Xã EaWy là một trong những xã nghèo thuộc huyện Ea H’leo, với tổng diện tích tự nhiên là 9054 ha và 9 thôn , với đa số dân sống bằng nghề nông, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trìn
Trang 1Luận văn tốt nghiệp
Đề tài
Tìm hiểu hiệu quả sử dụng đất
trồng cây hàng năm ở thôn 3 xã Eawy
huyện Ea Hleo tỉnh Đăk Lăk
Trang 2MỤC LỤCPHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 5
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 5
Huyện Ea H’leo cũng như các huyện khác của tỉnh Đắk Lắk phát triển sản xuất nông nghiệp là mặt trận hàng đầu Xã EaWy là một trong những xã nghèo thuộc huyện Ea H’leo, với tổng diện tích tự nhiên là 9054 ha và 9 thôn , với đa số dân sống bằng nghề nông, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trình độ sản xuất, thâm canh cây trồng của nhân dân trong vùng còn rất hạn chế, trình độ dân trí chưa theo kịp với nhu cầu phát triển của sản xuất thị trường, trong khi đó giá vật tư nông nghiệp ngày càng tăng cao, giá sản phẩm nông nghiệp bấp bênh nên đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân Vì vậy việc định hướng cho người dân trong xã nói chung
và người dân ở thôn 3 nói riêng trong khai thác, sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả là một trong những vấn đề hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người dân tại địa phương 6
Xuất phát từ vấn đề trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu hiệu quả
sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3 xã Eawy huyện Ea Hleo tỉnh Đăk Lăk” để từ đó có thể đưa ra các giải pháp giúp người dân sử dụng đất hiệu
quả, tiết kiệm, áp dụng nuôi trồng các cây con cho hiệu quả kinh tế cao 7
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 7 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 7
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 7 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 7 PHẦN HAI: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8
2.1 Cơ sở lý luận 8 2.1.1 Một số khái niệm 8 2.1.2 Vị trí và đặc điểm của đất đai trong nông nghiệp 8
2.1.3 Các lý thuyết có liên quan 9 2.1.3.1 Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất 9
b Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất 10
2.1.3.2 Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất 11
b Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất 12
2.2 Cơ sở thực tiễn 13 Bảng 1 : Quy hoạch sử dụng nhóm đất nông nghiệp toàn quốc năm 2010 14 PHẦN BA: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 17
Trang 33.1.1.1 Vị trí địa lý 17 3.1.1.2 Diện tích tự nhiên: 17 3.1.1.3 Đặc điểm địa hình: 17 3.1.1.4 Đặc điểm khí hậu 17 3.1.1.5 Tài nguyên 18 3.1.1.6 Thủy văn, nguồn nước 20
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 20
3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động 20
Bảng 2 : Cơ cấu dân cư theo thành phần dân tộc 20
3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng 20 3.1.2.3.Tình hình sản xuất nông nghiệp 21 3.1.2.5 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội của xã EaWy 22
3.2 Phương pháp nghiên cứu 23 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 23 3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 23 3.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 23
3.2.4 Phương pháp phân tích 24 PHẦN BỐN: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
4.1 Thực trạng sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3 26
4.1.1 Tình hình bố trí cây trồng 26 4.1.2 Cơ cấu diện tích các loại cây trồng 27 Bảng 3 : Cơ cấu diện tích các loại cây trồng hàng năm ở thôn 3 xã EaWy 28
4.1.3 Năng suất và sản lượng các loại cây trồng 29 Bảng 4 : Năng suất một số loại cây trồng của thôn 3 29 Bảng 5 : Thu nhập từ các cây trồng hàng năm của thôn 3 30
4.1.4 Hiệu quả sử dụng đất canh tác hàng năm ở thôn 3 31
Bảng 6 : Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng qua các vụ năm 2010 31 Bảng 7 : Hiệu quả sử dụng đất canh tác của các nhóm hộ năm 2010 32
4.1.5 Năng lực và kết quả sản xuất của các hộ điều tra 33
Bảng 8 : Một số chỉ tiêu phản ánh năng lực và trình độ canh tác của các nông hộ
34 4.2 Thảo luận 35
Trang 44.2.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra 35
4.2.2 Thị trường đầu vào, đầu ra 36 4.2.3 Công tác khuyến nông 37 4.2.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp 38
4.2.5 Áp dụng khoa học kỷ thuật mới vào sản xuất 38
4.2.6 Chính sách của chính phủ 38 4.3 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3
39 PHẦN NĂM: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41
5.1 Kết luận 41 5.2 Kiến nghị 42 5.2.1 Đối với chính phủ 42 5.2.2 Đối với tỉnh, huyện và xã 42 5.2.3 Đối với hệ thống tín dụng 43 5.2.4 Đối với bà con nông dân 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
Trang 5PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước có nền nông nghiệp lâu đời với hơn 70% dân số sống ởnông thôn – nơi sản xuất ra lượng lớn lương thực, thực phẩm cung cấp cho xã hội.Nông nghiệp là một trong hai ngành kinh tế quan trọng quyết định sự tồn tại và pháttriển của xã hội, nó cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho nhiều ngành công nghiệp,dịch vụ và các ngành khác
Khi nói đến sản xuất nông nghiệp thì không thể không nói đến đất đai, về cơ bảnnếu không có đất đai thì không có sản xuất nông nghiệp, vì thế trong nông nghiệp đấtđai là tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế được
Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam hiện nay đang đặt ra những yêucầu mới đòi hỏi công tác quản lý, khai thác và sử dụng đất đai tốt hơn, chủ động hơnlàm cho đất đai trở thành nguồn lực quan trọng tham gia vào quá trình công nghiệp,hóa hiện đại hóa đất nước Trên quan điểm đó, Đảng và Nhà nước ta thực hiện côngcuộc đổi mới trong công tác quản lý đất đai từ Trung ương cho đến cấp cơ sở, bằngcách giao khoán dài hạn cho người sản xuất, nhằm khai thác triệt để khả năng sinh lợi
từ đất
Mặt khác, bên cạnh công tác quản lý đất đai Đảng và Nhà nước ta còn thực hiệncông tác chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuấtnông nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất vì đất là ngồn tài nguyên vô cuùng quýgiá, là tư liệu sản xuất đặc biệt , là thành phần quan trọng hàng đầu của sự sống, là địabàn xây dựng và phát triển dân sinh kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng
Hiện nay việc sử dụng đất còn nhiều khó khăn và bất cập Do đất đai là nguồn tàinguyên có hạn, bên cạnh đó do sự phân bố đất đai không đều, dẫn đến việc sử dụng đấtchưa hợp lý Chính vì vậy trong quá trình sử dụng phải khai thác hợp lý, tiết kiệmđồng thời không ngừng công tác bồi dưỡng cải tạo đất nhằm nâng cao sức cản xuất củađất, tích cực mở rộng diện tích đất bằng cách khai hoang, phủ xanh đất trống đồi núitrọc, từng bước tăng diện tích đất canh tác cho mỗi lao động nông nghiệp Đồng thờiphải có định hướng và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Kế hoạch sử dụngđất đai phải được tiến hành trước một bước để trên cơ sở đó các cấp chính quyền vàban ngành sử dụng đất tiến hành lập kế hoạch sử dụng đất đai có hiệu quả, nhằm tránh
Trang 6gây lãng phí, tránh sự tranh chiếm hủy hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái môitrường , gây tổn thất hoặc kìm hãm sự phát triển của sản xuất, phát triển kinh tế xã hội Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiếnlược quan trọng có tính toàn cầu Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và pháttriển của nhân loại do:
Một là: Tài nguyên đất vô cùng quý giá Bất kì nước nào đều là tư liệu sảnxuất nông – lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốcdân
Hai là: tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng ít ỏi Toàn lục đạitrừ diện tích đóng băn vĩnh cửu (1.360 triệu héc-ta) chỉ có 13.340 triệu héc-ta Trong
đó phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất do qua lạnh, khô, dốc, nghèo dinh dưỡng,hoặc quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị phá hoại do hoạt động sản xuất hoặc do bomđạn chiến tranh
Ba là: Diện tích đất tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do
áp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kĩ thuật Bốn là: Do diều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả củachiến tranh nen diện tích đất đáng kể của lục địa đã,đang và sẽ còn bị thoái hóa hoặc ônhiễm dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm trọngkhác
Năm là: Lịch sử đã chứng minh sản xuất nông nghiệp phải được tiến hành trênđất tốt mới có hiệu quả Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu cần thiết chocanh tác nông nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm Vì vậymỗi khi sử dụng đất đang sản xuất nông nghiệp cho các mục đích khác cần canh nhắc
kỷ để không rơi vào tình trạng chạy theo lợi ích trước mắt
Huyện Ea H’leo cũng như các huyện khác của tỉnh Đắk Lắk phát triển sản xuấtnông nghiệp là mặt trận hàng đầu Xã EaWy là một trong những xã nghèo thuộc huyện
Ea H’leo, với tổng diện tích tự nhiên là 9054 ha và 9 thôn , với đa số dân sống bằngnghề nông, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trình độ sản xuất, thâm canh câytrồng của nhân dân trong vùng còn rất hạn chế, trình độ dân trí chưa theo kịp với nhucầu phát triển của sản xuất thị trường, trong khi đó giá vật tư nông nghiệp ngày càngtăng cao, giá sản phẩm nông nghiệp bấp bênh nên đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất
và đời sống của nhân dân Vì vậy việc định hướng cho người dân trong xã nói chung
Trang 7và người dân ở thôn 3 nói riêng trong khai thác, sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả làmột trong những vấn đề hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thunhập cho người dân tại địa phương
Xuất phát từ vấn đề trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu hiệu quả
sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3 xã Eawy huyện Ea Hleo tỉnh Đăk Lăk”
để từ đó có thể đưa ra các giải pháp giúp người dân sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm, ápdụng nuôi trồng các cây con cho hiệu quả kinh tế cao
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất hàng năm ở thôn 3 xã Ea Wy
- Đề xuất biện pháp chủ yếu nhằn nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm
ở thôn 3 xã Ea Wy
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3 xa Ea Wy
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu ở thôn 3 xã Eawy huyện Ea Hleo tỉnh Đăk Lăk
- Về thời gian: Đề tài được nghiên cứu từ ngày: 01/ 4 /2011- 20 / 06 / 2011
Thời gian thu nhập số liệu thứ cấp trong 3 năm; 2008 – 2010 Số liệu sơ cấp được thuthập trong năm 2010
Trang 8PHẦN HAI: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
* Khái niệm chung về đất
Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng bao gồm: Khí
hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặtnước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất; Theo chiều ngang, trên mặtđất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật với các thànhphần khác, nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt độngsản xuất cũng như cuộc sống xã hội của loài người
Luật đất đai 2003 của Việt Nam quy định: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quýgiá, và là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trườngsống, là địa bàn phân bố cáckhu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội,
an ninh quốc phòng
* Đất nông nghiệp: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng
đứng bao gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, độngvật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất; Theochiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thựcvật với các thành phần khác, nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớnđối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống xã hội của loài người
Luật Đất đai 2003 của Việt Nam quy định: Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quýgiá, là tư liệu sản xuất đặt biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trườngsống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội,
an ninh và quốc phòng
* Đất canh tác: là diện tích của thửa đất đó sử dụng vào mục đích trồng cây
hàng năm
* Diện tích gieo trồng cây hàng
năm là diện tích trên đó có trồng trọt, gieo cấy một loại cây trồng nào đó trong 1 vụ
nhất định
2.1.2 Vị trí và đặc điểm của đất đai trong nông nghiệp
Trang 9* Vị trí: : Ruộng đất là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được trong quá
* Đặc điểm- Đất đai được sử dụng trong nông nghiệp có giới hạn về diện tích.
- Đất đai có vị trí cố định và chất lượng không đồng đều:
+ Việc sản xuất kinh doanh nông nghiệp phải gắn liền với vị trí của đất đai,phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi vùng và chất lượng đất ngay trênvùng đất đó
+ Ruộng đất có chất lượng không đồng đều giữa các khu vực và ngay trên cùng 1 cánhđồng Vì vậy trong quá trình sử dụng cần cải tạo và bồi dưỡng đất nhằm nâng cao năngsuất cây trồng
- Nếu khai thác sử dụng đúng và hiệu quả thì sức sản xuất nông nghiệp không ngừngtăng lên, sức sản xuất của đất đai gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất,trình độ thâm canh và biện pháp khoa học kĩ thuật
2.1.3 Các lý thuyết có liên quan
2.1.3.1 Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
a Sử dụng đất là gì?
Sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người - đấttrong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường Căn cứ vào quyluật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn đinh và bền vững vềmặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý nhất làtài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái,kinh tế, xã hội cao nhất Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế củanhân loại Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầucủa sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai “Với vai trò lànhân tố của của sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đai được thể hiện
ở các khía cạnh sau:
Trang 10- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình thành cơcấu kinh tế sử dụng đất
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sửdụng đất
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một cách kinh
tế, tập trung, thâm canh (Lương Văn Hinh và cs, 2003)
b Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất
Phạm vi, cơ cấu và phương thức sử dụng đất…vừa bị chi phối bởi các điều kiện và quyluật sinh thái tự nhiên, vừa bị kiềm chế bởi các điều kiện, quy luật kinh tế - xã hội vàcác yếu tố kỹ thuật Vì vậy, những điều kiện và nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến việc sửdụng đất là:
* Yếu tố điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có rất nhiều yếu tố như: ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa, thủyvăn, không khí….trong các yếu tố đó khí hậu là nhân tố hàng đầu của việc sử dụng đấtđai, sau đó là điều kiện đất đai chủ yếu là địa hình, thổ nhưỡng và các nhân tố khác
- Điều kiện khí hậu: Đây là nhóm yếu tố ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp đến sảnxuất nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con người Tổng tích ôn nhiều hay ít,nhiệt độ cao hay thấp, sự sai khác về nhiệt đô về thời gian và không gian, biên độ tốicao hay tối thấp giữa ngày và đêm…trực tiếp ảnh hưởng đến sự phân bố, sinh trưởng
và phát triển của cây trồng Lượng mưa nhiều hay ít, bốc hơi mạnh yếu có ý nghĩaquan trọng trong việc giữ nhiệt độ và ẩm độ của đất, cũng như khả năng đảm bảo khảnăng cung cấp nước cho các cây, con sinh trưởng, phát triển (Lương Văn Hinh và Cs,2003)
- Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mựcnước biển, độ dốc hướng dốc…thường dẫn đến đất đai, khí hậu khác nhau, từ đó ảnhhưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp Địa hình và độdốc ảnh hưởng đến phương thức sử dụng đất nông nghiệp, là căn cứ cho việc lựa chọn
cơ cấu cây trồng, xây dựng đồng ruộng, thủy lợi canh tác và cơ giới hóa
Mỗi vùng địa lý khác nhau có sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ,nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác Các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến khả
Trang 11nhiên, tận dụng các lợi thế đó nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội vàmôi trường.
* Yếu tố về kinh tế – xã hội
Bao gồm các yếu tố như: Chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin và quản
lý, sức sản xuất trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bổ sảnxuất, các điều kiện về nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển củakhoa học kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý, sử dụng lao động… “Yếu tố kinh tế –
xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai” (LươngVăn Hinh và cs, 2003) Thực vậy, phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêucầu xã hội và mục tiêu kinh tế trong từng thời kỳ nhất định Thực trạng sử dụng đấtliên quan đến lợi ích kinh tế của người sở hữu, sử dụng và kinh doanh đất Tuy nhiênnếu có chính sách ưu đãi sẽ tạo điều kiện cải tạo và hạn chế sử dụng đất theo kiểu bóclột đất đai Mặt khác, sự quan tâm quá mức đến lợi nhuận tối đa cũng dẫn đến tìnhtrạng đất đai không những bị sử dụng không hợp lý mà còn bị hủy hoại
2.1.3.2 Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất
a Khái quát về hiệu quả sử dụng đất
Hiệu quả chính là kết quả như yêu cầu công việc mang lại Do tính chất mâu thuẫngiữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng cao của con người mà ta phảixem xét kết quả tạo ra như thế nào? Chi phí bỏ ra để tạo ra kết quả đó là bao nhiêu? Cóđưa lại kết quả hữu ích không? Chính vì thế khi đánh giá hoạt động sản xuất không chỉdừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng các hoạt động sảnxuất kinh doanh tạo ra sản phẩm đó Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinhdoanh cũng là một nội dung đánh giá hiệu quả
Như vậy bản chất của hiệu quả được xem là: Việc đáp ứng nhu cầu của con ngườitrong xã hội; việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực để phát triển bền vững
* Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kếtquả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong mộtthời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội
Hiệu quả kinh tế phải đạt được ba vấn đề sau:
- Một là: Mọi hoạt động của con người đều phải tuân theo quy luật tiết kiệm thời gian
- Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lý thuyết hệ thống
Trang 12- Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt độngkinh tế bằng quá trình tăng cường nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người.Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được vàlượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả đạt được là phần giátrị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lựcđầu vào Mối tương quan cần xét cả phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xemxét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của phạm trù hiệu quả kinh tế sửdụng đất là: Với một diện tích nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chấtnhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhucầu ngày càng tăng vật chất về xã hội (Phạm Vân Đình và CS, 2001)
* Hiệu quả xã hội
Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản xuất mang lạivới các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra Loại hiệu quả này đánh giá chủ yếu về mặt xã hội
do hoạt động sản xuất mang lại
“Hiệu quả về mặt xã hội sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khảnăng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp” (Nguyễn Duy Tính, 1995)
* Hiệu quả môi trường
“Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của sinh vật, hóa học,vật lý , chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại vật chấttrong môi trường” (Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa, 1998) Một hoạtđộng sản xuất được coi là có hiệu quả khi không có những ảnh hưởng tác động xấuđược coi là có hiệu quả khi không có những ảnh hưởng tác động xấu đến môi trườngđất, nước, không khí, không làm ảnh hưởng tác động xấu đến môi trường sinh thái và
đa dạng sinh học
b Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất
“Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp Tiềm năng đấtnông nghiệp của thế giới khoảng 3 – 5 tỷ ha Nhân loại đang làm hư hại đất nôngnghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6 – 7 triệu ha đất nông nghiệp bị bỏhoang do xói mòn và thoái hóa Để giải quyết nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, con
Trang 13người phải thâm canh, tăng vụ tăng năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nôngnghiệp” (FAO, 1976).
Để nắm vững số lượng và chất lượng đất đai cần phải điều tra thành lập bản đồ đất,đánh giá phân hạng đất, điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất hợp lý là điều rấtquan trọng mà các quốc gia đặc biệt quan tâm nhằm ngăn chặn những suy thoái tàinguyên đât đai do sự thiếu hiểu biết của con người, đồng thời nhằm hướng dẫn về sửdụng đất và quản lý đất đai sao cho nguồn tài nguyên này được khai thác tốt nhất màvẫn duy trì sản xuất trong tương lai
Phát triển nông nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự phát triển chung củatoàn xã hội Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chấtlượng cuộc sống trong sự tiếp xúc đúng đắn về môi trường để giữ gìn tài nguyên chothế hệ sau này
c Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất
Trong quá trình sử dụng đất đau tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả
là mức độ đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí các nguồn tàinguyên, sự ổn đinh lâu dài của hiệu quả Do đó tiêu chuẩn đánh giá việc nâng cao hiệuquả sử dụng tài nguyên đất nông – lâm nghiệp là mức độ tăng thêm các kết quả sảnxuất trong điều kiện nguồn lực hiện có hoặc mức độ tiết kiệm về chi phí các nguồn lựckhi sản xuất ra một khối lượng nông – lâm sản nhất định
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức độ đạt được các mục tiêu kinh tế, xãhội và môi trường (Đỗ Thị Lan, Đỗ Tài Anh, 2007)
“Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông – lâm nghiệp, dụngđất phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào ba tiêu chuẩn chung làbền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường” (FAO, 1994)
2.2 Cơ sở thực tiễn
Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 20010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường,diện tích đất nông nghiệp tăng từ 8.793.783ha (năm 2000) lên 9.363.063 ha (năm2010) Tuy nhiên, dân số nước ta cũng tăng từ 77.6345.400 người (năm 2000) lên86.408.856 người (năm 2010) Bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người cảu
cả nước lại có xu hướng giảm từ 0,113 ha (năm 2000) xuống 0,108 ha ( năm 2010).Như vậy trong 10 năm (2000 – 2010), bình quân diện tích đất nông nghiệp giảm 50m2/người, hàng năm giảm 5 m2/ người
Trang 14Đáng báo động hơn là tình trạng suy giảm chất lượng đất nông nghiệp do, rửa trôi,sói mòn, khô hạn và sa mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa,chua hóa, thoái hóa, lý hóa họcđất, ô nhiễm…… Suy thoái chất lượng đất dẫn tới việc giãm khả năng sản xuất, giãm
đa dạng sinh học và nhiều hậu quả khác
Những tác động tiêu cực trên đây ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 50% diện tích đã vàđang sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng là thách thức to lớn đối với sự phát triểnnông nghiệp bền vững của nước ta Mặt khác, việc sử dụng đất còn lãng phí, chỉ tínhriêng ở 68 nông trường quốc doanh và 33 vùng kinh tế mới và chuyên canh trước đây
đã có trên 30.000 ha sau khi khai hoang lại bị bỏ hóa trở lại, không đưa vào sản xuấtnông, lâm nghiệp
Bảng 1 : Quy hoạch sử dụng nhóm đất nông nghiệp toàn quốc năm 2010
Loại đất
Hiện trạng Quy hoạch Tăng(+), giảm(-) Năm 2000 Năm 2010 Thời kỳ 2000-2010 Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ
cấu (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%)
Trang 15Tây nguyên có tổng diện tích tự nhiên 5,4 triệu ha là vùng có diện tích đang sử dụng chiếm tỷ lệ cao: 81,5% đứng thứ 4 trong 7 vùng của cả nước Địa hình đất Tây
Nguyên là một phức hợp núi, cao nguyên, trũng giữa và đông bằng Tài nguyên đất ởđây rất đa dạng, đặc biệt có 1,3 triệu ha đất đỏ bazan với hàm lượng chất hữu cơ, đạm,lân, ka li… cao, cho phép phát triển nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây công ngiệplâu năm như: cà phê, hồ tiêu, cao su, chè, dâu tằm và cây ăn quả Nông nghiệp làngành kinh tế mũi nhọn của Tây Nguyên, chiếm tới hơn 53,97 % tỷ trọng toàn ngànhkinh tế, với gần 80 % dân số Tây Nguyên vùng đất đỏ bazan màu mở, rất thuận lợicho việc phát triển nông nghiệp theo hướng chuyên canh lớn Và thực tế, trong nhữngnăm qua, sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Tây Nguyên luôn đóng vai trò chủ đạo củatoàn ngành kinh tế
Niên vụ năm 2009- 2010, mặc dù thời tiết diển biến thất thường nhưng cả 3 vụđều vượt kế hoạch với tổng diện tích gieo trồng cây ngắn ngày đạt 760.000 ha, sảnlượng lương thực đạt 1,9 triệu tấn, lương thực bình quân đầu người đạt trên 383 kg/năm Tổng giá trị sản phẩm – GDP của khu vực này ( tính theo giá hiện hành ) đạt tới22.885.577 triệu đồng ( trong đó khu vực công nghiệp – xây dựng chỉ đạt 8.160.902triệu đồng, khu vực dịch vụ đạt 11.359.264 triệu đồng ); tốc độ tăng GDP là 11,05 %đóng góp tới 6,28 % cho tốc độ tăng GDP của toàn ngành kinh tế Thu nhập bình quânđầu người đạt 8,05 triệu đồng, một số tỉnh trên địa bàn đã phát triển được nền nôngnghiệp theo hướng chuyên canh lớn và từng bước hình thành được cơ cấu cây trồng,vật nuôi khá ổn định theo hướng phát triển bền vững Đến nay, diện tích gieo trồng lúatrên toàn vùng luôn ổn định ở mức 205.208 ha, ngô 107.564 ha, sắn 106.909 ha, mía21.558ha, các cây công nghiệp như chè, cà phê, cao su, tiêu, 746.873 ha
Tuy vậy nguồn tài nguyên quý giá này đang đứng trước những thách thức lớn do
sự gia tăng dân số quá nhanh dẩn tới khai thác bất hợp lý , thảm thực vật che phủ bềmặt suy giảm nhanh chóng Vì thế , tầng đất canh tác đang bị xói mòn, rửa trôi với tốc
độ đáng báo động … Khi thảm thực vật – tấm áo bảo vệ mặt đất – bị lột đi nhanhchóng thì tốc độ xói mòn, rửa trôi củng diển ra với tỷ lệ thuận
Theo tài liệu của Sở KHCN&MT Đắk Lắk thì ở độ dốc 5-8 độ với lượng mưa hàngnăm 1.905 mm , trên 1 ha nương rẫy, lượng đất bị rửa trôi lên tới 95,1 tấn/ năm, trênđất trồng ngô là 105,7 tấn, trên đất trồng cà phê 2 tuổi là 69,2 tấn……gấp rất nhiều lần
so với những nơi có rừng ( rừng tái sinh 21 tấn, rừng nguyên sinh dưới 6 tấn)
Trang 16Tổng kết nhiều quan điểm trắc trên độ dốc và vùng đất khác nhau cũng cho thấylượng chất dinh dưỡng trung bình hàng năm trên 1 ha đất sản xuất bị cuốn trôi rất lớn:
171 kg N; 19 kg P2O5; 337,5 kg K2O; 1.125 kg chất hữu cơ Tính ra mỗi năm đấtTây Nguyên bị trôi xuống sông Mê Kông và sau đó bị đẩy ra biển Đông tới hàng trămtriệu tấn N, P2O5, K2O… Đây là lý do khiến cho đất canh tác bị bạc màu nhanhchóng Không có rừng che phủ thì lượng nước ngầm trong đất cũng bị suy kiệt, độ ẩmđất giảm, các vi sinh vật trong đất củng mất theo, có vùng đã có biểu hiện của sự samạc hóa, hạn hán quanh năm, cây khô cằn không phát triển được … Sự thoái hóa củađất Tây Nguyên do phá rừng và khai thác đất bất hợp lý dã dẩn đến mức báo động Đắk lắk là một tỉnh có nền kinh tế phát triển nhất của vùng Tây Nguyên Vớidiện tích tự nhiên 1.959.950 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 524.908 ha,chiếm 26,7% , diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 1.017.955 ha chiếm 51,93%, diệntích đất chuyên dùng là 51.985 ha, chiếm 2,65% diện tích đất ở là 13.643 ha, chiếm0,69 %, diện tích chưa sử dụng và sông suối, đá là 351.549 ha chiếm 17,93 % Trongnông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 196,281 ha , chiếm 37,39%, diện tíchthủy sản là 1,394 ha , chiếm 0,26 % Trong 7 nhóm đất chính của tỉnh, nhóm đấtbazan với 386.000 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Tây Trường Sơn rất thích hợpvới cây công nghiệp dài ngày Thêm vào đó, do tính chất đặc thù của khí hậu, chophép bố trí một tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú và đa dạng Ngoài diện tíchtrồng lúa, các cây ngắn ngày khác như ngô, lạc, mè, sắn, mía có thể phát triển thànhvùng chuyên canh lớn
Tỉnh còn có hơn 50.000 ha đồng cỏ để phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi đạigia súc dưới tán rừng Trong vụ sản xuất đông xuân 2009- 2010, tỉnh Đắk lắk đạt tổngdiện tích gieo trồng 52.000 ha, trong đó có 22.200 ha lúa nước,( chiếm 42,7%), ngô4.900 ha (9,4%), sắn 5.900ha (11,3%), rau các loại hơn 7.000 ha (13,8%)… Theo đánhgiá của các ngành chức năng, đây là một cơ cấu hợp lý của các loại cây trồng trên cơ
sở phát triển phù hợp theo thời tiết khí hậu và thổ nhưỡng của từng vùng nên đã pháthuy hiệu quả
Trang 17
PHẦN BA: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã EaWy có ranh giới được xác định như sau:
- Phía Bắc: giáp xã Ea H‘leo
- Phía Nam: giáp xã Cư a mưng
- Phía Đông: giáp xã Cư mốt
- Phía Tây: giáp xã Cư a mung
3.1.1.2 Diện tích tự nhiên:
- Xã Eawy có diện tích tự nhiên: 9.054 ha Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp6.653,95ha, đất lâm nghiệp 3.567,46ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 7,57ha, đất phi nôngnghiệp 1.299,92ha và đất chưa sử dụng 98,11ha
- Dạng địa hình lượn sóng chiếm tỉ lệ lớn nằm ở phía Đông bắc có độ cao trung bình
so với mực nước biển từ 220 – 320m
3.1.1.4 Đặc điểm khí hậu
- Theo số liệu thống kê của trung tâm dự báo khí tượng thủy văn ĐăkLăk, xã EaWynằm trong vùng khí hậu thời tiết khu vực Ea Hleo, là khu vực chuyển tiếp giữa 2vùng khí hậu Tây nam và trung tâm tỉnh ĐăkLăk, là vùng có địa hình tương đối bằngphẳng, hàng năm khu vực này chịu ảnh hưởng của 2 hệ thống khí đoàn:
+ Khí đoàn Tây nam có nguồn gốc xích đạo đại dương hoạt động từ tháng 5 đến tháng10
+ Khí đoàn Đông bắc có nguồn gốc cực đới lục địa hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4năm sau
- Chế độ khí hậu của khu vực mang đậm đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới giómùa cao nguyên
Trang 18- Nhiệt độ trung bình năm: 24,6oC.
- Nhiệt độ trung bình cao nhất 30,8oC
- Lượng mưa trung bình năm: 1.723,4mm
- Số ngày mưa trung bình: 125 ngày/năm
Lượng mưa và số ngày mưa trung bình hàng năm rất thấp Đây là hạn chế rất lớn cho
sự phát triển nông nghiệp của vùng Hiện nay sản xuất nông nghiệp chủ yếu của xã làcây trồng cạn và dưa vào nước mưa, với lượng mưa và số ngày mưa như trên thì việctăng cường canh tác 2 vụ gặp rất nhiều khó khăn Để tăng vụ cây trồng, cần phải chọngiống có thời hạn sinh trưởng và phát triển ngắn ngày
- Chế độ gió hàng năm theo 2 hướng chính:
+ Gió Đông bắc thổi vào các tháng mùa khô với vận tốc trung bình 1,5m/s Tốc độ giólớn nhất 18m/s
+ Gió Tây nam thổi vào các tháng mùa mưa với vận tốc trung bình 2m/s Tốc độ giólớn nhất 14m/s
- Tốc độ gió trung bình năm: 4,5m/s
- Số giờ nắng trung bình trong năm: 2.665 giờ
- Sương mù thường có vào ban đêm với tần suất xuất hiện không gây ảnh hưởng nhiềuđến năng suất và sản lượng cây trồng của địa phương
Trang 19và đạm tổng số đạt trung bình đến khá, lân và kali tổng số khá, lân dễ tiêu nghèo,dung tích hấp thụ thấp Đây là loại đất tốt, trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ănquả cho năng suất, chất lượng cao.
- Đất vàng nhạt trên đá cát: 5,461 ha, chiếm 67,6% tổng diện tích tự nhiên, phân bố ởphía nam của xã Đất có thành phần cơ giới nhẹ pH = 4,0 – 4,8, nghèo mùn và các chấtdinh dưỡng dễ tiêu, hàm lượng kali khá, hàm lượng nhôm di động lớn, bazơ thấp.Đấtnày có thể trồng cây công nghiệp lâu năm cho năng suất cao
- Đất đen trên sản phẩm bồi tụ bazan: 100ha, chiếm 1,2% diện tích tự nhiên Đất chuađến ít chua, chất hữu cơ, đạm tổng số trung bình đến khá, lân dễ tiêu nghèo Đất thíchhợp với việc trồng lúa cho năng suất cao
- Đất nâu thẫm trên đất xám trên đá cát: 160 ha, chiếm 2% diện tích tự nhiên Đất chua
pH < 4,5, nghèo mùn, sản phẩm đá bọt và đá bazan: 40 ha, chiếm 0,5% diện tích đất tựnhiên, tầng đất mỏng, nhiều đá và lẫn lộn đá lộ đầu, đất chu nghèo lân,kali dễ tiêu khá.Đất có độ phì nhiêu cao, trồng các loại cây hàng năm cho năng suất cao
- Đạm, lân tổng số thấp, tầng đất mặt thường có kết von, đất có thể trồng Điều, các loạirau, đậu
* Tài nguyên nước
+ Nguồn nước ngầm: cho đến nay vẫn chưa được khảo sát Tuy nhiên qua 1 số giếngcủa người dân trên địa bàn cho thấy nguồn nước ngầm ở đây khá phong phú
+ Nguồn nước mặt: phân bố tương đối đều từ bắc xuống nam, suối EaWy chảy qua địabàn xã dài hơn 22Km có lưu lượng dòng chảy lớn cùng với phần địa hình bằng phẳngthấp, đã tạo cho xã một nguồn nước mặt dồi dào Đây là điều kiện thuận lợi đảm bảocung cấp nguồn nước cho nhu cầu nông nghiệp và đời sống nhân dân Tuy nhiên vàomùa khô ở đây thoát nước rất nhanh, đặc biệt trong những năm gần đây thời tiết diễnbiến thất thường mùa mưa ngắn, mùa khô kéo dài đã gây không ít khó khăn cho sảnxuất nông nghiệp
* Tài nguyên rừng
Hiện nay trên địa bàn xã không có rừng trồng Diện tích tự nhiên năm 2001 còn4723,7ha, chiếm 58,5 diện tích tự nhiên, phần lớn là rừn nghèo đã khai thác hết câylớn Trong những năm gần đây tình trạng người dân vào chặt phá rừng làm nương rẫy,một số diện tích rừng bị khai thác quá mức nhưng không được khoanh nuôi bảo vệ nêndiện tích rừng bị suy giảm nhanh chóng chỉ còn lại 273,08ha
Trang 203.1.1.6 Thủy văn, nguồn nước
Khả năng tập trung nước tương đối nhanh do đặc trưng dòng chảy của hệ thống ở đâycao, lúc nhỏ nhất lưu lượng dòng chảy trung bình của lưu vực lớn hơn 251/s/km2.Mùa khô xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11, các tháng xuất hiện lũ là tháng 9, 10 Mùacạn từ tháng 12 đến hết tháng 5 năm sau
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động
Tính đến năm 2009 toàn xã có tổng dân số 1.872 hộ/7.868 khẩu với 7 dân tộc anh emcùng chung sống, trong đó dân tộc tại chỗ 295 hộ/1.865khẩu; dân tộc thiểu số có khác
715 hộ/2.947khẩu Số khẩu bình quân trên hộ là 4.4 khẩu/hộ
Bảng 2 : Cơ cấu dân cư theo thành phần dân tộc
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo UBND xã EaWy
Về lao động: Tổng số người trong độ tuổi lao động 4749 người, chiếm 56.2% tổng dân
số, đây là những lao động chính trong gia đình, ngoài ra trong lao động nông nghiệpcòn có một lực lượng lao động phụ quan trọng nằm ở trên và dưới độ tuổi lao động
3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Các tuyến đường nông thôn hầu hết đều đã được nâng cấp, hiện trạng
là đường cấp phối, mặt đường rộng 6m nền đường rộng 8m tổng chiều dài các tuyến
đã nâng cấp 19km Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn đã phần nào đáp ứngđược nhu cầu đi lại của người dân và nâng cao tốc độ phát triển nông thôn Tuy nhiênvẫn còn một số tuyến đường nhỏ lầy lội, chưa có rãnh thoát nước như tại thôn 3, thôn
6, buôn B gây ngập ứng trong mùa mưa
● Thủy lợi : Hiện tại trên địa bàn có một hồ trung chuyển tại buôn Tul B và một đập
tràn tại thôn 8 hiện tại công trình đang hoạt động bình thường
● Y tế: Năm qua được nhà nước hỗ trợ kinh phí nâng cấp sữa chữa xây dựng Trạm
y tế xã đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của nhân dân, giảm áp tải lên tuyến trên
Trang 21● Giáo dục: Tổng số trường học trên địa bàn xã có 6 trường ( gồm 2 trường THCS :
Tô Hiệu và Huỳnh Thúc Kháng; 3trường Tiểu học: Trần Quốc Toản, EaWy và Võ ThịSáu; 1 trường Mầm non EaWy với nhiều phân hiệu) Hầu hêt các phòng học đều đãđược kiên cố hóa đáp ứng nhu cầu học tập của con em trong xã
● Điện: Từ năm 1999 điện lưới đã được kéo về xã đến nay có 1760 hộ dùng điện
chiếm 97% tổng số hộ, còn lại 3 thôn, buôn chưa có điện là thôn thôn 6 và thôn 9
● Cơ sở vật chất văn hóa: Hiện toàn xã chỉ mới có 4/9 thôn buôn có nhà sinh hoạt
cộng đồng (đã được kiên cố hóa)
● Hệ thống thông tin liên lạc: Trên địa bàn xã đã có bưu điện văn hóa xã, hệ thống
đường dây điện thoại đã được kéo đến các thôn buôn phần nào đáp ứng được thôngtin liên lạc cho người dân Ngoài ra hệ thông truyền thanh của xã đã lắp đặt ở hầu hếtcác thôn buôn trên địa bàn xã phục vụ công tác tuyên truyền chủ trương chính sách củaĐảng, pháp luật của nhà nước đến tận người dân
● Nhà ở dân cư nông thôn: Là xã xa trung tâm huyện nhưng về cơ sở hạ tầng và nhà
ở tương đối khang trang, tuy nhiên là xã thuần nông nên số hộ có nhà ở bán kiên cố,nhà tạm còn chiếm đa số, tỷ lệ khá cao, cụ thể như sau: Số hộ có nhà tạm, nhà dội nát
là 300/1760 nhà, chiếm 17%
Nguồn: báo cáo UBND xã EaWy
3.1.2.3.Tình hình sản xuất nông nghiệp
Trang 22● Ngành chăn nuôi: 7 tháng đầu năm 2010: Ðàn trâu: 1.010/1.165con, đạt 87% KH;
Đàn bò: 2.133/2.450con, đạt 87% KH; Đàn dê 120 con/320 con,đạt 38% KH; Đàn heo1.853/3.000 con, đạt 62% KH; Đàn gia cầm 21.052 con/22.000con, đạt 96% KH; Diệntích nuôi trồng thuỷ sản 12/12 ha, đạt 100% KH
Kiểm soát giết mổ kiểm định được 1.685 con heo, 85 con bò chất lượng thịt bảo đảm,không có dịch bệnh khi đưa ra thị trường tiêu thụ
Tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng cho 300 con heo, 2.500 lượt con trâu bò.Tiêm phòng vắcxin phòng bệnh tụ huyết trùng cho 2.200 con trâu bò
Thực hiện cấp phát 600 lít hoá chất Bencoxit, 50 kg Chloramin
Tình hình dịch bệnh ở gia súc, gia cầm chủ yếu là bệnh đường ruột ở trâu, bò và heo;không xuất hiện bệnh lở mồm long móng hay tụ huyết trùng
3.1.2.5 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội của xã EaWy
* Thuận lợi
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước tiếp tục có những chủ trương, chínhsách, chương trình, dự án ưu tiên đầu tư để đẩy nhanh phát triển vùng Tây Nguyên nóichung, vùng sâu vùng xa vùng đặc biệt khó khăn nói riêng trong đó địa bàn xã tiếp tục
có cơ hội để phát triển Các lợi thế về nguồn nhân lực, tiềm năng đất đai tiếp tục đượckhai thác và phát huy có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội
Hạ tầng kinh tế xã hội còn nhiều yếu kém, chưa đồng bộ; thiên tai, dịch bệnh luôn đedọa, nhiều vấn đề xã hội bức xúc phát sinh cần phải giải quyết; tình hình an ninh chínhtrị, an ninh chưa thật sự ổn định, còn tiềm ẩn nhiều nhân tố phức tạp, khó lường, các