Mo dun he thong Di chuyen docx

59 555 7
Mo dun he thong Di chuyen docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt Khoa cơ khí CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG DI CHUYỂN Mã số mô đun: MĐ 29 Thời gian mô đun: 95 h; (Lý thuyết: 15 h; Thực hành: 80 h) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC : - Vị trí của mô đun: mô đun được thực hiện sau khi học xong các môn học và mô đun sau: Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng; Ngoại ngữ; Cơ kỹ thuật; Vật liệu cơ khí; Vẽ kỹ thuật; Thực hành nguội cơ bản; Thực hành hàn cơ bản; Kỹ thuật chung về ô tô; Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật; Điện kỹ thuật, Điện tử cơ bản, Sửa chữa - bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu thanh truyền; Chính trị; Pháp luật; Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống làm mát; Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng; Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ diesel; Mô đun này được bố trí giảng dạy ở học kỳ IV của khóa học và có thể bố trí dạy song song với các môn học, mô đun sau: Tin học; Sửa chữa - bảo dưỡng trang bị điện ô tô; Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống truyền động; Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống phanh, Sửa chữa bảo dưỡng hệ thống lái; - Tính chất của mô đun: mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC : Học xong mô đun này học viên sẽ có khả năng: + Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại của các bộ phận hệ thống di chuyển ( hệ thống treo và khung, vỏ xe) trên ô tô. + Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các bộ phận hệ thống di chuyển ( hệ thống treo và khung, vỏ xe). + Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên hư hỏng chung và của các bộ phận hệ thống treo và khung, vỏ xe ô tô. + Phát hiện và trình bày phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của các bộ phận hệ thống treo và khung, vỏ xe. + Tháo lắp, kiểm tra bảo dưỡng và sửa chữa được các chi tiết của các bộ phận của hệ thống treo và khung, vỏ xe đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa. + Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra * 1 Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống treo phụ thuộc 24 4 20 2 Sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống treo độc lập 24 4 20 3 Sửa chữa và bảo dưỡng bộ giảm xóc 16 2 14 1 Môđun: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống di chuyển Biên soạn: Cao Anh Phong Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt Khoa cơ khí 4 Sửa chữa và bảo dưỡng khung xe 21 3 18 5 Sửa chữa và bảo dưỡng vỏ xe 10 2 8 Cộng: 95 15 80 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết: 2 Môđun: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống di chuyển Biên soạn: Cao Anh Phong Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt Khoa cơ khí Bài 1: SỬA CHỮA HỆ THỐNG TREO PHỤ THUỘC Mục tiêu của bài: Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại cơ cấu treo. - Giải thích được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của cơ cấu treo phụ thuộc (nhíp xe). - Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được cơ cấu treo phụ thuộc (nhíp xe) đúng yêu cầu kỹ thuật. Nội dung của bài: Thời gian: 24 h (LT: 4h; TH: 20 h) 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại cơ cấu treo. Hệ thống treo liên kết thân xe với các bánh xe và thực hiện các chức năng sau đây: - Trong lúc xe chạy, hệ thống này cùng với các lốp xe sẽ tiếp nhận và làm tắt các dao động, rung động và chấn động do mặt đường không bằng phẳng, để bảo vệ hành khách và hàng hóa, làm cho xe chạy ổn định hơn. - Truyền lực dẫn động và lực phanh do ma sát giữa lốp xe và mặt đường tạo ra đến khung xe và thân xe - Đỡ thân xe trên các cầu xe và duy trì quan hệ hình học giữa thân xe và bánh xe. - Hệ thống bao gồm các bộ phận chủ yếu sau đây: Các lò xo: Làm trung hòa các chấn động từ mặt đường. Bộ giảm chấn: Làm cho xe chạy êm hơn bằng cách hạn chế các dao động tự do của lòxo Thanh ổn định (dầm chống lắc): Ngăn cản sự lắc ngang của xe Các thanh liên kết: Định vị các bộ phận nói trên và khống chế các chuyển động theo chiều dọc và ngang của bánh xe. 3 Môđun: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống di chuyển Biên soạn: Cao Anh Phong Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt Khoa cơ khí Sự dao động và độ êm khi chạy xe  Khối lượng được treo và khối lượng không được treo Thân xe được đỡ bằng các lò xo. Khối lượng của thân xe đặt trên lò xo được gọi là “khối lượng được treo” Bánh xe, các cầu xe và các bộ phận khác của xe không được lò xo đỡ thì tạo thành “khối lượng không được treo”. Nói chung với khối lượng được treo càng lớn thì xe chạy càng êm, vì với khối lượng này lớn thì khả năng thân xe bị xóc nẩy lên càng thấp. Ngược lại, nếu khối lượng không được treo càng lớn thì càng dễ làm cho thân xe xóc nẩy lên. Sự dao động và xóc nẩy của các phần được treo, đặc biệt là thân xe, gây ảnh hưởng lớn đến độ êm của xe.  Sự dao động của khối lượng được treo Dao động của khối lượng được treo có thể phân ra như sau: Sự lắc dọc: lắc dọc là dao động lên xuống của đầu và đuôi xe so với trọng tâm của xe. Xe bị lắc dọc khi chạy qua rãnh hoặc mô hoặc trên đường mấp mô, có nhiều ổ gà. Xe có lò xo (nhíp) mềm dễ bị lắc dọc hơn xe có lò xo cứng. Sự lắc ngang: Khi xe chạy vòng hoặc chạy trên đường gồ ghề thì các lò xo của một bên xe giãn ra còn các lò xo ở phía bên kia thì co lại, làm cho xe lắc theo chiều ngang Sự nhún: Chuyển động lên xuống của toàn bộ thân xe khi xe chạy tốc độ cao trên đường gợn sóng. Xe có lò xo (nhíp) mềm dễ bị dập dình hơn. Sự xoay đứng: Đảo hướng là chuyển động của đường tâm dọc của xe sang bên trái và phải so với trọng tâm xe. Khi xe bị lắc dọc thì cũng dễ bị đảo hướng.  Sự dao động của khối lượng không được treo 4 Môđun: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống di chuyển Biên soạn: Cao Anh Phong Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt Khoa cơ khí Dao động của khối lượng không được treo có thể phân ra như sau: Sự dịch đứng: Sự dịch đứng là chuyển động lên xuống của bánh xe, thường xuất hiện khi xe chạy với tốc độ trung bình và cao trên đường gợn sóng. Sự xoay dọc: Sự xoay dọc là dao động lên xuống theo chiều ngược nhau của bánh xe bên phải và bên trái, làm cho bánh xe nhảy lên, bỏ bám mặt đường. Hiện tượng này thường dễ xảy ra đối với xe có hệ thống treo phụ thuộc. Sự uốn: Là hiện tượng xảy ra khi mômen tăng tốc hoặc mômen phanh tác động lên nhíp, có xu hướng làm quay nhíp quanh trục bánh xe. Dao động uốn này có ảnh hưởng làm xe chạy không êm. Gợi ý: Biện pháp ngăn ngừa hiện tượng cuộn: - Nhíp không đối xứng có thể làm giảm hiện tượng uốn bằng cách đặt cầu sau hơi lệch lên phía trước so với tâm của nhíp. Cách đặt như thế cũng làm giảm chuyển động lên xuống của thân xe khi tăng, giảm tốc độ. - Vị trí lắp bộ giảm chấn có thể làm giảm sự uốn bằng cách lắp các bộ giảm chấn cách xa tâm uốn và đặt nghiêng chúng. Tức là lắp một bộ giảm chấn ở phía trước và một ở phía sau cầu xe.  Phân loại hệ thống treo: Hệ thống treo có thể chia ra thành hai loại theo kết cấu của chúng. 5 Môđun: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống di chuyển Biên soạn: Cao Anh Phong Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt Khoa cơ khí Hệ thống treo phụ thuộc Hệ thống treo độc lập 2. Cấu tạo và hoạt động của cơ cấu treo phụ thuộc (nhíp xe). Hệ thống treo phụ thuộc: Cả hai bánh xe được đỡ bằng một hộp cầu xe hoặc dầm cầu xe. Vì thế cả hai bánh cùng chuyển động với nhau. Loại hệ thống treo này có những đặc tính sau: - Cấu tạo đơn giản, ít chi tiết, vì thế dễ bảo dưỡng. - Có độ cứng vững để chịu được tải nặng - Khi xe vào đường vòng, thân xe ít bị nghiêng - Định vị của các bánh xe ít thay đổi do chuyển động lên xuống của chúng, nhờ thế lốp xe ít bị mòn. - Do phần khối lượng không được treo lớn nên độ êm của xe kém. - Vì chuyển động của bánh xe phải và trái có ảnh hưởng lẫn nhau nên dễ xuất hiện dao động và rung động.  Có nhiều kiểu hệ thống treo phụ thuộc khác nhau. Kiểu đòn kéo có dầm xoắn: Kiểu này được sử dụng chủ yếu cho hệ thống treo sau của các xe có động cơ đặt phía trước và dẫn động bằng bánh trước (FF). Kết cấu của nó bao gồm một đòn treo và một thanh ổn định được hàn với dầm chịu xoắn (một số kiểu xe không có thanh ổn định). Nhờ có kết cấu đơn giản, gọn nhẹ nên có thể giảm được khối lượng không được treo, tăng độ êm cho xe. Ngoài ra nó còn cho phép tăng khoảng không gian của khoang hành lý. Khi có hiện tượng xoay đứng do chạy vào đường vòng hoặc trên đường mấp mô, thanh ổn định sẽ bị xoắn cùng với dầm trục. Nhờ thế hiện tượng xoay đứng được giảm xuống, giúp cho xe chạy ổn định hơn. Khi kích xe lên, không được đặt kích hoặc các bộ phận tương tự vào phần dầm xoắn. Kiểu nhíp song song: Kiểu nhíp này được dùng cho hệ thống treo trước của các xe tải và xe buýt v.v… và cho hệ thống treo sau của các xe thương mại. Đặc tính: 6 Môđun: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống di chuyển Biên soạn: Cao Anh Phong Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt Khoa cơ khí Cấu tạo đơn giản nhưng khá vững chắc. Khó sử dụng các lò xo rất mềm nên xe chạy không thật êm. Kiểu đòn dẫn/đòn kéo có thanh giằng ngang: Kiểu này được sử dụng cho hệ thống treo trước và sau của các xe Land Cruiser, xe tải, Đặc tính: Xe chạy êm, độ cứng vững cao Kiểu 4 thanh liên kết: Kiểu này được sử dụng cho hệ thống treo sau. Kiểu này giúp cho xe chạy êm nhất trong các kiểu hệ thống treo phụ thuộc Nhíp được làm bằng một số băng thép lò xo uốn cong, được gọi là “lá”, xếp chồng lên nhau theo thứ tự từ ngắn nhất đến dài nhất. Tập lá lò xo này được ép với nhau bằng một bulông hoặc tán rivê ở giữa, và để cho các lá không bị xô lệch, chúng được kẹp giữ ở một số vị trí. Hai đầu lá dài nhất (lá chính) được uốn cong thành vòng để lắp ghép với khung xe hoặc các kết cấu khác. Nói chung, nhíp càng dài thì càng mềm. Số lá nhíp càng nhiều thì nhíp càng chịu tải trọng lớn hơn, mặt khác, nhíp sẽ cứng hơn và ảnh hưởng đến độ êm.  