LỊCH SỬ TRANG PHỤC CÁC TRIỀU ĐẠI TRONG KIẾN VIỆT NAM VƯƠNG QUỐC VĂN LANG CỔ ĐẠI VÀ ÂU LẠC Trong lịch sử Việt Nam, thời kì vương quốc Văn Lang là một gian đoạn lịch sử cội nguồn quan trọng. Ngày nay còn tồn tại nhiều huyền sử bảo vệ đất nước chống ngoại xâm và các sự tích về nếp sống văn hóa xưa như: Phù Đổng Thiên Vương, Bánh chưng bánh dầy, Sơn Tinh và Thủy Tinh, tục xăm mình, lệ cưới xin… Sách Việt sử lược (1960) ghi: “Đến đời Trang Vương nhà Chu (696 – 682 TCN) ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút, truyền 18 đời gọi là Hùng Vương". Tiếp đến là thời kì vương quốc Âu Lạc, Thục Phán xưng là An Dương Vương dời kinh đô về Cổ Loa để xây dựng một kinh đô mới, nơi đây xuất hiện và phát triển kĩ nghệ đồng thau – nghề hội tụ từ vùng Yên Bái. Ở Yên Bái đã phát hiện thạp đồng Đào Thịnh nổi tiếng và có nhiều công cụ trống đồng, dao đồng, rìu đồng và nhiều đồ đồng thau. Tới Cổ Loa đồ đồng cũng được tìm thấy nhiều như: các công cụ lao động, đặc biệt là hàng tạ mũi tên đồng. Những hiện vật khảo cổ tìm thấy trong quá khứ hé mở một nền mỹ thuật cổ. Văn hóa Đông sơn rực rỡ đã bị đứt khúc, ngăn cách bởi ngàn năm Bắc thuộc. Để tìm lại quá khứ lịch sử, tìm lại một nền mỹ thuật cổ đại Lạc Việt xa xưa, từ năm 1960 đến năm 1970, nhà nước VNDCCH đã tổ chức nghiên cứu đồng bộ nhiều ngành khoa học gồm: khảo cổ, địa chất, sử học, thư tịch, dân tộc học, hóa học, mỹ thuật… Trong 10 năm nghiên cứu, kết hợp với những tài liệu và thành tựu nghiên cứu trước của nhiều nhà khoa học các nước, Hội đồng nghiên cứu khoa học Việt Nam đã làm thức dậy nền văn hóa và mỹ thuật Đông Sơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: thời Hùng Vương là đại diện của cư dân bản địa, có bản sắc riêng thuộc ngữ hệ Đông Nam Á ở Bắc Việt Nam hợp thành vương quốc Văn Lang, Âu Lạc. Đây là một cộng đồng cư dân có sinh hoạt văn hóa bản địa riêng biệt, dựa trên nền tảng sản xuất nông nghiệp (văn mình sông Hồng, sông Mã). Cộng đồng dân cư này phát triển từ chiếm hữu nô lệ đến xã hội có giai cấp sơ kì, mang đặc điểm hình thái châu Á, có phong tục tập quán văn hóa riêng, phát triển mỹ thuật riêng, tồn tại bền vững với tinh thần dân tộc, không bị đồng hóa trong một ngàn năm Bắc thuộc. Từ năm 43 đến năm 905 SCN là buổi đầu xâm lược của nhà Hán sang nước ta. Thời đó đạo quân xâm lược của Đông Hán rất lớn và rất mạnh, chúng gồm khoảng 20.000 quân lính ở khắp nơi kết hợp với 2002 gồm thuyền xe lớn nhỏ do các tướng có nhiều kinh nghiệm chỉ huy, đặc biệt chúng luôn đàn áp các cuộc khởi nghĩa. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, mấy nghìn quân bị hy sinh và hơn một vạn quân bị bắt, hai bà đã rút quân vào vùng núi để kháng chiến. Theo Mã Viện truyện, ghi về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng như sau: trận Cửu Chân, Mã Viện đã “chém giết bắt bớ hơn 5000 nghìn người”. Trong trận Cẩm Khê, Mã Viện đã “đánh bại họ mấy lần, họ mới bỏ chạy tản đi” và đã “giết hơn ngàn, bắt hơn 2 vạn”[1]. Cuối năm 43, Mã Viện tâu về triều Hán rằng: “… Kẻ hạ thần đã cùng một vạn hai nghìn tinh binh hợp với đại binh thành 2 vạn, thuyền xe lớn nhỏ 2000 cỗ, tự vào đất Giao Chỉ đến nay đã thành công…”[2]. Thông qua tư liệu sử sách ta thấy cuộc chiến đấu diễn ra không cân sức và vô cùng ác liệt để bảo vệ đất nước của Hai Bà Trưng. Ngay từ buổi đầu xâm lược, nhà Hán với chủ trương Hán hóa nên chúng cố ý nhập cư ồ ạt theo con đường xâm lược. Hiện nay ở nước ta số lượng mộ cổ thời Đông Hán còn lại quá lớn, chứng tỏ sự có mặt của người Đông Hán thời kì này. Trong sách “Bắc kì thời cổ” của Ca. Madrole đã nói tới “con đường xâm lược” hồi đầu công nguyên của Đông Hán đi vào miền lưu vực sông Hồng nước ta. Khởi đầu từ ven biển Yên Hưng (Quảng Ninh), Thủy Nguyên, Uông Bí, Mạo Khê, Đông Triều, Chí Linh, Phả Lại qua sông về Giang Lương, Thuận Thành tới Văn Giang, thủ phủ là Luy Lâu. Ở những địa danh trên và Luy Lâu đều phân bố dày đặc mộ Đông Hán. Tại khu lò nung gốm xóm Chùa xã Đại Lai – Hà Bắc, năm 1982 tư liệu khai quật cho ra kết luận: trước kia ở đây có một khu vực gốm lớn hình thành phục vụ cho người Trung Hoa thống trị. Thành viên làm chủ nghề thủ công này đi từ Trung Hoa sang nên từ cấu trúc lò, kỹ thuật nung tới loại hình sản phẩm đều mang đậm dấu ấn văn hóa Hán nhằm mục đích đồng hóa dân ta. Mã Viện tổ chức cai trị, xây thành quách, phá văn hóa Việt bằng cách vơ vét trống đồng ở các địa phương và đồ vật tượng trưng uy quyền của tù trưởng thời Âu Lạc. Sử sách ghi lại, mỗi trống đồng tương đương một ngàn con bò thời bấy giờ. Việc phá hoại các báu vật nhằm thủ tiêu uy quyền của tầng lớp quý tộc Việt. Theo Hậu Hán Thư, Nam man truyện, việc đưa đi đày các thủ lĩnh xa khỏi đất nước, sang tận Hồ Nam, Trung Quốc nhằm xóa bỏ sức chiến đấu chống xâm lược của ta. Ngày ấy Mã Viện vơ vét trống đồng đúc thành hình con ngựa cao 3 thước 5 tấc, rộng 4 thước 4 tấc (cao khoảng 1m40, thân dài khoảng 1m80) để dâng vua Hán Quang Vũ. Riêng Mã Viện chở một xe châu báu cướp được của Âu Lạc vào năm Giáp Thìn 44 SCN. Ngay từ buổi đầu văn hóa Hán xâm nhập, chúng đã muốn thay thế và xóa bỏ văn hóa Lạc Việt. Luồng văn hóa Trung Hoa dày đặc tiếp tục lan truyền qua nhiều triều đại: Hán, Đường, Tống, đặc biệt thời Đường ráo riết hơn và ảnh hưởng tới đất nước ta nhiều hơn. Từ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và liên tục các cuộc nổi dậy trong những thế kỉ tiếp theo đã phá vỡ âm mưu bành trướng của người phương Bắc xuống nước ta – một vương quốc đã có nền văn minh bản địa, ý chí quật cường và vị trí cao trong vùng Đông Nam Á. . LỊCH SỬ TRANG PHỤC CÁC TRIỀU ĐẠI TRONG KIẾN VIỆT NAM VƯƠNG QUỐC VĂN LANG CỔ ĐẠI VÀ ÂU LẠC Trong lịch sử Việt Nam, thời kì vương quốc Văn Lang là một gian đoạn lịch sử cội nguồn. thời Hùng Vương là đại diện của cư dân bản địa, có bản sắc riêng thuộc ngữ hệ Đông Nam Á ở Bắc Việt Nam hợp thành vương quốc Văn Lang, Âu Lạc. Đây là một cộng đồng cư dân có sinh hoạt văn hóa. lược (19 60) ghi: “Đến đời Trang Vương nhà Chu (696 – 682 TCN) ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang,