1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BỆNH TIM MẠCH VÀNH - Phần VII potx

9 234 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

BỆNH TIM MẠCH VÀNH Phần VII PHẪU THUẬT Phẫu thuật thường được khuyến khích tiến hành cho những bệnh nhân mắc phải: • Chứng đau thắt ngực không ổn định mà không có hiệu quả ngay sau khi được điều trị bằng phương pháp thông thường • Những cơn tái phát nghiêm trọng của chứng đau thắt ngực kéo dài hơn 20 phút • Hội chứng mạch vành cấp tính • Bệnh động mạch vành nghiêm trọng (đau thắt ngực nghiêm trọng, bao gồm nhiều động mạch, có chứng cứ bị chứng thiếu máu cục bộ, hoặc động mạch vành chủ trái bị thu hẹp nghiêm trọng), đặc biệt nếu có những sự bất thường xuất hiện ở tâm thất trái của tim, tâm thất trái là ngăn bơm máu chính. Plaque in artery wall: Mảng vữa đóng trong thành động mạch Blood clot: Máu đóng cục Right coronary artery: Động mạch vành phải Left anterior descending artery: Động mạch hướng xuống phía trước bên trái Blood clot: Máu đông Xơ Vữa Động Mạch là một căn bệnh về động mạch do các chất béo đóng vữa ở thành mạch máu, dẫn đến sự thu hẹp và do đó làm cho lưu thông máu bị ảnh hưởng. Lưu thông máu bị hạn chế một cách nghiêm trọng trong những động mạch dẫn máu đến cơ tim tạo ra những triệu chứng như đau ngực. Xơ Vữa Động Mạch không cho thấy triệu chứng nào cho đến khi có một biến chứng xảy ra. Lựa chọn giữa Phương Pháp Đặt Ống Thông Mạch hoặc Phẫu Thuật Bắc Cầu Hai tiến trình phẫu thuật hiệu quả cho các bệnh nhân mắc bệnh tim là: • Phẫu thuật bắc cầu ghép động mạch vành (thường được gọi là bắc cầu hay CABG) • Phương pháp bổ sung mạch vành dưới da (thường được gọi là phương pháp đặt ống thông mạch hay PCI), thường kết hợp với tiến trình đặt ống thông động mạch vành. Blocked coronary artery: động mạch vành bị tắt nghẽn Vein graft sewn in to bypass blockage: Tĩnh mạch ghép được may vào để bắc cầu qua động mạch bị tắt nghẽn Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ ở lại bệnh viện từ 5 cho đến 10 ngày, 3 ngày đầu tiên sẽ ở lại trong phòng hồi sức (ICU). Trong 2 đến 3 ngày đầu tiên, các ống dẫn được đặt ở ngực để rút tháo máu và chất dịch còn dư xung quanh tim. Những chức năng tim sẽ được theo dõi. Hiệu quả trọn vẹn từ cuộc phẫu thuật có thể chưa biết chắc cho đến 3 đến 6 tháng sau khi phẫu thuật. Việc chăn gối có thể bắt đầu trở lại 3 đến 4 tuần sau khi phẫu thuật. Tất cả các hoạt động mà không gây mệt mỏi đều được cho phép, nhưng bệnh nhân không nên làm căng xương ngực đang lành (xương ức) Stent insertion: Đưa ống stent vào Stent expansion: Ống stent phồng ra Stent remains in coronary artery: Ống stent nằm luôn trong động mạch vành. Một thiết bị được gọi là stent có thể được đặt vào. Một ống stent là một giàn chống đỡ bằng kim loại và có dạng lưới mắt cáo được đặt vào trong động mạch vành để giữ cho mạch máu không bị tắt nghẽn. Mỗi tiến trình này được diễn tả bên dưới. Các nghiên cứu thường báo cáo tỉ lệ sống sót giống nhau đối với mỗi tiến trình. Tuy nhiên, có một vài sự khác biệt, và sự quyết định tiến hành phẫu thuật thường tùy thuộc vào tình trạng của mỗi cá nhân. Các tình trạng này thường bao gồm cả số lượng động mạch và những động mạch nào có liên quan, sự ổn định của bệnh nhân, những tiến trình phẫu thuật trước đây, sự lựa chọn của bệnh nhân, và nhiều thứ khác. Những bệnh nhân đang có ý định tiến hành phẫu thuật nên thảo luận với bác sĩ về tất cả chọn lựa và sự rủi ro. Không có tiến trình phẫu thuật nào chữa khỏi bệnh động mạch vành, và bệnh nhân phải tiếp tục quyết tâm duy trì lối sống khỏe mạnh cũng như sử dụng bất kỳ loại thuốc cần thiết nào. Đối với một số bệnh nhân, thay đổi lối sống và sử dụng thuốc có thể kiểm soát căn bệnh mà không cần đến phẫu thuật bắc cầu hay đặt ống thông mạch. Cân Nhắc việc Chọn Lựa Phương Pháp Đặt Ống Thông bằng Stent. Phương pháp đặt ống thông mạch có những thuận lợi sau đối với đa số bệnh nhân. Đó là: • Ít vết mổ hơn phương pháp bắc cầu. (Mặc dù một tiến trình phẫu thuật bắc cầu giảm thiểu vết mổ có thể làm giảm đi sự khác biệt này.) • Ít tốn kém hơn phương pháp bắc cầu. (Mặc dù nhu cầu dùng nhiều thuốc sau khi mổ và rủi ro hơn khi lập lại phẫu thuật để khai thông lại động mạch có thể làm giảm sự khác biệt dài hạn về tài chánh giữa hai tiến trình này). • Tiến trình cấp cứu giành cho nhiều bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim. (Việc sử dụng phương pháp bắc cầu sau cơn nhồi máu cơ tim có tỉ lệ tử vong cao hơn so với khi phương pháp này được sử dụng một cách hiệu quả, và việc sử dụng phương pháp bắc cầu đang còn tranh cãi đối với những bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim.) Phương pháp này có những điều bất lợi sau đây: • Các mạch máu có thể bị tắt nghẽn trở lại (tái phát hẹp) làm cho bệnh nhân cần thêm những tiến trình khác. (Những loại thuốc làm loãng máu mới, những lớp bọc ngoài stent mạch vành, và xạ trị có thể giúp làm giảm đáng kể tỉ lệ tái phát hẹp mạch. Tuy nhiên, cũng có một vài dấu hiệu cho thấy rằng stent, đặt biệt là loại stent dẫn truyền thuốc, có thể làm gia tăng rủi ro bị máu đóng cục). • Phương pháp bắc cầu không thích hợp cho nhiều bệnh nhân bị đau thắt ngực (người bị tiểu đường, những bệnh nhân cao tuổi, hoặc những người bị tắt nghẽn nhiều mạch máu). Tuy nhiên, càng ngày phương pháp đặt ống thông mạch càng chứng tỏ tính an toàn và mức độ hiệu quả ngang bằng với phương pháp bắc cầu đối với những bệnh nhân có mức độ rủi ro cao. Bệnh nhân phải đảm bảo sẽ thảo luận với bác sĩ những rủi ro và những thuận lợi của hai phương pháp đặt ống thông mạch và bắc cầu. Cân Nhắc việc Lựa Chọn Phương Pháp Bắc Cầu. Phương pháp bắc cầu thường thích hợp cho những bệnh nhân với những tình trạng có mức độ rủi ro cao, chẳng hạn: • Bị tắt nghẽn nhiều mạch máu. (Trong một báo cáo so sánh phẫu thuật bắc cầu với phương pháp đặt ống thông mạch ở những bệnh nhân có 2 hoặc 3 mạch máu bị tắt nghẽn, tỉ lệ tử vong 1 năm sau khi phẫu thuật bắc cầu là 0.8% và sau khi đặt ống thông mạch là 2.5%. Khoảng 80% số bệnh nhân trong cuộc nghiên cứu này là đàn ông). • Bệnh tiểu đường. (Phẫu thuật bắc cầu tạo ra tỉ lệ sống sót cao hơn một cách đáng kể đối với những bệnh nhân bị tiểu đường. Một số chuyên gia tin rằng phương pháp đặt ống thông mạch được hạn chế, nếu có thể, sử dụng cho những bệnh nhân này). • Cao tuổi • Một số đặc điểm về cấu trúc, chẳng hạn động mạch chủ trái bị thu hẹp khoảng 50% hoặc hơn hay một đoạn dài động mạch bị tắt nghẽn. Những Cân Nhắc cho Phụ Nữ. Các nghiên cứu đã báo cáo tỉ lệ tử vong cao hơn ở phụ nữ so với nam giới sau bất kỳ tiến trình phẫu thuật tim nào. Một số chuyên gia đưa ra lý thuyết cho rằng phụ nữ trung bình có thể già hơn và trở bệnh nặng hơn khi họ tiến hành phẫu thuật tim. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2002 cho thấy rằng khi phụ nữ mắc hội chứng mạch vành cấp tính được điều trị sớm và nghiêm túc giống như nam giới, thì tỉ lệ sống sót của họ bằng hoặc cao hơn nam giới. Các Tiến Trình Khác Ngoài hai tiến trình đặt ống thông mạch và phẫu thuật bắc cầu, một số những tiến trình khác cũng được sử dụng hoặc đang được xem xét cho bệnh động mạch vành. Chúng bao gồm: • Phương pháp nạo vữa mạch (atherectomy) • Phương pháp tái phân bố mạch tim • Gia tăng đồng bộ nhịp đập bên ngoài và chu kỳ tim (EECP) . • Hội chứng mạch vành cấp tính • Bệnh động mạch vành nghiêm trọng (đau thắt ngực nghiêm trọng, bao gồm nhiều động mạch, có chứng cứ bị chứng thiếu máu cục bộ, hoặc động mạch vành chủ trái. BỆNH TIM MẠCH VÀNH Phần VII PHẪU THUẬT Phẫu thuật thường được khuyến khích tiến hành cho những bệnh nhân mắc phải: • Chứng đau thắt ngực không. sung mạch vành dưới da (thường được gọi là phương pháp đặt ống thông mạch hay PCI), thường kết hợp với tiến trình đặt ống thông động mạch vành. Blocked coronary artery: động mạch vành

Ngày đăng: 27/07/2014, 11:20

Xem thêm: BỆNH TIM MẠCH VÀNH - Phần VII potx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN