Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
321,22 KB
Nội dung
HỆ THỐNG THUẬT NGỮ GIẢI PHẪU HỌC Đối với hầu hết các sinh viên Y khoa, đây là lần đầu tiên các bạn được tiếp xúc với các thuật ngữ của môn giải phẫu học. Mục đích chính của việc học giải phẫu là ghi nhớ các cấu trúc của cơ thể người, hình dạng, vị trí của nó trên cơ thể và tương quan của nó đối với các cơ quan khác, và đôi khi cả những động tác của nó nữa. Do đó, để giúp mọi người cảm thấy dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ tất cả lượng kiến thức trên và cũng như trong việc “hiểu” được người khác đang nói gì, các nhà giải phẫu học đã đặt ra một loại “ngôn ngữ” thống nhất mà tất cả chúng ta đều phải tuân theo khi nghiên cứu về môn khoa học này, đó chính là HỆ THỐNG THUẬT NGỮ GIẢI PHẪU HỌC. I. TƯ THẾ GIẢI PHẪU HỌC: Giải phẫu học là một môn khoa học mô tả, do đó, để thuận lợi cho quá trình mô tả, các nhà giải phẫu học thống nhất với nhau sẽ "mô tả" cơ thể người trong cùng một tư thế duy nhất, đó là tư thế giải phẫu học. Đó là tư thế người đang đứng, hai bàn chân chụm lại nằm song song với nhau, hai cánh tay duỗi thẳng ra 2 bên, đầu, mắt và gan bàn tay hướng ra phía trước. Để bảo đảm sự thống nhất trong mô tả, chúng ta nhất thiết phải ghi nhớ nằm lòng tư thế này trong đầu. Ngoài ra, còn một chi tiết quan trọng cần phải nhớ nữa, đó là khi cơ thể ở vị trí thư giãn, ngón tay cái sẽ nằm ở phía trước. Tuy nhiên, theo cách nói của giải phẫu học thì ngón cái là cấu trúc bên chứ không phải là cấu trúc ở phía trước. Dưới đây là hình ảnh mô tả tư thế giải phẫu học: II. MẶT PHẲNG GIẢI PHẪU HỌC: Là những mặt phẳng tưởng tượng được vẽ vuông góc với cơ thể người, chia cơ thể ra làm nhiều phần khác nhau. Biết được các mặt phẳng này sẽ giúp chúng ta học các thuật ngữ liên quan đến sự tương quan vị trí giữa các cấu trúc cơ thể cũng như chuyển động của nó một cách dễ dàng hơn. Chúng ta có 3 mặt phẳng giải phẫu học bao gồm: - Mặt phẳng đứng ngang (hay mặt phẳng trán):đứng thẳng theo chiều ngang, từ bên này sang bên kia cơ thể, chia cơ thể ra làm 2 phần TRƯỚC và SAU. - Mặt phẳng ngang: cắt ngang qua cơ thể, chia cơ thể ra làm 2 phần: TRÊN và DƯỚI. - Mặt phẳng dọc giữa: nằm chính giữa cơ thể, theo chiều trước sau, chia cơ thể ra làm 2 phần PHẢI và TRÁI. Ngoài ra, tất cả các mặt phẳng song song với mặt phẳng dọc giữa được gọi là mặt phẳng đứng dọc. sagittal : mặt phẳng đứng dọc, cái này song song với median median : cái này là mặt phẳng dọc giữa coronal : mặt phẳng đứng ngang axial : mặt phẳng ngang. ( còn gọi là horizontal plane ) MỘT SỐ THUẬT NGỮ VỀ VỊ TRÍ - Proximal: chỉ vị trí nằm gần với điểm gốc của một cơ quan nào đó hơn, distal thì ngược lại. (dịch sang thuật ngữ giải phẫu học VN thì người ta gọi đó là đầu gần với đầu xa đó mà) - Inferior - Superior: em giải thích đúng rồi, nhưng khi dịch ra tiếng việt thì người ta dịch là nằm dưới và nằm trên thì nghe nó xuôi tai hơn. - Cephalad or Cranial: hướng về phía đầu (khác với superior ở chỗ cranial là adv, còn superior là adj, chừng nào gặp đúng ngữ cảnh em sẽ hiểu) - Caudal or Caudad thì ngược lại - Dorsal: (thuộc về) lưng - Ventral: (thuộc về) bụng MỘT SỐ THUẬT NGỮ VỀ CHUYỂN ĐỘNG. Flexion - Extension: Gấp - Duỗi. Lưu ý theo giải phẫu, Gấp là hai mặt phía bụng tiến lại gần nhau, duỗi là hai mặt phía lưng tiến lại gần nhau. Ví dụ Gấp và duỗi cẳng tay. Rắc rối ở chỗ cổ chân, mu bàn chân theo giải phẫu là mặt lưng, lòng bàn chân là mặt bụng Nếu bảo "Duỗi bàn chân ra" thì bạn làm sao? Nếu bạn cho bàn chân và cẳng chân thành đường thẳng thì sai rồi, đọc lại định nghĩa đi! Vấn đề này không chỉ xảy ra trong tiếng Việt. Nhằm để giao tiếp dễ dàng và rõ ràng, người ta quyết định dùng 'plantar flex' và 'dorsal flex' cho động tác ở cổ chân. Abduction - Adduction: Dạng - Khép. Không biết các bạn thế nào, còn mình suốt một thời gian dài cứ đọc đến một trong hai từ này là phải tra tự điển cho chắc cái nào là dạng, cái nào là khép! Cuối cùng mình chế ra chữ Mad Lab để nhớ: M[edial] Ad[duction] (khép là đưa về trục giữa) và L[ateral] Ab[duction] (dạng là đưa ra bên ngoài.) Thay vì tra tự điển chỉ cần nhẩm hai chữ này thôi. Pronation - Supination : Sấp - Ngữa. Cái này mình cũng hay nhầm, một hôm mình đọc thấy cách nhớ này cũng khá hay, "supination là tư thế bạn cầm chén súp." MỘt số thuật ngữ thêm về chuyển động và hình thêm Protraction (duỗi) - Retraction (co) : di chuyển tới và lui trên mặt phẳng Elevation : nâng lên - Depression: hạ xuống Medial rotation (xoay trong) - Lateral rotation (xoay ngoài): động tác xoay quanh trục của xương Circumduction: (xoay) động tác phối hợp giữa flexion, extension, abduction, adduction, medial rotation và lateral rotation Opposition: (đối ngón)chụm đầu ngón cái và một trong các ngón tay còn lại với nhau như đang cầm một vật gì đó. Thôi giải thích dông dài sợ mọi người không hiểu, đưa hình ra cho nó đơn giản Opposition hay là đối ngón là vầy nè: Inversion/éversion Inversion/Eversion : Mouvements Rotation latérale/médiale ou externe/interne Rotation latérale; Rotation externe / Rotation médiale; Rotation interne (Illustrations anatomiques : Mouvements) Antépulsion / rétropulsion Antépulsion/Rétropulsion (Anatomie: Mouvements) : Illustration médicale Flexion/extension Flexion / Extension - Flexion plantaire / Dorsiflexion (Anatomie humaine : Mouvements) . HỆ THỐNG THUẬT NGỮ GIẢI PHẪU HỌC Đối với hầu hết các sinh viên Y khoa, đây là lần đầu tiên các bạn được tiếp xúc với các thuật ngữ của môn giải phẫu học. Mục đích chính của việc học giải. giải phẫu học đã đặt ra một loại “ngôn ngữ thống nhất mà tất cả chúng ta đều phải tuân theo khi nghiên cứu về môn khoa học này, đó chính là HỆ THỐNG THUẬT NGỮ GIẢI PHẪU HỌC. I. TƯ THẾ GIẢI. THUẬT NGỮ GIẢI PHẪU HỌC. I. TƯ THẾ GIẢI PHẪU HỌC: Giải phẫu học là một môn khoa học mô tả, do đó, để thuận lợi cho quá trình mô tả, các nhà giải phẫu học thống nhất với nhau sẽ "mô tả"