Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phong kiến mại bản Phần 1 ppt

7 254 1
Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phong kiến mại bản Phần 1 ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phong kiến mại bản Phần 1 Ý đồ lớn của Mỹ trong việc hất cẳng Pháp, là để tiếp tục đánh những người mà họ gọi là "Cộng sản", nhưng không phải bằng một đội quân viễn chinh người Mỹ - vì như vậy sẽ phải trả giá quá đắt về người và đô la, mà bằng một chính phủ "quốc gia" với những đội quân "quốc gia". Vào thời kỳ cuối của cuộc chiến tranh Đông Dương, những áp lực của Mỹ đối với Pháp đã trở thành sự thúc ép dồn dập thực sự. Ngày 18 tháng 2 năm 1954, Eisenhower tuyên bố rằng cuộc chiến tranh này phải được tiến hành vì nền độc lập của Việt Nam chứ không phải vì lợi ích của chủ nghĩa thực dân. Ngày 15 tháng 3, Thượng Nghị sĩ Mansfield cảnh cáo nước Pháp phải ủng hộ một nền độc lập tuyệt đối của các quốc gia liên hiệp; ngày 8 tháng 8, Foster Dulles khẳng định rằng nước Pháp phải trao độc lập cho các quốc gia này[37]. Rốt cuộc, ngày 16 tháng 6 chính phủ Hoa Kỳ đã buộc được Bửu Lộc, thủ tướng của chính phủ Bảo Đại, phải từ chức để nhường chỗ cho Diệm từ Mỹ trở về. Theo đó, để đương đầu với những người Cộng sản, trước nhân dân Việt Nam, Diệm hẳn là người đại diện cho thế giới tự do và các giá trị của phương Tây, người sẽ diệt trừ tận gốc âm mưu lật đổ của Cộng sản, được coi chẳng qua như một thứ quái thai được nảy nòi tự sự vụng về của người Pháp đã không hiểu nổi những nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, từ sự tham lam đến quá quắt của bọn thực dân người Pháp. Để củng cố quyền lực của mình, Diệm sẽ phải cầu đến tất cả mọi hình thức "dân chủ" được phương Tây yêu chuộng. Ngày 18 tháng 10 năm 1955, Bảo Đại ra sắc lệnh chấm dứt nhiệm vụ của Diệm, Diệm trả đũa bằng cách tổ chức vào ngày 23 một cuộc trưng cầu ý dân. Các cử tri được nhận hai loại lá phiếu có hai màu khác nhau, một loại có in ảnh của Diệm kèm theo câu: Tôi phế truất Bảo Đại và chấp nhận Diệm làm quốc trưởng để xúc tiến một chế độ dân chủ. Những lá phiếu kia có câu: Tôi không phế truất Bảo Đại kèm theo ảnh của ông vua này. Tất cả mọi người đều muốn phế truất Bảo Đại, nhưng thay thế Bảo Đại bằng Diệm thì lại là chuyện khác. Kết quả chính thức cho biết: Số người đi bầu: 5828907, tức là hầu hết số người đăng ký. Bầu cho Diệm: 5271735 chiếm 99,04% bầu cho Bảo Đại: 63017 (Dân số vào thời điểm này được ước lượng là 11,5 triệu người) Không bầu ai: 44155 Không đi bỏ phiếu: 131395 Về những con số này "người ta trở nên mắc lỡm"[38]. _______________________________________ [37] Xem báo Mỹ New York Times, các số ngày 19 tháng 2, 16 tháng 3 và 9 tháng 5. [38] Báo Le Monde ngày 26 tháng 4 năm 1954. __________________ Chỉ nhìn qua tình hình là thấy ngay sự láo toét. Lúc bấy giờ, Hòa Hảo và Cao Đài còn chiếm giữ trọn vẹn hàng loạt tỉnh, Diệm cũng không kiểm soát nổi một phần lớn nông thôn là nơi phong trào đấu tranh của nông dân, như chúng ta sẽ thấy, đang rất căng. "Diệm vấp phải sự chống đối của một đại bộ phận nhân dân, nhất là nông dân. Trong con mắt của nông dân miền Nam, Diệm là một kẻ xa lạ đã đẩy đất nước đến nạn đói" (Báo Paris Press ngày 6 tháng 2 năm 1956). Tạp chí Anh Eastern World, số ra tháng 11 năm 1955 ước lượng "một nửa số dân chống lại Diệm". Ngày 26 tháng 10, một vài ngày sau cuộc trưng cầu dân ý vào dịp công bố ra đời nền "Cộng hòa Việt Nam", phóng viên báo Pháp Le Figaro viết: "Số lượng những người tích cực của Diệm hình như không nhiều cho lắm. Để chào mừng nước cộng hòa, 20000 người chủ yếu là những công chức và những người tị nạn đến từ miền Bắc cùng những trẻ em đến từ các trường học chỉ làm nên một cuộc biểu tình khiêm tốn. Những người khác ở yên tại nhà mình. Không thể nào so sánh được với những cuộc diễu hành ở Hà Nội. Tại đây, Việt Minh huy động từ hai đến ba mươi vạn người trong hàng nhiều giờ diễu qua lễ đài chính thức trong một không khí phấn khởi không giả tạo.[39] Người ta không thể nào tố cáo báo Le Figaro là thân Cộng sản hoặc là Cộng sản giấu mặt. Sẽ là đúng với sự thật hơn nếu tin vào lời làm chứng của những người khẳng đinh rằng, chính quyền Sài Gòn đã chỉ làm một việc rất đơn giản là cho tay sai bỏ trước các lá phiếu vào trong những thùng phiếu. Thế nhưng, tất cả những trò này đã không ngăn cản được công cuộc "dân chủ hóa các thể chế" cứ thế tiến bước. Ngày 4 tháng 3 năm 1956, một cuộc tổng tuển cử đã đẻ ta một "Quốc hội" gồm 123 nghị sĩ và những nghị sĩ này, cũng hệt như ở phương Tây, thuộc nhiều chính đảng khác nhau. Phong trào cách mạng quốc gia cùng các phần tử liên minh chiếm 66 ghế, tổ chức Tập hợp công dân và liên minh 18 ghế, phong trào bảo vệ các quyền tự do 7 ghế, đảng Xã hội dân chủ 2 ghế, Đại Việt 1 ghế, số ghế còn lại vào tay 19 người không đảng phái chia nhau. __________________________________________________ _________________________________ [39] Nên chú ý rằng Sài Gòn vào thời điểm đó có hơn một triệu dân, tức là gấp đôi số dân của Hà Nôi. Cần nói rõ rằng phong trào bảo vệ các quyền dân chủ là do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Bùi Văn Chính đứng đầu. Quốc hội bầu Diệm làm Quốc trưởng, Tổng thống nước Cộng hòa, đứng đầu chính phủ và là Thống chế. Tổng thống có quyền giải tán quốc hội và bổ nhiệm các bộ trưởng. Nghị sĩ Công đảng Anh William Warbey tiến hành điều tra ở Sài Gòn, đã nhận xét: "Chế độ này có tất cả mọi dấu hiệu bề ngoài của một nền dân chủ chính trị, nhưng thực chất là trống rỗng. Nó có một bản hiến pháp thành văn, một quốc hội được bầu. Ông Chủ tịch quốc hội, một con người khả ái và lịch sự, bác sĩ Trần Văn Lâm tự hào chỉ cho tôi thấy chiếc búa gõ của vị Chủ tịch, diễn đàn của các diễn giả, những băng ghế ngồi được xếp ngay ngắn của nhóm đa số, của nhóm thiểu số và của những nghị sĩ thuộc nhóm độc lập. Các nghị sĩ có thể tự do di chuyển từ dãy ghế này sang dãy ghế khác. Điều duy nhất mà chẳng một ai có thể nói rõ cho tôi biết là giữa ba nhóm và bảy chính đảng kia, có những gì khác nhau. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao là ông Mậu, sau một tràng dài những lời lẽ kết tội Bắc Việt Nam, tuyên bố với tôi rằng miền Nam được hưởng một "chế độ tự do". Tôi hỏi ông ta rằng liệu sắc lệnh số 6, theo đó hơn 10000 người đã bị bắt giam không xét xử vì bị coi là "nguy hiểm cho nền an ninh công cộng", có nằm trong chế độ tự do hay không. Sau khi đã lẩn tránh trả lời câu hỏi này, cuối cùng nhượng bộ trước sự kiên trì của tôi, ông ta nói: "Không, điều này thuộc về luật hành chính. Chúng tôi vẫn sử dụng nó để chống lại những cá nhân không tin vào tự do[40]." Vì vậy, để hiểu được chế độ này, phải bỏ qua những hình thức hiến pháp hoặc nghị viện mà nó tự khoác lên mình, để đặt ra câu hỏi: Diệm là ai, và ông ta đại diện cho những lực lượng xã hội nào ? Diệm và gia đình của ông ta là một đề tài khiến các nhà báo rất chú ý. Người ta mô tả y như một nhân vật trầm mặc, khắc khổ, gánh trên đôi vai mình tất cả những gánh nặng của chế độ, chứ không như Bảo Đại, một con người mềm nhũn, nhu nhược, sống buông thả trên các bãi biển miền Côte-D'Azur của nước Pháp. Về gia đình của Diệm, các nhà báo gợi nhớ đến như những triều đình vua chúa nước Italia ở thành phố Florence[41] trước đây: người em dâu của Diệm, bà Nhu, gợi lên cho nhiều người quan sát nước ngoài hình ảnh của nhân vật Lucrèce Borgia[42]. ________________________________________ [40] Báo Pháp France-Observateur, ngày 18 tháng 7 năm 1957. Sự ngoan cố của Diệm trước thái độ nhu nhược của các phần tử thân Pháp đơn giản chỉ là sự ngoan cố của Hoa Kỳ quyết giành cho kỳ được quyền huynh trưởng từ tay một nước Pháp chỉ chống cự một cách yếu ớt. Chừng nào nhà cầm quyền Pháp còn tin rằng mình có thể nắm chắc trong tay dân chúng Việt Nam thì họ còn cần đến một vị hoàng đế, dù cho chiếc ngai vàng của ông ta được đặt ở Huế hay ở Cannes cũng chẳng sao. Trong trường hợp đó, nếu như Bảo Đại tỏ ra cương quyết thì đơn giản chỉ việc gạt ông ta đi là xong. Thế nhưng sau trận Điện Biên Phủ, chủ nghĩa thực dân Pháp đã từ bỏ mọi hy vọng giữu quyền lãnh đạo chính trị ở Việt Nam, đành cam tâm với một trận đánh chặn hậu của một đội quân đang rút lui hòng vớt vát một số quyền lợi kinh tế. Đối mặt với Pháp là một chính phủ Hoa Kỳ quyết tâm nắm lấy quyền lãnh đạo và ủng hộ Diệm đến cùng, truyền cho y đủ nghị lực cần thiết để ngồi yên trong dinh thự của mình, chờ sự ngã ngũ của những cuộc điều đình đang diễn ra ở Washington và Paris. Cứ mỗi khi Diệm gặp khó khăn với các nhà đương cục Pháp thì Eisenhower, Foster Dulles, Thượng Nghị sĩ Mansfield, tướng Collins, giáo chủ Spellman đua nhau tiếp cứu và mọi việc lại đâu vào đấy, trong khi các nhà báo giật dòng tít: Nhờ ngoan cố, Diệm đã thắng. "Đã biết bao lần, người ta tưởng ông ta đã bị đánh bại rồi. Bị đánh bại bởi tướng Hinh, bị đánh bại bởi thủ tướng Trần Văn Hưu, bị đánh bại bởi nhân vật có sức mạnh vô cùng là Lê Văn Viễn và bởi các giáo phái đang đóng ngay trong lòng thành phố Sài Gòn, bị đánh bại bởi chính phủ Pháp trươc sau vẫn chỉ chấp nhận ông ta trên đầu lưỡi và bởi Bảo Đại, ông vua lòng dạ xảo quyệt và hay sớm nắng chiều mưa, một đấng quân vương đang thất nghiệp vì không có vương quốc. Cứ mỗi lần cơn bão tố lên đến đỉnh điểm, khi các thế lực lật đổ đang xoa tay hể hả và Diệm đang loạng choạng thì người ta lại thấy từ trên máy bay bước xuống một ông tướng hay một ông giám mục người Hoa Kỳ. Ngay ngày hôm sau, con tàu như đang sắp chìm của tổng thống Diệm lại nổi lên mặt nước. Nắm chắc sự ủng hộ của Hoa Kỳ, Diệm là con người không thể bị tiêu diệt[43]." Sở dĩ Diệm đã cài tất cả mọi thành viên của gia đình mình vào các vị trí chỉ huy của chế độ, việc đó không có nghĩa là gia đình này có sẵn những đức tính bẩm sinh đặc biệt, mà đơn giản chỉ là vì ông ta không thể nào làm khác được. Ông ta không thể tin vào bất cứ một ai khác, do bản chất quan lại thâm căn cố đế của mình. Diệm chỉ có thể quan niệm được một cách cầm quyền duy nhất, đó là cách cầm quyền theo lối phong kiến. ___________________________________ [43] Henri Amouroux, Croix sur I'Indochine, trang 19. Diệm trước hết là một phần tử phong kiến: từ này có nghĩa là gì ở nước Việt Nam tại thời điểm năm 1954 ? Ở miền Nam Việt Nam, phải có một sự phân biệt cơ bản giữa các cấu trúc xã hội và chính trị của ba vùng mà chúng tôi đã phân định trong phần mở đầu của cuốn sách này. Đó là: Nam Bộ hay Cochinchine[44], những dải đồng bằng nhỏ của miền Trung hay Trung Bộ và Tây Nguyên. Ở đây chưa đề cập các vấn đề ruộng đất mà chúng tôi sẽ trở lại, trước hết phải thừa nhận cơ cấu ruộng đất có tầm quan trọng quyết định đối với các vấn đề chính trị, giống như ở tất cả các nước bị thực dân hóa. Những dải đồng bằng nhỏ ở Trung Bộ cho đến năm 1919 vẫn giữ cấu trúc cũ của nước Việt Nam truyền thống, giống hệt như ở miền Bắc. Một lượng dân cư dày đặc trên những đồng bằng nhỏ hẹp, và vấn đề sở hữu ruộng đất trải qua hàng nhiều thế kỷ đã gây nên một cuộc đấu tranh quyết liệt, không còn những lãnh chúa sở hữu những ấp trại lớn, ở bên trên một số đông vô vàn những nông dân không có ruộng hoặc chỉ có rất ít, lần lượt chồng lên một giai cấp phú nông đông đảo, những địa chủ sở hữu từ 3 hec-ta đến vài chục hec-ta. Một ai đó sở hữu khoảng 4 hay 5 hec-ta có thể cho phát canh ruộng để thu tô ít nhất là 50% thu hoạch, và nắm trong tay mình một đám người phụ thuộc gồm từ 8 đến 10 gia đình bần nông. Đám người này, ngoài số tô phải nộp, có thể còn buộc phải biếu xén hoặc góp những ngày làm không công cho chủ ruộng. Gặp buổi thời tiết bình thường, người bần nông hay người cố nông không có ruộng canh tác từ một nửa đến một hec-ta có thể có vừa đủ gạo để ăn trong những tháng ngày mùa, vào mùa hạ và vào cuối năm, thì ăn khoai trong những mùa khác. Nhưng nếu xảy ra một cơn hạn hán, một trận lụt hoặc một cơn trọng bênh xảy đến cho gia đình nông dân hay cho con trâu, thì họ buộc phải đến vay nợ người chủ ruộng của mình. Nợ lãi 10% trên một tháng, nhiều khi còn hơn, và khi một người bần nông mắc phải một món nợ lớn, thì nhiều lắm là anh ta trả được số tiền lãi. Trên thực tế, anh ta trở thành một kẻ nô lệ suốt đời, nhiều khi để trả được nợ, nông dân phải đợ con cho địa chủ để họ nuôi làm đầy tớ. Hễ ai đó có được chỉ khoảng một hec-ta ruộng là đã đứng vào hàng trung nông, có được một hec-ta rưỡi thì đã là phú nông, tuy vẫn phải tự tay mình lao động. Dần dà, cứ từng mảnh ruông nhỏ cộng lại, số ruộng đất sở hữu lớn dần lên, thì chủ ruộng cũng leo dần lên những nấc thang xã hội trong làng, để cuối cùng không cày cấy nữa mà chỉ sống bằng sức lao động của người khác. Đương nhiên, những ai đã được thừa kế sẵn nhiều tiền và ruộng đất của cha mẹ để lại, những kẻ ấy có đủ điều kiện hơn để thâu tóm vào tay mình những mẫu ruộng mà bần nông, trung nông hay phú nông buộc phải đem cầm cố hoặc bán đi. Người ta tranh nhau quyết liệt từng thước vuông ruộng. Để duy trì trật tự, thu thuế, chế độ quân chủ cũ của Việt Nam đã đặt ra thể chế quan lại, một đội ngũ viên chức cao cấp được tuyển chọn thông qua thi cử, để trở thành những quan huyện, quan phủ, quan tỉnh, quan án, thượng thư. Một thể chế rất lâu đời, bởi khoa thi tuyển quan lại đầu tiên được mở từ năm 1075 cho đến tận năm 1919 vẫn giữ hầu như nguyên vẹn những tính chất cơ bản đã có từ đầu. Ông quan là người thay mặt cho Hoàng đế, đáng Thiên tử, tức là con của Trời, bản thân ông quan là "cha mẹ của dân", không làm gì có chuyện hỏi ý kiến của dân, làm đại diện cho dân thì lại càng không. "Mỗi khi ông ta (ông quan) đi ra, có hai hoặc ba người lính đi sau tay cầm biển, lọng theo hầu và trước cảnh tượng đầy tính lễ nghi như thế, ai nấy đều tránh xa và cung kính vái chào. Khi lên gặp quan, không phải là người dân đến trước một ô cửa (ghi-sê) để giáp mặt với người đại diện của Nhà nước trông vẻ chẳng có gì là ghê gớm, trái lại, khi người dân đến cửa quan, trước mặt anh ta được trưng ra một loạt nào cờ, nào biển, nào những câu chữ nạm vàng, cả một hệ thống nghi lễ với những cử chỉ, những công thức thưa gửi bắt buộc phải tuân theo, khiến anh ta phải cúi đầu và hạ thấp giọng nói của mình xuống. Người dân đang đứng trước vị đại diện uy phong của đấng Thiên tử."[45] ______________________________________ [44] Nam Kỳ. [45] Xem Confucianisme et marxisme au Vietnam (Khổng giáo và chủ nghĩa Mác ở Việt Nam) tạp chí Pháp La Pensée tháng 10 năm 1962. Ông quan thường xuất hiện từ gia đình địa chủ, cũng có những trường hợp học trò nghèo mà thi đõ cho nên được đi làm quan. Trong trường hợp đó, họ lợi dụng cơ hội dễ tậu đất thu hoa lợi bằng cách lợi dụng uy quyền của mình, nói chung họ đều trở thành địa chủ, tậu ruộng với giá rẻ hoặc làm giàu bằng cách ăn hối lộ. Bộ máy quan lại trong mỗi xã được sự giúp sức của một hội đồng, hương chức tự chọn thành viên của mình trong số những người "có danh giá" trong xã, trên nguyên tắc, tất cả mọi người trong xã đều có thể trở thành hương chức, nhưng trên thực tế, những đóng góp, những mâm cỗ bắt buộc phải bày biện theo tục lệ mà tất cả ai nấy đều phải tuân theo, khiến cho toàn thể nông dân nghèo không ai lọt được vào hàng ngũ chức sắc trong xã. Lúc bình thường, nông dân nghèo cam chịu chế độ một cách thụ động, nhưng khi nạn đói trở nên quá gay gắt, khi những yêu sách đóng góp của các quan lại và hương chức trở nên quá quắt, khi chế độ quân chủ chìm đắm trong tệ nạn ăn chơi trụy lạc, bắt buộc nông dân phải đóng thuế quá cao, thì nông dân nổi loạn, những "toán cướp" hình thành, đánh vào các cơ ngơi của bọn hương chức để lấy của chia cho người nghèo. Các viên quan chỉ huy quân đội của nàh vua đàn áp cuộc nổi loạn với tất cả sự khốc liệt đặc thù cho mọi chế độ phong kiến. Những người cầm đầu nổi loạn bị chặt đầu ở nơi công cộng, đầu của họ bị cắm vào cọc tre nhọn, đem bêu hết ngày này sang ngày khác, hòng khủng bố tinh thần của những ai còn có ý định làm theo gương của những nông dân đã nổi loạn. Đôi khi, phong trào nổi loạn của nông dân lan ra nhiều tỉnh, uy hiếp sự sống còn của cả bản thân nền quân chủ. Cũng như mọi chế độ quân chủ, vương triều Việt Nam không đùa với những kẻ nổi loạn. Những người cầm đầu bị sa vào tay họ đều bị tra tấn một cách khủng khiếp, bị vứt vào những vạc dầu sôi, thân bị trói vào những cột đồng đã bị nung đỏ, toàn gia tộc bị tru di đến đời cháu, cả trẻ con và thanh niên cũng không thoát. Một số tên quan cho xẻ thịt những người cầm đầu nổi loạn để moi lấy buồng gan - được quan niệm là chỗ sản sinh ra lòng can đảm và nhân phẩm. Buồng gan đó cũng bị bêu cùng với đầu của người bị giết. Sau năm 1894, chế độ quân chủ Việt Nam vì sợ nông dân hơn là sợ bọn chinh phục người Pháp, đã điều đình với nước Pháp để Việt Nam trở thành một xứ bảo hộ. Nhà cầm quyền thực dân nắm lấy tất cả mọi chức năng điều khiển chung, những nhiệm vụ về kỹ thuật hiện đại, giao cho các quan lại và hương lý công việc duy trì trật tự và thu thuế ở các vùng nông thôn. Các quan lại và hương lý đã tìm được ở quân đội Pháp sự bảo vệ chống lại bọn "cướp" có hiệu lực hơn sự che chở của những đội quân của nhà vua trước đó. Còn các nhà cai trị người Pháp thì nhờ có các quan lại và hương lý mà kiểm soát được hàng triệu nông dân mà họ chẳng hiểu biết mô tê gì về phong tục và ngôn ngữ. Hàng ngũ quan lại được các nàh cầm quyền Pháp lựa chọn rất kỹ, và viên thượng thư bộ lại của vương triều Việt Nam, được lựa chọn một cách cực kỳ khắt khe. Đối với các viên quan đầu tỉnh cũng vậy, trung thành với chế độ thuộc địa là đức tính số một mà họ đòi hỏi ở các ông quan. Tất cả những ai còn ít nhiều giữ chút tình cảm dân tộc đều bị loại trừ không thương tiếc hoặc đẩy xuống những chức vụ phụ thuộc. Ông quan rốt cuộc bị mất hết mọi uy tín. Cha của Ngô đình Diệm vốn là Thượng thư ở triều đình Huế, người anh cả của Diệm là Tổng đốc tỉnh Quảng Nam. Giòng họ Ngô Đình vừa là quan lại vừa là công giáo, được hưởng niềm tin cậy trọn vẹn của nhà cầm quyền Pháp. Trong gia đình họ Trần, thông gia với gia đình họ Ngô, có viên quan Trần Văn Thông, Tổng đốc tỉnh Nam Định, con ông này là Trần Văn Chương, cựu thành viên của Hội đồng thuộc địa Đông Dương đã gả con gái của mình cho Nhu, em ruột của Diệm. Vừa mới lên nắm quyền, Diệm đã bổ nhiệm Trần Văn Chương làm đại sứ ở Washington. Nhu và vợ đều là cố vấn tối cao của chính phủ, là nghị sĩ và là những người chủ thật sự của chế độ này. Một người em gái của vợ Nhu được gả cho Nguyễn Hữu Châu, người sẽ được Diệm phong làm bộ trưởng, còn một người em thứ hai của Diệm là Luyện, sẽ được bổ làm đại sứ ở Luân Đôn, một người em thứ ba, Cẩn, một kẻ gần như là mù chữ, trên thực tế đã trở thành vị chúa tể của miền Trung Việt Nam tuy không giữ một chức vụ chính thức nào; thế nhưng tất cả mọi viên chức, sĩ quan ở miền Trung đều phải tuân theo lệnh của Cẩn, và Cẩn có đội bảo vệ, đội cảnh sát riêng của mình. Một người em thứ tư, đức cha Thục, lúc đó là Tổng giám mục địa phận Huế. Chỉ những kẻ không có chút am hiểu gì về các phong tục phong kiến mới lấy làm lạ trước hiện tượng một gia đình thâu tóm hết mọi quyền hành vào tay mình: chuyện này chẳng có gì là không bình thường đối với gia đình Diệm. Những năm 1929-1930, sau các cuộc khởi nghĩa ở Yên Bái và các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, bộ máy đàn áp của thực dân và quan lại đã hoạt động hết công suất. Tòa đại hình Hà Nội đã tuyên án 1099 vụ, các tòa án của quan lại 5083 vụ, trong thời gian từ năm 1930 đến 1933, trong đó có 164 bản án tử hình đối với 188 người. Phần lớn những người bị kết án đều bị đày ra Côn Đảo, hoặc tới các nhà tù Lao Bảo, Kon Tim, Sơn La[46]. Lúc bấy giờ, Diệm tương đối còn trẻ, tuy nhiên, ở tuổi 30 y đã được chính quyền thuộc địa tin cậy giao cho chức tuần phủ một tỉnh nhỏ ở miền Trung là Ninh Thuận. Trong những năm khủng bố trắng đó, y đã trổ tài khuyển mã đến mức năm 1933 được chính quyền thực dân giao cho chức Thượng thư bộ Lại ở Huế, đứng đầu bộ máy quan lại, thế chân cho Nguyên Hữu Bài, cũng là người Công giáo. Ông này phải chăng là người có quan hệ họ hàng với Diệm, bởi Nguyễn Hữu Bài chẳng phải ai khác mà chính là bố vợ của Ngô Đình Khôi, anh ruột của Diệm, làm Tổng đốc tỉnh Quảng Nam. Diệm sau đó bị hất cẳng bởi Phạm Quỳnh, một nhà báo từ năm 1917 đã đem ngòi bút của mình phụng sự chế độ thực dân. Từ đó, Diệm bắt đầu liên lạc với Nhật Bản, một cường quốc mà sức mạnh bắt đầu nổi lên ở Viễn Đông. Tuy nhiên, năm 1945, khi người Nhật Bản ban cho chính phủ Bảo Đại nền độc lập bánh vẽ và hất cẳng chính quyền thực dân của Pháp, họ đã không chọn Diệm vì y đã quá mang tai tiếng với chế độ thực dân, mà chọn nhà nho Trần Trọng Kim để đặt lên ghế thủ tướng. Rốt cuộc, Diệm dạt vào tay người Mỹ, nhưng mãi đến tận năm 1954, Mỹ vẫn không sao áp đặt được Diệm cho những người Pháp ở Đông Dương. Như vậy, Diệm trước hết là một viên quan lại, một phần tử thuần chất phong kiến. năm 1954, hệ thống phong kiến Việt Nam còn sống sót được ngờ dựa vào chính quyền thực dân, đã bị lâm vào một cuộc khủng hoảng ghê gớm. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử đất nước, những kẻ "làm giặc" đã tước được ruộng đất từ tay địa chủ, tống khứ hết bọn hương lý và quan lại, lập nên một chế độ mới trên nửa phần phía bắc của nước Việt Nam. Thế là, một phần lớn những phần tử phong kiến ở Bắc Việt Nam, cùng với bầu đoàn của họ, đã theo gót đội quân viễn chinh của Pháp di cư vào miền Nam. _____________________________________ . Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phong kiến mại bản Phần 1 Ý đồ lớn của Mỹ trong việc hất cẳng Pháp, là để tiếp tục đánh. I'Indochine, trang 19 . Diệm trước hết là một phần tử phong kiến: từ này có nghĩa là gì ở nước Việt Nam tại thời điểm năm 19 54 ? Ở miền Nam Việt Nam, phải có một sự phân biệt cơ bản giữa các cấu. ruộng đất từ tay địa chủ, tống khứ hết bọn hương lý và quan lại, lập nên một chế độ mới trên nửa phần phía bắc của nước Việt Nam. Thế là, một phần lớn những phần tử phong kiến ở Bắc Việt Nam, cùng

Ngày đăng: 26/07/2014, 17:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan