1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DSM Ở VIỆT NAM VÀ LĨNH VỰC CHIẾU SÁNG

49 866 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 377,03 KB

Nội dung

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI: ỨNG DỤNG DSM Ở VIỆT NAM VÀ LĨNH VỰC CHIẾU SÁNG 1. Khái niệm về DSM. 2. Các giải pháp khả thi để ứng dụng DSM ở Việt Nam, phân tích sơ bộ hiệu quả của một vài giải pháp. 3. Ứng dụng chương trình DSM vào lĩnh vực chiếu sáng ở đại học Bách Khoa Hà Nội

Trang 1

MỤC LỤCChương I: Khái niệm chung về DSM

I.Đặt vấn đề

II.Những cơ sở lí luận chung của DSM

1.Khái niệm chung về DSM

2.Các chiến lược của DSM

III.Các mô hình thực hiện DSM

1.Đánh giá phân tích hiệu quả DSM

2.Các yếu tố chính khi tìm hiểu tác động với hệ thống truyền tải,

phân phối điệnV.Ứng dụng của DSM trong hệ thống chiếu sáng

1.Mục tiêu của đề án

2.Khảo sát hộ gia dụng

3.Xây dựng đồ thị phụ tải ánh sáng theo thời gian hộ tiến hành

khảo sát ở nước ta4.Dự tính tỷ lệ thâm nhập thị trường

5.Các phương án DSM trong chiếu sáng

6.Hiệu quả về chi phí của các phương án DSM

Chương II: Các giải pháp khả thi để ứng dụng DSM ở Việt Nam, phân

tích sơ bộ hiệu quả của một vài giải pháp

I.Đặt vấn đề

II.Các giải pháp khả thi phân tích sơ bộ hiệu quả kinh tế của chúng

1.Tóm tắt các nội dung chính của DSM

2.Quan điểm về việc lập kế hoạch và lựa chọn các giải pháp khả

thi cho giai đoạn bắt đầu

Trang 2

3.Một vài giải pháp khả thi và sơ bộ phân tích hiệu quả kính tế

Chương III: Ứng dụng chương trình DSM vào lĩnh vực chiếu sáng ở

đại học Bách Khoa Hà Nội

I.Giới thiệu đặc điểm kinh tế, kĩ thuật của một số loại đèn chiếu sáng

thông dụng

II.Thị trường đèn chiếu sáng sinh hoạt ở Hà Nội

III.Áp dụng DSM cho hệ thống chiếu sáng của đại học Bách Khoa

Trang 3

CHƯƠNG I KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DSM.

I.ĐẶT VẤN ĐỀ.

Sự phát triển của nhu cầu sử dụng điện năng gắn liền với sự phát triển

kinh tế xã hội Từ những năm đầu thế kỷ 20, vấn đề sử dụng hiệu quả và tiết

kiệm năng lượng đã được các nước phát triển quan tâm nghiên cứu Đặc

biệt kể từ khi nền kinh tế thế giới chịu tác động nặng nề của cuộc khủng

hoảng dầu mỏ lần thứ nhất và thứ hai thì nhiều tổ chức nhà nước cũng như

nhiều trung tâm nghiên cứu phục vụ mục tiêu tiết kiệm năng lượng đã được

thành lập

Theo đánh giá của ủy ban năng lượng thế giới thì trong vài chục năm tới,

với nhu cầu sử dụng năng lượng như hiện nay thì chẳng bao lâu nữa, nguồn

năng lượng sơ cấp trên thế giới sẽ cạn kiệt Với Việt Nam, tuy nguồn năng

lượng sơ cấp khá đa dạng, phong phú bao gồm than, dầu khí, nhiệt điện,

thủy điện, Uranion, địa nhiệt … nhưng trữ lượng và khả năng khai thác rất

hạn chế, chiếm phần nhỏ so với thế giới

Ở Việt Nam, đã tồn tại cơ chế bao cấp vào những năm 80, do vậy thói

quen bao cấp, cơ chế quản lý tập trung gây ra thói quen xấu trong việc sử

dụng năng lượng nói chung và điện năng nói riêng Việc quản lý và sử

dụng năng lượng không phản ánh đúng thực chất chi phí của quá trình sản

xuất, từ đó vấn đề sử dụng hợp lý và tiết kiệm năng lượng không được quan

tâm, tư tưởng ỷ lại vào nhà nước còn rất nặng nề Khi chuyển sang kinh tế

thị trường, nhiều thành kinh tế có hoạch toán lỗ lãi, vấn đề sử dụng năng

lượng đã được quan tâm nhiều hơn song do thiếu thông tin chưa có kinh

nghiệm thực hiện, chưa có một chính sách hợp lý và các văn bản luật kịp

thời nên vấn đề sử dụng và khai thác các nguồn năng lượng còn rất hạn chế,

hiệu quả thu được rất thấp

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đến năm 2010 dự kiến khoảng

7,5-8% thì tăng trưởng nhu cầu điện năng sẽ đạt khoảng 12-16% Theo tờ

trình chính phủ của tổng công ty điện lực Việt Nam ( EVN ) năm 2001 và

quyết định phê duyệt bổ sung tổng sơ điện Việt Nam ( TSĐV ) vào tháng

ba năm 2003 thì trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 nhu cầu phụ tải điện

tăng từ mức 83,5 đến 93 tỷ kWh điện và EVN đã kiến nghị chính phủ thúc

Trang 4

đẩy xây dựng cấp tập các nguồn điện và lưới điện, cụ thể xây dựng mạch

hai đường dây 500 kV Phú Lâm -Pleiku- Thường tín, các đường dây 220

kV, trạm biến áp 220 kV các nhà máy thủy điện khởi công năm 2003 như

thủy điện LaHang Tuyên Quang, SeSan 3 Gia Lai, Đại Ninh Bình Thuận,

Quảng Trị , đặc biệt xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La công suất 3200

MW… các nhà máy nhiệt điện như Uông Bí mở rộng, Na Dương, Cao

Ngạn, Vũng Áng Hà Tĩnh ( 1200 MW) Ngoài ra theo dự kiến có thể xây

dựng nhà máy điện nguyên tử vào năm 2015 Đây thực sự là thách thức của

ngành điện và chính phủ Việt Nam trong những năm tới

Tại hội thảo về tiết kiệm điện do bộ công nghiệp, Viện năng lượng và

công ty PG Lightinhg tổ chức, bộ công nghiệp cho biết với tốc độ tăng

trưởng kinh tế dự kiến là 8% vào năm 2007, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 1 tỷ

kWh điện Từ 2010 đến năm 2020 Việt Nam Sẽ mất cân đối lớn giữa cung

và cầu điện năng, việc nhập khẩu điện ngày càng tăng Bên cạnh đó, do

trình độ công nghệ còn lạc hậu và sử dụng không hợp lý nên tổn thất của ta

luôn cao hơn các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaxia từ 1,5 đến 1,7

lần

Với tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện năng trung bình hàng năm cả nước

vào khoảng 16% trong hoàn cảnh nguồn vốn trong nước còn hạn chế, chủ

yếu nguồn vốn đầu tư cho phát triển nguồn và lưới điện là vốn vay của các

tổ chức tài chính trên thế giới ( WB, ADB, ODA…) đặt ra cho ngành điện

phải giải quyết vấn đề hết sức khó khăn: Phải đáp ứng nhu cầu điện năng

theo kịp tốc độ phát triển nền kinh tế nhưng lại rất khó khăn về vốn đầu tư

Hơn nữa với tốc độ khai thác các dạng năng lượng sơ cấp như hiện nay sẽ

làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên của đất nước và ảnh hưởng

nghiêm trọng tới môi trường sinh thái

Theo tính toán của Viện năng lượng, nhu cầu điện năng thương phẩm

nước ta vào năm 2010 có thể là 72 tỷ kWh ( gấp 8 lần so với năm 1994 )

Nhu cầu công suất sẽ gia tăng từ 2000 MW năm 1994 lên 11000 MW vào

năm 2010 Nguồn vốn cần huy động để phát triển nguồn và lưới điện sẽ

vào khoảng 18,4 tỷ USD một khoản kinh phí không nhỏ trong hoàn cảnh

kinh tế của nước ta hiện nay (GDP của nước ta năm 2006 khoảng 50 tỷ

USD )

Hiện nay, hiệu quả sử dụng điện năng của chúng ta còn rất thấp trong khi

đó tổn thất điện năng trong các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối còn cao

Tình trạng lãng phí sử dụng điện năng còn phổ biến, ý thức sử dụng tiết

Trang 5

kiệm điện năng còn bị xem nhẹ Thực tế qua nghiên cứu, phân tích, đánh

giá thì tiềm năng tiết kiệm điện năng trong các lĩnh vực đời sống kinh tế xã

hội còn rất lớn vào khoảng 50% lượng điện năng tiêu thụ Khắc phục khó

khăn này, Chính Phủ và Bộ công nghiệp đã ra chỉ thị về tiết kiệm điện, theo

đó từ năm 2006 đến năm 2010 sẽ tiết kiệm từ 3-5% sản lượng điện, từ 2011

đến 2015 tiết kiệm 7-8% sản lượng điện

Để có thể thực hiện kế hoạch công nghiệp hóa hiện đại hóa chúng ta phải

có những chiến lược quản lý và phát triển ngành điện một cách hợp lý Theo

kinh nghiệm của nhiều nước trong khu vực, việc sớm áp dụng chiến lược

quản lý theo nhu cầu DSM ( Demand side management ) kết hợp với quản

lý nguồn cung cấp SSM (Supply- Side management ) sẽ là một trong những

giải pháp kinh tế và hiệu quả

II.NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DSM.

DSM mới được hệ thống hóa thành một phần quan trọng trong lĩnh vực

sử dụng điện năng từ vài thập kỷ gần đây nhưng các giải pháp riêng lẻ của

nó đã được thực

hiện từ rất sớm Việc nghiên cứu ứng dụng DSM ở Việt Nam mới ở giai

đoạn đầu chỉ thực sự được đặt ra khi có sự bùng nổ về nhu cầu điện năng để

phát triển kinh tế trong 15 năm gần đây Trong mục này sẽ trình bày một vài

nét tổng quan về DSM và những nghiên cứu khoa học ứng dụng DSM tại

Việt Nam làm cơ sở phân tích cho các chương sau

1.Khái niệm chung về DSM:

DSM là tập hợp các giải pháp kĩ thuật – Công nghệ - Kinh tế - Xã hội

điều khiển và giúp đỡ khách hàng sử dụng điện năng một cách có hiệu quả

và tiết kiệm nhất DSM nằm trong chương trình tổng thể quản lý nguồn

cung cấp ( SSM )- Quản lý nhu cầu sử dụng điện năng DSM không những

có khả năng nâng cao chất lượng điện năng cung cấp, độ tin cậy và giảm

tổn thất điện năng (đặc biệt trong các giờ cao điểm ) mà còn tận dụng hiệu

quả các nguồn nhiên liệu, tiết kiệm tài nguyên và giảm ô nhiễm môi

trường

Trong những năm trước đây, để thỏa mãn nhu cầu gia tăng của phụ tải

điện người ta thường quan tâm đến việc đầu tư khai thác các nhà máy điện

Giờ đây, do sự phát triển quá nhanh của nhu cầu dùng điện, lượng vốn đầu

Trang 6

tư cho ngành điện đã trở thành gánh nặng cho quốc gia Lượng than, dầu,

khí đốt,… dùng trong các nhà máy điện ngày một lớn kèm theo sự ô nhiễm

mối trường ngày càng nghiêm trọng Dẫn tới DSM được coi là nguồn cung

cấp điện rẻ và sạch nhất Bởi DSM giúp chúng ta giảm nhẹ vốn đầu tư xây

dựng thêm các nhà máy điện, tiết kiệm tài nguyên, giảm bớt ô nhiễm mối

trường Không chỉ vậy, nhờ DSM người tiêu thụ được cung cấp điện năng

với giá rẻ và chất lượng hơn Thực tế kết quả thực hiện DSM tại các nước

trên thế giới đã đưa ra những kết luận là DSM có thể giảm ≥ 10 % nhu cầu

dùng điện với mức chi phí vào khoảng (0,3-0,5 ) chi phí cần thiết để xây

dựng nguồn và lưới để áp dụng lượng điện năng tương ứng

2.Các chiến lược của DSM:

DSM được xây dựng trên cơ sở hai chiến lược chủ yếu sau đây :

• Điều khiển nhu cầu dùng điện cho phù hợp với khả năng cung cấp một

cách kinh tế nhất

a Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của các hộ dùng điện:

Chiến lược nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của các hộ dùng điện

nhằm làm giảm nhu cầu tiêu thụ điện một cách hợp lý Nhờ đó có thể giảm

vốn đầu tư phát triển nguồn lưới đồng thời khách hàng phải trả ít tiền điện

hơn Ngành điện có điều kiện nâng cấp thiết bị, chủ động trong việc đáp

ứng nhu cầu của phụ tải điện, giảm thiểu tổn thất và nâng cao chất lượng

điện năng Chiến lược này bao gồm nội dung sau:

a 1. Sử dụng các thiết bị có hiệu suất cao:

Nhờ có tiến bộ khoa học và công nghệ, giờ đây người ta chế tạo thành

công được những thiết bị dùng điện có hiệu suất cao, tuổi thọ lớn và giá

thành gia tăng không đáng kể Vì vậy, một lượng điện năng lớn sẽ được tiết

kiệm trong một loạt các lĩnh vực đời sống và sản xuất như:

suất cao

năng cao thay thế các thiết bị điện cơ

Trang 7

Trong bảng 1.1 trình bày các số liệu liên quan đến mức tiêu thụ điện của

một vài loại thiết bị điện có tính năng giống nhau sử dụng tại Mỹ vào những

Điện năng tiêu thụ trung bình

của loại tốt nhất sản xuất năm

1986 (kWh/năm)

Điện năng tiêu thụ của loại

đã được cải tiến năm 1990

Cho tới thời điểm này các mức điện năng tiêu thụ hàng năm của các thiết

bị trên đã giảm thấp thêm được 5-10% Nền kinh tế càng phát triển, đời

sống nhân dân càng được nâng cao thì tốc độ gia tăng các thiết bị dùng điện

càng lớn, việc lựa chọn các thiết bị điện có hiệu suất tốt hơn sẽ đem lại

những hiệu quả to lớn

Có thể chia các thiết bị dùng điện làm hai mảng: Thiết bị dân dụng và

thiết bị công nghiệp

Các thiết bị điện dân dụng sử dụng phổ biến trong khu vực dân cư, công

sở, các tòa nhà thương mại, các khu vực hành chính… đèn chiếu sáng, quạt,

máy thu thanh, máy thu hình, Video ( VTR- Video tape recoder ), tủ lạnh tủ

đá, bình đun nước nóng, máy điều hòa không khí, máy giặt, máy hút ẩm,

bàn là, bếp điện, lò sấy, nồi cơm điện… Trong đó có những thiết bị sử dụng

thường xuyên và tiêu thụ một lượng điện năng rất lớn Vì vậy chúng được

Trang 8

đầu tư nghiên cứu để nâng cao hiệu suất như các loại đèn chiếu sáng, tivi, tủ

lạnh, VTR, AC, bình đun nước nóng, nồi cơm điện, máy giặt Nhật Bản là

một trong những nước đã quan tâm rất sớm đến việc nâng cao hiệu suất của

các thiết bị dùng điện (1974) Nhờ vậy họ thu được nhiều kết quả đáng kể

trong việc tiết kiệm điện năng và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ Chỉ lấy ví

dụ, từ năm 1973 đến năm 1994, các nhà sản xuất Nhật Bản đã nâng hiệu

suất của các loại TV, AC lên gấp hai lần, với tủ lạnh gấp ba lần

Trong các nước phát triển lượng điện năng dùng trong hệ thống chiếu

sáng (Gia đình, nhà làm việc, trung tâm dịch vụ- thương mại, khách sạn,

nhà máy, xí nghiệp, các nơi công cộng và đường giao thông …) thường

chiếm tỉ trọng lớn trong tổng điện năng thương mại Việc sử dụng các thiết

bị chiếu sáng được chế tạo theo công nghệ mới sẽ tiết kiệm được nhiều điện

năng với thời gian hoàn vốn ngắn Hiện nay trên thế giới các loại đèn sợi

đốt có công suất lớn, tỏa nhiệt nhiều trong quá trình làm việc, hiệu suất phát

quang kém đã dần được loại bỏ và thay thế bởi các loại đèn compact tiêu

tốn ít điện năng hơn nhưng hiệu suất phát quang lại lớn hơn nhiều Các loại

đèn huỳnh quang 1,2 m công suất 40W, chấn lưu sắt từ 12 W đã được thay

thế bằng các loại đèn huỳnh quang chất lượng 1,2m, công suất 36W, chấn

lưu sắt từ 6W chất lượng cao hoặc đèn huỳnh quang 1,2m công suất 32W,

chấn lưu điện tử 3W Tất nhiên giá thành các loại đèn mới đắt hơn (1,3-2

)lần, song công suất mỗi bóng đèn sẽ giảm ( 10-17) W tương đương lượng

điện năng tiêu thụ giảm (19-33)% Hệ thống chiếu sáng đường phố có thể

sử dụng đèn Sodium cao áp (HSP-High Pressure Sodium ) -150W để thay

thế đèn thủy ngân cao áp 250W và đèn sợi đốt hiện nay đang dùng phổ

biến Ngoài việc lắp đặt thêm các thiết bị tự động đóng cắt, khống chế

cường độ sáng, trao đèn cong thích hợp trong từng khu vực, cùng việc nâng

cao chất lượng thiết kế và bảo dưỡng thường xuyên nhanh chóng hệ thống

chiếu sáng có thể gia tăng lượng điện tiết kiệm hàng năm và giảm nhanh

thời gian thu hồi vốn

Theo thống kê, trên thế giới các động cơ điện là thiết bị tiêu thụ điện năng

lớn nhất trong tổng điện năng thương phẩm Trong bảng 1.2 trình bày cơ

cầu tiêu thụ điện năng thuộc khu vực công nghiệp và dịch vụ ở Thụy Điển

Hiện ở các nước đang phát triển còn sử dụng phổ biến loại động cơ không

đồng bộ rôto lồng sóc Đây là loại động cơ có kết cấu đơn giản rẻ tiền, chi

phí bảo quản thấp song hiệu suất và cosφ thấp dẫn tới hiệu quả sử dụng

năng lượng thấp Các động cơ điện thế hệ mới ( EEMS- Energy Efficient

Trang 9

Motor Sport) nhờ những cải tiến như: Tăng tiết diện lõi thép, sử dụng các

vật liệu có tổn hao từ thấp, dùng dây quấn có điện trở bé và tiết diện lớn

hơn, tối ưu hóa khe hở giữa rôto và stato đã nâng cao được hiệu suất (3-8)%

và cosφ cao hơn Tuy giá thành của các loại động cơ này có cao hơn

(15-25)% song nhìn chung vẫn thuận lợi cho quá trình làm việc

Có thể lắp thêm EEMs thường xuyên làm việc ở chế độ tải luôn thay đổi

các bộ tự động điều chỉnh tốc độ động cơ ( ASD – Adjustable Speed Drives

) sẽ tạo khả năng tiết kiệm thêm được khoảng (20-30)% lượng điện tiêu thụ

Table 1 : Comparision of payback data for different motor ratings.

Average energy rate

( c/kWh)

Bảng 1.2: Cơ cấu tiêu thụ điện năng trong các khu vực công nghiệp và

dịch vụ ở Thụy Điển.

Trang 10

Trong khu vực công nghiệp các hệ thống khí nén cũng được quan tâm cải

tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng (Chọn máy nén khí thích

hợp, thiết kế hệ thống nén khí thật hợp lý; Kích thước và cách bố trí hệ

thống ống dẫn khí, hạn chế dò rỉ để giảm nhu cầu khí nén, vận hành thật

hiệu quả, giảm áp suất đầu ra, giảm nhiệt độ và độ ẩm đầu vào, sử dụng

máy nén khí nhiều cấp… )

Để thực hiện nội dung sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao cần chú ý

tới các công việc sau:

1 Luôn cập nhật các thông tin về công nghệ chế tạo thiết bị điện

2 Thành lập hệ thống kiểm định đánh giá chất lượng và hiệu suất các

thiết bị điện được sản xuất hoặc nhập khẩu

Trang 11

3 Thực hiện chế độ gián nhãn ( Labelling ) cho các thiết bị điện có chất

lượng và hiệu quả sử dụng năng lượng cao

4 Thông tin, tuyên truyền, đào tạo để giúp cho những người sử dụng

điện biết cách lựa chọn sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao

5 Trợ giúp các khách hàng chấp nhận việc sử dụng và thay thế các thiết

bị điện cũ bằng các thiết bị điện có hiệu năng cao hơn về kỹ thuật và

vốn

6 Đưa ra những chỉ tiêu nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của

từng loại thiết bị dùng điện cần phấn đấu đạt được trong các kế

hoạch thực hiện DSM cho các nhà sản xuất.Ví dụ một số chỉ tiêu

giảm lượng điện năng tiêu thụ của các thiết bị dùng điện mà Nhật

Bản đặt ra cho các nhà sản xuất cần thực hiện trong giai đoạn

(1992-1997): AC -6%, đèn ống -7% ,TV (5-7)% ,VTR -10% (điện năng sử

dụng trong thời gian chờ )

Tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, có thể thực hiện đồng thời hoặc từng phần

những công việc kể trên Tuy nhiên, kết quả cuối cùng phụ thuộc rất nhiều

vào việc thực hiện đó

a 2 Giảm thiểu sự tiêu phí năng lượng một cách vô ích:

Hiện nay do ý thức tiết kiệm năng lượng chưa thật đi sau vào từng thành

viên cộng đồng Mặt khác do hệ thống thông tin, tuyên truyền, giáo dục,

đào tạo, còn thiếu hoặc làm việc chưa thật hiệu quả nên không phải ai cũng

đều hiểu những kiến thức cần thiết về các biện pháp tiết kiệm năng lượng

thông thường Do vậy việc sử dụng năng lượng nói chung và điện năng nói

riêng kể cả ở trong những nước phát triển còn nhiều lãng phí Mặc dù lượng

điện năng tiết kiệm bởi từng thành viên là không lớn, song tổn thất điện

năng tiết kiệm được nếu toàn cộng đồng thực hiện sẽ không phải là nhỏ

Hơn thế nữa vốn đầu tư thực hiện giải pháp này không nhiều, nên hiệu quả

kinh tế của phương pháp thường rất cao không chỉ với các quốc gia mà còn

trực tiếp đến từng gia đình, từng doanh nghiệp … thể hiện qua số tiền điện

phải trả hàng tháng của họ Một số biện pháp phổ biến bao gồm :

suất tiêu thụ cho phù hợp với yêu cầu sử dụng thiết bị

nhiệt liên quan đến sử dụng điện năng

năng lượng để giảm thiểu sử dụng điện năng

Trang 12

• Tối ưu hóa các quá trình vận hành thiết bị dùng điện trong công

nghiệp

Các biện pháp cụ thể để tiết kiệm điện năng thuộc biện pháp này có thể chia

thành 4 khu vực sau:

1 Khu vực nhà ở

2 Khu vực công cộng : Các trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng,

công sở, vui chơi, giải trí,bệnh viện , khách sạn

3 Khu vực công nghiệp

4 Khu vực sản xuất, truyền tải, phân phối điện năng

Khu vực nhà ở:

Trong các khu vực nhà ở thì điện năng được sử dụng chủ yếu cho các

thiết bị chiếu sáng và các thiết bị phục vụ cho sinh hoạt Ngoài biện pháp

lựa chọn các thiết bị có hiệu năng cao (đã trình bày ở trên) phù hợp yêu cầu

sử dụng, việc hạn chế thời gian làm việc vô ích của các thiết bị rất có ý

nghĩa đến tổng điện năng tiết kiệm được Để thực hiện mục tiêu này có thể

sử dụng các thiết bị phụ trợ như: Tự động đóng cắt điện ra khỏi nhà, tự

động điều chỉnh độ sáng của đèn, tự động cắt các bình đun nước nóng ra

khỏi lưới khi không sử dụng trong một thời gian hạn định nào đó … Lắp

thêm các lớp vỏ bọc để hạn chế sự thất thoát nhiệt ở các hệ thống đun nước

nóng Sử dụng các mẫu thiết kế nhà ở thông thoáng, tận dụng ánh sáng tự

nhiên nhằm hạn chế thời gian làm việc của các đèn chiếu sáng và quạt điện

Mặt khác, các lớp tường bao bọc và các cửa ra vào, cửa sổ phải đủ dầy, kín

để giảm bớt thời gian và công suất làm việc các AC Việc lựa chọn nhiệt độ

đặt thích hợp vào mùa hè, mùa đông cho các AC cũng có thể giảm được

điện năng tiêu thụ trên các thiết bị này Ngoài ra việc hạn chế số lần đóng

mở tủ lạnh, tủ đá, số lần làm việc của máy giặt, bàn là, bếp điện… cắt bỏ

thời gian chờ của tivi, VTR cũng giúp giảm được điện năng tiêu thụ

Khu vực công cộng:

Trong khu vực này việc quan tâm đến khâu thiết kế công trình để hạn chế

tiêu tốn năng lượng trong các khâu chiếu sáng, làm mát sưởi ấm có thể cho

những kết quả đáng kể Các điều luật về thiết kế, xây dựng, môi trường và

công tác thẩm định hiệu quả sử dụng năng lượng khi cấp phép xây dựng sẽ

giúp nhiều cho mục tiêu tiết kiệm năng lượng Những qui định cụ thể, rõ

ràng, về việc sử dụng các thiết bị đặc biệt là các thiết bị chiếu sáng, máy

văn phòng làm mát, sưởi ấm … hỗ trợ nhiều cho công tác an toàn và tiết

kiệm điện Việc trang bị thêm các thiết bị tự động đóng cắt, tự động khống

Trang 13

chế (ánh sáng, nhiệt độ ) là cần thiết Thay thế các AC đặt tại nhiều điểm

bằng các hệ thống điều hòa trung tâm cho phép tiêu thụ điện năng ít hơn và

dễ điều chỉnh nhiệt độ thích hợp với các nhu cầu sử dụng khác nhau Cần

cân nhắc trong việc thay thế cách đun nước, sưởi ấm bằng điện sang dùng

ga hóa lỏng cho những chỉ tiêu kinh tế tốt hơn Ngoài ra cần lưu tâm đến

việc tận dụng những nguồn nhiệt vào mục đích gia nhiệt

Khu vực công nghiệp:

Các biện pháp làm giảm sự tiêu phí năng lượng trong khu vực này khá đa

dạng và thường cho hiệu quả cao với chi phí thấp:

Với động cơ điện:

Với hệ thống nước lạnh:

• Điều chỉnh theo entanpi

Trang 14

• Vận hành tối ưu ( giảm áp suất đầu ra, giảm nhiệt độ và độ ẩm đầu

vào )

Với hệ thống chiếu sáng:

• Dùng chao đèn có hiệu quả

cao đèn)

• Dùng phương pháp chiếu sáng không đồng đều ( theo nhiệm vụ ,

điều kiện làm việc, địa điểm)

• Thường xuyên bảo dưỡng các hệ thống chiếu sáng

b Điều khiển nhu cầu dùng điện cho phù hợp với khả năng cung cấp

một cách kinh tế nhất:

Điều khiển nhu cầu điện là chiến lược của DSM mà các giải pháp của nó

thực hiện với sự chủ động nhiều hơn từ các nhà cung cấp điện nhằm làm

thay đổi nhu cầu sử dụng điện năng phù hợp với khả năng cung cấp của

HTĐ

b 1 Điều khiển trực tiếp dòng điện:

Mục tiêu chính của giải pháp này là san bằng đồ thị phụ tải của hệ thống

điện nhằm làm giảm tổn thất, dễ dàng định được phương thức vận hành

kinh tế hệ thống, giảm nhẹ vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện, cung

cấp điện cho khách hàng một cách linh hoạt, tin cậy, chất lượng cao và giá

thành rẻ

Cắt giảm đỉnh ( peak clipping ):

Đây là biện pháp khá thông dụng để giảm phụ tải đỉnh trong các giờ cao

điểm của hệ thống điện nhằm làm giảm nhu cầu gia tăng công suất phát và

tổn thất điện năng Có thể điều khiển dòng điện của khách hàng để giảm

đỉnh bằng các tín hiệu điều khiển từ xa hoặc trực tiếp tại các hộ tiêu thụ

Ngoài ra bằng các chính sách giá điện cũng có thể đạt mục tiêu này Tuy

nhiên khi áp dụng biện pháp này các khách hàng thường được thỏa thuận

hoặc thông báo trước để tránh những thiệt hại do ngừng cung cấp điện

Lấp thấp điểm (valley filling ):

Đây là biện pháp truyền thống thứ hai để điều khiển dòng điện Lấp thấp

điểm tạo thêm các phụ tải vào thời gian thấp điểm Điều này đặc biệt hấp

Trang 15

dẫn nếu như giá cho các phụ tải dưới đỉnh nhỏ hơn giá trung bình Thường

áp dụng biện pháp này khi công suất thừa được sản xuất bằng nhiên liệu rẻ

tiền Hiệu quả thực là gia tăng tổng điện năng thương phẩm nhưng không

tăng công suất đỉnh, tránh được hiện tượng xả nước ( thủy điện ) hoặc hơi (

Nhiệt điện ) thừa Có thể lấp thấp điểm bằng các kho nhiệt (nóng , lạnh ),

xây dựng các nhà máy thủy điện tích năng, nạp điện cho ắc quy, ô tô điện

Chuyển dịch phụ tải ( load shipfting ):

Chuyển dịch phụ tải thời gian cao điểm sang thời gian thấp điểm Hiệu

quả thực là giảm được công suất đỉnh song không làm thay đổi điện năng

tiêu thụ tổng Các ứng dụng phổ biến trong trường hợp này là các nhiệt, các

thiết bị tích năng lượng và thiết lập các hệ thống giá điện thật hợp lý

Biện pháp bảo tồn ( Strategic conservation ):

Đây là biện pháp giảm tiêu thụ cuối cùng dẫn tới giảm điện năng tiêu thụ

nhờ việc nâng cao hiệu năng của các thiết bị dùng điện

Tăng trưởng dòng điện (Strategic load growth ):

Tăng thêm các khách hàng mới ( Chương trình điện khí hóa nông thôn là

một ví dụ ) dẫn tới tăng cả công suất đỉnh và tổng điện năng tiêu thụ

Biểu đồ phụ tải linh hoạt ( flexible load shape ):

Biện pháp này xem độ tin cậy cung cấp điện như một biến số trong bài

toán lập kế hoạch tiêu dùng Và do vậy đương nhiên có thể cắt điện khi cần

thiết.Hiệu quả thực là công suất đỉnh và cả điện năng tiêu thụ tổng có thể

suy giảm

Ta có sơ đồ minh họa các biện pháp trên:

b 2 Lưu trữ năng lượng :

Giải pháp này cho phép dịch chuyển nhu cầu sử dụng điện từ thời cao

điểm đến thời gian thấp điểm nhờ áp dụng chính sách điện Kết quả là giảm

chi phí sử dụng điện cho các hộ tiêu thụ trong khi nhà cung cấp điện cũng

đạt được mục tiêu san bằng ĐTPT, tiết kiệm vốn phát triển nguồn và lưới

điện

b 3 Điện khí hóa:

Áp dụng rộng rãi công nghệ sử dụng điện năng mới để bổ sung và thay

thế các dạng năng lượng khác Mở rộng điện khí hóa nông thôn, điện khí

hóa các hệ thống giao thông hoặc dùng điện để thay thế việc đốt xăng dầu

trong các thiết bị động lực làm gia tăng dòng điện đỉnh và điện năng tổng

Trang 16

của hệ thống Song đó là việc làm cần thiết bởi nó sẽ thúc đẩy phát triển

kinh tế - xã hội và giảm thiểu sự hủy hoại môi trường

b 4 Chính sách giá điện năng:

Nhu cầu sử dụng điện của các phụ tải điện thường được phân bố không

đều theo thời gian Một cách tự nhiên, theo tập quán sinh hoạt, làm việc và

sản xuất sẽ xuất hiện các cao điểm và thấp điểm trong đồ thị phụ tải của hệ

thống Tại khoảng thời gian cao điểm hệ thống phải huy động mọi khả năng

phát điện để đáp ứng nhu cầu của phụ tải và đôi khi vẫn không tránh khỏi

phải cắt điện nếu không xây dựng thêm các nguồn điện năng cũng như các

hệ thống truyền tải mới Rõ ràng chi phí thực để đáp ứng nhu cầu điện năng

trong thời điểm này sẽ rất cao Ngược lại trong khoảng thời gian thấp điểm,

nhu cầu tiêu thụ điện năng thường rất bé khiến các nhà máy điện phải

ngừng phát điện hoặc theo điều kiện công suất hạn chế theo điều kiện kỹ

thuật, đôi khi vẫn phải xả bớt hơi quá nhiệt Trong các hệ thống có tỷ trọng

thủy điện cao sẽ không tránh khỏi phải xả nước vô ích vào các mùa mưa

Vốn đầu tư xây dựng hệ thống truyền tải không được khai thác hợp lý, các

máy biến áp vận hành non tải sẽ làm gia tăng tổn thất hệ thống Tại các thời

điểm này nếu có thêm nhu cầu dùng điện sẽ rất kinh tế và thuận lợi cho

công tác vận hành hệ thống Tại nhiều nước giá bán điện không thay đổi

trong suốt thời gian cung cấp đã tạo ra những hạn chế đáng kể đối với việc

khuyến khích sử dụng điện năng thật hiệu quả và không phản ánh đúng

thực chất giá trị của điện năng tại các thời điểm khác nhau

Trong các nước phát triển, giá bán điện năng được sử dụng rất hiệu quả

để điều hòa nhu cầu dùng điện Biểu giá bán điện được thay đổi một cách

linh hoạt theo từng mùa, từng thời điểm cấp điện, khả năng đáp ứng của hệ

thống, trị số công suất và điện năng yêu cầu, địa điểm tiếp nhận, đối tượng

khách hàng … Nhờ vậy điện năng đã được sử dụng một cách có hiệu quả

đem lại lợi ích cho cả người cung cấp lẫn người sử dụng Có thể đưa ra một

vài biểu giá thông dụng nhất hiện nay:

Giá tính theo thời điểm sử dụng (TOU):

Mục tiêu chính của biểu giá TOU là điều hòa phụ tải điện của hệ thống

sao cho phù hợp với khả năng cung cấp đem lại lợi ích cho cả ngành điện

lẫn khách hàng

Và do vậy, nó phải có tính linh hoạt cao bởi muốn đạt được mục tiêu trên

TOU phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố: Thời điểm dùng điện, khoảng thời

gian dùng điện liên tục, độ lớn và sự biến động công suất cũng như điện

Trang 17

năng yêu cầu, mùa và thời điểm trong một vùng , loại khách hàng, định

hướng phát triển kinh tế và ngành điện … Từ đó cũng dễ dàng nhận thấy

việc lập được 1 TOU thật không đơn giản Nhưng ít nhất TOU cũng phải

mang tính tích cực

Thúc đẩy phát triển kinh tế và khuyến khích sử dụng điện năng một cách

hiệu quả Với các khách hàng mà chi phí điện năng chiếm tỷ trọng nhỏ

trong giá thành sản phẩm do họ sản xuất thì đôi khi họ cũng ít quan tâm đến

TOU Vì lợi ích chung bên cạnh TOU cũng cần thêm một quy định bắt buộc

cần thiết (luật) Các nước đang phát triển thuộc Châu Á có Hàn Quốc, Đài

Loan, Thái Lan… đã sử dụng TOU và thu được những kết quả bước đầu

trong lĩnh vực điều khiển dòng điện của phụ tải Theo KEMKO ( Công ty

quản lý điện năng Hàn Quốc ) ước đoán TOU giảm được 986 MW nghĩa là

khoảng >10% nhu cầu đỉnh của hệ thống điện của Hàn Quốc vào tháng

6/1982 ( ADB 1989)

Giá cho phép cắt điện khi cần thiết:

Biểu giá này được áp dụng để khuyến khích khách hàng cho phép cho

phép cắt điện trong các trường hợp cần thiết với khả năng cung cấp điện

kinh tế nhất của ngành điện Số lần cắt và thời gian cắt phụ thuộc vào sự

thỏa thuận với khách hàng và số tiền khách hàng nhận được từ dịch vụ này

Giá dành cho các mục tiêu đặc biệt:

Biểu giá đặc biệt nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng DSM hoặc

phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của chính phủ Ví dụ các khách hàng co

đặt hệ thống lưu nhiệt hoặc đặt các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời để

giảm dòng điện trong suốt thời gian cao điểm của hệ thống có thế được

hưởng mức giá đặc biệt

Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý khi thiết lập và thực hiện các biểu giá đặc

biệt sao cho nó thực sự thuyết phục, hợp lý theo quan điểm hiệu quả tổng

của cả chương trình DSM Nếu khoản tiền trả cho khách hàng khi cho phép

cắt điện hoặc tham gia tích cực vào chương trình DSM lớn hơn những gì do

DSM mang lại có thể làm gia tăng giá cả cho những khách hàng không

tham gia chương trình

Để thực hiện có hiệu quả DSM cần thiết phải có những hoạt động đồng

bộ:

1 Cần có những tổ chức ở cấp chính phủ chuyên nghiên cứu, soạn thảo

luật liên quan đến việc sử dụng và tiết kiệm năng lượng, hoạch định

Trang 18

chính sách, kế hoạch hợp lý và tổ chức thực hiện, giám định và đánh

giá hiệu quả của chương trình

2 Các biện pháp mang tính thể chế: Luật tiết kiệm năng lượng, các tiêu

chuẩn đánh giá điện năng, chỉ định các nhà máy, trung tâm, công

trình kiến trúc… cần thực hiện DSM, chỉ định các loại thiết bị dùng

nhiều năng lượng được dùng phổ biến hoặc dự đoán tăng nhanh trong

tương lai Ví dụ ở Nhật Bản

chính phủ chỉ định 9 mặt hàng gia dụng: Xe con, AC, đèn huỳnh

quang, TV, máy photocopy, máy tính điện tử, đầu CD, VTR, xe tải

Với các mặt hàng này các nhà sản xuất phải công bố những thông tin

chi tiết để có thể đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng, biểu thị

hiệu suất tiêu thụ năng lượng, nghĩa vụ đạt mức hiệu năng tiêu chuẩn

trong thời gian quy định Nhờ những qui định này người tiêu dùng có

thể nắm bắt những thông tin chính xác về hiệu năng của các thiết bị

khi lựa chọn, thúc đẩy các nhà sản xuất và những nhà nhập khẩu đưa

ra thị trường những thiết bị có hiệu suất cao

3 Các biện pháp trợ giúp kinh tế; Trợ giúp phát triển công nghệ chế tạo

các thiết bị có hiệu suất cao, ưu tiên thuế cho đầu tư phát triển công

nghệ, cho vay vốn với lãi suất thấp, bảo lãnh vay vốn, khen thưởng

các nhà chế tạo có những sản phẩm đạt hiệu năng cao và giới thiệu

rộng rãi trên các phương tiện đại chúng, tạp chí kỹ thuật Trong bảng

1.5 là một ví dụ về việc thực hiện biện pháp này ở Nhật Bản

Bảng 1.5: Tỷ lệ cắt giảm điện năng của các nhà tiêu thụ sản phẩm

sẽ được khen thưởng.

Trang 19

4.Các biện pháp thông tin tuyên truyền, phổ cập giáo dục, đào tạo về

chính sách và các biện pháp tiết kiệm năng lượng

Cuối cùng trong quá trình lập kế hoạch thực hiện DSM cần chú ý tới các

khâu sau:

phần kinh tế, trên cơ sở đánh giá tiềm năng áp dụng DSM

• Phân tích cơ cấu phụ tải điện trong đồ thị phụ tải của hệ thống điện

để lựa chọn giải pháp điều khiển dòng điện thích hợp

phải so sánh với các chương trình khác (nếu có) để tăng thêm tính

thuyết phục khi quyết định

III.CÁC MÔ HÌNH THỰC HIỆN DSM.

Có ba mô hình về quản lý phụ tải đã được áp dụng ở các nước khác nhau

trên thế giới, nó biểu hiện trạng thái hệ thống điện mỗi nước, đặc trưng của

hệ thống điện nước đó Dưới đây là những mô hình thực hiện DSM cũng

như phạm vi áp dụng

1.Mô hình những quy tắc:

Đây là mô hình được áp dụng chủ yếu ở các nước mà nhà nước giữ vai

trò điều hòa lớn như Hoa Kỳ và Canada cũng như một số nước nhỏ ở Châu

Âu như Đan Mạch và Hà Lan Với mô hình này người ta áp dụng hai từ

“độc quyền” để đưa ra các nguyên tắc về tiêu dùng điện nhằm đạt được các

mục tiêu khi thực hiện DSM Mô hình này có 4 đặc trưng sau đây:

• Nhà nước ủy quyền cho các công ty phân phối để các công ty này có

thể quản lý phụ tải với chức năng là người đáp ứng phụ tải điện trên

cơ sở định hướng mà nhà nước đã chỉ ra với lợi ích cộng đồng là lớn

nhất

Trang 20

• Để có thể giải quyết khó khăn gặp phải khi các đơn vị điện lực thực

hiện công việc quản lý, nhà nước cần xây dựng một cách có kế

hoạch giữa khả năng cung cấp và phụ tải yêu cầu bằng việc buộc các

công ty phân phối điện thực hiện một chương trình cung cấp vì lợi

ích tổng thể đi từ việc phân tích kinh tế của việc thực hiện DSM sẽ

được áp dụng

• Nhà nước giữ vai trò là người điều hòa sẽ xây dựng các cơ chế và

khuyến khích tài chính để có thể năng động hóa tính độc quyền của

ngành điện khi thực hiện công việc quản lý phụ tải với các hộ tiêu

thụ

tiêu thụ, nhóm công ty điện lực phía nhà nước và các chuyên gia

trong lĩnh vực quản lý phụ tải điện

2 Mô hình hợp tác:

Đây là mô hình thực hiện DSM với mục đích là các bên tham gia hệ

thống điện cùng nhau thực hiện vì lợi ích của hệ thống, của nhà nước và

của người tiêu dùng Mô hình này đang được áp dụng ở một số nước Châu

Âu như Đức, Pháp, Tây Ban Nha hay Italia

Trong viễn cảnh mà các chính sách bảo vệ môi trường đã trở thành một

chính sách hết sức quan trọng, nhà nước thường có những thương lượng

với các bộ, ngành, về việc giám sát và thực hiện các mục tiêu của chương

trình DSM mà các ngành thực hiện Đồng thời nhà nước cũng muốn mở

rộng việc nghiên cứu, sản xuất điện năng từ những nguồn năng lượng mới

hoặc năng lượng tái tạo Còn về phía phụ tải là những chiến dịch vận động

tiết kiệm năng lượng dưới nhiều hình thức khác nhau kết hợp chính sách về

giá đánh vào hộ sử dụng trong thời kỳ cao điểm

Sự phát triển của năng lượng điện chủ yếu phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức

của các công ty điện lực Bắt đầu từ thập kỷ 80, các công ty điện lực bắt

đầu đưa ra các chiến lược nhằm tăng cương hơn nữa mối quan hệ nhà cung

cấp và người tiêu dùng

Ngoài ra, có một số khuyến khích được đưa vào chương trình DSM xuất

phát từ tính độc quyền của thị trường năng lượng, hộ tiêu thụ bắt buộc phải

có những cam kết với phía nhà sản xuất nếu như họ muốn có mặt trong hệ

thống và điều đó cho phép thực hiện tốt DSM theo cả hai khía cạnh là tiết

kiệm điện năng và giảm công suất ở giờ cao điểm

3 Mô hình cạnh tranh:

Trang 21

Trong mô hình này, các công ty điện lực được tự do trong hoạt động vận

hành Đây là mô hình được áp dụng ở vương quốc Anh và Nauy Tại đây,

người ta đặt ra các cơ sở của mô hình DSM cạnh tranh theo những đặc

trưng của ngành công nghiệp tự do Ngành công nghiệp điện được tái cấu

trúc và mang ba đặc trưng sau đây:

thống truyền tải chung trên cơ sở không phân tách với những điều

kiện để được vào hệ thống và hiệu ứng giá

mà phía nhà nước yêu cầu

Ưu điểm:

tiêu thụ phải trả cho công suất yêu cầu và lượng điện năng sử dụng

sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp

phục họ ủng hộ các chương trình DSM nhất là những vùng có mật độ

trung bình hay thưa thớt

IV VAI TRÒ CỦA DSM ĐỐI VỚI HỆ THỐNG TRUYỀN TẢI VÀ

PHÂN PHỐI ĐIỆN NĂNG:

Các vấn đề được đề cập bao gồm :

• Tác động của DSM đến hệ thống truyền tải và phân phối điện như

thế nào?

thống truyền tải và phân phối điện

1 Đánh giá, phân tích hiệu quả của DSM:

Khi đánh giá hiệu quả của DSM người ta thường dựa vào 3 yếu tố:

• Đánh giá ở khía cạnh chuyển dịch phụ tải của hệ thống điện

• Đánh giá ở khía cạnh giải pháp xã hội: Tuyên truyền, giáo dục

• Đánh giá ở khía cạnh thay đổi công nghệ và thiết bị dùng điện

Trang 22

Để đánh giá, phân tích hiệu quả DSM theo các quan điểm trên, người ta

dùng phương pháp phân chia phụ tải dùng điện theo các thành phần khác

nhau:

• Xác định cơ cấu phụ tải điện theo một cách nào đó phù hợp với khu

vực áp dụng DSM ( Ví dụ khu vực công nghiệp; Khu vực ánh sáng

sinh hoạt; Khu vực dịch vụ công cộng ; Khu vực nông nghiệp; Khu

vực giao thông vận tải…)

• Đánh giá dáng điệu đồ thị phụ tải, xác định các thông số chủ yếu

Ngoài phương pháp phân tích cơ cấu phụ tải để xác định mức tiêu thụ của

từng khu vực, khả năng tiết kiệm điện năng của mỗi khu vực, người ta còn

căn cứ vào mức độ tổn thất điện năng trong quá trình sản xuất điện năng

đến tiêu thụ như sau:

Hiện nay, hiệu suất tại các nhà máy nhiệt điện của Việt Nam rất thấp (chỉ

được khoảng 16-25% thay vì 31-33%), hơn nữa tỷ lệ tự dùng khá cao

(10-15% thay vì 7-10%) Vì vậy việc đổi mới công nghệ ngay tại chính các nhà

máy nhiệt điện sẽ đem lại hiệu quả rất cao trong quá trình tiến hành DSM

Trong lĩnh vực truyền tải và phân phối điện năng, do thiết bị lạc hậu, cũ

nát và không được áp dụng các công nghệ mới như: Bù công suất phản

kháng (hiện nay chỉ bù để đảm bảo điện áp ), lắp đặt các thiết bị làm lưới

điện vận hành linh hoạt, không thay các đầu phân áp của MBA … Nên tỷ lệ

tổn thất trong hệ thống là rất lớn (15-17% thay vì 7-9%), đặc biệt trong các

hệ thống lưới phân phối Nếu thực hiện các biện pháp trên như ở các nước

phát triển thì hệ thống điện Việt Nam sẽ tiết kiệm được một lượng công suất

tương đối lớn Ngoài việc hệ thống vận hành kinh tế hơn thì việc phải bổ

sung công suất hàng năm cho hệ thống cũng được giảm thiểu, điều này có ý

nghĩa vô cùng to lớn trong bối cảnh nước ta còn rất khó khăn về nguồn vốn

đầu tư (chủ yếu vốn vay nước ngoài)

Dựa vào những phân tích ở trên, hiệu quả của các giải pháp thực hiện

DSM được xem xét ở các góc độ sau:

Trang 23

a.Đánh giá hiệu quả DSM ở khía cạnh chuyển dịch đồ thị phụ tải:

Căn cứ vào đặc điểm, cơ cấu của đồ thị phụ tải để phân tích đánh giá, tìm

các giải pháp làm san bằng phẳng đồ thị phụ tải như: Chuyển dịch phụ tải,

cắt đỉnh đồ thị, lấp đầy phần trũng trong đồ thị phụ tải

b Đánh giá hiệu quả của DSM ở khía cạnh thay đổi công nghệ và thiết

bị có hiệu năng thấp:

Căn cứ vào đặc điểm của các khu vực kinh tế mà xem xét đánh giá ảnh

hưởng tác dụng của giải pháp thay đổi công nghệ và thay thế các thiết bị đó

có hiệu suất thấp bằng các thiết bị chế tạo từ các công nghệ tiên tiến Ví dụ:

Khuyến khích dùng đèn compact thay cho bóng đèn sợi đốt, thay thế đèn

huỳnh quang hiệu suất thấp bằng loại có hiệu suất cao, thay thế các động cơ

thiết bị công nghệ cũ bằng các thiết bị điện, động cơ công nghệ mới có hiệu

suất cao…

c Đánh giá khía cạnh tuyên truyền, phổ cập và cung cấp thông tin:

Hiện nay, ý thức trong việc tiết kiệm và sử dụng năng lượng chưa được

phổ biến trong xã hội,ngay cả những người gia đình làm trong ngành điện

lực Để cải thiện điều này,việc tuyên truyền phổ biến rộng rãi lợi ích và hiệu

quả của DSM sẽ mang lại hiệu quả rất lớn, đặc biệt trong thành phần ASSH

chiếm tỉ lệ rất lớn trong các thành phần và có tiềm năng rất lớn

Tại Mỹ, vào thời điểm khi các ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ thì

yêu cầu đặt ra đối với ngành điện lực Mỹ là phải tiết kiệm được nhiên liệu

sản xuất và công suất phát Hiện nay, dù ở Mỹ có đầy đủ công suất phát ở

hầu hết các vùng (trừ vùng Đông Bắc) và giá dầu, khí gas đã giảm xuống

mức giá trước khi có lệnh cấm vận dầu nhưng lượng công suất truyền tải và

phân phối của hệ thông điện Mỹ vẫn thiếu Một trong những lí do chính là

chi phí cho việc truyền tải và phân phối điện là rất lớn.Vì vậy rất nhiều giải

pháp DSM tiết kiệm điện năng đã được nghiên cứu để áp dụng cho hệ thống

truyền tải và phân phối điện

Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy hệ thống truyền tải và phân phối điện khi

áp dụng các giải pháp DSM sẽ có những lợi ích sau:

điện

Giảm thiểu tổn thất trung bình

Trang 24

Chuyển dịch phụ tải Làm chậm việc tăng công suất

Giảm thiểu tổn thất trung bình

Tăng hiệu quả sử dụngTăng trưởng dòng điện Tăng hiệu quả sử dụng

Giảm thiểu tổn thất trung bình

Tăng hiệu quả sử dụng

Dễ thấy hệ thống truyền tải và phân phối điện chiếm phần lớn tổn thất

điện năng của toàn hệ thống nên lượng điện năng tiết kiệm được áp dụng

các giải pháp DSM là rất rõ ràng Một số nghiên cứu khác cũng cho rằng áp

dụng các giải pháp DSM sẽ tiết kiệm được điện năng của hệ thống truyền

tải và phân phối điện.Tuy nhiên việc tính chính xác được mức độ tiết kiệm

điện năng là rất khó khăn

2.Các yếu tố chính khi tìm hiểu tác động với hệ thống truyền tải và

phân phối điện:

Ngày đăng: 27/07/2014, 12:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2: Cơ cấu tiêu thụ điện năng trong các khu vực công nghiệp và - CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DSM Ở VIỆT NAM VÀ  LĨNH VỰC CHIẾU SÁNG
Bảng 1.2 Cơ cấu tiêu thụ điện năng trong các khu vực công nghiệp và (Trang 9)
Bảng 1.5: Tỷ lệ cắt giảm điện năng của các nhà tiêu thụ sản phẩm - CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DSM Ở VIỆT NAM VÀ  LĨNH VỰC CHIẾU SÁNG
Bảng 1.5 Tỷ lệ cắt giảm điện năng của các nhà tiêu thụ sản phẩm (Trang 18)
Bảng 2.1 : Hiệu quả của giải pháp giảm đỉnh của ĐTPT. - CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DSM Ở VIỆT NAM VÀ  LĨNH VỰC CHIẾU SÁNG
Bảng 2.1 Hiệu quả của giải pháp giảm đỉnh của ĐTPT (Trang 39)
Bảng 3.1 : Độ rọi định mức của vài khu vực cần chiếu sáng - CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DSM Ở VIỆT NAM VÀ  LĨNH VỰC CHIẾU SÁNG
Bảng 3.1 Độ rọi định mức của vài khu vực cần chiếu sáng (Trang 41)
Bảng 3.2:Tổng quan thị trường bóng đèn Hà Nội. - CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DSM Ở VIỆT NAM VÀ  LĨNH VỰC CHIẾU SÁNG
Bảng 3.2 Tổng quan thị trường bóng đèn Hà Nội (Trang 46)
Bảng 3.3: Tổng số lượng đèn theo các loại. - CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG DSM Ở VIỆT NAM VÀ  LĨNH VỰC CHIẾU SÁNG
Bảng 3.3 Tổng số lượng đèn theo các loại (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w