1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BỆNH TIM MẠCH VÀNH - Phần VIII doc

10 277 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

BỆNH TIM MẠCH VÀNH Phần VIII PHẪU THUẬT GHÉP BẮT CẦU ĐỘNG MẠCH VÀNH Phẫu thuật ghép bắc cầu mạch vành (CABG) là một phương pháp thay thế hợp lý cho tiến trình đặt ống thông mạch đối với nhiều bệnh nhân, nhưng sẽ có vết mổ lớn. Tiến trình phẫu thuật bao gồm các bước sau: • Ngực được mổ ra, và máu được định tuyến lại qua một máy gọi là phổi-tim. • Tim ngưng đập trong suốt tiến trình này. • Các mạch máu lớn cung cấp máu cho bộ phận ghép, bộ phận này được dùng để tái định tuyến lưu thông máu. Các mạch máu ghép được cấy phía trước và bên ngoài những động mạch bị tắt nghẽn, do đó máu lưu thông qua những mạch máu mới xung quanh những mạch máu bị tắt nghẽn. • Những bộ phận ghép theo tiêu chuẩn hiện tại sử dụng những động mạch lấy từ thành ngực. Các nghiên cứu báo cáo rằng những động mạch ghép lấy từ thành ngực không bị tắt nghẽn trong 90% các trường hợp sau 15 năm. • Nhìn chung, các bệnh nhân thực hiện phẫu thuật bắc cầu 3 động mạch vành bị tắt nghẽn ở lại bệnh viện trong 5 ngày. Những bệnh nhân thực hiện phẫu bắc cầu chỉ một mạch vành có thể về nhà trong 3 ngày. Right coronary artery: Động mạch vành phải Left coronary artery: Động mạch vành trái Left anterior descending artery: Động mạch hướng xuống phía trước bên trái Các động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim. Động mạch vành trái cung cấp máu cho tâm thất trái. Động mạch vành phải cung cấp máu cho tâm thất phải Blockage in right coronary artery: Phần tắt nghẽn ở động mạch vành phải Blood deprived region of heart: Khu vực tim bị thiếu máu Phẫu thuật ghép bắc cầu động mạch vành (CABG) hoặc phẫu thuật bắc cầu tim được khuyến khích thực hiện khi một hoặc nhiều động mạch bị tắt nghẽn nghiêm trọng và không đủ máu cung cấp cho tim. Một số kiểm tra được thực hiện để xác định nguyên nhân của chứng đau ngực (đau thắt ngực), như xét nghiệm máu và chụp x-quang (xét nghiệm bằng tia X). Heart-lung bypass machine: Máy bắc cầu tim-phổi Blood to heart-lung bypass machine: Máu truyền đến máy bắc cầu tim-phổi Blood to patient: Máu truyền đến bệnh nhân Mặc dù bản thân quả tim không được mổ ra, nhưng máy bắc cầu tim-phổi được dùng để tái định tuyến lưu thông máu từ tim trong khi cuộc phẫu thuật được thực hiện để cung cấp đầy đủ lượng máu tuần hoàn đến não và những cơ quan quan trọng khác. Saphenous vein used to bypass blockage: Tĩnh mạch chân được dùng để bắt cầu qua mạch bị tắt nghẽn. Blockage in right coronary artery: Tình trạng tắt nghẽn ở động mạch vành phải. Phẫu thuật bắc cầu mạch vành là một phẫu thuật tim mở (ngực được mổ ra, nhưng bản thân tim không được mổ ra). Tiến trình này được thực hiện thông qua một lỗ mổ qua xương ngực. Trong khi một bác sĩ giải phẫu thực hiện phẫu thuật trên ngực, thì một bác sĩ giải phẫu khác cắt một đoạn tĩnh mạch (tĩnh mạch chân) được dùng cho việc bắt cầu qua một vết mổ dọc theo phần bên trong của bắp chân. Tĩnh mạch này được may vào bên trên và bên dưới phần bị tắt nghẽn của động mạch vành. Ngoài ra, động mạch bên trong thành ngực (động mạch nội nhũ), hoặc động mạch từ cánh tay (động mạch xoay) cũng được sử dụng. Saphenous vein bypass: Bắt cầu tĩnh mạch chân Internal mammary artery bypass: Bắt cầu động mạch nội nhũ Radial artery bypass: Bắt cầu động mạch xoay Sites of blockage: Những vị trí bị tắt nghẽn Trong nhiều trường hợp, có từ 2 động mạch phải được bắt cầu, và cả động mạch nội nhũ, động mạch xoay và tĩnh mạch chân được dùng để thực hiện phẫu thuật bắt cầu. Blocked coronary artery: Động mạch vành bị tắt nghẽn Vein graft sewn in to bypass blockage: Tĩnh mạch ghép được may vào để bắt cầu qua phần bị tắt nghẽn Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân sẽ ở lại bệnh viện từ 7 đến 10 ngày, 3 ngày đầu tiên trong phòng hồi sức (intensive care unit). Trong 2 – 3 ngày đầu người ta sẽ đặt các ống ở ngực để bài thoát máu và chất lỏng dư xung quanh tim. Những chức năng tim sẽ được theo dõi. Hiệu quả đầy đủ từ cuộc phẫu thuật có thể phải mất 3 đến 6 tháng sau khi mổ. Những sinh hoạt tình dục có thể bắt đầu trở lại từ 3 đến 4 tuần sau khi phẫu thuật. Tất cả các hoạt động không gây mệt mỏi đều được cho phép, nhưng bệnh nhân không nên tạo căng thẳng cho xương ngực (xương ức) Các Biến Chứng Cho dù tiến trình này tạo ra vết mổ lớn, nhưng các tiến trình bắt cầu chọn lọc có tỉ lệ sống sót dài hạn cao hơn phương pháp đặt ống thông mạch, đặc biệt ở những bệnh nhân bị tiểu đường và bị tắt nghẽn nhiều mạch máu. Tỉ lệ tử vong tổng thể sau khi thực hiện tiến trình này nằm trong khoảng 1% đến gần 2%. Nguy cơ bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim sau khi thực hiện tiến trình nằm trong khoảng 1.3 – 5%. Nên tìm bác sĩ giải phẫu thực hiện phẫu thuật ít nhất 100 ca một năm, điều này giúp làm giảm rủi ro xuất hiện biến chứng. Một thời gian sau, tình trạng máu đóng cục có thể hình thành trong bộ phận mới ghép, làm tắt nghẽn hoặc thu hẹp mạch được chữa trị. Trị liệu bằng aspirin và những thuốc kháng đông khác giúp cho bộ phận ghép không bị tắt nghẽn và hoạt động đúng chức năng. Để ngăn ngừa dài hạn tình trạng tắt nghẽn, cũng như để làm chậm quá trình xơ vữa động mạch, việc điều trị nghiêm túc bằng những loại thuốc hạ cholesterol có thể có hiệu quả hơn những thuốc kháng đông thông thường. Xuất huyết cũng là một biến chứng tiềm ẩn của phẫu thuật ghép bắc cầu động mạch vành. Các loại thuốc chống xuất huyết (cũng được gọi là hạn chế chảy máu) thỉnh thoảng được dùng để hạn chế tình trạng mất máu ở những bệnh nhân thực hiện phẫu thuật này. Có nhiều lo ngại về một trong những loại thuốc này, đó là aprotinin (Trasylol). Các dữ liệu cho rằng aprotinin gia tăng nghiêm trọng những nguy cơ bị suy thận, suy tim, và đột quỵ (tai biến mạch máu não). Các loại thuốc chống phân hủy fibrin khác, aminocaproic acid (Amicar) và tranexamic acid (Cyklokapron), cũng được dùng để kiểm soát tình trạng mất máu, được xem là có tỉ lệ biến chứng thấp hơn nhiều. Bởi vì aprotinin tốn kém hơn cũng như nguy hiểm hơn các loại thuốc chống xuất huyết khác, cho nên các chuyên gia đề xuất chống lại việc dùng thuốc này trong phẫu thuật ghép bắc cầu động mạch vành. Phẫu Thuật Bắc Cầu Giảm Thiểu Vết Mổ Phẫu thuật bắc cầu giảm thiểu vết mổ (còn được gọi là bắc cầu lỗ khuy áo hay bắc cầu lỗ khóa) là những tiến bộ thú vị trong phẫu thuật bắc cầu cơ bản. Các nghiên cứu đã cho thấy những thành công đáng kể của những tiến trình này đối với những bệnh nhân bị tắt nghẽn ở những đơn mạch. Có bốn loại phẫu thuật bắc cầu giảm thiểu vết mổ hoặc ít vết mổ chính dựa trên phương pháp tiếp cận giải phẫu và phương pháp bắc cầu tim phổi có được sử dụng hay không. Các phương pháp kỹ thuật ứng dụng hệ thống robot đang được sử dụng ở một số trung tâm y khoa. Cuối cùng, các tiến trình bắc cầu giảm thiểu vết mổ có thể cho thấy là ít tốn kém, đòi hỏi ở lại bệnh viện ngắn ngày hơn, và có ít biến chứng hơn phẫu thuật bắc cầu động mạch vành truyền thống hoặc ngay cả phương pháp đặt ống thông mạch. Tuy nhiên, vào thời điểm này, các tiến trình này còn đang trong trong vòng điều tra, và chỉ được thực hiện ở một vài trung tâm y khoa đối với những bệnh nhân được chọn lọc. Tỉ lệ thành công có tính dài hạn còn chưa được rõ. . BỆNH TIM MẠCH VÀNH Phần VIII PHẪU THUẬT GHÉP BẮT CẦU ĐỘNG MẠCH VÀNH Phẫu thuật ghép bắc cầu mạch vành (CABG) là một phương pháp thay thế hợp lý cho tiến trình đặt ống thông mạch đối. Động mạch vành phải Left coronary artery: Động mạch vành trái Left anterior descending artery: Động mạch hướng xuống phía trước bên trái Các động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim. Động mạch. cầu tim- phổi Blood to heart-lung bypass machine: Máu truyền đến máy bắc cầu tim- phổi Blood to patient: Máu truyền đến bệnh nhân Mặc dù bản thân quả tim không được mổ ra, nhưng máy bắc cầu tim- phổi

Ngày đăng: 27/07/2014, 11:20

Xem thêm: BỆNH TIM MẠCH VÀNH - Phần VIII doc

TỪ KHÓA LIÊN QUAN