Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 59 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
59
Dung lượng
5,55 MB
Nội dung
Đặt vấn đề Theo số liệu ước tính của Tổ chức y tế giới (TCYTTG) hiện nay có khoảng 1/3 dân số thế giới nhiễm lao, toàn cầu có 20 triệu người mắc lao, hằng năm xuất hiện 8,7 triệu người mắc lao mới, cứ 4 giây có 1 người mắc lao, cứ 10 giây có một người chết do lao, 5.000 người chết mỗi ngày và 2- 3 triệu người mỗi năm. Bệnh lao là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các bệnh nhiễm trùng và là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở phụ nữ và người nhiễm HIV. 98% tử vong ở các nước đang phát triển, 75% tử vong ở độ tuổi lao động. Việt nam là một trong 22 nước có số bệnh nhân lao cao nhất thế giới. Đây thực sự là thách thức và là gắng nặng lớn cả về kinh tế, xã hội cho các nước có tỉ lệ bệnh lưu hành cao Lao thanh quản là một thể lao ngoài phổi, theo nghiên cứu của nhièu tác giả tỉ lệ lao thanh quản đứng hàng thứ 4- 5 trong các thể lao ngoài phổi. Lao thanh quản có khả năng lây nhiễm rất cao. Một người mắc lao AFB(+) trong đờm một năm có thể lây nhiễm cho 10 đến 15 người. NÕu không phát hiện sớm sẽ là nguồn lây trong cộng đồng, việc điều trị muộn, điều trị không đúng sẽ để lại những di chứng ảnh hưởng đến giọng nói, nuốt và thở của người bệnh. Do vậy phát hiện lao thanh quản và điều trị kịp thời sẽ góp phần cắt đứt nguồn lây trong cộng đồng Lao thanh quản thường đồng hành với lao phổi, tuy vậy vẫn có những trường hợp chỉ tổn thương đơn thuần ở thanh quản, vì vậy việc chẩn đoán dễ nhầm lẫn với những tổn thương khác ở thanh quản như ung thư, viêm do các nguyên nhân khác nhau. Chỉ khi làm đầy đủ các xét nghiệm mới chẩn đoán chính xác mà không bị bỏ sót 1 Ngày nay có rất nhiều kỹ thuật được áp dụng để chẩn đoán lao nói chung và lao thanh quản nói riêng. Các kỹ thuật đều có ưu điểm và những hạn chế, trong nhiều trường hợp khó cần kết hợp nhiều kỹ thuật để chẩn đoán xác định. Kỹ thuật PCR (polymerase chain reaction) là mét trong những kỹ thuật mới được áp dụng trong chẩn đoán các bệnh nhiễm khuẩn nói chung và bệnh lao nói riêng. Ở Việt Nam PCR đã được sử dụng trong chẩn đoán một số thể lao ngoài phổi, nhưng chưa có một nghiên cứu nào được tién hành ứng dụng PCR vào chẩn đoán lao thanh quản. Việc áp dụng một phương pháp chẩn đoán có độ nhậy và độ đặc hiệu cao như PCR sẽ giúp phát hiện sớm những trường hợp lao thanh quản khó chẩn đoán, từ đó có thể điều trị sớm tránh được di chứng và góp phần phòng bệnh cho cộng đồng. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài nhằm mục tiêu: 1/ Nghiên cứu hình thái lâm sàng, hình ảnh nội soi của lao thanh quản 2// Đối chiếu kỹ thuật PCR- TB với lâm sàng và hình ảnh nội soi trong lao thanh quản 2 Chương 1 Tổng quan 1.1- Lịch sử nghiên cứu lao thanh quản 1.1.1- Trên thế giới - Bệnh lao đã được biết từ trước Công nguyên ở Ên Độ, Ai Cập vùng Trung Á. Khi đó người ta chưa hiểu hết về bệnh lao và nhầm lẫn với một số bệnh khác. Mãi đên năm 1882 Robert Koch mới tìm ra nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn lao Bacillus Koch (BK). Từ đó đã mở ra một kỷ nguyên mới về bệnh lao. Hàng loạt các công trình nghiên cứu về bệnh lao nói chung và lao thanh quản nói riêng - Năm 1963 Ambroise Paré đã mô tả tổn thương thanh quản và các triệu chứng lâm sàng của lao thanh quản. - Louis là người đầu tiên nghiên cứu mô bệnh học tổn thương thanh khí phế quản ở người mắc lao, mối quan hệ các tổn thương đó với lao phổi. Từ đó, tác giả đề xuất giả thuyết VK lao thường xuyên hiện diện trong phế quản. - Năm 1971, Germer- Rieux C, Gervoi M đã soi thanh, khí phế quản để nhận định tổn thương, qua đó lấy bệnh phẩm để tìm VK, tác giả nhận thấy tổn thương ở phổi và phản ứng Mantoux dương tính góp phần chẩn đoán xác định lao thanh quản - Năm 2001 Essaadi và CS đã nghiên cứu 15 trường hợp lao thanh quản được chẩn đoán xác định bằng kết quả mô học. Sự phối hợp chặt chẽ giữa chuyên khoa tai mũi họng và chuyên khoa lao đã giúp cho việc kiểm soát lao thanh quản có hiệu quả hơn, thay đổi nhiều trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh. 3 1.1.2- Trong nước: Tại Việt nam tuy đã có một số nghiên cứu về lao thanh quản nhưng chỉ mang tính chất thống kê chung. Phạm khắc Quảng và CS nghiên cứu từ 1959- 1962 có 176 trường hợp chết vì lao ngoài phổi, trong đó tỉ lệ lao thanh quản qua mổ tử thi là 5,6% đứng sau lao hạch, lao màng não, lao màng bụng, lao tim, lao ruột. Năm 1985, Vũ Đình Quý thấy: Tỉ lệ lao thanh quản hàng năm chiếm tỷ lệ 1,24 % trong tổng số mắc lao điều trị tại Bệnh viện Lao và Bệnh Phổi Trung Ương. Trần Hà thống kê cho thấy tại phòng khám Viện Lao và Bệnh Phổi TW từ 1986- 1991, tỉ lệ lao thanh quản 4,9% đến 6,8% đứng hàng thứ 5 trong các thể lao ngoài phổi Theo số liệu thống kê của phòng khám Viện TMHTW từ năm 1991 đến 1993, trong tổng số bệnh nhân đến khám thì tỉ lệ lao thanh quản là 0,17% - 0,21% Đặng thị Hương (1994) nghiên cứu 58 trường hợp lao thanh quản, chẩn đoán xác định chủ yếu dựa vào có tổn thương tại thanh quản và xét nghiệm dịch đờm thấy vi khuẩn lao. Vũ Văn Minh (2001) nghiên cứu 96 trường hợp lao thanh quản cho thấy 94% lao thanh quản đồng hành với lao phổi. Việc điều trị sớm đúng phác đồ sẽ hạn chế những di chứng và rút ngắn thời gian điều trị Lâm Quang Hiệt (2008) nghiên cứu lao thanh quản trên mô bệnh học và đề xuất quy trình chẩn đoán lao thanh quản 1.2- Sơ lược giẫu phẫu thanh quản. 4 Thanh quản thuộc hệ thống hô hấp của cơ thể, liên tiếp hạ họng (phía trên) và khí quản (phía dưới), chia làm 3 phần: Thượng thanh môn, thanh môn và hạ thanh môn. - Thượng thanh môn: Từ đương vào thanh quản tới bình diện ngang mặt trên dây thanh với tiền đình thanh quản (ở trên) và buồng thanh quản (ở dưới). Bao gồm: Mặt thanh quản sụn nắp thanh thiệt, bờ tự do sụn nắp thanh thiệt, nẹp phễu thanh thiệt, sụn phễu, băng thanh thất và buồng Morgagni. - Thanh môn: Nơi hẹp nhất của thanh quản, liên tiếp tầng trên thanh môn đến phía dưới bờ tự do dây thanh khoảng 5mm, gồm dây thanh, mép trước và mép sau. - Hạ thanh môn tiếp theo tầng thanh môn đến bờ dưới sụn nhẫn. Tầng này tương ứng vị trí sụn nhẫn. * Thành phần chủ yếu cấu tạo thanh quản: Sụn, cơ, màng thần kinh, mạch máu. - Các sụn thanh quản: Sụn giáp, sụn nhẫn, sụn nắp thanh môn, sụn phễu, sụn sừng, sụn chêm. - Các khớp thanh quản: 5 + Khớp nhẫn giáp: Là khớp giữa sừng dưới sụn giáp với mặt khớp ở hai bên mảnh sụn nhẫn. + Khớp nhẫn khễu: Là khớp giữa mặt khớp phễu ở bờ trên mảnh sụn nhẫn với đáy sụn phễu. - Các cơ thanh quản: + Cơ căng thanh môn: cơ nhẫn giáp kéo sụn giáp về phía trước và dưới là dây thanh kéo căng ra trước. Mỗi bên thanh quản có một cơ nhẫn giáp. + Cơ mở thanh môn: cơ nhẫn phễu sau tác dụng mở thanh môn. Mỗi bên thanh quản có một cơ nhẫn phuễu sau. + Cơ khép thanh môn: bao gồm cơ nhẫn phễu bên, cơ giáp phễu, cơ liên phễu. trong động tác phát âm, các nhóm cơ phối hợp hoạt động làm đóng, khép khe thanh môn và căng dây thanh. Đồng thời kết hợp luồng thở từ phía dưới đi qua để tạo ra rung thanh. Tất cả các cơ này được chi phối bởi thần kinh thanh quản dưới (nhánh của dây X) trừ cơ nhẫn giáp do thần kinh thanh quản trên chi phối. - Động mạch cấp máu thanh quản: + Động mạch thanh quản trên: là nhánh của động mạch giáp trên. 6 + Động mạch thanh quản dưới: động mạch thanh quản trước dưới là nhánh tận của động mạch giáp trên. Động mạch thanh quản sau dưới được cung cấp từ động mạch giáp dưới. Tĩnh mạch của thanh quản: Đi kèm động mạch tương ứng, tĩnh mạch thanh quản trên đổ vào tĩnh mạch giáp trên rồi đổ vào tĩnh mạch cảnh trong hoặc qua thân chung với tĩnh mạch mặt, tĩnh mạch lưỡi thành thân tĩnh mạch giáp lưỡi mặt. Tĩnh mạch thanh quản dưới đổ vào tĩnh mạch giáp dưới. - Bạch huyết của thanh quản: Gồm hai mạng lưới phân bố rõ rệt là mạng lưới thượng thanh môn và mạng lưới hạ thanh môn, phân giới bởi dây thanh. + Mạng lưới thượng thanh môn: gồm bạch mạch từ tiền đình thanh quản đổ về thân bạch mạch chủ qua phần bên cảu màng giáp móng và tận cùng ở hạch cảnh trên. + Mạng lưới hạ thanh môn đổ vào một thân bạch mạch. Sau đó, chia làm hai nhánh: nhánh trước xuyên qua màng nhẫn giáp đổ về hạch trước và bên khí quản rồi đổ vào nhóm cảnh giữa (nhón 3). Nhánh sau đi qua màng nhẫn khí quản và tận cùng ở các hạch hồi quy rồi đổ vào các nhóm cảnh dưới. Riêng vùng ranh giới (tức dây thanh), hệ bạch mạch rải rác dọc theo dây thanh sau đó nối với mạng lưới của vùng tiền đình thanh quản hay hạ thanh môn. Trong bệnh lý lao, nhóm hạch ở cổ hay nhiễm lao do có liên quan đến phân bố giữa hệ thống bạch mạch trong cơ thể đổ vào 2 ống bạch mạch lớn nhất của cơ thể là ống ngực và ống bạch mạch lớn. ống ngực nhận bạch huyết của 3/4 cơ thể ( trừ nửa phải của đầu, cổ ngực, chi trên bên phải) đổ vào hội lưu tĩnh mạch bên trái. Bạch mạch lớn nhận bạch huyết phần còn lại đổ vào hội lưu tĩnh mạch bên phải. Trên lâm sàng chúng ta cỏ thể gặp bệnh lý lao 7 hạch ngoại biên với biểu hiện nổi nhiều hạch cùng sưng, to nhỏ, không đều nhau dọc theo cơ ức đòn chũm sau đó nhuyễn hóa, rò để lại sẹo nhăn nhúm (thường được gọi là tràng nhạc) - Thần kinh chi phối: + Cảm giáp phần thanh quản trên nếp thanh âm do thần kinh thanh quản trên chi phối. Phần thanh quản dưới nếp thanh âm do thần kinh thanh quản quặt ngược chi phối. + Vận động: tất cả các cơ nội tại thanh quản ( trừ cơ nhẫn giáp) đều do thần kinh thanh quản quặt ngược là nhánh của thần kinh lang thanh chi phối. Riêng cơ nhẫn giáp do nhánh ngoài của thần kinh thanh quản trên chi phối. * Mô học thanh quản - Thành của thanh quản được cấu tạo từ ngoài vào bởi sụn trong, sụn chun, mô liên kết thưa, những bó cơ vân và niêm mạc với nhiều tuyến Niêm mạc thanh quản ở mỗi bên có hai nếp gấp lồi về phía lòng thanh quản, tại vùng nếp gấp trên (băng thanh thất), lớp đệm của niêm mạc là mô liên kết thưa, trong đó có nhiều tuyến kiểu chùm nho tiết nhầy hoặc pha. Ở vùng nếp gấp dưới (dây thanh), có một trục liên kết và những bó cơ vân (bó giáp phễu dưới và trong là thành phần cấu tạo dây thanh). Toàn bộ niêm mạc thanh quản có cấu trúc biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển, riêng bờ tự do dây thanh có cấu trúc biểu mô lát tầng không sừng hoá giống biểu mô miệng thích nghi với những điều kiện đặc biệt (cọ sát, rung động khi phát âm). Do đặc điểm này khi khám dây thanh chóng ta thấy có hai mầu sắc khác nhau là mầu hồng của toàn bộ thanh quản, riêng hai dây thanh có mầu trắng bóng Giữa lớp niêm mạc thanh quản và lớp cơ là tổ chức liên kết lỏng lẻo. Kể cả bờ tự do hai dây thanh, dưới niêm mạc lát tầng cũng có khoảng liên kết lỏng lẻo dể bóc tách gọi là khoảng Reinke. Chính sự có mặt của tổ chức đệm liên kết lỏng lẻo 8 mà niêm mạc thanh quản có khả năng rung động theo kiểu sóng niêm mạc khi phát âm và có nguy cơ phù nề khi bị viêm nhiễm hoặc bị chấn thương * Chức năng của thanh quản: Phát âm, hô hấp, nuốt và bảo vệ. + Chức năng phát âm: Là kết quả của sự kết hợp ba quá trình cơ bản. Quá trình tạo luồng hơi từ ngực bụng trở lên gọi là luồng thở phát âm. Quá trinh rung động hai dây thanh tạo ra âm thanh quản tức rung thanh. Quá trình điều tiết những rung thanh này để tạo nên tiếng nói. + Chức năng hô hấp: thông qua động tác hít vào và thở ra. + Nuốt: vai trò cần thiết trong sự nuốt xu hướng đóng lại khi nuốt, ợ hoặc buồn nôn. + Bảo vệ: thông qua phản xạ đóng thanh môn và ho. 1.3- Bệnh sinh lao thanh quản Giả thiết về sinh bệnh học lao đã được đề cập từ lâu nhưng giả thiết của Ranke (1916) đến nay vẫn tồn tại. Theo Ranke, bệnh lao diễn biến qua ba giai đoạn: - Giai đoạn thứ nhất trực khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể gây tổn thương tiên phát, hay gặp là phức hợp sơ nhiễm ở phổi, giai đoạn này mẫn cảm được hình thành nhưng chưa có miễn dịch đầy đủ 9 - Giai đoạn thứ hai: Trực khuẩn lao lan theo đường máu gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể, giai đoạn này của đáp ứng miễn dịch của cơ thể đạt mức tối đa, miễn dịch đầy đủ - Giai đoạn ba: Trực khuẩn lao khu trú gây tổn thương một cơ quan, tình trạng miễn dịch dị ứng tuỳ thuộc vào từng cá thể. Ngoài ra sinh bệnh học của lao được chia ra hai giai đoạn lao nhiễm và lao bệnh Trong Lao thanh quản vi khuẩn gây bệnh theo 3 đường: - Đường hô hấp : Đờm dãi, chất nhầy bảo vệ niêm mạc mang vi khuẩn lao đào thải qua đường khí, nếu niêm mạc tổn thương VK lao xâm nhập qua biểu mô Malpigi, biểu mô trụ, qua các vết trợt niêm mạc thứ phát sau các thay đổi cơ học - Đường bạch mạch: VK lao theo đường bạch mạch dưới màng phổi lên hạch phế quản hoặc mạng lưới dưới niêm mạc khí phế quản, điều này phù hợp với những trường hợp lao thanh quản cùng bên với lao phổi, lao thanh quản tiến triển song song với lao phổi - Đường máu: Dựa vào giả thiết của Ranke, VK lao lan tràn theo đường máu gây tổn thương ở các cơ quan Một số yếu tố nguy cơ mắc lao: Do tiếp xúc với nguồn lây, không tiêm BCG, đói nghèo, môi trường sống và làm việc không đảm bảo vệ sinh, ô nhiễm, Èm thấp, khói bụi. Do mắc các bệnh cấp tính và mạn tính như bệnh gan, tiểu đường, bệnh máu, nhiễm vi rút cúm, sởi. Do suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch mắc phải, suy giảm miễn dịch do dùng corticoit kéo dài, thuốc ức chế miễn dịch, nghiện rượu, hút thuốc lá 1.4- Triệu chứng lâm sàng lao thanh quản 1.4.1- Những triệu chứng toàn thân Những triệu chứng toàn thân: Sốt về chiều, gầy sót thường phụ thuộc vào thương tổn ở phổi, LTQ thể đơn thuần Ýt có các triệu chứng toàn thân. 10 [...]... 3.16- Hỡnh nh nang lao trong mụ bnh hc lao thanh qun Nang in hỡnh Nang khụng in hỡnh Kốm quỏ Khụng cú Kốm quỏ Khụng cú sn biu quỏ sn sn biu quỏ sn mụ mụ n N Nhn xột: 3.4- i chiu kt qu xột nghim TB- PCR vi hỡnh nh ni v cỏc xột nghim chn oỏn khỏc ca lao thanh qun 3.4.1- i chiu kt quTB- PCR vi hỡnh nh ni soi trong lao thanh qun Bng 3.17- i chiu kt qu TB -PCR vi hỡnh nh ni soi trong lao TQ Hỡnh nh Hỡnh... ni soi v X-quang Hỡnh nh ni soi lao thanh qun U sựi Loột n P XH, PN Thõm nhim Thõm nhim hang Nt Hang X hang Bỡnh thng Nhn xột: 3.3- Kt qu xột nghim TB- PCR v cỏc xột nghim chn oỏn lao khỏc 34 3.3.1- Kt qu xột nghim TB- PCR ca lao thanh qun Bng 3.12- Kt qu xột nghim PCR ca lao thanh qun Kt qu Dng tớnh m tớnh Tng : S lng % Nhn xột : 3.3.2- Kt qu soi m trc tip tỡm AFB ca lao thanh qun Bng 3.13- Kt qu soi. .. phự n Dng tớnh m tớnh N Nhn xột: 3.4.2- i chiu kt qu TB- PCR vi AFB trc tip trong lao thanh qun Bng 3.18- i chiu kt qu TB- PCR vi AFB trc tip trong lao TQ Kt qu Xột nghim m trc tip Dng tớnh n % m tớnh n Tng % N % Dng tớnh m tớnh p Nhn xột: 3.4.3 i chiu kt qu TB -PCR vi phn ng Mantoux trong lao TQ Bng 3.19- So sỏnh kt qu TB- PCR vi P/ Mantoux trong lao TQ Kt qu Phn ng Man toux Dng tớnh n Dng tớnh m tớnh... + Lao thanh qun tr em thng l lao kờ cp tớnh + Lao thanh qun ngi gi din bin theo kiu lao kờ bỏn cấp hoc lao thanh qun th sựi khong liờn phu + Lao thanh qun ph n cú thai thng bnh nng, din bin nhanh + Lao thanh qun nhng bnh nhõn lao phi ó c iu tr bng thuc khỏng lao 23 Chng 2 i tng v phng phỏp nghiờn cu 2.1- i tng nghiờn cu: 2.1.1- Tiờu chun chn Bnh nhõn Gm 45 Bnh nhõn khỏm v chn oỏn xỏc nh lao thanh. .. thỏi tn thng ti thanh qun do lao Hỡnh thỏi tn thng U sựi Loột Xung huyt, phự n U lao Tng cng: p Mt v trớ 2 v trớ Tng 32 Nhn xột: 3.2.2- V trớ tn thng ca lao thanh qun Bng 3.8- V trớ tn thng ca lao thanh qun V trớ tn thng Bờn Bờn Hai phi trỏi bờn Tng % Hu hng Thanh thit Bng thanh tht Sn phu Khong liờn phu Mộp trc dõy thanh Thanh Mộp sau dõy thanh Ton b dõy thanh mụn H thanh mụn Nhn xột: 3.2.3- Hỡnh... ca lao thanh qun Kt qu Dng tớnh m tớnh Tng : S lng % Nhn xột : 3.3.3- Kt qu phn ng Mantoux ca BN lao thanh qun Bng 3.14- Kt qu phn ng Mantoux ca BN lao thanh qun Kt qu Dng tớnh m tớnh Tng: S lng % Nhn xột: 3.3.4- Kt qu nuụi cy trong mụi trng MGIT ca BN lao thanh qun Bng 3.15- Kt qu nuụi cy mụi trng MGIT ca BN lao thanh qun Kt qu Dng tớnh S lng % 35 m tớnh Tng: Nhn xột: 3.3.5- Kt qu mụ bnh hc ca lao thanh. .. cú VK lao 1.4.3- Triu chng thc th Tn thng thanh qun c phỏt hin da vo soi thanh qun giỏn tip qua ni soi optic 70 o hay soi bng ng mm hoc qua soi thanh qun trc tip sinh thit vựng tn thng Cỏc triu chng thy c qua cỏc giai on nh sau; - Giai on u : Thng khụng c hiu biu hin hm ếch nht mu cũn niờm mc thanh qun thỡ hng, hai dõy thanh xung huyt ging viờm thanh qun thụng thng Khong vi ngy sau, mt bờn bờn thanh. .. thanh mụn, h thanh mụn, khớ qun + Chp nh tn thng thanh qun 26 + Ly bnh phm: Hỳt dch thanh qun lm xột nghim soi ti tỡm AFB, nuụi cy trong mụi trng MGIT v xột nghim PCR ti Khoa Vi sinh Bnh vin Lao Bnh phi TW Dựng kỡm sinh thit 2 mnh mụ ni tn thng nghi ng nht c nh trong dung dch Bouin gi ti khoa GPB Bnh vin Lao Bnh phi TW * Mỏy xột nghim PCR Quy trỡnh xột nghim: Tin hnh ti khoa vi sinh Bnh vin LaoBnh phi... nang lao l cu trỳc khụng cú huyt qun Tuy nhiờn, khụng phi lỳc no cng thy y thnh phn ca mt nang lao in hỡnh nh k trờn Do vy, khi tỡm thy t chc hoi t bó u, t bo khng l Langhans v t bo bỏn liờn l cú th cho phộp chn oỏn xỏc nh 1.5.6- Vai trũ X- quang phi Lao thanh qun nguyờn phỏt rt ít gp, trỏi li lao thanh qun th phỏt khỏ ph bin, ngi ta thng gp lao thanh qun Bnh nhõn lao phi Vỡ vy Bnh nhõn nghi lao thanh. .. ca lao thanh qun Bng 3.5- Triu chng v c nng ca lao thanh qun Triu chng Khn ting Nh Va Nng Ho Khan Cú m Ra mỏu Ri lon nut Nut au Nut vng Khú th Nhn xột: S lng % 3.1.6- Thi gian din bin bnh: Bng 3.6- Thi gian din bin bnh: Thi gian S lng p < 1 thỏng 1- 3 thỏng 3- 6 thỏng > 6 thỏng Tng Nhn xột: 3.2- Hỡnh nh ni soi lao thanh qun 3.2.1 - Hỡnh thỏi tn thng ti thanh qun do lao Bng 3.7- Hỡnh thỏi tn thng ti thanh . Nghiên cứu hình thái lâm sàng, hình ảnh nội soi của lao thanh quản 2// Đối chiếu kỹ thuật PCR- TB với lâm sàng và hình ảnh nội soi trong lao thanh quản 2 Chương 1 Tổng quan 1.1- Lịch sử nghiên cứu. điều trị Lâm Quang Hiệt (2008) nghiên cứu lao thanh quản trên mô bệnh học và đề xuất quy trình chẩn đoán lao thanh quản 1.2- Sơ lược giẫu phẫu thanh quản. 4 Thanh quản thuộc hệ thống hô hấp của. sau điều trị 1.6- Chẩn đoán Lao thanh quản 1.6.1- Chẩn đoán xác định 18 - Triệu chứng lâm sàng: Ho, khàn tiếng, khó thở, nuốt đau - Soi thanh quản phát hiện hình thái tổn thương thanh quản: Niêm