Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 9 Chớ nên cho là thật những lời tuyên bố chống Hoa Kỳ của một đảng viên đảng xã hội Pháp. Ngày 1 tháng 3, hàng hóa của Pháp được hưởng quy chế thuế quan ưu đãi, và ngày 30 tháng 3, một hiệp định được ký kết về việc rút quân đội viễn chinh khỏi Nam Việt Nam. Ngày 2 tháng 5, một hiệp định thương mại ba bên, có giá trị 30 triệu đô la, được ký kết giữa Pháp, Hoa Kỳ, Nam Việt Nam. Nước Pháp sẽ mua bông, lúa mì của Mỹ và số tiền mua tính bằng đồng franc sẽ được trao cho Nam Việt Nam sử dụng để mua hàng ở Pháp. Những xí nghiệp làm ăn không có lãi của Pháp bị thanh toán, những ruộng lúa thuộc sở hữu của người Pháp sẽ được chính phủ Diệm mua lại bằng tiền viện trợ của Pháp. Nhưng các xí nghiệp lớn của Pháp cả trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp, cũng như các đồn điền cao su, vẫn tiếp tục hoạt động. Tuy không còn giữ được vị trí số một trong nền ngoại thương của Nam Việt Nam, Pháp vẫn còn có được địa vị ưu đãi nhờ sự tồn tại của một mạng lưới những doanh nghiệp đã có từ trước và thói quen của những người mua vốn đã quen mua hàng của Pháp. Và để "an ủi"[34], Pháp vẫn được giữ nhiều cơ sở văn hóa chống lại ảnh hưởng của Mỹ một cách có hiệu quả. Năm 1956, phái đoàn văn hóa của Pháp tại Nam Việt nam điều hành một số trường gồm 9000 học sinh, 300 giáo viên, trong số đó có 5 trường trung học và 40 giáo sư ở trường đại học Nam Việt Nam. Nền giáo dục tư thục của Pháp còn có đến 15000 học sinh. Sau khi quân đội của mình đã rút đi, nước Pháp tự đưa mình vào trong phạm vi những hoạt động kinh tế và văn hóa. Từ nay, Pháp sẽ không còn chính sách gì nữa của riêng mình để đưa ra thi thố ở Nam Việt Nam, đành bằng lòng đi theo chính sách của Hoa Kỳ và cố tránh làm mất lòng chính quyền Diệm càng ít càng tốt. Các thủ tướng cũ của nội các Bảo Đại, bộ trưởng, tướng lĩnh, doanh nhân Việt Nam trước đây gắn bó với Pháp nay bị Diệm truy đuổi đều lần lượt nối đuôi nhau chạy sang tị nạn ở Pháp. Tại đây, họ họp nhau thành những nhóm chống đối nhỏ, tạm hời lui vào tình trạng ngủ đông để chờ đợi những ngày ấm áp hơn. Ngày 3 tháng 6, một phái đoàn quốc hội Pháp do nghị sĩ Fréderic - Dupont thuộc phái cực hữu, gồm những thành viên của Phong trào tập hợp nhân dân MRP và đảng xã hội SFIo lên đường sang Nam Việt Nam để đảm bảo với chính phủ của Diệm về tình hữu nghị của chính phủ Pháp. Ngày 15 tháng 6, trở lại Paris, Fréderic - Dupont, con người trước đấy hồi năm 1954 đã tỏ ra cay nghiệt là thế, nhưng nay lại tuyên bố: "Chính là với một nước Việt Nam tự do tràn đầy triển vọng tương lai, hoàn toàn gắn bó với nền văn hóa Pháp, nhập khẩu từ Pháp một khối lượng hàng hóa trị giá gần 30 tỷ đồng franc, và là nơi Pháp đang đầu tư hàng trăm tỷ franc, chính là với một nước Việt Nam như thế mà nước Pháp vừa mới nối lại, vì lợi ích chung của cả hai nước và những mối quan hệ hữu nghị đầy tin cậy." Phe cánh hữu ở Pháp đã tha cho người Mỹ và chính phủ Diệm cái tội đã hất cẳng nước Pháp bởi họ tin chắc rằng từ nay các Hiệp định Genève về Đông Dương sẽ không được thi hành. Một số bộ phận công luận ở Pháp đã cảm nhận một cách đầy cay đắng việc nước Pháp bị loại khỏi phương diện chính trị Nam Việt Nam. Nói về việc quân đội Pháp phải ra đi, Marcel Riviére trên báo Progrès de Lyon (Tiến bộ của thành phố Lyon) số ra ngày 14 và 16 tháng 6 năm 1956, viết: "Ngay ngày hôm sau, tờ Cách mạng Quốc gia[35], với cái tít "Vĩnh biệt" đã viết những lời bình luận đầy nhục mạ mà không hề bị cơ quan kiểm duyệt can thiệp: Thế là đội quân viễn chinh của Pháp đã cút khỏi một cách vĩnh viễn Những dòng nước mắt tiễn đưa cứ không chịu chảy." Ngược lại, tất cả những kẻ ở Pháp trước đó đã chủ trương quyết đánh đến cùng và trong một thời gian dài, không chịu điều đình với kháng chiến Việt Nam, những kẻ đó lại nhiệt liệt tán thành. Ngày 20 tháng 7, trên báo Le Monde, Nghị sĩ của quận Deux - Sèvres, André Francois Mercier đã bình luận như sau về việc không thi hành các Hiệp định Genève: "Tôi lấy làm thích thú rằng mình đã bỏ phiếu chống lại các hiệp định đó (Hiệp định đình chiến) bởi vì đó là những hiệp định bất công. Bọn Việt Minh bị kiệt quệ hơn chúng ta gấp trăm lần, không xứng đáng được nhận một món quà tặng như thế." Jean Letourneau vốn là Bộ trưởng bộ các Quốc gia liên hiệp trong những năm diên ra cuộc chiến tranh Việt Nam, cũng chọn con đường hy sinh quyền lãnh đạo của nước Pháp, để tiếp tục cuộc đấu tranh mà đảng MRP của ông ta đã tiến hành một cách quyết liệt chống lại nền độc lập của nhân dân Việt Nam. "Cho dù, chúng ta có phải nuốt nhục đến đâu chăng nữa, thì một sự thật hai năm rõ mười là con bài mà chúng ta đã phải và vẫn phải đánh cược đến cùng là con bài miền Nam[36]." Thế là, ngay lập tức sau khi cuộc chiến tranh chấm dứt, nước Pháp đã chấp nhận để chính sách của mình rập khuôn theo chính sách của Hoa Kỳ. Vậy là, Pháp buộc phải giơ sườn ra để hứng chịu những áp lực của Washington và của Sài Gòn, nhằm chặn đứng mọi nguyện vọng yếu ớt mong muốn có quan hệ tốt với Bắc Việt Nam. Những cuộc điều đình giữa chính phủ miền Bắc và phái đoàn Sainteny đã đưa đến những thỏa ước có nội dung đáng kể hồi tháng chạp năm 1954, nhưng sức ép từ phía Hoa Kỳ làm gián đoạn tất cả. Từ đấy trở đi, nước Pháp chỉ còn duy trì với Bắc Việt Nam những mối quan hệ thương mại không đáng kể. Ở miền Nam, Pháp tuy vẫn còn giữ được một số vị trí tương đối quan trọng về kinh tế và văn hóa, nhưng cái giá phải hứng chịu vô số áp lực và biện pháp không khỏi làm cho lòng tự ái của Pháp bị tổn thương. Cứ mỗi khi chính quyền của Diệm cần một sự ủng hộ nào đó của Pháp về chính trị, họ lại lập tức vung lên cây gậy đe dọa trả đũa bằng kinh tế. Người ta có thể tự hỏi, phải chăng nước Pháp đáng ra đã có thể tránh được cái thân phận đàn em đôi khi đến là nhục nhã ? Điều gì đáng lẽ đã xảy ra giá như nước Pháp, với vị trí là một đại cường quốc, đã khẳng định ý chí của mình quyết tôn trọng những gì mình đã cam kết tại Genève ngay cả sau khi đã rút hết quân đội của mình ? Liệu Hoa Kỳ à Diệm có đủ gan để phớt lờ ý chí được khẳng định dứt khoát của nước Pháp ? Không nên quên rằng, trong trường hợp đó, nước Pháp ắt đã được toàn thể dư luận của người Việt Nam ở miền Nam đứng về phía mình, và sự ủng hộ của chính phủ miền Bắc; nếu như vậy, ắt là đã gây khó cho Diệm có thể đứng vững và những lợi ích của Pháp ắt đã được bảo đảm cả ở miền Bắc lẫn miền Nam. Đó là chưa kể việc khẳng định một chính sách độc lập đã đem lại cho nước Pháp sự kính trọng của dư luận toàn thế giới. Chúng ta sẽ thấy, trong những chương sau đến năm 1963, lại sẽ xuất hiện những cơ may cho một chính sách độc lập của nước Pháp ở miền Nam Việt Nam. ____________________________________ [35] Tờ báo của gia đình Ngô Đình Diệm, thể hiện lập trường chính thức của chính phủ. [36] Báo Pháp Carrefour, ngày 1 tháng 8 năm 1956. __________________ ______________________________________ [34] Báo Pháp La Croix, ngày 25 tháng 7 năm 1956. . Miền Nam Việt Nam từ sau Điện Biên Phủ - phần 9 Chớ nên cho là thật những lời tuyên bố chống Hoa Kỳ của một đảng viên. Năm 195 6, phái đoàn văn hóa của Pháp tại Nam Việt nam điều hành một số trường gồm 90 00 học sinh, 300 giáo viên, trong số đó có 5 trường trung học và 40 giáo sư ở trường đại học Nam Việt Nam. . người Việt Nam ở miền Nam đứng về phía mình, và sự ủng hộ của chính phủ miền Bắc; nếu như vậy, ắt là đã gây khó cho Diệm có thể đứng vững và những lợi ích của Pháp ắt đã được bảo đảm cả ở miền