Đặc tính: Bản thân nhíp đã có đủ độ cứng vững để giữ cho cầu xe ở đúng vị trí nên không cần sử dụng các liên kết khác. Nhíp thực hiện được chức năng tự khống chế dao động thông qua ma sát giữa các lá nhíp. Nhíp có đủ sức bền để chịu tải trọng nặng. Vì có ma sát giữa các lá nhíp nên nhíp khó hấp thu các rung động nhỏ từ mặt đường. Bởi vậy nhíp thường được sử dụng cho các xe cỡ lớn, vận chuyển tải trọng nặng, nên cần chú trọng đến độ bền hơn. Độ uốn cong của lá nhíp được gọi là “độ võng”. Vì lá nhíp càng ngắn thì độ võng càng lớn nên lá nhíp dưới cong hơn lá nhíp trên nó. Khi siết 7 Môđun: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống di chuyển Biên soạn: Cao Anh Phong Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt Khoa cơ khí chặt bulông ở giữa, các lá nhíp hơi duỗi thẳng ra (hình minh họa), làm cho các đầu lá nhíp ép lên nhau rất chặt. Độ cong tổng thể của nhíp được gọi là “độ vồng”. Tuy nhiên, ma sát giữa các lá nhíp cũng làm giảm độ êm, vì nó làm giảm tính uốn của nhíp. Mục đích của độ võng: Khi nhíp bị uốn, độ võng làm cho các lá nhíp cọ vào nhau và ma sát xuất hiện giữa các lá nhíp sẽ nhanh chóng làm tắt dao động của nhíp. Ma sát này được gọi là ma sát giữa các lá và đó là một trong những đặc tính quan trọng nhất của nhíp. Tuy nhiên, ma sát này cũng làm giảm độ chạy êm của xe, vì rằng nó làm cho nhíp kém tính uốn. Vì vậy, nhíp thường được sử dụng cho các xe thương mại. Khi nhíp nẩy lên, độ võng giữ cho các lá nhíp khít với nhau, ngăn không cho đất, cát lọt vào giữa các lá nhíp và gây mài mòn. Biện pháp giảm ma sát giữa các lá nhíp: Đặt các miếng đệm giảm thanh vào giữa các lá nhíp, ở phần đầu lá, để chúng dễ trượt lên nhau. Mỗi lá nhíp cũng được làm vát hai đầu để chúng tạo ra một áp suất thích hợp khi tiếp xúc với nhau. Nhíp phụ: Các xe tải và xe khác chịu tải trọng thay đổi mạnh cần dùng thêm nhíp phụ. Nhíp phụ được lắp trên nhíp chính. Với tải trọng nhỏ thì chỉ nhíp chính làm việc, nhưng khi tải trọng vượt quá một trị số nào đó thì cả hai nhíp chính và phụ đều làm việc. 3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu treo phụ thuộc 8 Môđun: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống di chuyển Biên soạn: Cao Anh Phong Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt Khoa cơ khí Bộ nhíp thường có các hư hỏng như gãy lá nhíp, biến dạng so với trạng thái nguyên thủy, mất độ đàn hồi, bulông định vị nhíp bị gãy, quang nhíp bị gãy, chốt và ống lót ở vấu treo nhíp và giá treo nhíp bị mòn Để kiểm tra, sửa chữa nhíp cần phải tháo bộ nhíp ra khỏi xe và tháo rời từng lá nhíp, từng chi tiết rồi cọ rửa, làm sạch bằng dung dịch kiềm. Các lá nhíp bị gãy, nứt hoặc biến dạng (bị giảm độ cong so với nguyên thủy), lá nhíp có tai bị mòn nhiều hoặc mòn vẹt cần phải được thay bằng lá nhíp mới cùng loại. Trong các xưởng sửa chữa lớn, người ta có thể phục hối các lá nhíp bị biến dạng nhiều bằng cách như nung nóng rồi nắn lại, sau đó nhiệt luyện để đạt độ cứng cần thiết. Trước khi lắp các lá nhíp vào bộ cần bôi trơn bề mặt các lá nhíp bằng mỡ graphit (mỡ chì) hoặc các loại mỡ khác chuyên dùng cho bôi trơn nhíp. Các ống lót ở tai nhíp, ở các giá treo nhíp và các chốt nếu bị mòn vẹt phải thay mới Kiểm tra độ đàn hồi của bộ nhíp sau khi lắp bằng cách ép trên bàn thử cho bộ nhíp thẳng ra, sau đó giải phóng lực ép, ép rồi lại giải phóng, thực hiện như vậy vài 9 Môđun: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống di chuyển Biên soạn: Cao Anh Phong Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt Khoa cơ khí lần rồi kiểm tra lại sự thay đổi độ cong của bộ nhíp so với trước khi thử. Nếu độ cong không thay đổi là được, nếu độ cong giảm nhiều thì nên loại bỏ bộ nhíp Các đòn xoay của hệ thống treo phụ thuộc thường nối chốt xoay bản lề với khung xe và phần dao động của hệ thống treo. Các chốt bản lề được kiểm tra, sửa chữa tương tự như các chốt xoay hoặc trục trơn thông thường khác. 4. Bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu treo phụ thuộc (nhíp xe). - Quy trình tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa.  Tháo nhíp 1) Kích và đỡ thân xe - Kích và đỡ xe bằng giá đỡ - Hạ cầu đến khi lò xo không bị nén 2) Tháo bánh sau 3) Tháo miếng đỡ cáp phanh ra khỏi nhíp sau 4) Tháo giảm chấn ra khỏi đế dưới nhíp 5) Tháo các bu lông chữ U - Tháo các đai ốc bắt bu lông chữ U - Tháo đế dưới nhíp và miếng ốp - Tháo các bu lông chữ U 6) Tháo nhíp - Tháo bu lông bắt nhíp với gối tựa cố định - Tháo các đai ốc và bu lông của quang treo - Tháo nhíp 7) Thay bạc - Thay bạc bằng máy ép - Dùng một máy ép và đầu tuýp để thay bạc 8) Tháo rời các lá nhíp - Mở miệng các vòng kẹp - Tháo con lăn - Tháo bu lông giữa (kẹp nhíp trên êtô ở phần gần bu lông rồi tháo bu lông giữa)  Lắp nhíp 1) Lắp bu lông giữa - Kẹp nhíp trên êtô ở phần gần lỗ bu lông giữa rồi lắp bu lông giữa 2) Khép miệng các vòng kẹp - Dùng búa khép miệng các vòng kẹp 3) Lắp con lăn 4) Lắp nhíp - Lắp tấm đệm, miếng ốp và tấm kẹp vào nhíp - Đặt phần trước nhíp vào gối tựa cố định rồi lắp bu lông - Siết đai ốc bằng tay - Lắp phần sau của nhíp vào quang treo với bu lông và 2 đai ốc mới - Siết các đai ốc bằng tay 5) Lắp các bu lông chữ U - Lắp các miếng ốp, đế dưới nhíp và bu lông chữ U - Siết 4 đai ốc - Lưu ý: siết đai ốc sao cho phần nhô ra của đầu 4 bu lông là như nhau 10 Môđun: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống di chuyển Biên soạn: Cao Anh Phong [...]... thay đổi theo tốc độ của pittông Có nhiều kiểu bộ giảm chấn khác nhau, tùy theo tính chất thay đổi của lực giảm chấn: Kiểu lực giảm chấn tỷ lệ thuận với tốc độ pittông Kiểu có hai mức lực giảm chấn, tùy theo tốc độ của pittông Kiểu lực giảm chấn thay đổi theo phương thức chạy xe Hệ thống treo có các kiểu lực giảm chấn và được sử dụng trong hầu hết các kiểu xe hệ thống theo kiểu ... ngang Dầm dọc và dằm ngang của khung xe được chế tạo bằng thép lá dày tiết di n máng chữ U hình hộp và hình hộp chữ U, ba loại tiết di n này của cấu trúc khung xe Tiết di n hộp được cấu trúc bằng 2 máng U hàn chụp vào nhau Tiết di n hình chữ U gồm một máng U gắn chặt vào tấm tôn nhờ kỹ thuật tán 36 Môđun: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống di chuyển Biên soạn: Cao Anh Phong ... biến-điện tử) Các kiểu bộ giảm chấn: Các bộ giảm chấn được phân loại như sau Phân loại theo vận hành: - Kiểu tác dụng đơn - Kiểu đa tác dụng 27 Môđun: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống di chuyển Biên soạn: Cao Anh Phong Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt Khoa cơ khí Phân loại theo cấu tạo: - Kiểu ống đơn - Kiểu ống kép Phân loại theo môi chất làm việc: - Kiểu thuỷ lực - Kiểu nạp khí Các bộ giảm chấn sử dụng trong... túi trên xy lanh) Kiểu MacPherson không tháo được: Trong kiểu này đai ốc hãm không thể tháo được, đặt bộ giảm chấn nằm ngang, khoan một lỗ đường kính 2 – 3 mm ở phần trên của vỏ bộ giảm chấn Kiểu MacPherson tháo được: Kẹp bộ giảm chấn trên ê tô Nới dần đai ốc hãm 3 – 4 vòng cho đến khi khí bắt đầu thoát ra ngoài Nếu để khí thoát ra nhanh quá thì dầu cũng có thể thoát ra theo Kiểm tra để tin chắc rằng... thấp MacPherson thì không cần thiết phải thay thế toàn bộ như thế Trong những trường hợp này có thể chỉ cần tháo cần pittông và xy lanh ra và thay ống mới Khi đó cần chú ý những điểm sau đây: Vì cần pittông cùng xy lanh và ống có hình dáng khác nhau nên phải sử dụng các ống có đai ốc đi kèm đồng bộ Khi loại bỏ ống, trước hết phải xả hết khí ra theo cách như trong trường hợp bộ giảm chấn MacPherson không... trái, đòn nào là đòn phải Cẩn thận không được lắp lẫn lộn giữa chúng 1) Lắp đòn truyền mômen xoắn - Lắp đòn truyền mômen xoắn bằng bu lông và đai ốc 2) Bôi mỡ lên phần then hoa của thanh xoắn - Lắp nắp che bụi - Bôi mỡ MP lên phần then hoa của thanh xoắn 3) Lắp thanh xoắn Nếu dùng lại thanh xoắn cũ - Gióng thẳng dấu ghi nhớ vị trí đã đánh từ trước và lắp thanh xoắn vào đường truyền mômen - Gióng thẳng... chỉnh - Gợi ý: lắp đòn giữ vào thanh xoắn sao cho khi đai ốc điều chỉnh được vặn bằng tay, đầu bu lông nhô lên khoảng 5mm 18 Môđun: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống di chuyển Biên soạn: Cao Anh Phong Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt Khoa cơ khí 4) Lắp nắp che bụi vào đòn giữ 5) Lắp bánh trước 6) Kiểm tra độ cao của gầm xe - Ấn và thả đầu xe vài lần để ổn định hệ thống treo - Đo độ cao gầm xe, nếu giá trị đo được... sau khi đã đo chiều dài phần đầu nhô ra  Lắp thanh giằng 1) Lắp đai ốc - Lắp đai ốc vào thanh giằng theo dấu ghi nhớ vị trí đã đánh từ trước - Gợi ý: Khi lắp thanh giằng mới, lắp đai ốc sao cho phần nhô ra của thanh giằng trong khoảng 103mm 2) Lắp thanh giằng 19 Môđun: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống di chuyển Biên soạn: Cao Anh Phong Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt Khoa cơ khí - Lắp đĩa ép, giảm chấn và... điều chỉnh - Nhún xe vài lần để ổn định hệ thống treo - Đỡ đòn treo bằng kích rồi siết đai ốc điều chỉnh Gợi ý: đặt cam điều chỉnh theo dấu ghi nhớ vị trí đã được đánh từ trước 6) Kiểm tra các góc đặt bánh xe trước  Khớp cầu trên 23 Môđun: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống di chuyển Biên soạn: Cao Anh Phong Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt Khoa cơ khí  Kiểm tra các khớp cầu trên xe 1) Kiểm tra sự zơ, lỏng quá... trên - Nâng đầu xe rồi đỡ bằng giá đỡ - Chắn chắn rằng bánh xe trước đang hướng thẳng và bàn đạp phanh đang nhả - Dịch chuyển bánh xe lên, xuống và kiểm tra hành trình theo phương thẳng đứng của khớp cầu trên - Hành trình cực đại theo phương thẳng đứng: 2÷3 mm  Tháo khớp cầu trên 1) Tháo bánh xe trước 2) Nới lỏng đai ốc điều chỉnh thanh xoắn - Tháo đai ốc hãm của đòn hãm thanh xoắn - Đo chiều dài . đòn truyền mômen xoắn bằng bu lông và đai ốc 2) Bôi mỡ lên phần then hoa của thanh xoắn - Lắp nắp che bụi - Bôi mỡ MP lên phần then hoa của thanh xoắn 3) Lắp thanh xoắn Nếu dùng lại thanh xoắn. lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra * . hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết: 2 Môđun: Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống di chuyển Biên soạn: Cao Anh Phong Trường Cao đẳng Nghề Đà Lạt Khoa cơ

Ngày đăng: 27/07/2014, 02:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan