1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sự lựa chọn việc làm thêm của sinh viên năm 3 trường đại học kinh tế tp hcm

36 4,9K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

Đề tài này được làmvới mục đích làm rõ thêm những sự lựa chọn việc làm thêm của các bạn sinh viênnăm 3 trường Đại học Kinh tế TP HCM, nhằm giúp các bạn có thêm một cái nhìn vềthực tế hiệ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH.

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đề tài: “ Sự lựa chọn việc làm thêm

của sinh viên năm 3 trường Đại học Kinh tế TP HCM.”

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Phương Nam

Sinh viên thực hiện :

Đặng Trần Vũ Linh

Hồ Vũ My My

Hồ Hữu Phát Nguyễn Thị Trúc Thảo

Đỗ Thị Ngọc Trang

Lê Hiếu Vân

Trang 2

TP Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2011

Trang 3

Tóm tắt

Ngày nay, đi làm thêm không còn trở nên xa lạ với các bạn sinh viên Hầu nhưtất cả sinh viên đều muốn đi làm thêm với nhiều những lí do khác nhau Các côngviệc làm thêm đã và đang càng ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn đáp ứng nhucầu tìm việc của các bạn sinh viên Sinh viên trường Đại học Kinh tế TP HCM cũngkhông nằm ngoài số đó Hầu như các bạn sinh viên trong trường đều ít nhất một lầntừng đi làm thêm Sinh viên năm 3 thì nhu cầu làm thêm càng tăng cao, sắp ra trường

ai cũng cần có cho mình những kinh nghiệm, cùng với 2 năm học đã qua, các bạn đãtích lũy thêm được nhiều kiến thức và ai cũng muốn tiếp xúc với môi trường rộng hơnchứ không chỉ đơn thuần là tiếp thu kiến thức trên lớp Thế nhưng hiện nay, xã hộingày càng hiện đại càng có rất nhiều những công việc làm thêm khác nhau và các bạn

sẽ đứng trước rất nhiều sự lựa chọn: làm công việc gì và làm nó như thế nào? Phầnlớn các bạn sinh viên thích làm những công việc gì và tại sao? Đề tài này được làmvới mục đích làm rõ thêm những sự lựa chọn việc làm thêm của các bạn sinh viênnăm 3 trường Đại học Kinh tế TP HCM, nhằm giúp các bạn có thêm một cái nhìn vềthực tế hiện tại để từ đó có những chọn lựa công việc phù hợp với bản thân

Phương pháp nghiên cứu: nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng

và mô tả là chủ yếu, đồng thời có kèm theo là những phương pháp nghiên cứu khámphá và nhân quả để làm rõ hơn về vấn đề nghiên cứu Bảng câu hỏi được thiết kế dựatrên phương pháp nghiên cứu nhân quả, kết quả thu được ở dạng định lượng, để có thểnắm được những con số quan trọng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc lựachọn công việc của sinh viên Các kết quả thu được đều ở dạng định lượng nhằm biếtđược chính xác con số, tỉ lệ ảnh hưởng của yếu tố như thế nào đến việc lựa chọn, cóđược số liệu cụ thể để so sánh mức độ ảnh hưởng của những yếu tố khác nhau, yếu tốnào ảnh hưởng nhiều và nhiều hơn bao nhiêu lần, hay bao nhiêu phần trăm, biết được

số lượng sinh viên thích làm công việc nào, công việc này sinh viên tham gia nhiềuhơn công việc kia là bao nhiêu người,… Chính vì vậy mà phương pháp nghiên cứu

Trang 4

định lượng là cần thiết trong đề tài này hơn là việc sử dụng phương pháp nghiên cứuđịnh tính.

Kết quả nghiên cứu: qua một cuộc khảo sát nhỏ với 18 câu hỏi trong bảng

khảo sát và đối tượng là các bạn sinh viên năm 3 trường Đại học Kinh tế TP HCM,nhóm đã thu được những kết quả đáng chú ý Có 40% sinh viên nữ và 60% sinh viênnam tham gia trả lời bảng khảo sát, trong đó có 36% sinh viên thuộc khối ngành Quảntrị kinh doanh, 16% sinh viên thuộc khối ngành Kế toán – Kiểm toán, sinh viên thuộckhối ngành Thương mại – Du lịch – Marketing chiếm 13%, khối ngành Tài chính –Ngân hàng chiếm 8% và còn lại 27% sinh viên thuộc các khối ngành khác của trường.Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn những công việc mà các sinh viên năm ba đã từnglàm nhiều nhất là nhân viên bán hàng, nhân viên nghiên cứu thị trường và phát tờ rơi,

ít tham gia nhất là công việc tự kinh doanh đồng thời lí do chủ yếu mà các sinh viênnăm 3 đi làm thêm là để có thêm kinh nghiệm học hỏi và thời gian làm việc phù hợpvới thời gian học, chính hai lí do quan trọng này mà các bạn sinh viên mới chọnnhững công việc dễ làm không cần có nhiều kinh nghiệm làm thêm trước đó, cũngnhư những công việc này chủ yếu không tốn nhiều thời gian để làm ảnh hưởng đếncông việc học của sinh viên Kết quả khảo sát cũng cho thấy phần lớn các sinh viêncho rằng sinh viên năm ba cần đi làm thêm, cũng như đây là thời điểm thích hợp nhấttrong bốn năm học đại học để đi làm thêm Về mức lương các sinh viên chủ yếu nhậnđược là trong khoảng từ 800.000- 2000.000đ, những công việc các sinh viên làm chủyếu là để có thêm kinh nghiệm, để có kiến thức bên ngoài để học tốt hơn, nên các sinhviên chủ yếu làm những công việc đơn giản, vì vậy mà mức lương của các sinh viênchỉ ở mức trung bình thấp, chứ chưa cao Về phương tiện tìm việc, đa số các bạn

Trang 5

có thêm cái nhìn về thực tế nhu cầu làm thêm hiện nay Các kết quả nghiên cứu đãgiúp các bạn sinh viên có thể thấy rõ hơn thực trạng đó, để từ đó có những quyết địnhđúng đắn cho sự lựa chọn việc làm thêm của bản thân.

Trang 6

Mục lục

1 Giới thiệu 7

2 Phương pháp nghiên cứu 8

3 Kết quả nghiên cứu 11

a Mẫu nghiên cứu 11

b Những công việc sinh viên đã từng làm 12

c Lí do chọn công việc 13

d Mục đích của việc làm thêm 14

e Sinh viên năm ba có cần đi làm thêm 15

f Sự khác biệt trong quyết định làm thêm của sinh viên năm ba so với các sinh viên năm nhất, năm hai và năm cuối 16

g Thời điểm thích hợp để đi làm thêm 17

h Mức lương 18

i Mức độ hài lòng 19

j Sự hài lòng với công việc làm thêm 20

k Thời gian làm việc 21

l Công việc ưa thích 22

m Công việc phù hợp với sinh viên năm ba 23

n Phương tiện tìm kiếm việc làm thêm 24

4 Kết luận 28

Trang 7

Nội dung nghiên cứu

1 Gi i thi u ớ ệ

Ngày nay, nhu cầu đi làm thêm của sinh viên đang ngày gia tăng và chiếm một phầnquan tâm lớn của các bạn sinh viên nói chung cũng như của các bạn sinh viên trườngĐại học Kinh tế TP HCM nói riêng Đặc biệt là sinh viên năm 3 sắp chuẩn bị ratrường, sắp bước vào một môi trường lớn đầy sự cạnh tranh thì nhu cầu đi làm thêmlại càng quan trọng Làm thêm có nhiều lợi ích không thể phủ nhận Nó góp phần tăngthêm thu nhập cho sinh viên, giúp sinh viên có thêm nguồn tài chính phụ giúp việchọc và các sinh hoạt khác Đi làm giúp sinh viên tiếp xúc với môi trường mới, từ đótăng thêm sự tự tin, trưởng thành ở sinh viên Bên cạnh đó, làm thêm giúp các bạnsinh viên có thể vận dụng kiến thức học ở trường vào công việc đồng thời học hỏi,tích lũy thêm những kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức mà nhà trường chưa trang bị.Đặc biệt nếu kiếm được một công việc tốt, phù hợp với chuyên ngành đang học thìcông việc đó là môi trường để các bạn sinh viên thử sức và tự trang bị thêm, hoànthiện hơn những kiến thức còn thiếu

Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích thiết thực của đi làm thêm đối với sinh viên thìcũng còn nhiều khó khăn liên quan đến vấn đề làm thêm Một trong những khó khăn

đó là lựa chọn công việc làm thêm Hiện nay, những công việc làm thêm bán thời giandành cho sinh viên cực kì đa dạng, đủ công việc, đủ ngành nghề Các bạn sinhviên,cụ thể là sinh viên năm 3 Trường Đại học Kinh tế TP HCM rất boăn khoăn mỗikhi muốn tìm cho mình một công việc làm thêm phù hợp Phần lớn sinh viên thíchlàm những công việc như thế nào? Yếu tố chính ảnh hưởng đến chọn lựa việc làmthêm của sinh viên là gì? Để trả lời những câu hỏi ấy, nhóm đã làm nghiên cứu với đềtài:” SỰ LỰA CHỌN VIỆC LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN NĂM 3 TRƯỜNG ĐẠIHỌC KINH TẾ TPHCM.”

Trang 8

Phạm vi nghiên cứu: sinh viên năm 3 hệ chính quy trường Đại học Kinh tế TP HCM,

cụ thể là những bạn đã từng đi làm thêm

Cơ sở thực hiện: dựa trên phương pháp nghiên cứu định lượng, bảng câu hỏi gồm 18

câu hỏi với 120 bạn sinh viên được khảo sát, kết quả đã thu được những số liệu cụ thể

về sự lựa chọn việc làm thêm của sinh viên

Mục tiêu:

- Giúp các bạn sinh viên có thêm những thông tin hữu ích trong chọn lựa côngviệc làm thêm như công việc thu hút nhiều sinh viên nhất, mức tiền lương thích hợpvới sinh viên, giờ làm có phù hợp với bản thân không, làm thêm có ảnh hưởng đếnhọc tập, tìm việc làm thêm qua phương tiện gì là đáng tin cậy?

- Giúp các nhà tuyển dụng biết thêm những nhu cầu, những mong muốn của cácbạn sinh viên để từ đó có những công việc phù hợp hơn với sinh viên

2 Ph ươ ng pháp nghiên c u ứ

Với đề tài: “ Sự lựa chọn việc làm thêm của sinh viên năm 3 Trường Đại học Kinh

Tế TP HCM.”, nhóm sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và mô tả là chủyếu, đồng thời có kèm theo là những phương pháp nghiên cứu khám phá và nhân quả

để làm rõ hơn về vấn đề nghiên cứu

Có thể mỗi sinh viên đều có nhu cầu đi làm thêm khi còn đang học trên ghế nhàtrường, tuy nhiên công việc làm thêm thì đa dạng phong phú rất nhiều sự lựa chọn cho

Trang 9

những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên,nên bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên phương pháp nghiên cứu nhân quả, kết quảthu được ở dạng định lượng, để có thể nắm được những con số quan trọng và mức độảnh hưởng của các yếu tố đến việc lựa chọn công việc của sinh viên.

Mục đích của đề tài là biết được những yếu tố là chi phối việc lựa chọn công việclàm thêm của sinh viên, hay đúng hơn là tìm nguyên nhân để biết được tại sao lại có

sự lựa chọn như vậy ở sinh viên Chính vì vậy bảng câu hỏi được thiết kế theo phươngpháp nghiên cứu nhân quả, từ những yếu tố ảnh hưởng như ngành mà sinh viên đangtham gia học, mục đích của việc làm thêm,thời gian sinh viên có thể bỏ ra để làmthêm, mức lương mà sinh viên có thể hài lòng hay mức độ đồng ý với một số vấn đề

có thể xảy ra khi làm thêm,… Đó là những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến kếtquả là việc lựa chọn công việc làm thêm của sinh viên, cũng lí giải được tại sao lại có

sự khác nhau về những công việc mà sinh viên đã làm, đang làm và mong muốn làmsau này

Để nắm rõ hơn về tầm ảnh hưởng của các yếu tố đến việc lựa chọn công việc củasinh viên, các kết quả thu được đều ở dạng định lượng nhằm biết được chính xác con

số, tỉ lệ ảnh hưởng của yếu tố như thế nào đến việc lựa chọn Cũng như để có con số

để so sánh mức độ ảnh hưởng của những yếu tố khác nhau, yếu tố nào ảnh hưởngnhiều và nhiều hơn bao nhiêu lần, hay bao nhiêu phần trăm Cũng như biết được sốlượng sinh viên thích làm công việc này, công việc này sinh viên tham gia nhiều hơncông việc kia là bao nhiêu người,… Chính vì vậy mà phương pháp nghiên cứu địnhlượng là cần thiết trong đề tài này hơn là việc sử dụng phương pháp nghiên cứu địnhtính

Tóm lại việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu sao cho phù hợp với mục đích của

đề tài nghiên cứu là rất quan trọng, nó giúp cho kết quả cuộc nghiên cứu được đảmbảo, đông thời tiết kiệm được thời gian và chi phí cho cuộc nghiên cứu

Trang 10

3 K t qu nghiên c u ế ả ứ

a Mẫu nghiên cứu

Trong tổng mẫu nghiên cứu là những sinh viên năm 3 của trường Đại học Kinh Tế

TP HCM, số sinh viên nữ chiếm 40% và số sinh viên nam là chiếm 60% trên tổng số

Trang 11

Trong tất cả những sinh viên năm 3 của trường Đại Học Kinh Tế TP HCM thì chiếmnhiều nhất là sinh viên thuộc khối ngành Quản trị kinh doanh chiếm 36% trên tổng sốsinh viên được khảo sát; tiếp sau đó là sinh viên thuộc khối ngành Kế toán- Kiểmtoán, chiếm 16%; số sinh viên thuộc khối ngành Thương mại- Du lịch- Marketingchiếm 13% trên tổng số sinh viên; chiếm 8% là số sinh viên thuộc khối ngành Tàichính- Ngân hàng; ngoài ra, có 27% số sinh viên là thuộc một số ngành khác củatrường.

b Những công việc sinh viên đã từng làm

Sau khi khảo sát, có 159 lựa chọn về công việc đã làm thêm của sinh viên năm

ba trường Đại học Kinh Tế TP HCM, kết quả như sau: công việc sinh viên đã từnglàm nhiều nhất là Nhân viên bán hàng, với 30 lựa chọn; tiếp sau đó là Nhân viênnghiên cứu thị trường với 27 lựa chọn mà sinh viên đã từng đi làm; có 20 lựa chọncủa sinh viên về công việc Gia sư; 19 lựa chọn về công việc Phát tờ rơi; với công việcPhục vụ có 14 lựa chọn; 11 lựa chọn của sinh viên về đã tham gia làm Tiếp thị; và

Trang 12

chiếm số lượng ít nhất là công việc Tự kinh doanh với 8 lựa chọn đã tham gia; ngoài

ra có 20 lựa chọn của sinh viên đã tham gia vào một số công việc làm thêm khác

c Lí do chọn công việc

Trong câu hỏi về lí do chọn công việc làm thêm ở hiện tại của sinh viên, có

171 lựa chọn ở 7 lí do khác nhau: chiếm số lượng nhiều nhất là lí do Có thêm cơ hộihọc hỏi với 42 lựa chọn từ sinh viên; ngay sau đó là lí do Thời gian phù hợp với 41lựa chọn; lí do có số lượng lựa chọn nhiều thứ ba là Lương cao với 28 lựa chọn; thứ

tư là Thích mội trường làm việc hiện tại với 18 lựa chọn; lí do có số lượng lựa chọn ítnhất là Chính sách hấp dẫn với 6 lựa chọn; ngoài ra có 12 lựa chọn là những lí dokhác nữa để làm công việc hiện tại

Trang 13

d Mục đích của việc làm thêm

Trong câu hỏi để biết về mục đích đi làm thêm của sinh viên năm ba trườngĐại học Kinh Tế TP HCM, có 4 mục đích được đưa ra để sinh viên lựa chọn, thìchiếm số lượng nhiều nhất là mục đích Tìm kiếm kinh nghiệm làm việc thực tiễn với

58 lựa chọn; ở vị trí được lựa chọn nhiều thứ hai là mục đích Kiếm tiền trang trải họcphí với 42 sự lựa chọn; cũng có 7 lựa chọn về mục đích làm thêm là do Theo phongtrào theo bạn bè; ngoài ra có 12 lựa chọn là những mục đích khác nữa để sinh viên đilàm thêm

Trang 14

e Sinh viên năm ba có cần đi làm thêm

Khi được hỏi về sinh viên năm ba có cần đi làm thêm không thì có đến 88%trong tổng số sinh viên được khảo sát đồng ý là cần đi làm thêm; trong khi đó có 12%cho rằng không cần đi làm thêm trong giai đoạn này

Trang 15

f Sự khác biệt trong quyết định làm thêm của sinh viên năm ba so với các sinh viên năm nhất, năm hai và năm cuối

Khi được hỏi về: “ Có hay không sự khác biệt trong lựa chọn việc làm thêmcủa sinh viên năm ba so với năm nhất năm hai và năm cuối?” Thì câu trả lời là “ Có”chiếm đến 78% trên tổng số lượng sinh viên được hỏi; và có 22% cho là không có sựkhác biệt giữa các năm về việc lựa chọn việc làm thêm

Trang 16

g Thời điểm thích hợp để đi làm thêm

Trong câu yêu cầu những sinh viên được khảo sát phải cho điểm trên thangđiểm 100 về Thời điểm thích hợp nhất để đi làm thêm trong 4 năm học Đại học, thumột số kết quả: đạt tổng số điểm cao nhất 2755 điểm là ở Năm 3, tiếp theo với tổngđiểm là 2480 điểm ở năm 2, năm 1 có tổng điểm cao thứ ba với 1950 điểm và cuốicùng là năm 4 với tổng điểm là 1105 điểm

Trang 17

h Mức lương

Trong câu hỏi về mức lương mà các sinh viên nhận được khi đi làm thêm hiệnnay, có được một số kết quả: mức lương mà phần lớn các sinh viên nhận được là từ800.000- 1.000.000đ chiếm 39% trong tổng số sinh viên được khảo sát; mức lươngtiếp theo mà các sinh viên nhận được là từ 1.000.000- 2.000.000đ, chiếm 31% trêntổng sự lựa chọn; thứ ba là mức lương từ 200.000- 800.000đ, chiếm 19% sự lựa chọncủa sinh viên; 7% sự lựa chọn trên tổng sinh viên được khảo sát đã lựa chọn mứclương nhỏ hơn 200.000đ; và cuối cùng là mức lương lớn hơn 200.000đ, chiếm 4% sựlựa chọn của sinh viên

Trang 19

j Sự hài lòng với công việc làm thêm

Để đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên ở một số vấn đề, với câu hỏi 14trong bảng câu hỏi, với mức thang điểm từ 1 đến 5 điểm, có được mức điểm trungbình ở các vấn đề như sau: Sự hài lòng về giao tiếp xã hội có mức điểm trung bình là3.81 điểm; về mức độ hài lòng đối với sự đối xử của công ty có mức điểm trung bình

là 3.33 điểm; 3.31 điểm là điểm trung bình mà sinh viên hài lòng về thời gian làmviệc; 3.59 điểm là mức điểm trung bình đánh giá sự hài lòng về kinh nghiệm có đượccủa sinh viên khi đi làm thêm; về vấn đề hài lòng về chính sách của công ty đối vớinhân viên thì có số điểm trung bình mà sinh viên đánh giá là 3.24 điểm; cuối cùng là

sự hài lòng về tiền lương thì có số điểm trung bình trên thang điểm 5 là 3.4 điểm.Phần lớn sinh viên khá hài lòng với công việc cũng như những yếu tố mà sinh viênnhận được về kiến thức, lương, kinh nghiệm sau khi đi làm thêm

Ngày đăng: 27/07/2014, 19:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w