thành mục tiêu của tổ chức 30 - Kiểm soát quan liêu: là kỹ thuật kiểm soát. .. đến mục tiêu Kiểm soát phản hồi Kiểm soát lường trước: Kiểm soát lường trước là loại hình kiểm tra được 2.4.1 tiến hành trước khi hoạt động thực sự Kiểm soát lường trước theo tên gọi của nó là tiên liệu các vấn đề có thể phát sinh để tìm cách ngăn ngừa trước Chẳng hạn, phòng bệnh hơn chữa bệnh là một cách kiểm soát lường trước Các nhà quản trị học hiện đại rất chú trọng đến loại hình kiểm soát này Harold... cơ sở khác cho sự kiểm soát lường trước là dựa vào những dự báo, dự đoán về môi trường của doanh nghiệp trong thời gian tới Trong xu hướng biến động phức tạp của môi trường kinh doanh hiện nay, loại hình kiểm soát lường trước ngày càng trở nên quan trọng và theo các nhà quản trị đây là loại hình kiển soát tốn ít chi phí nhưng hiệu quả lại rất 14 cao Càng lên cấp bậc cao hơn thì kiểm soát lường trước... lường trước càng trở nên quan trọng hơn 2.4.2 Kiểm tra đồng thời (Kiểm soát trong khi thực hiện): Kiểm soát trong khi thực hiện là kiểm soát bằng cách theo dõi trực tiếp những diễn biến trong quá trình thực hiện (trong khi hoạt động đang xảy ra) Mục đích của sự kiểm soát này là nhằm kịp thời tháo gở những vướng mắt, những trở ngại hoặc những sai lệch xảy ra trong quá trình thực hiện để đảm bảo cho doanh... trình kiểm soát dự phòng có thể diễn tả như sau: Phát hiện sai lệch So sánh với các tiêu chuẩn Đo lường Kết quả thực tế Phân tích nguyên 2.4 nhân sai lệch Đưa ra chương trình điều chỉnh Thực hiện sự điều chỉnh Kết quả mong muốn 2.3.Vòng phản hồi của kiểm soát 2.4 Các loại hình kiểm soát: Trong quản trị, kiểm soát là chức năng cuối cùng trong 4 chức năng, điều này làm cho nhiều người ngộ nhận kiểm soát. .. thuật công trình Thí dụ kiểm tra nhiệt độ trước khi luồng nước chảy ra vòi; + Kiểm soát lường trước trong các hệ thống phản ứng của con người Thí dụ người thợ săn sẽ luôn ngắm đoán trước đường bay của chú vịt trời để điều chỉnh thời gian giữa lúc bắn và lúc viên đạn trúng đích Kiểm soát lường trước cũng có thể hiểu là quá trình kiểm soát đầu vào, với những nội dung như kiểm soát chất lượng vật tư, . quyết định lựa chọn đề tài: Kiểm soát và vai trò của kiểm soát trong quản trị để có thể hiểu rõ hơn việc kiểm soát, cách thức thực hiện kiểm soát và tầm quan trọng của công việc ấy 2. PHẦN NỘI. chức năng kiểm soát 2.2. Nguyên tắc xây dựng cơ chế kiểm soát 2.3. Tiến trình kiểm soát 2.4. Các loại hình kiểm soát 2.4.1. Kiểm soát lường trước 2.4.2. Kiểm tra đồng thời (Kiểm soát trong khi. Như vậy kiểm soát là chức năng cần thiết của mọi nhà quản trị, từ các nhà quản trị cấp cao đến các nhà quản trị cấp cơ sở trong doanh nghiệp. Tùy thuộc vào các cấp bậc mà quy mô kiểm soát khác

Ngày đăng: 27/07/2014, 20:35

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w