Những hình thức thay thế cho kiểm tra trực tiếp

Một phần của tài liệu kiểm soát và vai trò của kiểm soát trong quản trị (Trang 27 - 29)

Những nhà quản trị có thể dùng những phương pháp gián tiếp để kiểm tra những hành vi của nhân viên, như tiến trình chọn lọc hiệu quả, sự chấp nhận nếp văn hóa của tổ chức, tiêu chuẩn hóa, và huấn luyện nhân viên. Mỗi phương thức kiểm soát này có thể giảm bớt những sai lệch của nhân viên so với tiêu chuẩn. Những cơ chế kiểm tra gián tiếp trên tinh tế cụ thể và hiệu quả có thể thay thế cho những hình thức kiểm soát trực tiếp.

-Chọn lọc: những nhà quản trị không chọn nhân viên một cách bừa bãi. Những người xin việc phải thông qua một hệ thống cách chọn lọc để tách riêng những người có khả năng và không có khả năng, có thích hợp hay không thích hợp với những yêu cầu về cá tính, tập quán làm việc, và thái độ. Chọn lọc gồm những kĩ thuật thông dụng nhất, giúp quản trị kiểm tra được

hành vi của nhân viên.

-Văn hóa của tổ chức: nếp văn hóa này, khi được nhân viên chấp nhận, có tác dụng kiềm chế và kiểm tra hành vi của họ. Những giá trị và tiêu chuẩn của nếp văn hóa này càng được chấp nhận thì càng được tuân theo. Quản lí có thể kiểm tra hành vi của nhân viên bằng nếp văn hóa mà họ đã tạo ra và hỗ trợ.

-Tiêu chuẩn hóa: quản trị cung cấp cho hầu hết các nhân viên một sự mô tả công việc của nó, để làm rõ những nội dung gì bao gồm trong công việc của họ, họ phải chịu trách nhiệm với ai, những gì thuộc quyền của họ và không thuộc quyền hạn của họ. Mô tả công việc không phải là một cách thức duy nhất của sự tiêu chuẩn hóa để hạn chế hành vi của nhân viên. Những cách thức khác là luật lệ, thể thức và chính sách.

-Huấn luyện: huấn luyện cho nhân viên là nhằm tạo cho họ những hành vi và thái độ làm việc tốt hơn. Những nhân viên mới thường được hướng dẫn để họ dễ dàng thích ứng với công việc mới của họ. Những lớp huấn luyện cũng nhằm mục đích ấy, nghĩa là giúp để huấn luyện và cũng là để kiểm tra hành vi của nhân viên

- Đánh giá thái độ: rõ rệt là sự hài lòng của nhân viên đi ngược chiều với hai hành vi “hay vắng mặt” và “thôi việc”. Nhà quản trị quan tâm và muốn kiểm soát những hành vi đó, họ phải điều tra thường kỳ thái độ nhân viên. Kết quả của những cuộc điều tra ấy có thể dự đoán được những gia tăng tình trạng hay vắng mặt hay thôi việc của nhân viên, và có thể chỉ ra nhu cầu thực thi những thái độ cải thiện sự hài lòng của nhân viên với công việc.

Một phần của tài liệu kiểm soát và vai trò của kiểm soát trong quản trị (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w