Các loại kiểm soát hành vi:

Một phần của tài liệu kiểm soát và vai trò của kiểm soát trong quản trị (Trang 29 - 32)

- Quan sát cá nhân: Đây là kỹ thuật kiểm soát được thực hiện bằng cách theo dõi, quan sát trực tiếp người lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để phát hiện vá điều chỉnh kịp thời những sai lệch, thực tế cho thấy rất nhiều thông tin hữu ích mà các nhà quản trị thu được thông qua quan sát cá nhân, giúp mâng cao hiệu quả công tác kiểm soát. Biện pháp quan sát cá nhân có tầm quan trọng đặc biệt với những quản trị viên cấp thấp. Tuy nhiên biện pháp này sẽ cần số lượng lớn các nhà quản trị, chi phí quản lí cao hơn, đặc biệt là khi quy mô tổ chức tăng lên và khi mà công việc của người dưới quyền có tính phức tạp thì việc giám sát trực tiếp sẽ khó khăn hơn.

- Quản trị bằng mục tiêu (MBO): đây là kỹ thuật kiểm soát được thực hiện bằng việc đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu mà người lao động đa cam kết. Để thực hiện kỹ thuật này đòi hỏi phải soạn thảo mục tiêu ở cấp công ty, rồi cụ thể hóa ở cấp các đơn vị trực thuộc và sau cùng là mục tiêu cho từng cá nhân. Việc soạn thảo mục tiêu cá nhân có sự tương tác của cả hai, nhà quản trị theo mục tiêu mang lại nhiều lợi ích lớn, nó giảm bớt sựu giám sát trực tiếp của nhà quản trị, khuyến khích tính tự giác, năng động và sang tạo của người lao động trong việc thực hiện công việc và hướng đến hoàn thành mục tiêu của tổ chức.

- Kiểm soát quan liêu: là kỹ thuật kiểm soát được thực hiện thông qua một hệ thống các nguyên tắc và các thủ tục vận hành chuẩn (SOPs) để định hướng hành vi của các bộ phận, các chức năng và của các cá nhân. Các nguyên tắc và SOPs chỉ cho người lao động những gì họ nên làm và nên tuân thủ theo. Ví dụ để hướng dẫn cho nhân viên phục vụ trong nhà hàng lớn, người ta đưa một quy trình chuẩn đề nghị nhân viên học thuộc và tuân theo. Kiểm soát quan liêu có thể mang lại hiệu quả đối với những công việc thường ngày, ít thay đổi, song lại tạo ra sự kém năng động.

2.6. Vai trò của kiểm soát:

- Bảo đảm kết quả đạt được phù hợp với mục tiêu của tổ chức.

- Bảo đảm các nguồn lực của tổ chức được sử dụng một cách hữu hiệu. - Làm sáng tỏ và đề ra những kết quả mong muốn chính xác hơn theo thứ tự quan trọng.

- Xác định và dự đóan những chiều hướng chính và những thay đổi cần thiết trong các vấn đề như: thị trường, sản phẩm, tài nguyên, tiện nghi, cơ sở vật chất …

- Phát hiện kịp thời những vấn đề và những đơn vị bộ phận chịu trách nhiệm để sửa sai.

- Làm đơn giản hóa các vấn đề ủy quyền, chỉ huy, quyền hành và trách nhiệm. - Phác thảo các tiêu chuẩn tường trình báo cáo để lọai bớt những gì ít quan trọng hay không cần thiết.

- Phổ biến những chỉ dẫn cần thiết một cách liên tục để cải tiến sự hòan tất công tác tiết kiệm thời gian, công sức của mọi người để gia tăng năng suất và đem lại lợi nhuận cao.

Sự theo dõi thường xuyên công việc và sử dụng các biện pháp kiểm tra sẽ làm nhẹ bớt gánh nặng của cấp chỉ huy phải thường xuyên theo dõi và giải thích báo cáo và các số liệu hàng ngày.

Kiểm tra là khâu sau cùng trong khâu họach định, cơ cấu tổ chức thực hiện và điều khiển nhân viên và động viên họ. một nhà quản trị hữu hiệu cần phài theo dõi để biết chắc những công việc mà nhân viên phải làm, những mục tiêu mà họ cần phải đạt , thực sự họ được làm và đã đạt.

Song công tác kiểm tra không phải là viên thuốc thần chữa được bách bệnh, giải quyết được mọi vấn đế. Tự nó không giải quyết được gì cả mà chỉ phát huy tác dụng nếu nó được nhà quản trị sử dụng một cách khéo léo, nghĩa là phải có năng lực giải thích các số liệu thống kê và các bảng biểu mà hình thức nội dung đã được phác họa một cách cẩn thận.

3. PHẦN KẾT LUẬN

Tóm lại, kiểm tra là một tiến trình đo lường kết quả thực hiện so sánh với những điều đã được họach định, đồng thời sửa chữa và chấn chỉnh những sai lầm để đảm bảo công việc đạt được mục tiêu theo như kế họach hoặc các quyết định đặt ra để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Những biện pháp kiểm tra hiệu quả phải đơn giản (càng ít đầu mối kiểm tra càng tốt) cần tạo sự tự do và cơ hội tối đa cho người dưới quyền chủ động sử dụng kinh nghiệm, khả năng và tài năng quản trị của mình để đạt kết quả cuối cùng mong muốn về những công việc được giao.

Như vậy, kiểm tra là chức năng của mọi nhà quản trị, từ nhà quản trị cao cấp đến các nhà quản trị cấp cơ sở trong một xí nghiệp. Mặc dù qui mô của đối tượng kiểm tra và tầm quan trọng của sự kiểm tra thay đổi tùy theo cấp bậc của nhà quản trị, tất cả mọi nhà quản trị đều có trách nhiệm thực hiện các mục tiêu đã đề ra, do đó chức năng kiểm tra là

Một phần của tài liệu kiểm soát và vai trò của kiểm soát trong quản trị (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w