Bài 4: SỬA CHỮA, BẢO DƯỠNG KHUNG XE

Một phần của tài liệu Mo dun he thong Di chuyen docx (Trang 35 - 40)

Mục tiêu của bài:

Học xong bài này người học có khả năng:

- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại khung xe. - Giải thích được cấu tạo của khung xe.

- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được khung xe đúng yêu cầu kỹ thuật.

Nội dung của bài: Thời gian: 21 h (LT: 3h; TH: 18 h)

1. Nhiệm vụ, yêu cầu phân loại khung xe. Dùng nâng đỡ động cơ và thân xe

Nhằm mục đích xây dụng được một cấu trúc thật vững bền cho thân xe bao gồm các vấu, với giá đỡ an toàn để bắt chặt hệ thống treo xe và hệ thống giảm xóc, nhiều kiểu khung xe được thiết kế cho ôtô. Ngày nay 2 kiểu khung phổ biến nhất là:

- Khung thép thiết kế rời đối với thân. Thân xe được bắt chặt nhiều điểm vào khung xe

- Loại thân khung liền khối, có khung và thân xe được kết cấu hàn dính vào nhau thành một khối.

Thân khung liền khối

Trong loại cấu trúc này, nhiều vị trí khác nhau trên thân xe được gia cố vững chắc làm tăng thêm tính bền vững của toàn bộ thân xe. Các vị trí này được hàn dính vào nhau. Ngoài ra quanh thân xe có nhiều vấu và giá đỡ làm nơi gắn chặt hệ thống treo xe.

Một số nhà thiết kế ôtô thiết kế loại thân xe có phần khung, trên đoạn này một phần khung được hàn dính vào đầu thân để làm nơi gắn động cơ, đoạn khung phía sau làm nơi gắn hệ thống treo và giảm xóc. Đoạn khung nơi đầu và đuôi xe kết cấu bằng thép tiết diện hình hộp được hàn

cứng và thân làm tăng thêm tính bền vững của cấu trúc thân xe. Với kiểu thiết kế này người ta không cần đến một khung xe dài chạy dọc từ trước ra sau.

Loại khung xe thường dùng

Đây là loại cấu trúc rời giữa khung và thân xe. Thân xe được gắn lên khung bằng bulông qua trung gian các đệm cao su nhằm giảm chấn động rung. Khung xe phải được kết cấu thật bền

vững vì nó phải gánh chịu toàn bộ tải trọng nâng đỡ hệ thống treo xe, động cơ hệ thống truyền động và thân xe cùng với khách hàng, hàng hóa. Khung xe được cấu trúc bằng hai thanh đà dọc gọi là dầm dọc. Các dầm dọc được gia cố vững chắc nhờ các dầm ngang.

Dầm dọc và dằm ngang của khung xe được chế tạo bằng thép lá dày tiết diện máng chữ U hình hộp và hình hộp chữ U, ba loại tiết diện này của cấu trúc khung xe. Tiết diện hộp được cấu trúc bằng 2 máng U hàn chụp vào nhau. Tiết diện hình chữ U gồm một máng U gắn chặt vào tấm tôn nhờ kỹ thuật tán

đinh nguội. Tán đinh nguội có nghĩa là không đun đỏ đinh tán trước khi tán. Nhờ vậy tránh được sự co rút của đinh khi nguội làm xục xịch 2 chi tiết cần tán cứng vào nhau.

Hình vẽ bên trình bày mặt nhìn bên hông và nhìn từ trên xuống của một số khung xe phổ biến cho ôtô ngày nay. Trong số này, kiểu khung xe dáng chữ nhật khép kín là kiểu thiết kế được ưa chuộng nhất. Hình nhìn bên hông cho thấy phần đầu và phần đuôi khung xe được uốn cong lên làm nơi gắn cầu truyền động chính, nhíp xe và hệ thống treo xe phía trước

3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa khung xe.

Khung xe thường có những hu hỏng như: bị biến dạng, nứt, gãy, hỏng hóc các đinh tán. Để kịp thời tiến hành sửa chữa một khung xe bị hỏng, trước hết ta quan sát bằng mắt để khám phá các tình trạng hư hỏng sau đây nếu có:

- Hình dáng hình học của khung xe bị biến dạng do va chạm - Các mối ghép bằng đinh tán bị lỏng

- Khe nứt nơi dầm dọc và dầm ngang

- Sự nguyên vẹn của giá đỡ nhíp, giá đỡ hệ thống giảm xóc

Nếu khung xe bị biến dạng, ta cần xác định mức độ biến dạng như sau:

- Tháo gỡ buồng lái và thân xe, cọ rửa sạch thân xe. Đo bề rộng của khung xe nơi phía trước A và phía sau B

- Hai kích thước này không được chênh lệch nhau quá 4mm

Trong trường hợp nghi ngờ khung xe bị cong, ta đo các đường chéo D-D, E-E, và F-F nơi từng khoan của khung giữa các dầm ngang. Nếu các đường chéo này chênh lệch nhau quá 5mm chứng tỏ khung xe bị cong.

Để kiểm tra cầu trước và cầu sau còn gắn đúng vị trí quy định trên khung xe, ta đo chiều dài C giữa 2 cầu cả bên phải lẫn bên trái. Hai số đo này bắt buộc phải bằng nhau.

4. Bảo dưỡng và sửa chữa khung xe. Uốn nắn khung xe:

Nếu khung xe bị cong, có thể uốn nắn lại với bàn ép thủy lực. Nên uốn nguội chứ không được uốn nóng. Uốn nóng có nghĩa là nung đỏ khung trước khi uốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong trường hợp khó khăn không thể uốn nguội được, bắt buộc phải uốn nóng, ta thận trọng hành động như sau:

- Nung nóng nơi phần cần sửa chữa với mỏ hàn hơi

- Chỉ được nóng đến khoảng 6000C

- Phải tiến hành công việc này trong nhà xưởng có mái che Sửa chữa các đinh tán long lỏng:

Nếu không lưu ý đến tình trạng long lỏng của các mối nối trên khung xe, thì dần dần các lỗ đinh tán sẽ bị rạn nứt, đồng thời kéo theo một số đinh tán khác đến tình trạng long lỏng. Do đó cần phải sửa chữa kịp thời sau khi khám phá có đinh lỏng. Thao tác như sau:

- Dùng khoan hay ngọn lửa mỏ hàn cắt đứt đầu đinh tán bị lỏng. Không được làm hỏng lỗ đinh tán và mặt lắp ghép.

- Làm sạch ba vớ trong lỗ đinh tán

- Nếu kích thước các lỗ đinh tán không đồng đều nhau phải sửa lại với mũi nạo thống nhất.

- Tán đinh với lực gõ đúng cần thiết, nên dùng búa tán đinh dẫn động bằng khí nén.

- Tại điểm nối giao nhau của dầm dọc với dầm ngang nên dùng tán đinh lớn hơn. Hình vẽ

Nếu khám phá thấy vết nứt trên khung xe, nên tiến hành sửa chữa theo các bước sau:

1) Chùi sạch phần diện tích quanh vết rạn nứt.

2) Khoan một lỗ 6mm ngay cuối vết nứt để ngăn chặn kịp thời sự rạn nứt tiếp tục.

Hình vẽ giới thiệu phương pháp khoan lỗ chận này 3) Mài lã miệng dọc theo

chiều dài vết nứt theo hình dáng và kích thước trình bày nơi hình vẽ và bảng 4) Áp dụng phương pháp hàn

điện, hàn từ đầu vết nứt nơi mép khung đến cuối vết nứt. Phải dùng đũa hàn có bọc đúng quy cách, không được hàn với mỏ hàn hơi. 5) Sau khi hàn, mài nhẵn mối

hàn cả 2 mặt

6) Kế đến phải áp một miếng thép L vào nơi vùng bị nứt để gia cố thêm cho vùng này. Bề dày của miếng thép L gia cố phải bằng bề dày của dầm xe. Phải vát hai miếng góc thép L với độ nghiêng dưới 300. Miếng thép L gia cố phải đủ dài để

phủ tốt vết nứt. Nếu ngắn quá sẽ tạo ra lực cắt tập trung làm nảy sinh vết nứt mới.

7) Nếu phải ốp miếng thép gia cố gần vị trí quan trọng như mối giữa dầm ngang với dầm dọc, chỗ gắn giá đỡ hệ thống treo xe v.v... cần lưu ý gắn miếng ốp gia cố đúng kỹ thuật như trình bày nơi hình vẽ

Một phần của tài liệu Mo dun he thong Di chuyen docx (Trang 35 - 40)