Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - 2 ppsx

6 267 1
Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - 2 ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ TỪ CHẾ ĐỘ THỰC DÂN NÀY SANG CHẾ ĐỘ THỰC DÂN KHÁC (1954-1956) HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ Ở VIỆT NAM Theo lẽ tự nhiên, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ không thích chân không. Năm 1945, khi chiến tranh thế giới kết thúc, nước Mỹ hùng cường với sức mạnh dồi dào của mình, đã ra công quyết trám cho kỳ hết tất cả những lỗ hổng toang hoác do sự sụp đổ mà các cường quốc thực dân để lại. Trong khu vực Thái Bình Dương, họ đã có thể đứng vững chắc ở Philippine, nắm trong tay tiềm lực công nghiệp của Nhật Bản, cùng với lãnh thổ của các nước, cũng như nhiều căn cứ khác rải khắp đại dương mênh mông này; Hà Lan, Pháp, Anh, đều đã mất chỗ đứng. Chỉ còn đại lục châu Á. Tướng Marshall được phái sang Trung Quốc, đội quân hùng hậu của Tưởng Giới Thạch được trang bị cẩn thận, nào có đáng gì mấy tỉ đô la so với giải đất Trung Hoa mênh mông. Ở Đông Dương, hoạt động của các phái viên Hòa Kỳ làm những nhà cầm quyền Pháp rất lo ngại. "Những phái viên đầu tiên của cường quốc lớn nhất trong "Tứ Cường" đã không hề giấu diếm rằng họ coi sự ra đi của chúng ta là một đi không trở lại Trong viễn cảnh diễn biến tình hình ở khu vực này, ta thấy khá rõ là Anh và Mỹ hình như đã xóa tên nước Pháp khỏi bản đồ châu Á, chí ít là với danh nghĩa một cường quốc thực dân"[2]. Nhưng các phái viên của Washington đã không tính đến một điều bất ngờ đang chờ đợi họ, tổ chức Việt Minh, trong suốt thời kỳ Việt Nam bị Nhật Bản chiếm đóng, họ đã duy trì những mối liên lạc với các sĩ quan của Mỹ, đã giúp đỡ và cứu những sĩ quan Hoa Kỳ được thả dù xuống sau lưng quân Nhật. Nhưng sau khi giành được chính quyền, với một triệu đồng bạc Đông Dương trong ngân khố và hai triệu người dân chết đói, trên một đất nước ở phía bắc thì bị quân đội của Tưởng Giới Thạch, ở phía nam thì quân đội Anh chiếm đóng, chính tổ chức Việt Minh đó đã khước từ những đề nghị viện trợ của Hoa Kỳ, để chọn con đường thương lượng với Pháp là cường quốc thực dân cũ đã từng thống trị Việt Nam. Cuộc chiến tranh Đông Dương đã bắt đầu như thế: từ năm 1945 đến năm 1950, Hoa Kỳ đã buộc phải bằng lòng về những âm mưu thủ đoạn ở hậu trường, nhưng họ đã uổng công vô ích. Năm 1947, đại sứ Hoa Kỳ William Bullit đã có những cuộc hội đàm với Bảo Đại, nhưng về hiệu quả trước mắt thì chẳng đi đến đâu. Nước Pháp cứ tưởng rằng chỉ một mình mình cũng đủ sức giải quyết vấn đề Đông Dương như giải quyết một cuộc chiến tranh thuộc địa như hồi thế kỷ 19. ______________________________________ [2] Paul Mus: Le Vietnam, sociologie d'une guerre trang 34 (Việt Nam, một cuộc chiến tranh dưới góc độ xã hội học). Cũng nên tham khảo Sainteny: Histore d'une paix manguée (Lịch sử về một nền hòa bình bị đánh mất). Thế nhưng, cuộc kháng chiến của Việt Nam cứ lớn mạnh từng ngày và đến tháng 10 năm 1950, đạo quân viễn chinh Pháp bị giáng một đòn thất bại vang dội ở Cao Bằng. Cũng cvaof lúc đó, chính quyênf nhân dân Trung Quốc được thiết lập ở BẮc Kinh, biên giới phía bắc của VIệt Nam được mở rộng về phía phe xã hội chủ nghĩa. Ngày 19 tháng 10 và ngày 22 tháng 11 năm 1950, trước Quốc hội Pháp, Nghị sĩ Đảng cấp tiến Mandes - France đã trình bày rõ những khả năng lựa chọn của nước Pháp lúc bấy giờ. "Chỉ có hai giải pháp. Một là thực hiện những mục tiêu của chúng ta ở Đông Dương bằng sức mạnh quân sự. Giải pháp quân sự có nghĩa là thêm một cố gắng to lớn và ồ ạt nữa, một cố gắng đủ lớn và đủ nhanh chóng để vượt lên trước sự phát triển vốn đã rất lớn của những lực lượng đang đối đầu với chúng ta. Giải pháp thứ hia là tìm kiếm một thỏa ước chính trị, đương nhiên là với những kẻ đang chiến đấu chống lại chúng ta. Phải lựa chọn chọn thôi. Ngoài giải pháp quân sự, chỉ còn mỗi một khả năng đó là thương lượng "[3] Chính phủ Pháp đã chọn một con đường thứ ba: quốc tế hóa cuộc xung đột. Nước Pháp sẽ tiếp tục chiến đấu ở Đông Dương, nhưng không còn chỉ vì những mục tiêu của riêng mình giống như quân Mỹ khi tham chiến từ tháng 6 năm 1950 ở Triều Tiên, đội quân viễn chinh Pháp chiến đấu nhân danh thế giới tự do, với mục tiêu gián tiếp là nhằm vào cách mạng Trung Hoa. ở Triều Tiên, Hoa Kỳ đã tung ra toàn bộ sức mạnh quân sự của mình; những thiệt hại của họ đã vượt qua tất cả những thiệt hại mà họ đã phải chịu trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai trên tất cả các mặt trận cộng lại. Lực lượng kháng chiến của Triều Tiên và của quân đội cách mạng Trung Quốc đã tỏ ra mạnh hơn dự kiến. Hiệp ước quân sự Trung-Xô tháng 2 năm 1950 làm mọi cuộc tiến công quân sự nhằm đánh trực tiếp vào "đất thánh" Trung Quốc là không thể. Cuộc chiến tranh triều Tiên đương nhiên đã làm chậm công cuộc xây dựng kinh tế của Trung Quốc, nhưng các cường quốc phương Tây đã thất bại trong mưu đồ đưa Tưởng Giới Thạch trở lại cầm quyền. Nam Triều Tiên tuy nhiên vẫn là một căn cứ quân sự của Mỹ, với một đội quân đông hơn 600000 người được trang bị dồi dào, và kẻ độc tài Lỹ Thừa Vãn vẫn không ngớt lên tiếng đe dọa sẽ lại "Bắc tiến". Ở Việt Nam, với bất cứ giá nào cũng phải duy trì cho được một cứ điểm ở sườn phía nam Trung Quốc, vì quyền lợi của phương Tây. Vậy là "tín dụng" của Hoa Kỳ được ban phát rộng rãi cho đội quân viễn chinh Pháp - một phái đoàn quân sự Hoa Kỳ, phái đoàn MAAG[4] sang đóng ở Sài Gòn. Tuy nhiên, đã vung đô la của mình ra thì Chính phủ Hoa Kỳ cũng đồng thời muốn áp đặt các quan điểm của mình, Học thuyết Hoa Kỳ của không ngớt chê trách chính phủ thực dân lỗi thời của Pháp, sự ngoan cố của họ không chịu trao quyền cho những "nhà quốc gia chính nghĩa chân chính", mà chỉ muốn sử dụng những tên bù nhìn. Theo luận điệu của Hoa Kỳ, sở dĩ những người Cộng sản đã động viên được nhân dân Việt Nam đứng lên chống lại phương Tây đó chủ yếu là do lỗi của những kẻ cai trị người Pháp. Phải tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến tranh nhưng đồng thời phải tạo lập cho được một quân đội "quốc gia", một Chính phủ "quốc gia", để đánh lại kháng chiến Việt Nam phải dùng người Việt Nam, bằng cách nhồi nhét vào đầu óc họ tinh thần chiến đấu chống Cộng sản, và cung cấp cho họ mọi viện trợ tài chính và cật chất cần thiết. Người Pháp nhất trí về mục tiêu cuối cùng này, nhưng quyết không vì thế mà nhường chỗ cho người Mỹ. Chính vì vậy, mặc dù ngay từ năm 1949, Chính phủ Hoa Kỳ đã thử đặt ngô Đình Diệm vào cái ghế Thủ tướng của chính phủ Bảo Đại, nhưng họ chỉ uổng công vô ích. Về phía mình, lực lượng kháng chiến Việt Nam đã tỏ ra dai sức hơn so với dự kiến của đối phương, và viện trợ của Hoa Kỳ, tuy mỗi năm một tăng thêm, vẫn không sao giúp được đội quân viễn chinh Pháp giành được thế chủ động. Báo chí Pháp đã đưa ra những số liệu sau đây về những năm cuối cùng của cuộc chiến tranh: (Đơn vị: đồng quan Pháp). Tại Washington, Phó Tổng thống Nixon, đô đốc Radford, các Tướng Ridgway, Twning và viên Bộ trưởng ngoại giao bừng bừng khí thế tiến công là Foster Dulles đều đinh ninh chỉ một quyết tâm là nghiền nát chò kỳ được lực luwongj kháng chiến của Việt Nam và đặt lên toàn bộ lãnh thổ nước Việt Nam một chính quyền quốc gia chủ nghĩa, sẽ gắn liền vận mệnh của đất nước này với "thế giới tự do". Hoa Kỳ đã ký kết xong một loạt hiệp ước cho phép họ sử dụng cả một chuỗi dài những căn cứ quân sự ở châu Á và trên Thái Bình Dương bằng hiệp ước A.N.Z.U.S với Úc và Tân Tây Lan ký tháng 9 năm 1951, với Philippine hồi tháng 8 cùng năm, những hiệp ước quân sự với Nhật Bản ký tháng 3 năm 1953, với Pakistan tháng 5 năm 1954. Ngày 22 tháng Giêng năm 1952, trước Quốc hội Hoa Kỳ, Foster Dulles phát triển ý tưởng về một hiệp ước chung cho toàn bộ khu vực Thái Bình Dương. Ngày 7 tháng Giêng năm 1953, trong thông điệp gửi Quốc hội Hoa Kỳ, Tổng thống Truman nói: "cái mà chúng ta cần không đơn giản chỉ là một lực lượng vũ trang ở trung tâm có đủ sức đẩy lùi mọi cuộc xâm lược. CHúng ta cũng cần có moịt lực lượng vũ trang bố trí suốt dọc theo những ranh giới ngoại vi của thế giới tự do, một hệ thống phòng vệ cho các đồng minh của chúng ta và cho chính chúng ta." Bình luận về chương trình viện trợ cho Đông Dương ngày 6 tháng 5 năm 1953, Foster Dulles tuyên bố: "Tình hình quốc tế rất nghiêm trọng. Toàn bộ Đông Nam châu Á đang đứng trước nguy cơ lớn, và nếu Đông Dương bị mất thì sẽ nổ ra một chuỗi phản ứng dây chuyền trong toàn bộ khu vực Viễn Đông và Đông Nam Á." __________________________________________________ ___ [4] Military Aid and Advisory Group (Nhóm viện trợ và cố vấn quân sự). Tháng 4 năm 1954, Foster Dulles viết trên tạp chí Foreign Affairs. "Hệ thống căn cứ của thế giới tự do là bộ phận hợp tành của nền an ninh tập thế của thế giới đó." Cuộc đình chiến tháng 7 năm 1953 ở Triều Tiên càng làm cho Chính phủ Hoa Kỳ thấy cần phải giữ cho được toàn bộ Đông Dương trong hệ thống được gọi là phòng thủ của thế giới phương Tây. Tại Pháp, phe chủ trương quyết đánh tới cùng mà hiện thân là Bidault được sự ủng hộ của đảng MRP và phái cực hữu đang cầm quyền và hoàn toàn chấp nhận quan điểm của Hoa Kỳ. Ngày 29 tháng 11 năm 1953, tuần báo Thụy Điển Expressen đăng lời tuyên bố vang dội khắp thế giới của Chủ tịch hồ CHí Minh trong một cuộc phỏng vấn: " Nếu Chính ohur Pháp đã rút đươhc bài học trong cuộc chiến tranh mấy năm nay, muốn ký kết một cuộc đình chiến và giải quyết vấn đề Việt Nam bằng thương lượng thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng xem xét những đề nghị của phía Pháp Việc thương lượng đình chiến chủ yếu là giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Chính phủ Pháp." Trả lời phỏng vấn của tờ tuần báo Thụy Điển này, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Pháp nói rằng người ta "không làm chính trị bằng những mục rao vặt trên báo", và mãi đến tận tháng 3 năm 1954, khi Thượng Nghị sĩ Savary thuộc Đảng Xã hội là người đang có ý định tiếp xúc với Hồ Chí Minh, Bidault xòn nói với ông này: "Hồ Chí Minh sắp đầu hàng đến nơi rồi, chúng tôi sẽ đánh bại ông ta. Chớ tiếp sức cho ông ta bằng một tiếp xúc theo kiểu này."[5] Chính phủ Laniel-Bidault đang chuẩn bị giải pháp của mình cho vấn đề Đông Dương: Tổng tư lệnh mới, Tướng Navarre, đã trình với Washington một kế hoạch "bình định" nhất định sẽ đánh bại cuộc kháng chiến của Việt Nam trong vòng 18 tháng. Tháng 9 năm 1953, Hoa Kỳ cấp 385 triệu đô la để trang bị cho đội quân của Bảo Đai. Cuối tháng 9, Tướng Navarre tung ra chiến dịch Mouette ở phía nam vùng châu thổ Bắc Kỳ, theo hướng đánh vào Thanh Hóa. Ngày 20 tháng 11, sáu tiểu đoàn đã chiếm khu lòng chảo Điện Biên Phủ, cách Hà Nội 300km về hướng Tây Bắc: đó là chiến dịch Castor. Ngày 20 tháng Giêng năm 1954, quân Pháp đổ bộ ở Tuy Hòa thuộc miền Trung Việt Nam. Đó là dấu hiệu mở đầu chiến dịch Atlante, mà theo dự tính của bộ chỉ huy Pháp, sẽ bình định toàn bộ khu vực phía nam vĩ tuyến 18. Với viện trợ của Hoa Kỳ, quân số đội quân của Bảo Đại, ngày 1 tháng Giêng năm 1954, được tăng lên 210000 người. Theo dự án của Pháp và Mỹ, đội quân này sẽ tăng lên đến 400000 người ngày 1 tháng Giêng năm 1956. Thế nhưng quân đội nhân dân Việt Nam sẽ cho thấy sức chiến đấu và hiệu quả chiến đấu của mình cao hơn so với những gì mà kế hoạch Navarre đã dự tính. Các cuộc hành quân Mouette và Atlante kết thúc thất bại, và chiến tranh du kích, đặc biệt trong vùng châu thổ Bắc Kỳ, đã lớn lên ngang tầm vóc của một cuộc chiến tranh thật sự. Quân đội nhân dân Việt Nam phản công ở Lào, trên các cao nguyên ở miền Trung Việt Nam; Điện Biên Phủ vốn được dự định sẽ trở thành một cứ điểm, tại đó quân dù và quân lê dương của Pháp sẽ được dịp "xơi tái quân Việt"[6] lại trở thành một cái bẫy dành cho những đơn vị ưu tú nhất của đội quân viễn chinh Pháp. ______________________________________ [5] Lacoutare và Devillers: La fin de la guerre (Sự kết thúc chiến tranh). [6] Casser du Viet. Để cứu đội quân đang gặp nạn này, ngày 20 tháng 3, Chính phủ Pháp phái Tướng Ely sang Washington, ông tướng này nhận được từ đô đốc Radford, Tổng tham mưu trưởng quân đội hoa Kỳ, lời đảm bảo với Pháp sẽ nhận được sự giúp đỡ trực tiếp bằng quân sự của Hoa Kỳ. Ngày 4 tháng 4, Thủ tướng Pháp Laniel yêu cầu Chính phủ Hoa Kỳ cho không lực của Mỹ can thiệp một cách ồ ạt hòng cứu vãn cứ điểm Điện Biên Phủ[7]. Ngay từ 29 tháng 3, trong diễn văn đọc tại Câu lạc bộ Oversea Press (câu lạc bộ báo chí hải ngoại), Foster Dulles đã tìm cách chuẩn bị trước dư luận Mỹ một cuộc can thiệp trực tiếp ở Đông Dương. "Việc mở rộng xuống vùng Đông Nam Á, cho dù bằng cách nào đi nữa, của hệ thống chính trị nước Nga Cộng sản và nước Trung Hoa đồng minh của họ, là một mối nguy hiểm nghiêm trọng đe dọa toàn bộ cộng đồng tự do. Hoa Kỳ cho rằng không thể chấp nhận một cách bị động khả năng của một sự bành trướng như thế, mà điều chúng ta phải làm là đương đầu với nó bằng một hành động thống nhất. Điều này có thể hàm chứa những nguy cơ nghiêm trọng, nhưng dù sao những nguy cơ đó sẽ vẫn ít nghiêm trọng hơn nhiều so với những gì mà chúng ta phải đối mặt trong vài ba năm nữa nếu chúng ta không tỏ ra kiên quyết ngay từ hôm nay." Dư luận Hoa Kỳ đã không phản ứng theo hướng mà viên Ngoại trưởng mong muốn, bài học của cuộc chiến tranh Triều Tiên đang còn quá nhức nhối. Các thủ lĩnh ở quốc hội Hoa Kỳ muốn nước Anh phải cùng vào cuộc. Tuy nhiên, Bộ Tổng tham mưu Hoa Kỳ nghĩ rằng mình có thể buộc được các chính phủ phải làm theo ý mình; ngay từ đầu tháng 4, hai tàu sân bay của hạm đội 7, chiếc Boxer và chiếc Philippine Sea đã tiến vào vị trí trong vịnh Bắc Bộ, chở những máy bay tiêm kích có nhiệm vụ hộ tống những máy bay ném bom hạng nặng sẽ cất cánh từ Manila. Ngày 14 tháng 4, Tướng Partridge chỉ huy không lực ở Viễn Đông đến Sài Gòn. Ngày 16 tháng 4, Nixon, Phó Tổng thống Hoa Kỳ, công khai tuyên bố với bào chí rằng chính phủ nước này, nếu cần sẽ gửi quân sang Đông Dương. Ngày 24 tháng 4, hai ngày trước khi hội nghị Genève khai mạc, Bidault còn gửi thư cho Dulles để đòi Mỹ can thiệp, cho rằng quân đội nhân dân Việt Nam tập trung xung quanh Điện Biên Phủ sẽ là dịp để không lực Hoa Kỳ giáng cho họ một đòn quyết định. Cả Mỹ và Pháp đều sốt ruột chờ đợi câu trả lời của Anh, câu trả lời đó là: "không". Nước Anh gắn bó quá mật thiết với các nước châu Á trong khối "thịnh vượng" chung của mình, đặc biệt là Ấn Độ, cho nên hiểu rằng sẽ chẳng bao giờ dư luận châu Á chịu chấp nhận sự can thiệp trực tiếp của quân đội Anh ở Đông Dương. Ngày 26 tháng 4, Hoa Kỳ thử cố gắng một phen cuối cùng, bằng cách huy động các thành viên của khối A.N.Z.U.S, nhưng các nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ, do sự khước từ của nước Anh, đã chống lại. Thế là người ta đã tránh được, chỉ trong gang tấc, cuộc can thiệp của Hoa Kỳ vào Đông Dương. Tuy nhiên, như Foster Dulles nói sau này, thế giới lúc bấy giờ đã ở "bên bờ vực thẳm". Một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba đã suýt nổ ra. __________________________________________________ _ [7] André: Laniel Le drame indochinois trang 85 (Tấm thảm kịch Đông Dương). __________________ Không thể cho quân đội Mỹ trực tiếp can thiệp vào Việt Nam, Chính phủ Hoa Kỳ sẽ ra sức ngăn cản các nước thương lượng. Cuộc chiến tranh kéo dài sẽ cho phép người ta tìm được một cơ hội khác để bộ máy chiến tranh của Hoa Kỳ vào cuộc. Tuy nhiên, 10 ngày sau khi hội nghị Genève khai mạc, ngày 7 tháng 5 năm 1954, Điện Biên Phủ thất thủ: Trận đánh lớn nhất trong lịch sử chiến tranh thuộc địa đã kết thúc với phần thắng thuộc về kháng chiến Việt Nam. Đội quân viễn chinh Pháp đã bị thiệt hại ở Điện Biên Phủ đến 16000 quân, mà đa số thuộc những đơn vị tinh nhuệ: lính dù, lê dương, lính Ta-be[8]. Những hậu quả của Điện Biên Phủ chẳng bao lâu đã phát triển đồng thời trên hai bình diện quân sự và chính trị. Tinh thần của đội quân viễn chinh Pháp, và đặc biệt của đội quân Bảo Đại, bị ảnh hưởng nặng nề. Ngày 24 tháng 6, vị trí An Khê thất thủ và toàn bộ khu vực Tây Nguyên ở miền Trung được giải phóng. Ngày 1 tháng 7, quân Pháp rút khỏi các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Phủ Lý, Ninh Bình, kể cả hai giáo phận Công giáo thuộc các tòa giám mục Phát Diệm và Bùi Chu ở phía nam châu thổ sông Hồng với hai triệu rưỡi dân. Tuy nhiên, dù tình hình quân sự xấu đi nhanh chóng cũng không thể vì thế mà jeets luận rằng chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng một đòn trí mạng vào đội quân viễn chinh Pháp còn đông đến 500000 người, với những phương tiện vật chất, không quân, thiết giáp, pháo binh, vẫn tải vẫn vượt xa so với quân đội nhân dân Việt Nam. Đành rằng quân đội Pháp không còn có thể tính đến việc đáng bại kháng chiến Việt Nam, nhưng một kế hoạch co cụm các mặt trận đã được dự trù cho trường hợp các cuộc xung đột còn kéo dài. Ở miền Bắc, người ta sẽ chỉ giữ trục Hà Nội-Hải Phòng, ở phía nam núp sau dãy núi chạy dọc theo vĩ tuyến 18, toàn bộ quân lực của Pháp sẽ được tập trung lại để giữ vững toàn bộ miền Nam Việt Nam trong khi chờ đợi sự can thiệp của các lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ sẽ lại tạo sức mạnh cho một cuộc tiến công mới đánh lên miền Bắc, lần này với sự phối hợp của quân đội Mỹ[9]. Đành rằng, bộ máy chiến tranh của Pháp đã bị sứt mẻ nhiều, nhưng các lực lượng vũ trang của nhân dân Việt Nam cũng chưa đủ sức để có thể giải phóng toàn bộ đất nước một cách nhanh chóng, mà một cuộc can thiệp của Hoa Kỳ, tuy rằng tạm thời đã được gạt đi, nhưng nguy cơ vẫn luôn luôn còn đó. Tại Genève, Bidault và Foster Dulles cố công cố sức làm hội nghị thất bại. Bidault nhất quyết không muốn nghe đến những điều kiện chính trị, ông ta không muốn thừa nhận nền độc lập của Việt Nam ngoại trừ thông qua vai trò của chính phủ Bảo Đại. Nguyễn Quốc Định, đại diện của Bảo Đại, chỉ đưa ra một đề nghị đơn giản là sáp nhập các lực lượng vũ trang kháng chiến vào quân đội của Bảo Đại, dưới một quyền hành chính trị duy nhất là chính phủ Bảo Đại. Tuy nhiên, chiến thắng Điện Biên Phủ đã có những hệ quả chính trị hết sức quan trọng: phong trào hòa bình trên thế giới và nhất là ở Pháp đã phát triển rất mạnh. Ngày 12 tháng 6, Chính phủ Laniel-Bidault bị lật đổ, ngày 18 tháng 6, Chính phủ Mendes-France được bầu vào ghế thủ tướng với 419 phiếu thuận, 47 phiếu chống, và 143 phiếu trắng. Con số này phản ánh quy mô và xu thế của dư luận ở Pháp. ___________________________________ [8] Đơn vị lục quân gồm những chiến binh người Ma-rốc. ND [9] Tướng Navarre: Agonie de L'Indochine (Đông Dương hấp hối). . Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ TỪ CHẾ ĐỘ THỰC DÂN NÀY SANG CHẾ ĐỘ THỰC DÂN KHÁC (195 4-1 956) HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ Ở VIỆT NAM Theo lẽ tự nhiên,. đề Việt Nam bằng thương lượng thì nhân dân và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng xem xét những đề nghị của phía Pháp Việc thương lượng đình chiến chủ yếu là giữa Chính phủ Việt Nam. vóc của một cuộc chiến tranh thật sự. Quân đội nhân dân Việt Nam phản công ở Lào, trên các cao nguyên ở miền Trung Việt Nam; Điện Biên Phủ vốn được dự định sẽ trở thành một cứ điểm, tại đó quân

Ngày đăng: 26/07/2014, 17:21

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan