Cơ cấu diện tích các loại cây trồng

Một phần của tài liệu Đề tài: Tìm hiểu hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3 xã Eawy huyện Ea Hleo tỉnh Đăk Lăk ppsx (Trang 26 - 29)

- Số liệu sơ cấp (số liệu mới):

4.1.2.Cơ cấu diện tích các loại cây trồng

PHẦN BỐN: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2.Cơ cấu diện tích các loại cây trồng

Qua khảo sát tình hình thực tế ở địa bàn cho thấy: tình hình sử dụng đất nông nghiệp của người dân trong những năm gần đây đã có sự thay đổi đáng kể về cơ cấu diện tích các loại cây trồng hàng năm, đất cây trồng lâu năm thì không có sự thay đổi gì nhiều.

Qua phỏng vấn các nông hộ thấy: người dân ở đây đều biết trồng cây Mỳ rất hại cho đất nhưng do lợi nhuận từ việc trồng Mỳ cao hơn trồng các cây khác nên người ta vẫn trồng, người dân nghèo nên không có tiền đầu tư để cải thiện đất, có nhà thì cứ sau 2 – 3 năm trồng Mỳ thì họ lại chuyển sang trồng Bắp hoặc đậu để cải thiện độ phì cho đất, người dân cho biết nếu trồng Mỳ liên tiếp nhiều năm liền thì sau này không thể trồng cây gì khác được nữa.

Qua bảng 3 ta thấy cơ cấu diện tích các loại cây trồng của thôn 4 năm 2009 ta thấy: đất trồng cây lâu năm rất ít chỉ có 7.8 ha, chiếm 16.5 % diện tích đất nông

nghiệp, trong khi đất trồng cây hàng năm ở đây rất lớn 39.21 ha, chiếm 82.97% diện tích đất nông nghiệp, nguyên nhân là do điều kiện đất đai, khí hậu ở đây không phù hợp với trồng cây lâu năm, một số hộ gia đình đã trồng cây cà phê, điều... cho biết: trồng cây cà phê, điều... ở đây năng suất cũng không cao như những địa phương khác.

Trong diện tích trồng cây hàng năm, cây Mỳ vẫn chiếm diện tích lớn nhất 12.9 ha, chiếm 32.9% diên tích trồng cây hàng năm, nguyên nhân như đã nói ở trên là do trồng Mỳ chi phí, công chăm sóc ít, thu lợi nhiều nên người dân trong thôn nói riêng và trong xã EaWy nói chung tự phát trồng Mỳ trong một vài năm trở lại đây. Diện tích trồng đậu là 5.8 ha, chiếm 14.79% diện tích trồng cây hàng năm, và diện tích trồng Ngô là 7.8 ha, chiếm 19.89% diện tích trồng cây hàng năm, do 2 loại cây này phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của thôn, một năm có thể trồng 2 kể cả mùa khô nên diện tích trồng tương đối lớn, chỉ sau diện tích trồng Mỳ, thường thì cây Ngô, Đậu các loại được trồng trên diện tích đất màu. Diện tích trồng lúa rất ít chỉ có 2.71 ha, chiếm 6.91% diện tích đất trồng cây hàng năm, cây lúa được trồng chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu của gia đình, nếu sản xuất có dư thì mới mang đi bán. Do ở đây chưa có hệ thống thủy lợi nên mùa khô không thể trồng lúa, đất thường bỏ trống sau vụ lúa Bảng 3 : Cơ cấu diện tích các loại cây trồng hàng năm ở thôn 3 xã EaWy

Loại đất Diện tích (ha) 2009 Tỉ lệ (%)

Đất nông nghiệp 47.26 89.90 Đất trồng cây hằng năm 39.21 82.97 Lúa 2.71 6.91 Ngô 7.8 19.89 Đậu các loại 5.8 14.79 Mỳ 12.9 32.90 Mía 10 25.50

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Diện tích nuôi thủy sản là ít nhất, chỉ có 0.25 ha chiếm 0.53% diện tích đất nông nghiệp, đây chỉ là diện tích nuôi cá của 3 nhà trong tổng số 30 hộ điều tra. Qua đó ta thấy, người dân ở thôn 3 trồng trọt cây hàng năm là chủ yếu, người dân vẫn trồng những loại cây mà lâu nay vẫn trồng, người dân không phát triển nuôi thủy sản vì chi phí bỏ ra ban đầu khá cao.

4.1.3. Năng suất và sản lượng các loại cây trồng

DT (ha) SL (tấn) Năng suất tấn/ha DT (ha) SL (tấn) Năng suất tấn/ha Lúa 2.71 22.75 8.39 2.71 21.95 8.10 Ngô 7.80 58.50 7.50 7.80 52.40 6.72 Đậu các loại 5.80 9.20 1.59 5.80 2.25 0.39 Mỳ 12.90 93 7.21 12.90 90 6.98 Mía 10 600 60.00 10 500 50.01 Tổng 39.21 783.45 19.98 39.2 666.7 17.00

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Qua bảng 4 tổng hợp từ điều tra 30 hộ cho thấy: Do trang thiết bị sản xuất còn thô sơ và thiếu thốn nên cũng một phần nào ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng, tuy nhiên so với các thôn, buôn khác thì ở thôn 3 tuy chỉ trồng lúa có 1 vụ là chủ yếu (chỉ có 2 nhà là có thể trồng được lúa 2 vụ) nhưng năng suất lúa cũng khá cao 8.39 tấn/ha năm 2009, năm 2010 ước tính được 8.10 tấn/ha, qua bảng cũng thấy năng suất lúa năm nay (uớc tính) giảm nhẹ so với năm trước. Mía đạt năng suất cao nhất 60 tấn/ha, Ngô và Mỳ năng suất đạt trung bình lần lượt là 7.50 tấn/ha và 7.21 tấn/ha, Đậu năng suất thấp nhất là 1.59 tấn/ha. Nhìn chung năm nay năng suất các cây trồng của thôn đều có xu hướng giảm nhẹ hơn so với năm ngoái, qua điều tra được biết năm nay một số cây trồng ở đây bị mất mùa do lượng mưa ít, người dân không dám bón phân sợ trời không mưa, vì trồng trọt ở đây phụ thuộc rất nhiều vào nước trời, cho nên không đủ chất dinh dưỡng để cây phát triển,hơn nửa trình độ lao đông thấp, rất ít đươc tiếp xúc với k. học

Qua bảng 5 về tình hình thu nhập của nông hộ từ các loại cây trồng hàng năm cho thấy: mặc dù năng suất cây trồng năm nay không bằng năm ngoái nhưng do giá cả của một số nông sản tăng lên làm thu nhập của người dân từ các loại cây trồng hàng năm nay có cao hơn, giúp cho người dân bù được phần nào tổn thất do bị mất mùa. Cụ thể là với giá lúa dao động từ 4000 đồng/kg đến 4500 đồng/kg (năm 2009), với sản lượng đạt 22.75 tấn thì thu nhập của 30 hộ là 87475000 đồng, nhưng năm 2010 với sản lượng chỉ còn 21.95 tấn nhưng thu nhập của người dân là 126975000 đồng do giá lúa tăng lên đến 5500 đồng/kg, có hộ còn bán được với giá là 6000 đồng/kg.

Đối với cây Ngô: năm 2009 với sản lượng là 58.50 tấn, giá Ngô lúc đó chỉ có 3000 đồng/kg thì thu nhập của người dân chỉ có 173520000 đồng, đến năm 2010 giá Ngô tăng lên đến 3500 - 3700 đồng/kg đã làm cho thu từ Ngô tăng lên đạt 189320000 đồng

Bảng 5 : Thu nhập từ các cây trồng hàng năm của thôn 3

Sản lượng (tấn) Thành tiền (1000đ) Sản lượng (tấn) Thành tiền (1000đ) Lúa 22.75 87475 21.95 126975 Ngô 58.50 173520 52.4 189320 Đậu các loại 9.20 83900 2.25 79125 Mỳ 93 159000 90 166900 Mía 600 290000 500 311200 Tổng 783.45 793895 666.7 873520000

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra

Đối với các loại cây Đậu: tổng thu của 30 hộ năm 2009 có 83900000 đồng với sản lượng đạt 9.20 tấn, năm 2010 thu được 79125000 chỉ với sản lượng 2.25 tấn, do các loại Đậu khác nhau thì sẽ có giá khác nhau, giá đậu xanh là cao nhất khoảng 25000 đồng/kg năm 2009 và đến năm 2010 được 30000 – 35000 đồng/kg

Đối với cây Mỳ: với sản lượng năm 2009 đạt 93 tấn, giá 1700 đồng/kg thì thu nhập đạt 159000000 đồng, năm 2010 giá Mỳ tăng lên 1800 đồng/kg, với sản lượng 90 tấn thu nhập đạt 166900000 đồng

Đối với cây Mía: diện tích và sản lượng mía là của một mình gia đình ông Đoàn kim Quang, một hộ khá ở thôn 3, gia đình ông Quang trồng Mía với diện tích 10 ha, sản lượng năm 2009 đạt 600 tấn bán với giá hơn 480000 đồng/tấn và ông Quang thu được 290000000 đồng, năm 2010 sản lượng đạt 500 tấn, gia đình ông Quang bán Mía với giá hơn 620000 đồng/tấn, giúp gia đình ông thu được 311200000 đồng

Một phần của tài liệu Đề tài: Tìm hiểu hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm ở thôn 3 xã Eawy huyện Ea Hleo tỉnh Đăk Lăk ppsx (Trang 26 - 29)