quản trị rủi ro cho trồng và sản xuất cà phê

28 910 5
quản trị rủi ro cho trồng và sản xuất cà phê

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I.Giới thiệu đề tài LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vì thế trong những năm gần đây diện tích và sản lượng đã không ngừng tăng lên. Cà phê đã góp phần lớn trong việc thay đổi diện mạo Tây Nguyên. Nhờ cây cà phê mà nhiều hộ dân nơi đây đã thoát khỏi đói nghèo và đang vươn lên làm giàu. Đời sống nhân dân có nhiều sự đổi thay, có nhà cửa khang trang và mua sắm được vật dụng đắt tiền, con em được đến trường, đến lớp. Tuy nhiên ở các tỉnh Tây Nguyên, những năm qua do giá cà phê tăng cao người dân đã ào ào trồng loại cây công nghiệp này bất chấp có phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng hay không Riêng tỉnh Đăk Lăk, địa phương có diện tích cà phê lớn nhất nước, bỏ qua những khuyến cáo của ngành chức năng, diện tích cà phê đã tăng đột biến, không theo quy hoạch, kế hoạch, trồng ồ ạt trên cả những vùng đất không thích hợp, không chủ động được nguồn nước cũng như không lường trước được những rủi ro có thể gặp tới khi trồng loại cây này. Từ đây những rủi ro cũng tăng theo ở nhiều khía cạnh khác nhau và ngày càng trở nên phức tạp, khó dự báo hơn. Các rủi ro chính mà người nông dân có thể gặp là rủi ro về giá; rủi ro về thời tiết; rủi ro kĩ thuật; rủi ro sâu bệnh. Đề tài này tập trung nghiên cứu những rủi ro trong sản xuất cà phê của nông dân Đăk Lăk để họ có một quy trình sản xuất chuyên nghiệp và chủ động. Nó giúp nhận biết, phòng ngừa và hạn chế rủi ro để mang lại hiệu quả sản xuất cao nhất trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt cả về số lượng và chất lượng. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các phương pháp được dùng để giải quyết các nghiên cứu trong đề tài này là mô tả, giải thích, điều tra suy đoán nhằm nhận dạng rủi ro trong trồng trọt cà phê từ đó tìm ra các giải pháp phòng tránh và hạn chế rủi ro một cách hữu hiệu nhất. Phạm vi nghiên cứu Sản xuất cà phê là một quá trình lâu dài, bao gồm nhiều yếu tố. Đây là một chủ đề rất rộng và đòi hỏi cần phải có chiều sâu. Tuy nhiên đề tài nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ cho phép về kiến thức. Ở đây đề tài tập trung nghiên cứu những rủi ro và những biện pháp nhằm khắc phục, hạn chế những rủi ro đó trong sản xuất cà phê của nông dân Đăk Lăk từ năm 2000 đến nay. II.Cơ sở lý thuyết Các khái niệm cơ bản về rủi ro và phân loại rủi ro Khái niệm Có nhiều định nghĩa về rủi ro được các nhà nghiên cứu đưa ra. Thường thì các định nghĩa được phát biểu tùy theo quan điểm của từng người và của từng ngành. Chẳng hạn, theo quan điểm của bảo hiểm, rủi ro được định nghĩa: - Là sự tổn thất ngẫu nhiên - Là khả năng có thể gây tổn thất - Là khả năng có thể xuất hiện một biến cố không mong đợi. Theo quan điểm của các nhà đầu tư, rủi ro lại được định nghĩa là “không có được NPV và IRR như dự tính”. Còn theo xác suất thống kê thì “rủi ro là biến cố ngẫu nhiên có thể đo lường được bằng xác suất”. Nhìn chung, rủi ro được hiểu theo nghĩa không những chỉ là khả năng mà còn là tổn thất của chính bản thân nó, hoặc của một vật thể, hoặc của một chất có sự hiện diện của mối nguy hiểm. Phân loại Có rất nhiều cách phân loại rủi ro nhưng trong bài tiểu luận này sẽ chia rủi ro thành hai loại chính đó là rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán. Rủi ro thuần túy: là loại rủi ro chỉ mang lại những hậu quả không có lợi hoặc những tổn thất (rủi ro chỉ có một chiều). VD: Khi trồng cà phê phải đối mặt với những rủi ro về thiên tai, sâu bệnh, sai kỹ thuật trồng. Rủi ro suy đoán: là loại rủi ro vừa có thể mang lại tổn thất, nhưng cũng có thể mang lại lợi ích (rủi ro có đặc tính hai chiều). VD: Sau khi thu hoạch cà phê, phơi khô, say thành cà phê nhân và đóng bao, người trồng cà phê không bán mà kì vọng bán với giá cao hơn. Lúc này người trồng cà phê sẽ phải đối mặt với rủi ro biến động giá. Quản trị rủi ro Khái niệm quản trị rủi ro Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro. Các yếu tố cơ bản của quản trị rủi ro Xác định mục tiêu, sứ mạng của quản trị rủi ro + Giúp tổ chức nhận dạng, phân tích, đo lường và phân loại rủi ro đã và sẽ xảy ra với tổ chức. + Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm soát rủi ro, với những điều kiện phù hợp với tổ chức đó. + Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình tài trợ rủi ro: * Thu xếp và thực hiện nhanh các hợp đồng bảo hiểm. * Xây dựng và quản lý hiệu quả các quỹ dự phòng. * Vận động sự ủng hộ của các chủ thể có liên quan. * Phân tích và lựa chọn các hình thức tài trợ thích hợp khác. Đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro đó là các hoạt động cần thiết của nhà quản trị rủi ro nhằm nhận dạng, ước lượng và đo lường rủi ro, sự bất định và những ảnh hưởng của chúng đối với tổ chức. Nhận dạng rủi ro Đó là quá trình nhận biết các nguy cơ rủi ro tiềm năng đối với tài sản, trách nhiệm pháp lý và nguồn nhân lực con người mà hiểm họa và mối nguy hiểm đó sẽ dẫn tới những tổn thất. Phân tích tổn thất và hiểm họa Đó là quá trình mà nhà quản trị rủi ro ước lượng các điều kiện tạo nên rủi ro, mối nguy hiểm cùng với những hiểm họa này và tổn thất xuất hiện là kết quả của mối nguy hiểm. Đo lường rủi ro Là quá trình xác định tổn thất từ nguy cơ và mức độ của nó. Đo lường rủi ro cần quan tâm đến các yếu tố như: tần suất xuất hiện rủi ro, mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Kiểm soát rủi ro Đó là những kỹ thuật, những công cụ, những chiến lược, và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và (hoặc) mức độ của rủi ro và tổn thất hoặc lợi ích. Kiểm soát rủi ro có hiệu quả sẽ hạn chế được nguy cơ rủi ro của một tổ chức. Kiểm soát rủi ro bao gồm các kỹ thuật, công cụ, chiến lược và những chương trình cố gắng né tránh, đề phòng và hạn chế hay nói một cách khác là kiểm soát tần suất và độ lớn của những tổn thất và ảnh hưởng không mong muốn khác của rủi ro. Mặt khác kiểm soát rủi ro còn bao gồm cả những phương pháp hoàn thiện các kiến thức và hiểu biết trong hành vi của tổ chức có tác động đến rủi ro. Tài trợ rủi ro Là những kỹ thuật và công cụ được sử dụng để tài trợ cho chi phí của rủi ro và tổn thất. Nó được biểu hiện qua các khoản nợ không có khả năng hoàn trả một phần hay toàn bộ. Có thể bao gồm một trong hai yếu tố sau: - Các khoản thu bằng tiền không có khả năng đáp ứng các khoản chi bằng tiền đúng kế hoạch (thiếu tiền mặt để thanh toán). - Các khoản thu bằng tiền không có khả năng đáp ứng các khoản chi bằng tiền (mất khả năng thanh toán). Quản lý rủi ro Là việc quản lý chương trình để thiết lập nên những thủ tục mà những hoạt động hàng ngày của chức năng quản trị rủi ro phải tuân theo. Lịch sử hình thành Nơi đây, gần 100 năm về trước, đồn điền cà phê CADA được thành lập, là một trong những đồn điền ra đời sớm trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương vào năm 1922. Cùng lúc đó trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có tổng cộng 26 đồn điền cà phê khác được thành lập. CADA là từ viết tắt của cụm từ Compagne Argicole D’Asie (Công ty Nông nghiệp Á Châu), với diện tích ban đầu 2.000 ha, là một đồn điền cà phê lớn nhất ở Đắk Lắk. Lúc đồn điền cà phê CADA được thành lập, cũng là lúc giai cấp công nhân đồn điền cà phê CADA ra đời, họ là nạn nhân của nạn cướp đoạt ruộng đất và bần cùng hóa, trong đó người Êđê, Mnông chiếm tới 70% dân số. Từ năm 1922 cho đến trước năm 1945, dưới chế độ bóc lột của thực dân Pháp, người công nhân bị đối xử vô cùng tàn nhẫn, đời sống hết sức cơ cực. Trước tình thế đó, đội ngũ công nhân ở đồn điền cà phê CADA và các đồn điền khác liên tục đứng lên đấu tranh để tự giải phóng trong những năm 1927, 1932, 1935, 1940. Một số Đảng viên ở nhà đày Buôn Ma Thuột đã đứng ra thành lập Hội Việt minh CADA, đội Tự vệ CADA, Ban lãnh đạo công nhân và đây cũng là nơi ra đời Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên trong công nhân cà phê, gọi là Chi bộ đồn điền, đánh dấu sự trưởng thành về chất của đội ngũ công nhân đồn điền cà phê CADA và công nhân ở Đắk Lắk. Từ đó, công nhân đồn điền cà phê CADA đã biến nơi này thành nơi hoạt động cách mạng và là nơi giành được chính quyền cách mạng đầu tiên trong toàn tỉnh Đắk Lắk vào năm 1945. Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, công nhân đồn điền cà phê CADA còn tham gia vào cuộc tổng tiến công, nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 và mùa xuân 1975 giải phóng Đắk Lắk, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Sau ngày giải phóng, tỉnh Đắk Lắk đã sớm quan tâm đến việc phát triển cà phê. Ngày 12/11/1975, UBND cách mạng tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định trưng thu tài sản, đất đai ở các đồn điền, đồng thời vận động 75 hộ cá thể hiến tặng gần 2.000 ha đất cà phê, trên cơ sở đó thành lập cà phê Thắng Lợi, Ea hồ, 10-3, Đức Lập do Công ty quốc doanh nông nghiệp tỉnh trực tiếp quản lý. Đồng thời một loạt các công ty quốc doanh thuộc Trung ương quản lý cũng ra đời. Từ sau 1986 nhờ chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước, tỉnh Đắk Lắk đã chủ trương trồng mới, thâm canh rộng rãi trong nhân dân, từ đó bắt đầu hình thành các vùng tập trung chuyên canh cà phê lớn ở thành phố Buôn Ma Thuột và các huyện lân cận. Hiện nay, khoảng 15% diện tích cà phê trên địa bàn Đắk Lắk thuộc các công ty, doanh nghiệp, hơn 85% diện tích cà phê là của người dân tự trồng và quản lý. Cà phê là cây trồng chủ lực của tỉnh ĐắkLắk, chiếm hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, với diện tích cà phê lớn nhất của cả nước 190.700 ha, sản lượng trung bình 400.000 tấn/năm. Ngành sản xuất cà phê tại ĐắkLắk đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 500.000 người. Nhận dạng rủi ro chung đối với việc trồng cà phê Thông qua quy trình sản xuất cà phê Quy trình Các bước cụ thể Yêu cầu cơ bản Trồng mới Bước 1. Xem xét thời vụ Bắt đầu từ mùa mưa – kết thúc trước mùa khô 2-3 tháng. Bước 2. Lựa trọn đất trồng Độ dốc 0-15 độ, đất phải dễ thoát nước, tầng đất dày trên 70cm, mực nước ngầm sâu hơn 100cm, hàm lượng mùn của lớp đất mặt (0-20 cm) trên 2,5%. Bước 3. Đo khoảng cách trồng cây cà phê được trồng theo khoảng cách 3x3 m. Bước 4. Chọn cây giống Tuổi cây: 6-8 tháng Chiều cao thân kể từ mặt bầu: 25-35cm , thân mọc thẳng Số cặp lá thật: 5-7 Đường kính gốc: 3-4 mm Cây không bị sâu bệnh và được huấn luyện ngoài ánh sáng hoàn toàn từ 10- 15 ngày trước khi trồng. Kích thước bầu đất: 14- 15 x 24-25 cm. Bước 5. Trồng mới Hố được đào với kích thước 50-60 x 50 x 50 cm. Trộn đều lớp đất mặt với 5-10 kg phân chuồng cùng với 0,5 kg phân lân và lấp xuống hố, công việc trộn phân lấp hố phải được thực hiện trước khi trồng ít nhất 1 tháng. Túi bầu được xé cẩn thận tránh làm vỡ bầu đất và cắt rễ cọc bị cong ở đáy bầu, mặt bầu được đặt thấp hơn mặt đất 10-15 cm. Dùng đất lấp dần và nén chặt chung quanh bầu đất, chú ý tránh làm vỡ bầu đất Bước 6. Tạo bồn Công việc đào bồn phải được tiến hành trước mùa khô từ 1-2 tháng. Trong năm đầu bồn được đào theo hình vuông với kích thước rộng 1 m, sâu từ 0,15 đến 0,20 m, các năm sau bồn được mở rộng theo tán cây cho đến khi bồn đạt được kích thước ổn định: rộng 2-2,5 m và sâu từ 0,15 đến 0,20 m. Bước 7. Trồng cây đai rừng, cây che bóng, cây trồng xen Gồm 2 hàng muồng đen cách nhau 2 m, khoảng cách cây 2 m, trồng nanh sấu. Bước 8. Trồng cây che bóng Cây che bóng thích hợp đối với cà phê vối là cây muồng đen với khoảng cách trồng 24x24 m hay keo với khoảng cách 12x12 m. Bước 9. Trồng cây trồng xen Các loại cây đậu đỗ ngắn ngày có thể trồng xen vào giữa hai hàng cà phê KTCB để tăng thêm thu nhập và bảo vệ đất, băng đậu đỗ cách hàng cà phê tối thiểu 0,7 m. Chăm sóc Bước 10. Làm cỏ phải làm sạch cỏ thành băng dọc theo hàng cà phê với chiều rộng lớn hơn tán cây cà phê mỗi bên 0,5 m. Mỗi năm làm cỏ 5-6 lần. Bước 11. Bón phân Phân hữu cơ được bón theo rãnh vào đầu hay giữa mùa mưa, rãnh được đào dọc theo một bên thành bồn rộng 20 cm, sâu 25-30 cm và sau khi bón phân cần lấp đất lại. Các năm sau rãnh được đào theo hướng khác. Phân lân rải đều trên mặt cách gốc 30-40 cm. Không được trộn phân lân nung chảy với phân đạm. Phân kali và đạm có thể trộn đều và bón ngay. Đào rãnh chung quanh tán cây cà phê, rộng 10- 15 cm, sâu 5 cm rải phân đều và lấp đất. Bước 12. Tưới nước Thời điểm tưới được xác định khi mầm hoa đã phát triển đầy đủ ở các đốt ngoài cùng của cành, thông thường xảy ra sau khi kết thúc mùa mưa 2- 2,5 tháng. Bước 13. Tạo hình Lần đầu, khi cây cao 1,3- 1,4 m hãm ngọn ở độ cao 1,2-1,3 m. Lần thứ hai, khi có 50- 70% cành cấp 1 phát sinh cành cấp 2 tiến hành nuôi chồi vượt lên đỉnh tán cũ. Mỗi thân nuôi một chồi cao 0,4 m và duy trì độ cao của cây từ 1,7-1,8 m. Các chồi vượt phải được cắt bỏ thường xuyên. Bước 14. Phòng trừ sâu bệnh hại Cần phòng trừ các loại sâu cơ bản như rệp vảy xanh, rệp vảy nâu, rệp sáp, rệp sáp hại rễ, mọt đục cành, mọt đục quả. Cần phòng trừ các loại bệnh cơ bản như bệnh gỉ sắt, bệnh thối rễ, bệnh khô cành, khô quả, bệnh nấm hồng. Thu hoạch Bước 15. Hái cà phê Sản phẩm thu hoạch có tỷ lệ quả chín (có màu đặc trưng của quả khi chín chiếm trên 2/3 diện tích quả) đạt từ 95% trở lên và tỷ lệ tạp chất không quá 0,5%. Bước 16. Phơi khô cà Quả cà phê phải được đổ phê trên nền khô ráo, thoáng mát và không được đổ đống dày quá 40 cm. Bước 17. Bảo quản Say cà phê lấy nhân, đóng bao bì, phải sạch, không nhiễm hóa chất, phân bón … bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Thông qua quy trình này ta có thể nhận thấy những rủi ro khi trồng cà phê là: Thiên tai: việc trồng và thu hoạch cà phê là theo thời vụ và trồng cà phê thì phải bắt đầu từ mùa mưa và kết thúc trước mùa nắng 2-3 tháng, vì thế nếu đến mùa mưa mà thời tiết lại đột ngột không mưa xảy ra hạn hán kéo dài hoặc đến mùa nắng lại xảy ra mưa dầm thì người trồng cà phê sẽ gặp nhiều tổn thất. Sâu bệnh: Trồng cà phê phải đối mặt với rất nhiều loại sâu bệnh, vì thế nếu không phát hiện hay phòng chữa được sâu bệnh, người trồng cà phê sẽ phải đối mặt với nhiều mất mát lớn. Kỹ thuật, công nghệ: có rất nhiều yêu cầu về kĩ thuật trong từng bước trồng và thu hoạch cà phê, không đáp ứng sẽ làm ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng cà phê khi thu hoạch, vì thế khi trồng cà phê, người dân phải lường trước được những rủi ro này và đưa ra những biện pháp phòng ngừa riêng cho mình. Thông qua phân tích môi trường tự nhiên Mặt hàng cà phê có đặc điểm là sản xuất và thu hoạch mang tính thời vụ và cũng do nó có tính thời vụ nên rất khó khăn trong điều hòa cung cầu. Bên cạnh đó kết quả thu hoạch đối với mặt hàng này còn phụ thuộc vào đất đai, thổ nhưỡng, sâu bệnh và thiên nhiên như: thời tiết, khí hậu, mức độ phá hoại của sâu bệnh, độ màu mỡ của đất… Bởi vậy, mặt hàng cà phê luôn luôn gặp rủi ro cao. Chính vì những điều đó thường xảy ra tình trạng được mùa thì mất giá và mất mùa thì được giá. Hoặc vào mùa thu họach thì giá giảm và giáp vụ, khan hiếm hàng thì giá lại tăng. Tuy nhiên, cũng có những lúc giá diễn biến trái chiều hoặc tăng, giảm thất thường nên dẫn đến tình trạng khó dự báo giá cả. Ở Daklak, vụ cà phê được tính bắt đầu từ tháng 10 của năm này đến hết tháng 9 năm sau. Vụ mùa bắt đầu thu hoạch từ đầu tháng 10 và thu hoạch xong khoảng tháng 12 hàng năm. Thường thì tại các vùng trồng cà phê chính của Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa và thời tiết được chia thành hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa ở đây bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 11, còn mùa nắng được tiếp nối từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm. Tuy nhiên, có một số năm thì mùa mưa có thể kéo dài hoặc kết thúc sớm hơn và mùa nắng cũng chịu ảnh hưởng theo đó mà xê dịch. Do vậy, khi mùa mưa kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến việc thu hoạch cà phê và gây ra việc hư hại dẫn đến chất lượng cà phê giảm sút do không phơi, sấy kịp thời. Phần lớn những người trồng cà phê là các hộ cá thể với năng lực sản xuất thấp, ít vốn nên việc đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch gần như chưa có vì thế mà khi thu hoạch tời tiết tốt thì chất lượng cá phê cũng tốt, còn thời tiết xấu thì chất lượng cà phê cũng bị ảnh hưởng theo. Bên cạnh đó, cũng có thể khi thu hoạch cà phê vừa xong thì nếu gặp mưa cây cà phê ra hoa và nếu mưa kéo dài sẽ gây thối hoa, không thụ phấn được và dẫn đến sự mất mùa cho năm sau. Mặt khác, khi mùa khô đến sớmdễ xảy ra hạn hán tác động đến việc ra hoa của cà phê kém và nếu không đủ nước tưới sẽ gây chết cây hoặc khô cành dẫn đến mất mùa ở vụ mùa tiếp theo. Các bệnh thường gặp đối với cây cà phê như: bệnh gỉ sắt do nấm gây ra chủ yếu trên lá và làm cho lá rụng; bệnh khô cành khô quả do nấm, vi khuẩn gây ra là khô cành, khô quả; bệnh hại rễ do các tuyến trùng,mối làm cho rễ cà phê bị thối và hủy hoại rễ. Ngoài ra, cây cà phê còn bị đe dọa bởi sâu hại cà phê như: các loại rệp gây hại ở phần thân, lá, quả; còn mọt gây hại như đục quả, đục cành; và sâu đục thân v.v… Như vậy rủi ro và tổn thất có thể xảy ra. Do vậy, rủi ro từ môi trường tự nhiên đối với mặt hàng cà phê là rất lớn, khó dự báo và khó có thể đo lường được. Thông qua phân tích môi trường xã hội Giá cả cà phê là nhân tố khó dự báo chính xác và luôn đưa đến rủi ro rất cao. Giá cả do những người tham gia thị trường dựa vào các yếu tố từ môi trường tự nhiên, xã hội v.v… tạo ra. Giá cà phê được quyết định trực tiếp từ giá thế giới và biến động từng ngày, từng giờ và thậm chí từng phút, từng giây. Người dân Daklak luôn dự trữ cà phê sau khi thu hoạch, chứ không đem đi bán ngay vì thế họ phải đối mặt với rủi ro từ sự biến động giá cà phê trong nước. Người dân Daklak hầu như chỉ truyền đạt kinh nghiệm trồng cà phê cho nhau chứ không dựa vào khoa học kỹ thuật, cũng như không được đào tạo chuyên môn một cách bài bản dẫn đến làm sai kĩ thuật ảnh hưởng đến chất lượng, sản lượng cà phê. II.Phân tích và đưa ra biện pháp kiểm soát cho từng rủi ro. Rủi ro biến động giá Tình hình biến động chí phí đầu vào và giá đầu ra của ngành cà phê trên thị trường hiện nay: Biến động giá cả đầu vào Giống cà phê: Từ năm 2009, Viện KHKT nông lâm nghiệp Tây Nguyên không còn nhận đơn đặt hàng hoặc hợp đồng bán cà phê giống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh Đắk Lắk. Điều này khiến cho lượng giống cà phê đạt chất lượng tại Đắk Lắk trở nên khan hiếm. Cùng với đó, các chủ vườn ươm tư nhân đồng loạt nâng giá giống làm cho người trồng cà phê gặp khó khăn. (từ 3500đ/cây lên 6500đ/cây) Phân bón: [...]... trồng phải được khai hoang sạch sẽ rể,thân, cành và phải được cỳ bừa trước ba tháng Cà phê phải được trồng thành hàng theo nguyên tắc cay dày,hàng thưa Trồng cà phê Trừ cà phê mít không cần che bóng, các loại cà phê đều phải trồng cây che bóng với khoảng cách và mật độ thích hợp để bảo vệ cà phê Đào hố trồng cà phê phải được hoàn thành trước khi trồng cà phê 2 tháng Dùng phân hữu cơ hoai trộn với phân... tài trợ rủi ro Mua bảo hiểm nông nghiệp cho cây cà phê Dự trữ cây giống sạch bệnh để thay thế cho những cây bị bệnh hại Trồng xen canh các loại cây trồng khác phù hợp với cây cà phê Luôn có một khoản kinh phí dự phòng khi rủi ro xảy ra nhằm bù đắp chi phí mua thuốc trừ sâu, phân bón, chi phí chăm sóc, thay thế cây giống Rủi ro kỹ thuật Rủi ro trong trồng trọt Mô tả Muốn cây cà phê sinh trưởng và phát... bàn… trong khi sâu bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây cà phê, gây tác hại kinh tế nghiêm trọng làm giảm năng suất, chất lượng quả cà phê, cũng như gây thiệt hại lớn cho người dân và làm cho sự phát triển của cây cà phê trong thời gian tới chưa được bền vững Cho nên, để cho cây cà phê phát triển ổn định và bền vững thì vấn đề bảo vệ thực vật, giảm rủi ro cho việc trồng. .. kế hoạch trồng cà phê tổng thể nhằm gia tăng sản lượng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Theo đó, tổng diện tích trồng cà phê được duy trì ở mức 500.000 ha vào năm 2020, với sản lượng tăng 2,4 tấn/ha và 479.000 ha với sản lượng đạt 2,5 tấn/ha vào năm 2030 Nhưng sản lượng và diện tích trồng đứng nhất thế giới không phải là đích mà cà phê Việt Nam muốn hướng tới Trong khi giá 1 tấn cà phê cùng loại... thuật ,quy trình ươm giống hay trồng cây có thể khiến cho cây cà phê phát triển kém, sâu bệnh và quan trọng nhất là năng suất cà phê giảm mạnh Đo lường Theo yêu cầu về kĩ thuật lựa chọn giống,đất trồng, kĩ thuật trồng là 1 khâu quan trọng đến việc thành công trong vấn đề trồng cà phê. cụ thể có nhiều loại cà phê và kĩ thuật trồng cà phê rất khó Cà phê chè ưa khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ bình quân năm... đề phòng và khắc phục các rủi ro chẳng hạn Thông qua các phân tích ở trên, người trông cà phê có thể nhận dạng ra được một số các rủi ro, đo lường được, khắc phục và phòng tránh được nó Tuy nhiên, rủi ro có thể xuất hiện ở mọi nơi, mọi thời điểm và biến đổi không ngừng, nên để hạn chế được tác động xấu của nó, người trồng cà phê phải luôn năng động, thích ứng và có cách thức quản trị rủi ro đúng đắn... trồng cà phê có lợi nhuận cao hơn? Trong tất cả các giai đoạn trồng cà phê thì giai đoạn thu hoạch đóng vai trò quan trọng nhất Nó đảm bảo vấn đề thu lại lợi ích của cả một quá trình Do đó người nông dân cần phải thực hiện đúng yêu cầu của nhà thu mua và sức khỏe cho cây cà phê cũng như bảo đảm chất lượng đầu vào cho việc sản xuất thành phẩm cà phê và mùa vụ tới Đem lại lợi ích dài lâu cho ngành xuất. .. vỡ hợp đồng và bán cà phê cho các thương lái Mặt khác, chính quyền không có chính sách hỗ trợ, định hướng đúng đắn cho vùng, dẫn đến chất lượng cà phê mỗi hộ khác nhau, giá cũng khác nhau Điều này làm mất đi giá trị của thương hiệu cà phê Tây Nguyên Tác động của biến động giá cả đầu ra đối vói người trồng cà phê: Giá cà phê bán ra giảm tác động trực tiếp tới thu nhập của người trồng cà phê Do đó đây... mà người trồng cà phê quan tâm nhiều nhất Việc biến động giá có thể chia làm 2 loại: Tăng Giá và Giảm Giá Tùy vào từng trường hợp mà biến động tác động tốt hay xấu tới người trồng Khi nông dân thu hoạch và còn giữ cà phê trong kho hoặc ở nhà máy, việc giá cà phê tăng giúp cho họ có thể tăng thêm được thu nhập Nhưng nếu họ đã bán hết cà phê mới thu hái vì một số lý do bắt buộc, thì việc cà phê tăng... tốt, cho năng suất cao thì đòi hỏi người trồng quan tâm đến vấn đề chọn giống,ươm giống kỹ lưỡng và tỉ mỉ Vì cà phê có nhiều loại, mỗi loại phù hợp với những vùng đất,khí hậu đặc trưng Bên cạnh đó vấn đề về đất trồng và kĩ thuật trồng cũng là 1 đều mà người trồng cà phê cần chú ý kĩ, vì nó ảnh hưởng nhiều đến năng xuất và sự phát triển của cây cà phê Đặc biệt hơn là qua trình lựa chọn đất trồng và kĩ . người trồng cà phê sẽ phải đối mặt với rủi ro biến động giá. Quản trị rủi ro Khái niệm quản trị rủi ro Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống. rất nhiều cách phân loại rủi ro nhưng trong bài tiểu luận này sẽ chia rủi ro thành hai loại chính đó là rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán. Rủi ro thuần túy: là loại rủi ro chỉ mang lại những. … bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Thông qua quy trình này ta có thể nhận thấy những rủi ro khi trồng cà phê là: Thiên tai: việc trồng và thu hoạch cà phê là theo thời vụ và trồng cà phê thì

Ngày đăng: 27/07/2014, 19:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan