Áp xe gan do amip: Kể được các chỉ định điều trị nội khoa và ngoại khoa.. Trình bày được các phác đồ điều trị áp xe gan do amip.. Áp xe gan do vi trùng: Trình bày được các nguyên
Trang 1ĐIỀU TRỊ ÁP XE GAN
Ths Huỳnh Hiếu Tâm
MỤC TIÊU
1 Áp xe gan do amip:
Kể được các chỉ định điều trị nội khoa và ngoại khoa
Trình bày được các phác đồ điều trị áp xe gan do amip
2 Áp xe gan do vi trùng:
Trình bày được các nguyên tắc kết hợp và sử dụng kháng sinh
Trình bày được các phác đồ điều trị áp xe gan do vi trùng
NỘI DUNG
Áp xe gan là sự tích tụ mủ trong gan tạo thành một hoặc nhiều ổ mủ rải rác, thường có hai loại áp xe gan: áp xe gan do amip và áp xe gan do vi trùng
ÁP XE GAN DO AMIP
Trang 2Amip là loại ký sinh trùng có tên Entamoeba Histolytica gây ra các ổ loét ở niêm
mạc ruột rồi xâm nhập vào các mao mạch của các tĩnh mạch cửa đến gan và thường khu trú ở thùy phải
Tại gan, amip phát triển làm tắc các tĩnh mạch nhỏ đưa đến nhồi máu và hoại tử các tế bào gan tạo ra các ổ mủ vô trùng; nhiều ổ mụ nhỏ hợp nhau thành ổ mủ lớn
1 NHẮC LẠI CHẨN ĐOÁN
1.1 Chẩn đoán xác định
Dựa vào 4 tiêu chuẩn của La Monte:
Lâm sàng: sốt, đau vùng gan, gan to, tiền sử lỵ
Cận lâm sàng: xét nghiệm phân, máu, x quang
Có 3 trong 4 tiêu chuẩn có thể chẩn đoán xác định Ngày nay, ngoài 4 tiêu chuẩn trên còn có:
Huyết thanh chẩn đoán amip (+) cao 95% trường hợp
Trang 3 Siêu âm: giúp phát hiện sớm ổ áp xe (90% ở thùy phải), giúp điều trị và theo dõi bệnh
1.2 Chẩn đoán phân biệt
1.2.1 Ung thư gan
Gan to chắc hoặc cứng, rung gan (-), ấn kẽ sườn (-)
Thể trạng suy sụp nhanh
Siêu âm có thể phân biệt được áp xe gan hay ung thư
1.2.2 Áp xe gan do vi trùng:
Có nhiễm trùng huyết: sốt cao kèm lạnh run, môi khô lưỡi dơ
Siêu âm: có nhiều ổ áp xe rãi rác trong gan
2 ĐIỀU TRỊ
Trang 4Áp xe gan do amip là bệnh có thể điều trị được bằng nội khoa, kết hợp với chọc hút qua siêu âm khi ổ mủ lớn và phải phẫu thuật khi có biến chứng vỡ ổ áp xe
Là bệnh nếu điều trị sớm, thích hợp có thể khỏi hẳn không để lại di chứng
Điều trị nội
2.1 Các thuốc điều trị:
2.1.1 EMETIN hoặc DEHYDROEMETIN (20 mg/ống; tiêm bắp)
Là kháng sinh diệt amip trong và ngoài ruột hữu hiệu
Có tác dụng phụ: đau cơ, nhức đầu,nôn ói, tiêu chảy và đặc biệt rất độc đối với cơ tim
Liều dùng: 1 mg/kg/ngày x 10 ngày; không quá 70 mg/ngày
Người lớn thường dùng liều 40 mg/ngày (ở Việt Nam)
Vì thuốc có thời gian bán hủy chậm; có tác dụng gây độc cho tế bào cơ tim; suy gan, suy thận nên chỉ được dùng lại sau 45 ngày
2.1.2 METRONIDAZOLE (250 mg/viên; 500 mg/viên)
Trang 5 Là kháng sinh diệt amip trong và ngoài ruột hữu hiệu, đang được ưa
chuộng để dùng trong điều trị áp xe gan do amip; hơn 90% bệnh nhân đáp ứng với điều trị như giảm đau và sốt trong vòng 72 giờ
Là kháng sinh thuộc họ Nitro- 5 imidazol (Metronidazole, Tinidazole, Secnidazole, Ornidazole …)
Tác dụng phụ: nhức đầu, nôn ói, đau cơ
Liều dùng: 750 mg x 3 lần/ngày x 5- 10 ngày Trung bình 2g/ngày Secnidazole, Tinidazole, Ornidazole uống 2g/ngày x 10 ngày
2.1.3 CHLOROQUIN (250 mg/viên- 150 mg base)
Là kháng sinh diệt amip ngoài ruột dùng điều trị phòng ngừa tái phát trong áp xe gan do amip
Liều dùng: Hai ngày đầu: 1g/ngày
Các ngày sau: 500 mg/ngày x 4 tuần
2.1.4 IODOQUINOL (Direxiode 210 mg/viên)
Là kháng sinh diệt amip ở ruột dùng điều trị phòng ngừa tái phát trong áp xe gan do amip
Trang 6 Liều dùng: 650 mg x 3 lần/ngày x 20 ngày Trung bình 3 viên x 3 lần/ngày
2.2 Các phác đồ điều trị:
có nhiều phác đồ điều trị
2.2.1 Harrison 1980 có 3 phác đồ:
Emetin 1 mg/kg/ngày x 10 ngày
Hoặc chloroquin phosphat 1g/ ngày x 2 ngày
Sau đó 0,5g/ ngày x 4 tuần
Kết hợp vớI Dehydroemetin 1 mg/kg/ngày x 10 ngày
Hoặc Metronidazol 750 mg x 3 lần/ngày x 5- 10 ngày
2.2.2 Bài giảng bệnh học nội khoa ĐHYD TPHCM 1992:
Emetin 1 mg/Kg/ ngày x 10 ngày, siêu âm kiểm tra lại: nếu ổ áp
xe giảm nhiều sử dụng tiếp Metronidazol 2g/ ngày + Chloroquin cho đến khi ổ áp
xe biến mất
Nếu ổ áp xe không giảm hoặc giảm ít phải chỉ định ngoại khoa
Trang 72.2.3.Current Diagnosis & in treatment in Gastroenterology 1996; Harrison 1998;
2001:
Phác đồ Metronidazol 750 mg x 3 lần/ ngày x 10 ngày là phác đồ được ưa chuộng sau đó Iodoquinol 650 mg x 3 lần/ ngày x 20 ngày
2.2.4 Harrison 2005 chỉ còn một phác đồ duy nhất:
Metronidazol 750 mg x 3 lần/ ngày x 10 ngày hoặc các dẫn xuất của họ Nitro- 5 imidazol: Tinidazole, Secnidazole, Ornidazole uống 2g/ngày x 10 ngày
2.2.5 Phối hợp kháng sinh phổ rộng (như áp xe gan do vi trùng) nếu có bội nhiễm
Điều trị ngoại
Kết hợp điều trị nội với chọc dẫn lưu qua hướng dẫn của siêu âm khi đường khính ổ áp xe 10 cm, riêng ở thùy trái có thể chỉ định khi ổ áp xe nhỏ hơn (6 cm)
Chọc dẫn lưu qua siêu âm khi điều trị nội nhưng kích thước ổ áp
xe không giảm hoặc giảm ít
Phẫu thuật khi có biến chứng vỡ ổ áp xe