Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 5 potx

6 303 2
Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 5 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 5 NƯỚC PHÁP BỎ CUỘC Ngay từ trước đình chiến, ngày 28 tháng 5 năm 1954, tuần báo Pháp Tribune des Nations đã đặt vấn đề về chính sách của nước Pháp ở thời hậu chiến như sau: "Cho dù một cuộc ngừng bắn cuối cùng được ghi vào các hiệp định ký kết ở Genève, mối nguy cơ thật sự sẽ không vì thế mà tránh được. Nước Pháp vẫn sẽ phải đương đầu với vấn đề về sự độc lập chính trị của mình cũng tức là vấn đề vai trò của nước Pháp trong công cuộc thiết lập hòa bình. Đó là vinh dự duy nhất sẽ còn được nói tới trong vòng vài ba năm tới giữa các quốc gia với nhau." Các cuộc hành quân tập kết sau đình chiến đã được hoàn thành mà không gặp sự cố nào đáng kể. Thật tồi tệ cho một sĩ quan Pháp chuyên nghiệp khi phải rút khỏi những lãnh thổ mà trước đó y vẫn luôn luôn coi là "lãnh thổ Pháp". nhưng chỉ cần nhớ lại những gì đã xảy ra ở Điện Biên Phủ đủ để nản lòng những ai muốn giở trò khiêu khích. Còn đối với các chiến sĩ của quân đội nhân dân Việt Nam, trao lại vào tay quân đội Pháp những dải đất mà cho đến tận lúc bấy giờ họ đã bảo vệ bằng xương máu của mình, thì quả là một hy sinh đau đớn đến xé lòng, nhưng tinh thần kỷ luật gương mẫu và sự am hiểu ý nghĩa chính trị của các sự kiện vốn luôn luôn là đặc điểm của các chiến sĩ Việt Nam. Như vậy, sua đình chiến, ở miền Nam Việt Nam, cả sức mạnh và luật pháp đều nằm trong tay nước Pháp. Quân chiếm đóng của họ không phải đối mặt với một đội quân nào khác, và các Hiệp định Genève trao cho họ trách nhiệm phải thi hành những điều đã ký trên phạm vi lãnh thổ miền Nam. Vấn đề là nước Pháp phải lựa chọn cho mình một chính sách. Liệu nước Pháp sẽ làm cho những hiệp định đã ký kết được tôn trọng, đề cao danh dự chữ ký của mình, tạo thuận lợi cho việc thiết lập một nền hòa bình lâu dài và sự tái thống nhất của nước Việt Nam ? Làm như vậy, nước Pháp sẽ gắn bó với một nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, một Chính phủ nhất định sẽ duy trì những mối quan hệ kinh tế, văn hóa bền vững lâu dài với nước Pháp. Nhưng một chính phủ Việt Nam như thế nhất thiết phải do Hồ Chí Minh đứng đầu, và như vậy Pháp sẽ có nguy cơ phải cắt đứt với Hoa Kỳ, chí ít là trong lĩnh vực châu Á. Chắc chắn, một Chính phủ thực sự thuộc phái tả ắt đã có đủ dũng khí để theo đuổi một chính sách như thế. Tuy nhiên, Chính phủ Pháp vào thời điểm năm 1954 đã không sẵn sàng ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân một nước thuộc địa và đồng thời làm mất lòng nước Mỹ. Trút hết gánh nặng cho Hoa Kỳ để họ tiếp tục cuộc đấu tranh mà chủ nghĩa thực dân Pháp đã không còn đủ sức để theo đuổi ở châu Á. Đường lối mà nhà cầm quyền Pháp lúc bấy giờ đã theo là như vậy. Nhưng người ta không bán rẻ như bán hàng đồng nát cả một xứ thuộc địa đã chiếm được từ 90 năm nay. Hầu hết mọi hoạt động công nghiệp và thương mại quan trọng ở Nam Việt Nam vẫn còn là của Pháp. Cho nên, phải cố mà vớt vát cho được cái phần thiết yếu. Một nhà báo Pháp có mặt ở Sài Gòn lúc ký hiệp định đình chiến, đã miêu tả tâm trạng của đồng bào mình ở thành phố này như sau: "Con đường Catinat và cả thành phố Sài Gòn nữa, rồi sẽ ra sao ? Số phận nào sẽ dành cho cái thành phố đã được người ta cho mọc lên quá nhanh này, nơi mà tất cả những doanh trại lớn đều là của Pháp, nơi mà 90% các nhà máy và tất cả các công sở đều nằm trong tay đồng bào chúng ta ? Câu hỏi này đã ám ảnh tâm trí của tất cả mọi người Pháp ở Sài Gòn, từ người chủ hàng ăn nhỏ cho đến nhà kinh doanh đầy quyền lực, từ những nhân viên làm công cho hãng Descours Cabaud đến ông giám độc Ngân hàng Đông Dương. Tất cả họ đều đang ngồi đó, ủ rũ trong sự chờ đợi và lo âu, giữa muôn nghìn tiếng đồn để cố lần cho ra một sự thật. Tùy theo họ là người có lực hay là kẻ bần cùng, họ khoe khoang là mình đã bỏ vốn đầu tư ở châu Phi rồi, hoặc là than thân trách phận trâu chậm phải uống nước đục."[28] Tạm thời trước mắt, vị trí về quân sự và pháp lý của Pháp vẫn còn quá mạnh, Hoa Kỳ và Diệm chưa thể tước đi của họ vừa quyền lãnh đạo chính trị lẫn các vị trí kinh tế. Hoa Kỳ và Diệm còn phải cần đến Pháp, nếu không là đồng lõa thì chí ít cũng im lặng đồng tình để cản trở việc thi hành các Hiệp định Genève. Chưa đến thời điểm Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam. Những tính toán về chiến lược và chính trị còn chiếm ưu thế đối với các lợi ích kinh tế. Người ta không cứu được anh chàng người Pháp chủ tiệm ăn nhỏ bé, nhưng ông trùm kinh doanh người Pháp đầy thế lực thì rốt cuộc vẫn duy trì được vị trí của mình nhờ một thỏa thuận giữa hai Chính phủ Pháp và Mỹ. ___________________________________________ _______ __ [28] Henri Amouroux, Croix sur l'Indochine trang 26 (Vĩnh biệt Đông Dương). . Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 5 NƯỚC PHÁP BỎ CUỘC Ngay từ trước đình chiến, ngày 28 tháng 5 năm 1 954 , tuần báo Pháp Tribune des Nations. chính trị của các sự kiện vốn luôn luôn là đặc điểm của các chiến sĩ Việt Nam. Như vậy, sua đình chiến, ở miền Nam Việt Nam, cả sức mạnh và luật pháp đều nằm trong tay nước Pháp. Quân chiếm. chỉ cần nhớ lại những gì đã xảy ra ở Điện Biên Phủ đủ để nản lòng những ai muốn giở trò khiêu khích. Còn đối với các chiến sĩ của quân đội nhân dân Việt Nam, trao lại vào tay quân đội Pháp

Ngày đăng: 26/07/2014, 17:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan