CÁC THUỐC TIM MẠCH THƯỜNG DÙNG pptx

25 455 2
CÁC THUỐC TIM MẠCH THƯỜNG DÙNG pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÁC THUỐC TIM MẠCH THƯỜNG DÙNG Các thuốc tim mạch được dùng để điều trị các rối loạn huyết động như tụt huyết áp, tăng huyết áp, giảm cung lượng tim, ngưng tim. Chọn lựa thuốc tùy theo cơ chế tác dụng của thuốc cũng như các tác dụng phụ của thuốc. I. NHẮC LẠI SINH LÝ A. Cung lượng tim 1. Huyết áp động mạch được xem là phản ánh của sự tưới máu mô do việc đo huyết áp dễ hơn việc đo lưu lượng máu của mô. Tuy nhiên, cơ quan cần lưu lượng máu đủ cho nhu cầu chuyển hóa hơn là một huyết áp tối thiểu thỏa đáng. Huyết áp = lưu lượng tim x sức cản ngoại vi Lưu lượng máu của cơ quan = (huyết áp trung bình - áp lực tĩnh mạch của cơ quan) / sức cản mạch máu của cơ quan. 2. Cung lượng tim là lượng máu mà tim bơm ra để thỏa mãn nhu cầu chuyển hóa của toàn cơ thể. Cung lượng tim = thể tích nhát bóp x tần số tim. Thể tích nhát bóp là thể tích máu mà tim bơm ra động mạch chủ trong một nhát bóp. Cung lượng tim bị ảnh hưởng bởi tần số tim, tiền tải, hậu tải, độ đàn hồi cơ tim, sức co bóp cơ tim. Các yếu tố này được điều hòa bởi hệ thần kinh thực vật và thể dịch. 3. Tự điều hòa Tự điều hòa là khả năng cơ quan duy trì lưu lượng máu đủ dù huyết áp thay đổi. Nhu cầu chuyển hóa là cơ chế điều hòa kiểm soát 70% lượng máu đến cơ quan. Cơ quan sẽ tăng hay giảm sức cản mạch máu tùy theo nhu cầu chuyển hóa cơ quan và lưu lượng máu đến cơ quan. Cơ chế tự điều hòa bị ức chế bởi thuốc mê, làm lưu lượng máu đến cơ quan bị lệ thuộc huyết áp. B. Các thụ thể giao cảm Tác dụng của các thuốc tim mạch tùy thuộc vào tác dụng của chúng trên các thụ thể giao cảm  và  . 1. Thụ thể alpha 1 nằm ở sau synapse của cơ trơn mạch máu, mạch vành, tử cung, da, niêm mạc ruột, đồng tử và hệ thống tạng. Khi kích thích thụ thể 1 gây tăng sức cản mạch máu ngoại vi và sức cản mạch máu phổi (co mạch). Kích thích thụ thể 1 trên tim gây tăng co bóp cơ tim và giảm nhịp tim. 2. Thụ thể alpha 2 có 2 loại - Thụ thể alpha 2 trước synapse nằm trong hệ thần kinh trung ương. Khi kích thích thụ thể 2 gây ức chế phóng thích noradrenaline, acetylcholine, serotonin, dopamine và chất P. Kích thích thụ thể 2 của não gây hạ huyết áp, chậm nhịp tim, an thần, giảm đau. - Thụ thể 2 sau synapse nằm ở ngoại vi trên cơ trơn mạch máu, đường tiêu hóa, tế bào  tụy, và hệ thần kinh trung ương. Khi kích thích thụ thể 2 ngoại vi gây co mạch máu, tăng huyết áp, giảm tiết nước bọt, giảm tiết insuline. Kích thích thụ thể 2 trung ương gây giảm đau. 3. Thụ thể beta 1 trên cơ tim, nút xoang, hệ thống dẫn truyền trong tâm thất, mô mỡ và thận. Khi kích thích thụ thể 1 làm tăng sức co bóp cơ tim, tăng nhịp tim, tăng tính dẫn truyền và tính tự động, phóng thích renin và tiêu mỡ. 4. Thụ thể beta 2 trên cơ trơn mạch máu, phế quản, tử cung, da. Khi kích thích thụ thể 2 làm dãn mạch ngoại vi và dãn phế quản, dãn cơ tử cung, phóng thích insuline, tân tạo đường, đưa kali vào tế bào. 5. Thụ thể dopamine - Thụ thể dopamine 1 ở sau synapse của cơ trơn mạch máu thận và mạc treo. Khi kích thích thụ thể dopamin 1 gây dãn mạch thận và mạc treo. - Thụ thể dopamine 2 ở trước synapse và gây ức chế phóng thích noradrenaline 6. Điều hòa thụ thể Số lượng thụ thể tỉ lệ nghịch với nồng độ catecholamine lưu hành và thời gian thụ thể tiếp xúc với catecholamine. Ngừng đột ngột điều trị bằng thuốc ức chế  gây nguy cơ tăng huyết áp, nhịp tim nhanh và nhồi máu cơ tim. Đó là kết quả của sự điều hòa tăng-thụ thể  và gây hậu quả làm tăng nhậy cảm với catecholamine nội sinh. 7. Cách sử dụng thuốc tim mạch Tác dụng của thuốc trên các thụ thể  và  tùy thuộc vào liều thuốc. Việc phối hợp các thuốc có những tác dụng chọn lọc sẽ hạn chế các tác dụng phụ do dùng riêng lẻ từng thuốc với liều cao. Thí dụ: - Dopamine liều thấp dùng để tăng lưu lượng máu thận trong khi một thuốc khác được dùng kèm để làm tăng sức co bóp cơ tim. - Thuốc tăng co bóp cơ tim gây co mạch có thể phối hợp với thuốc dãn mạch để làm giảm sức cản ngoại vi. Tất cả các thuốc vận mạch phải được truyền qua bơm tiêm điện với tốc độ chính xác và qua tĩnh mạch trung ương để bảo đảm thuốc vào tim và tránh thấm thuốc vào mô dưới da ở ngoại vi. II. DƯỢC TÍNH CÁC THUỐC CATECHOLAMINE A. Thuốc kích thích alpha 1. Phenylephrine (Neo-synephrine) a) Tác dụng - Phenylephrine là thuốc kích thích trực tiếp thụ thể 1 ở liều điều trị và kích thích thụ thể ở liều cao. - Gây co mạch đồng thời động mạch và tĩnh mạch, gây tăng lượng máu về tim (tiền tải) và huyết áp trung bình (hậu tải). Thuốc không có tác dụng trực tiếp trên tim. - Phenylephrine duy trì cung lượng tim ở BN có tim bình thường nhưng có thể làm giảm cung lượng tim ở cơ tim thiếu máu. Thuốc có tác dụng ngắn nên dễ chọn liều. b) Liều dùng - 40 -100 g TM từng liều. - Truyền tĩnh mạch liên tục: 10-100 g /phút, pha 10 mg/250 ml thành dung dịch 40g/ml 2. Clonidine a) Tác dụng - Là thuốc hạ huyết áp trung ương có tác dụng chọn lọc trên thụ thể 2. - Làm giảm trương lực giao cảm, tăng trương lực phó giao cảm, giảm nhu cầu thuốc mê và thuốc giảm đau, gây an thần, giảm tiết nước bọt. - Thuốc có thể dùng qua đường tĩnh mạch, tiêm bắp, uống, bơm vào khoang tủy sống và khoang ngoài màng cứng b) Liều dùng - 0,1- 1,2 mg/ngày uống chia nhiều lần, hay 4 g/kg tiền mê uống - 1-2 g/kg pha trong dung dịch bupivacaine tê ngoài màng cứng. B. Thuốc kích thích beta Isoproterenol (Isuprel) a) Tác dụng - Là thuốc kích thích thụ thể  - Gây tăng nhịp tim, sức co bóp cơ tim. - Giảm sức cản mạch máu ngoại vi và động mạch phổi. - Gây dãn phế quản. b) Tác dụng phụ của thuốc là mạch nhanh, hạ huyết áp, dãn mạch. c) Chỉ định - Mạch chậm có ảnh hưởng huyết động, không đáp ứng với atropine - Tăng áp lực động mạch phổi và suy tim phải. - Bloc nhĩ thất trong khi chờ đặt máy tạo nhịp. - Giảm cung lượng tim cần nhịp tim nhanh (trẻ em, ghép tim) - Suyễn. - Ngộ độc thuốc ức chế . d) Liều dùng - Thuốc có thể truyền qua tĩnh mạch ngoại vi - 2 - 10 g/kg/phút, pha 1 mg/250 ml thành dung dịch 4 g/ml. C. Thuốc kích thích thụ thể giao cảm hỗn hợp 1. Adrenaline là catecholamine do tủy thượng thận tiết ra. a) Tác dụng - Có tác dụng kích thích thụ thể  và  - Liều thấp adrenaline làm dãn phế quản, dãn mạch, tăng cung lượng tim và nhịp tim nhanh (tác dụng ). - Liều cao chủ yếu là tác dụng kích thích  làm giảm thể tích nhát bóp và tăng sức cản ngoại vi. - Nhịp tim nhanh, loạn nhịp và thiếu máu cơ tim làm hạn chế việc dùng adrenaline. - Thuốc mê halothane làm cơ tim nhậy cảm với catecholamine lưu thông gây loạn nhịp tim nặng. Adrenaline phải truyền qua tĩnh mạch trung ương vì nếu thoát mạch gây hoại tử da. b) Chỉ định - Ngưng tim - Sốc phản vệ - Co thắt quản - Kéo dài tác dụng thuốc tê c) Liều dùng - Bolus 20-100 g khi tụt huyết áp, 1 mg khi ngừng tim - Truyền tĩnh mạch liên tục 1 - 4 g/phút, pha 1 mg/250 ml thành dung dịch 4 g/ml 2. Noradrenaline là chất trung gian dẫn truyền thần kinh của hệ thống giao cảm, là tiền chất của adrenaline. a) Tác dụng - Có tác dụng kích thích 1,  2, 1. Không có tác dụng 2. - Tác dụng kích thích  1 chiếm ưu thế ở liều thấp, gây tăng huyết áp trong khi cung lượng tim không đổi hay giảm do tăng sức cản ngoại vi. Chức năng co bóp cơ tim được cải thiện nếu sự tăng huyết áp giúp cải thiện tưới máu mạch vành. - Gây co mạch nên làm giảm lưu lượng máu đến các cơ quan mặc dù huyết áp trung bình tăng. Đây là thuốc co mạch mạnh nên phải theo dõi sát huyết động và cho thuốc qua đường tĩnh mạch trung ương. b) Chỉ định - Sốc nhiễm trùng với giảm sức cản ngoại biên. c) Liều dùng - 1 - 30 g/phút, pha 4 mg/250 ml thành dung dịch 16 g/ml. 3. Dopamine là tiền chất của catecholamine để tạo noradrenaline, là chất trung gian dẫn truyền thần kinh, làm phóng thích noradrenaline dự trữ trong đầu tận cùng của thần kinh tại synapse thần kinh. a) Tác dụng - Có tác dụng kích thích các thụ thể , , dopamine. - Ở liều thấp (3 g/kg/phút), dopamine làm dãn động mạch thận và mạc treo gây tăng lượng máu tới thận, tăng độ lọc cầu thận và tăng thải natri. - Ở liều trung bình (5-10 g/kg/phút), tác dụng  xuất hiện làm tăng sức co bóp cơ tim, tăng nhịp tim và tăng huyết áp. - Ở liều cao (> 10 g/kg/phút), tác dụng 1 chiếm ưu thế gây tăng huyết áp động mạch và tĩnh mạch, làm giảm lưu lượng máu thận. - Bất lợi của dopamine là mạch nhanh, tăng tiêu thụ oxy của cơ tim và co mạch nặng. Nên phối hợp dopamine với dobutamine hay adrenaline nếu tác dụng co bóp cơ tim không đạt được ở liều 10 g/kg/phút. Phối hợp với thuốc dãn mạch để hạn chế tác dụng co mạch nếu trong điều trị cần giảm hậu tải. b) Chỉ định - Dùng liều thấp để làm tăng lượng nước tiểu khi tiểu ít có kèm giảm cung lượng tim, nhưng không có tác dụng ngừa suy thận. - Huyết áp thấp do giảm cung lượng tim hay giảm sức cản ngoại vi. - Điều trị tạm thời sốc giảm thể tích cho tới khi thể tích tuần hoàn được tái lập. c) Liều dùng - 1 - 20 g/kg/phút, pha 200 mg/250 ml thành dung dịch 800 g/ml. 4. Dobutamine là catecholamine tổng hợp. a) Tác dụng - Thuốc kích thích thụ thể 1 và 2, thụ thể  1, không kích thích thụ thể 2 và thụ thể dopamine. - Làm tăng sức co bóp cơ tim do kích thích thụ thể 1 và 1 trên tim. - Làm dãn mạch do tác dụng 2 lấn át tác dụng 1. - Gây tăng nhẹ nhịp tim. [...]... dùng chích tĩnh mạch từng liều để điều trị tạm thời hạ huyết áp do giảm thể tích tuần hoàn, ức chế giao cảm, ức chế cơ tim do quá liều thuốc mê hay nhịp tim chậm c) Liều dùng: 5 - 10 mg TM III THUỐC DÃN MẠCH VÀ HẠ HUYẾT ÁP Có nhiều thuốc được dùng để kiểm soát huyết áp Tác dụng của thuốc tùy thuộc thể tích tuần hoàn, chức năng cơ tim, và nơi mà thuốc tác dụng để hạ huyết áp Thuốc dãn mạch làm giảm huyết... dãn tĩnh mạch hay dãn động mạch Một số thuốc hạ huyết áp khác làm giảm huyết áp bằng cách giảm sức co bóp cơ tim Vì vậy, cần đánh giá tim mạch cẩn thận để chọn thuốc chính xác A Sodium nitroprusside (Nipride) 1 Tác dụng - Là thuốc dãn mạch trực tiếp, tác dụng trên cơ trơn động mạch và tĩnh mạch Cơ chế tác dụng là phóng thích NO - Làm giảm hậu tải do dãn động mạch và giảm tiền tải do dãn tĩnh mạch -...- Gây tăng cung lượng tim và giảm sức cản ngoại vi với thay đổi nhẹ về mạch và huyết áp - Giảm sức cản động mạch phổi nên rất tốt cho BN suy tim phải - Tác dụng phụ của dobutamine là hạ huyết áp, tăng tiêu thụ oxy cơ tim và loạn nhịp tim b) Chỉ định - Giảm cung lượng tim do nhồi máu cơ tim, bệnh lý cơ tim hay suy tim sau phẫu thuật tim c) Liều dùng - 2 - 20 g/kg/phút, pha 250 mg/250... chế Calci Thuốc ức chế calci làm thay đổi dòng calcium qua màng tế bào, làm dãn động mạch, ít dãn tĩnh mạch Thuốc gây dãn mạch ngoại vi và dãn mạch vành Thuốc gây ức chế cơ tim và ảnh hưởng đến dẫn truyền nhĩ thất 1 Nicardipine (Loxen) làm giảm huyết áp do giảm sức cản ngoại vi Thuốc không làm giảm sức co bóp cơ tim, gây tăng nhịp tim nhẹ và không có tác dụng trên tính dẫn truyền nhĩ thất Thuốc rất... Liều dùng 2,5 mg trong 5 phút, lập lại mỗi 10 phút cho tới liều 12,5 mg Sau đó, truyền tĩnh mạch liên tục 2 - 4 mg/giờ 2 Nifedipine (Adalate) là thuốc dãn động mạch ngoại vi và mạch vành Nifedipine làm giảm huyết áp kèm nhịp tim nhanh phản xạ Thuốc làm tăng sức co bóp cơ tim và tính dẫn truyền nhĩ thất Nifedipine gây dãn mạch vành, làm tăng lưu lượng mạch vành, giảm sức cản mạch phổi và áp lực động mạch. .. chích Được dùng uống hay dưới lưỡi Liều: 10 - 30 mg mỗi 4 giờ 3 Diltiazem là thuốc dãn mạch vành chọn lọc Thuốc làm giảm huyết áp do giảm sức cản ngoại vi Thuốc gây giảm nhẹ nhịp tim với ít hay không ảnh hưởng đến sức co bóp cơ tim Diltiazem làm chậm dẫn truyền nhĩ thất có thể gây bloc nhĩ thất Diltiazem gây dãn mạch vành, rất tốt để điều trị co thắt mạch vành và thiếu máu cơ tim Tiêm tĩnh mạch để điều... Phentolamine là thuốc ức chế  có tác dụng cực ngắn, chủ yếu gây dãn động mạch và dãn tĩnh mạch nhẹ Thuốc gây phản xạ nhịp tim nhanh Phentolamine được dùng khi có tăng quá mức noradrenaline ( pheochromocytoma), làm hạ huyết áp, dùng tiêm thấm dưới da nơi mà noradrenaline bị thoát mạch ( 5-10 mg trong 10 ml nước muối) Liều dùng: 2-5 g/kg/phút TM F Fenoldopam là thuốc kích thích thụ thể dopamine 1 (DA-1) Thuốc. .. (PGE1) là chất chuyển hóa của acid arachidonic, có tác dụng dãn mạch ngoại vi và động mạch phổi PGE1 được dùng làm dãn ống động mạch của trẻ sơ sinh khi bị bệnh tim bẩm sinh lệ thuộc ống động mạch (như chuyển vị đại động mạch) PGE1 còn dùng để điều trị cơn tăng áp lực động mạch phổi sau khi thay van hai lá và ở BN suy tim phải nặng Liều dùng: Khởi đầu 0,05 - 0,1 g/kg/phút Tăng liều dần cho đến khi... nhịp tim và sức co bóp cơ tim, tăng cung lượng tim và giảm sức cản ngoại vi và sức cản động mạch phổi - Làm dãn mạch máu não nên dùng thận trọng khi BN có giảm đàn hồi não - Gây dãn mạch máu toàn cơ thể, nên làm tăng lưu lượng máu đến các cơ quan Tuy nhiên, hiện tượng cướp máu có thể xảy ra do vùng bị thiếu máu mạch máu đã dãn tối đa, nên lưu lượng máu sẽ chuyển sang vùng không thiếu máu là nơi có mạch. .. tim nhiều hơn Do tác dụng kéo dài nên từ khi có esmolol, propranolol không còn được chọn là thuốc hàng đầu để kiểm soát huyết áp sau mổ b) Tác dụng phụ - Nhịp tim chậm, phân ly nhĩ thất, suy tim ứ huyết Ngưng thuốc đột ngột gây cơn đau thắt ngực - Hạ đường huyết - Co thắt phế quản c) Chỉ định : - Cao huyết áp - Loạn nhịp nhĩ và thất - Thiếu máu cơ tim hay nhồi máu cơ tim - Cơn độc giáp - Bệnh cơ tim . CÁC THUỐC TIM MẠCH THƯỜNG DÙNG Các thuốc tim mạch được dùng để điều trị các rối loạn huyết động như tụt huyết áp, tăng huyết áp, giảm cung lượng tim, ngưng tim. Chọn lựa thuốc tùy. dụng thuốc tim mạch Tác dụng của thuốc trên các thụ thể  và  tùy thuộc vào liều thuốc. Việc phối hợp các thuốc có những tác dụng chọn lọc sẽ hạn chế các tác dụng phụ do dùng riêng lẻ từng thuốc. liều thấp dùng để tăng lưu lượng máu thận trong khi một thuốc khác được dùng kèm để làm tăng sức co bóp cơ tim. - Thuốc tăng co bóp cơ tim gây co mạch có thể phối hợp với thuốc dãn mạch để làm

Ngày đăng: 26/07/2014, 16:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan