1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MÔ PHỎNG TIỀN LÂM SÀNG potx

50 2K 48

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 735,63 KB

Nội dung

II/ ĐỊNH NGHĨA MÔ PHỎNG TRONG ĐÀO TẠO NHA KHOA: Nếu chỉ định nghĩa Mô phỏng là tất cả những tình huống mà trong đó các mô hình được sử dụng để hỗ trợ cho việc dạy và học trong Nha khoa

Trang 1

GIÁO TRÌNH MÔ PHỎNG TIỀN LÂM SÀNG

Mục lục:

5 Sử Dụng Và Quản Lý Các Loại Mũi Khoan Dùng Trong Nha Khoa 15

Trang 2

GIỚI THIỆU MÔN MÔ PHỎNG NHA KHOA

I MỤC TIÊU MÔN HỌC:

1 Thực hiện đúng tư thế làm việc của người Bác sĩ RHM trong thực hành MPNK

2 Thao tác đúng các kỹ thuật điều trị nha khoa trên mô hình thực tập

3 Thăm khám răng miệng một cách có hệ thống trên mô hình và trên người

4 Đóng vai đúng vai trò của người Bác sĩ và đúng tình huống của bệnh nhân

5 Sắp xếp tổ chức được nơi làm việc của Nha sĩ Bảo trì được máy móc thiết bị

6 Đóng vai đúng trong xử lý các trường hợp cấp cứu răng hàm mặt

7 Thực hiện được các vấn đề mà người BS cần lưu ý khi giao tiếp với BN

II NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

BỘ MÔN MÔ PHỎNG NHA KHOA

Tổng số giờ giảng

• Mô phỏng Tổng quát (MP 1)

• Mô phỏng Tiền lâm sàng (MP 2)

• Mô phỏng Lâm sàng (MP 3)

Sau khi học xong học phần, Sinh viên có khả năng:

1/ Trình bày được các đặc điểm của phương pháp mô phỏng trong Nha khoa 2/ Giải thích được những đặc điểm và yêu cầu về HLH lao động trong NK 3/ Trình bày và quản lý, sử dụng được các trang thiết bị, dụng cụ và vật liệu ở

Trang 3

2 HỌC PHẦN MÔ PHỎNG TIỀN LÂM SÀNG (MP 2)

Các bộ môn tham gia:

Nha chu, Nhổ răng–Tiểu phẫu thuật, Phục hình R, Chữa R, Nội nha, Chỉnh hình

răng mặt, Răng trẻ em

Mục tiêu:

Sau khi học xong học phần, Sinh viên có khả năng:

1/ Sử dụng được các trang thiết bị, dụng cụ và vật liệu ở Labo MP TLS

2/ Thực hiện được các yêu cầu về hợp lý hoá lao động trong Nha khoa

3/ Liệt kê được những đặc điểm và thực hiện được các bài thực hành chuyên biệt về Labo mô phỏng tiền lâm sàng

Đối tượng: - Lớp RHM 4 (Học kỳ I và II)

- Lớp RHM 3 (Học kỳ II)

3 HỌC PHẦN MÔ PHỎNG LÂM SÀNG ( MP 3 )

Các bộ môn tham gia:

Bệnh học miệng, Nha chu, Nhổ răng–Tiểu phẫu thuật, Cắn khớp, Phục hình R,

Răng trẻ em

Mục tiêu:

Sau khi học xong học phần, Sinh viên có khả năng:

1 Sử dụng được các trang thiết bị cơ bản để khám và điều trị Nha khoa

2 Thực hiện được các thao tác về khám trong và ngoài miệng

3 Aùp dụng được các kỹ thuật căn bản của phương pháp mô phỏng để thực hiện các bài tập chuyên biệt ở phần mô phỏng lâm sàng và lâm sàng

4 Thực hành giao tiếp và thực hiện được một số thủ thuật điều trị Nha khoa trên người Đối tượng: - Lớp RHM 4 (Học kỳ I )

Trang 4

ĐẠI CƯƠNG VỀ MÔ PHỎNG NHA KHOA

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:

1 Định nghĩa được Mô phỏng trong Nha khoa

2 Nêu được các yêu cầu của mô hình mô phỏng trong Nha khoa.

I/ GIỚI THIỆU MÔN MÔ PHỎNG NHA KHOA:

- Từ lâu Phương pháp Mô phỏng được xem như một phương pháp học tập cơ bản trong giáo dục và đào tạo để phát triển kỹ năng thuộc về khái niệm (Conceptuel), về tâm thần vận động (Psychomotor) với một số lý do rất hiển nhiên là:

• Bảo đảm an toàn cho người đang học và đối tượng thực hành

• Hạn chế hư hỏng trang thiết bị, dụng cụ

• Giúp đạt được từng phần kỹ năng đối với các công việc phức tạp

- Tuy nhiên người ta thường quan niệm chỉ có thể đạt được qua phương pháp mô phỏng các kiến thức và kỹ năng thuộc mức độ thấp và các hình thức mô phỏng thường được sử dụng là trò chơi đóng vai (Role play) và thực hành trên mô hình tại lớp Ngày nay phương pháp mô phỏng được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt từ khi quan niệm học tập tương tác (Inter-active learning) bắt đầu thịnh hành và có sự xuất hiện của các phương pháp mô phỏng sư phạm tinh vi nhờ những tiến bộ trong Tin học tạo ra

- Từ khi được hình thành (1942), Phân ban Nha khoa Đại học Y Hà nội đã sử dụng phương pháp mô phỏng trên mô hình trong giảng dạy tạo lỗ trám

- Trường đại học Nha khoa Sài gòn, từ khi thành lập (1965), đã có một Labo Tiền lâm sàng, sử dụng các phương tiện giảng dạy và thực tập được xem là tiên tiến vào thời đó

- Sau năm 1975, Khoa RHM tiếp tục sử dụng các Labo ấy trong điều kiện có nhiều thiếu thốn và không được nâng cấp Có nhiều “cải tiến” đã được đề ra và việc thực tập TLS, ngày càng xa rời thực tế Lâm sàng

- Từ năm 1995 trở lại đây, vấn đề thực tập ở Labo TLS đã được xem xét lại trong điều kiện các phương tiện mô phỏng đã có nhiều đổi mới trên thế giới Đòi hỏi về cải tổ việc dạy và học ở tất cả các khâu Labo - Tiền lâm sàng - Lâm sàng trở nên cấp thiết đối với thực hành toàn diện trong đào tạo và đào tạo liên tục Bác sĩ RHM

- Ở Khoa RHM, việc thành lập Bộ môn Mô phỏng Nha khoa bắt đầu từ năm học 1998-1999 Sau này đổi thành Khu Thực hành TLS

Trang 5

II/ ĐỊNH NGHĨA MÔ PHỎNG TRONG ĐÀO TẠO NHA KHOA:

Nếu chỉ định nghĩa Mô phỏng là tất cả những tình huống mà trong đó các mô

hình được sử dụng để hỗ trợ cho việc dạy và học trong Nha khoa thì chỉ mới chú ý

đến phần hình thức của phương pháp mà chưa nói hết được ý nghĩa sư phạm của nó Có thể nói Mô phỏng là tình huống dạy và học mà trong đó việc bảo đảm các yếu tố an toàn và kinh tế hay tính chất phức tạp của công việc, đòi hỏi phải thông qua một quy trình mô phỏng (Simulation process) và / hoặc phải sử dụng mô hình mô phỏng (Simulator)

Cốt yếu của Mô phỏng là làm giống như việc thật hay một phần của việc thật để

phát triển hay để học một kỹ năng nhằm làm biến đổi hoặc tác động trên việc thật đó

Người học cần đi vào bên trong vấn đề, nhìn thấy, cảm nhận được vấn đề và phải

hành động như một người sẽ phải thực hiện thao tác, chứ không phải chỉ nhìn vấn đề như

một quan sát viên Như vậy mới có thể tiến từ “chưa biết việc” đến “biết việc” rồi

“thạo việc” Phải học tập một cách tích cực chứ không phải tiếp nhận sự giảng dạy

một cách thụ động

III/ VỊ TRÍ CỦA PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG TRONG GIÁO DỤC

Hầu hết các môn Nha khoa cơ bản như: Chữa răng, Nội nha, Phục hình, Chỉnh

hình… đều đạt kết quả tốt Ngoài ra phương pháp mô phỏng ngày càng được sử dụng

nhiều hơn trong các lớp đào tạo lại, đào tạo liên tục của các chuyên khoa như Nội nha,

Cắm ghép, Phẫu thuật…

Ngày nay ranh giới giữa môn đào tạo kiến thức và môn đào tạo tay nghề không còn tồn tại Các kỹ năng lâm sàng đòi hỏi phải kiểm soát được đồng thời các vấn đề liên quan đến kiến thức, xã hội và điều kiện làm việc trong lâm sàng Phương pháp mô phỏng là một cách tiếp cận rất gần thực tế, vả lại cho phép lập đi lập lại nhiều lần một kinh nghiệm lâm sàng, cho nên đó là một công cụ rất tốt để học tập kỹ năng lâm sàng Các kỹ năng này có thể tập hợp lại thành những tình huống ngày càng phức tạp hơn

Trang 6

IV/ CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐỂ GIẢNG DẠY MÔ PHỎNG TRONG

GIÁO DỤC NHA KHOA:

Mô phỏng là thao tác trên mô hình để phỏng lại việc thật, nhằm để học các kỹ năng cần phải thực hiện trong một tình huống thật

Các Labo TLS và các đầu mô hình (Phantom) thường được dùng trong thực hành Nha khoa nhưng chưa thể xem là simulator trừ khi chúng cho phép đạt được thao tác chuyên biệt cần thiết

Oral Simulator có thể là những công cụ rất đơn giản, có thể là mẫu hàm, là đầu mô hình, là người thật… Miễn nó đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

• Được thiết kế để hỗ trợ học tập

• Phù hợp về mặt hợp lý hoá lao động

• Cho phép lập đi lập lại một việc nhiều lần và kinh tế

• Cho phép học kỹ năng truyền thông

• Cung cấp thông tin phản hồi sớm cho người học

• Dùng để học tập kỹ năng để thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc

• Phải đáp ứng đủ các đặc tính về chức năng và hình thức

Thường được sử dụng cho: Khám, Chữa răng, Nha chu, Gây tê tại chỗ, Nhổ răng, Cắm ghép Nha khoa, Phục hình răng, Răng trẻ em…

Tóm lại, việc dạy và học theo PP Mô phỏng trong thực hành Nha khoa sẽ giúp cho người học tự tin hơn khi sửa soạn R một cách chính xác, nhanh chóng, hiệu quả và quan trọng là tạo được niềm tin cho BN khi đến điều trị

Trang 7

HỆ THỐNG MICROMOTOR NHA KHOA

I/ KHÁI NIỆM:

Hệ thống Micromotor Nha khoa được sử dụng trong Labo là thiết bị dùng để mài chỉnh và đánh bóng các loại phục hình nha khoa

II/ NGUYÊN LÝ CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG:

1 Cấu tạo: gồm hai phần chính

1.1 Tay khoan Micromotor:

- Là bộ phận chủ yếu và đắt tiền nhất trong hệ thống Bên trong có chứa một rotor cực nhỏ Rotor này nối kết với hệ thống trục truyền động; tận cùng là một búp sen có tác dụng giữ mũi mài ở đầu tay khoan

1.2 Hộp điền khiển:

- Gồm có biến thế & các vi mạch Nó tiếp nhận điện năng từ nguồn cung cấp và điều khiển mọi hoạt động của tay khoan

Ngoài ra có thể có thêm một công tắc điều khiển ở chân (Foot switch)

Một số hãng sản xuất thiết kế Hộp điều khiển bao gồm cả chức năng của Foot switch

Các loại tay khoan MICROMOTOR Các loại hộp điều khiển

2 Nguyên lý hoạt động:

- Hệ thống Micromotor hoạt động nhờ sự tương tác Điện - Từ trường Sự tướng

tác này tạo ra momen quay làm quay rotor trong tay khoan Sự quay này sẽ làm quay

“Búp sen” nhờ hệ thống trục truyền động cơ học ở phần thân tay khoan

Trang 8

HỆ THỐNG MICROMOTOR EWL-4910/4965

I NGUYÊN LÝ CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG

1 Cấu tạo:

1.1 Tay khoan Micromotor K5 EWL-4910

1) Vòng cao su bảo vệ Búp sen

2) Chốt thẳng (Chốt thay thế)

3) Phần đầu tay khoan; nơi chứa Búp sen

4) Phần thân tay khoan; nơi chứa trục truyền động

5) Phần đuôi tay khoan; nơi chứa Micro motor

6) Búp sen; có tác dụng giữ mũi mài

Trang 9

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

§ Đường kính phần thân : 28 mm

§ Đường kính phần đuôi : 26 mm

§ Lực Torque : 4 Ncm

§ Đường kính Búp sen : 2,35 mm

1.2 Hộp điều khiển K-Control EWL-4965:

1) Nút điều chỉnh tốc độ

2) Công tắc chính

3) Đảo chiều quay của tay khoan (tốc độ quay ngược tối

đa 5.000 vòng/phút) 4) Chọn tốc độ tối đa trên 30.000 vòng/phút 5) Bảng đèn hiển thị tốc độ (x1.000) hoặc báo lỗi

Trang 10

HỘP ĐIỀU KHIỂN K-Control (nhìn từ phía sau)

6) Nơi nối với nguồn điện chính

7) Cầu chì

8) Nơi nối với tay khoan

9) Nơi nối với Foot Switch

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

FOOT SWITCH (CÔNG TẮC Ở CHÂN)

ON OFF

Trang 11

2 Nguyên lý hoạt động:

- Hộp điều khiển K-Control EWL-4965 tiếp nhận điện năng từ nguồn cung cấp (110 hoặc 220 Volt) qua một biến thế để tạo thành dòng điện 30 Volt cung cấp cho tay khoan Sự tương tác giữa dòng điện này với từ trường bên trong tay khoan K5 EWL-

4910 sẽ tạo ra một momen quay làm quay Rotor ở phần đuôi tay khoan Khi Rotor quay sẽ làm quay Búp sen ở đầu tay khoan nhờ sự kết nối giữa Rotor và Búp sen qua hệ thống trục truyền động ở phần thân tay khoan

II PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG

1 Trước khi sử dụng:

- Kiểm tra xem điện thế của hộp K-Control có phù hợp với nguồn điện cung cấp không

- Kết nối các bộ phận của hệ thống lại với nhau

- Kiểm tra xem đã lắp mũi mài vào tay khoan chưa?

TUYỆT ĐỐI KHÔNG THỬ TAY KHOAN KHI KHÔNG CÓ MŨI MÀI HAY CHỐT THAY THẾ

2 Trong khi sử dụng

Cần tuân thủ trình tự sau đây:

- Lắp mũi mài vào tay khoan theo cách sau :

NỚI LỎNG BÚP SEN SIẾT CHẶT BÚP SEN

Trang 12

TIẾN HÀNH CÁC BƯỚC SỬ DỤNG THEO TRÌNH TỰ SAU:

1 2 3 4 Mở điện Điều chỉnh tốc độ vòng quay

KHI CẦN ĐIỀU CHỈNH:

KHÔNG NÊN SỬ DỤNG TỐC ĐỘ TRÊN 25.000 VÒNG/ PHÚT

3 Sau khi sử dụng:

v Tắt công tắc hoặc rút điện nguồn

v Tháo mũi mài ra, lắp chốt thẳng vào

Trang 13

v Đặt tay khoan lên phần nâng đỡ

III CÁCH BẢO QUẢN

v Việc sửa chữa và bảo trì định kỳ mỗi ba tháng sẽ do kỹ thuật viên của nhà cung cấp đảm trách Khi gặp sự cố, người sử dụng không nên tự sửa chữa mà phải gọi ngay cho nhà cung cấp

v Việc sửa chữa và bảo trì định kỳ mỗi ba tháng sẽ do kỹ thuật viên của nhà cung cấp đảm trách Khi gặp sự cố, người sử dụng không nên tự sửa chữa mà phải gọi ngay cho nhà cung cấp

Trang 14

TRÌNH TỰ THÁO LẮP VÀ VỆ SINH BÚP SEN

Trang 15

HỢP LÝ HOÁ LAO ĐỘNG TRONG NHA KHOA

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

1 Định nghĩa được hợp lý hoá lao động (HLHLĐ)

2 Nêu được vấn đề HLHLĐ về trang thiết bị, dụng cụ và cách sử dụng trong Nha

khoa

3 Nêu được vấn đề HLHLĐ về âm thanh học

4 Nêu được vấn đề phòng tránh các bệnh nghề nghiệp khi làm việc trong ngành

Nha khoa

I/ ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐẠI CƯƠNG VỀ HỢP LÝ HOÁ LAO ĐỘNG:

- Theo M Chovet (Abrégé d’ergonomie odontologique – Masson, 1978) thì thuật ngữ “ERGONOMIE” (Ergonomic) do kết hợp của 2 từ Hy lạp:

• ERGON: Lao động

• NOMOS: Quy tắc, quy luật

Như vậy, Ergonomic (tạm dịch là Hợp lý hoá lao động – HLHLĐ) được định nghĩa như là một ngành khoa học nghiên cứu tổng hợp về lao động của hệ thống Người – Công cụ (Homme – Machine) Nó sử dụng nhiều dữ kiện và những khảo sát của nhiều ngành khoa học như giải phẫu, sinh lý cơ – thần kinh, sinh lý học lao động, tâm lý học, cơ – sinh học (Biomécanique), thống kê học, nhân chủng học, nhiệt học, âm học, chiếu sáng và thị giác, thính giác, nghiên cứu về bụi và ô nhiễm…v…v…

- HLHLĐ không chỉ quan tâm đến công việc lao động đơn thuần mà còn mở rộng đến những hoạt động khác của cuộc sống con người Nó khảo sát lao động của những người có sức khoẻ tốt và kết luận của những cuộc khảo sát đó cũng có thể áp dụng cho những người kém sức khoẻ hoặc bị tật nguyền

- HLHLĐ còn nghiên cứu sự thích nghi của con người lao động với hoàn cảnh môi trường và điều kiện lao động, tổ chức lao động, sử dụng công cụ lao động, những khả năng và cả những thói quen của người lao động, để tìm ra cách bảo hộ lao động, bảo đảm cho người lao động dự phòng và tránh được những bệnh nghề nghiệp Nhưng mục đích chính của HLHLĐ là xác định những điều kiện tối ưu cho người lao động bằng cách giảm bớt những căng thẳng về tâm sinh lý trong khi làm việc

- Trong ngành Nha khoa, tất cả những vấn đề nêu trên cần được hiểu biết và giải quyết tốt Bác sĩ Nha khoa (BSNK) và nhân viên làm việc ở lâm sàng và labo là những người thường xuyên phải hoạt động trong môi trường và điều kiện lao động kỹ thuật đa dạng và phức tạp Nếu không có những kiến thức về HLHLĐ thì chính họ là người gánh chịu mọi hậu quả tai hại Điều đáng quan tâm hơn nữa là lao động của người BSNK và KTV không phải là loại lao động giản đơn, mà là loại lao động kỹ thuật, một loại lao

Trang 16

động nhiều trí tuệ, đòi hỏi một “sức khoẻ” tinh thần tốt, có khả năng tư duy cao, để khi cần bàn luận, phân tích một ca bệnh, có thể chọn được một giải pháp điều trị thích hợp và tối ưu

II/ VẤN ĐỀ TRANG THIẾT BỊ DỤNG CỤ VÀ CÁCH SỬ DỤNG:

- Khi sử dụng máy ghế để điều trị cho BN, cũng như khi làm việc ở labo, rất khó thực hiện việc “làm việc ngồi”, vì bản chất đa dạng của kỹ thuật phục hình khác công việc chữa trị R Ví dụ: trong kỹ thuật lấy dấu hàm thì người trợ thủ phục vụ BS phải chuẩn bị vật liệu và phải thực hiện nhiều động tác khác nhau, phải di chuyển chỗ nhiều lần, đến nhiều vị trí và ở nhiều tư thế khác nhau

- Các công việc ở labo Phục hình R cũng đòi hỏi người KTV phải thay đổi nhiều lần, nhiều vị trí và tư thế làm việc khác nhau do phải sử dụng nhiều dụng cụ, máy móc khác nhau…Tính ra, người làm kỹ thuật Phục hình R đã phải di chuyển gấp 2-3 lần so với các đồng nghiệp khác

- Vì tính đặc thù của kỹ thuật PHR, nên máy móc sử dụng nhiều loại, yêu cầu hiểu biết cách sử dụng và bảo trì máy phải được xem là điều bắt buộc Bác sĩ, Trợ thủ cũng như KTV phải biết những tai nạn nào có thể xảy ra cho người sử dụng nếu không thực hiện đúng những kỹ thuật đã được quy định…

III/ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG:

- Công việc điều trị R (cả ở lâm sàng và labo) không đơn điệu, một mặt tránh được sự mệt mỏi, chán nản do phải làm mãi một loại công việc, một loại động tác, nhưng mặt khác lại có nhiều sự thay đổi về loại hình, kỹ thuật, về yêu cầu sử dụng nhiều dụng cụ máy móc khác nhau nên có thể gây ra tình trạng căng thẳng về mặt tâm sinh lý Điều này làm người BS, KTV và trợ thủ dễ bị chi phối bởi ảnh hưởng của hoàn cảnh, môi trường công tác và sinh hoạt Đôi khi chỉ một sự việc nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả lớn do mọi người đang ở trong tình trạng căng thẳng (Stress) từ nhiều phía

IV/ VẤN ĐỀ ÂM THANH HỌC:

Thường được phân biệt:

- Âm trầm, có tần số từ 20 đến 400 Hertz

- Âm trung bình, tần số từ 400 đến 1.600 Hertz

- Âm cao, tần số từ 1.600 đến 2.000 Hertz

Tai của chúng ta không bắt được âm thanh có tần số trên 2.000 Hertz Đó là lãnh vực siêu âm

Âm độ: (Intensité sonore) được biểu hiện bằng:

• Âm lực (Puissanse) trên một diện tích (tính theo watts/m2 )

Trang 17

• Hoặc bằng áp lực âm ba (pression vibratoire) đo theo đơn vị Pascal Tai bắt đầu

nhận được âm thanh khi áp lực âm thanh là 2.10-5 pascal; nếu vượt quá 100 pascal thì tai có cảm giác đau nhói

Hoặc thường được phát biểu theo décibel (ký hiệu dB) Theo tiêu chuẩn vệ sinh

lao động: TCVN 3985 – 1999, TCVN 5964 – 1995, và BYT 505

Mức tiếng ồn liên tục cho phép tại nơi làm việc không quá 85 dB/ 8 giờ

Nếu thời gian tiếp xúc với tiếng ồn giảm ½ mức ồn cho phép tăng thêm 5 dB

Mức cực đại không quá 115 dB

Thời gian lao động còn lại trong ngày làm việc chỉ được tiếp xúc với tiếng ồn

dưới 80 dB

Phòng làm việc tốt nhất phải giữ tiếng ồn ở khoảng 55 – 60 dB, nhưng đối với khu Lâm sàng và Labo rất khó thực hiện vì:

- Khu vực Lâm sàng có máy siêu tốc rít rất chói tai

- Labo thì có nhiều máy mài siêu tốc, máy đánh bóng… cùng chạy một lúc

- Tiếng máy nén hơi cũng rất ồn, Bên cạnh đó, dễ gây tiếng ồn do tập trung nhiều người nói chuyện trong khi làm việc

Ngoài ra, với quá trình tích tuổi (già đi), thính lực bị giảm dần Đàn ông từ 32 tuổi, phụ nữ từ 37 tuổi, tai bị giảm thính lực rõ rệt Các BS TMH cho biết cứ 1 tuổi qua đi, tai chúng ta giảm nghe 01 dB

V/ VẤN ĐỀ ÁNH SÁNG:

Tiêu chuẩn trích dẫn: ISO 8995 – 1989, TCVN 3743 – 83

Tiêu chuẩn này quy định về “yêu cầu vệ sinh chiếu sáng” tại các vị trí và nơi làm việc trong môi trường lao động cần có ánh sáng

Chiếu sáng tại các vị trí làm việc cần đạt được 5 yêu cầu sau: chiếu sáng đủ, không gay chói, độ tương phân thích hợp, màu sắc chuẩn, không gây sắp bóng

Trang 18

Đối với ngành nha khoa:

CƯỜNG ĐỘ CHIẾU SÁNG (LUX) NHỎ NHẤT

NƠI LÀM VIỆC

LOẠI CÔNG VIỆC

KHI DÙNG ĐÈN HUỲNH

QUANG

KHI DÙNG ĐÈN NUNG SÁNG

CHIẾU SÁNG TẠI CHỖ A - B 10.000 5.000

A : - Công việc yêu cầu rất chính xác

B : - Công việc yêu cầu chính xác cao

VI/ VẤN ĐỀ PHÒNG TRÁNH CÁC BỆNH NGHỀ NGHIỆP:

1/ Đối với BS Nha khoa:

- Trong ngành Nha khoa, với những kiểu sửa soạn R phức tạp, thời gian mài sửa soạn lâu và phải ngồi ở nhiều tư thế cho thích hợp nên người BS Nha khoa có thể mắc bệnh do tư thế làm việc như đau vai, đau cổ, đau thắt lưng, cột sống, đau thần kinh toạ, thậm chí có thể mắc cả bệnh tim mạch Để khắc phục vấn đề này ta phải ngồi đúng tư thế khi làm việc, không còng lưng, vặn vẹo cột sống, lưng phải thẳng và hai đùi phải song song với sàn nhà

- Bệnh bụi phổi, do hít phải bụi đá mài, bụi vi khuẩn và các mảnh vụn thức ăn trong khi sửa soạn răng Tốt nhất ta nên mang khẩu trang hoặc kính bảo hộ Khi mài R tay khoan phải có nước và có thêm máy hút nước bọt

- Để tránh giảm thị lực và thính lực, ánh sáng phải đầy đủ và tay khoan các loại không được gây tiếng ồn Nhất là hiện nay sử dụng chất trám Composit với đèn Halogen,

ta nên mang kính cản quang để tránh bị đục thuỷ tinh thể (Catarac)

2/ Đối với Kỹ thuật viên Phục hình:

- Ngoài các bệnh gặp phải như BS, người KTV còn chịu ảnh hưởng của điều kiện làm việc nếu không biết cải thiện hoặc tuân thủ các quy định bảo hiểm lao động Người KTV có thể bị điếc hoặc giảm thính lực do chịu đựng thường xuyên tiếng ồn Bị bệnh bụi phổi do không khí trong Labo đầy đặc bụi đá mài, bụi thạch cao, bụi nhựa hàm giả cũ, mới…Họ còn bị lây nhiễm do nhiều loại vi khuẩn bám trên hàm giả cũ, trên dấu hàm mang từ ghế NS vào Labo, vi khuẩn còn bám trên những bộ hàm khi thử mẫu sáp, thử R… mà khi giao cho họ, người trợ thủ chưa ngâm rửa sạch bằng thuốc sát trùng

- Điều đáng lo ngại là ở những người làm việc lâu năm trong ngành Nha khoa (cả

ở lâm sàng và labo), thường thấy ở họ là những người thích nói to (vì đã bị điếc ở một mức độ nào đó), cột sống lưng không còn thẳng nữa (còng), mắt bị khô và thị lực bị

Trang 19

giảm, cánh tay bị tê và rung ngoài ý thức (không điều khiển được) do sửa soạn R hoặc mài hàm nhựa lâu ngày bị rung động cơ bắp…

VII/ KẾT LUẬN:

Nói chung, có những bệnh nghề nghiệp mà bản thân người BS, KTV có thể tự phòng tránh được nếu họ biết tuân thủ những quy định về bảo hiểm lao động Ngoài ra,

cơ quan phải tạo điều kiện tốt nhất để họ làm việc thoải mái để có thể tránh được những bệnh nghề nghiệp không đáng có Chẳng hạn:

- Ngăn không cho tiếng ồn từ ngoài vào và tiếng ồn do máy móc gây ra quá mức chịu đựng ở nơi làm việc Kê máy móc trên những tấm cao su cách âm, không cho nhiều máy cùng chạy một lúc để tránh hiện tượng cộng hưởng âm và nhất là chúng ta lại ngồi làm việc ở vùng tâm cộng hưởng Sử dụng các tay khoan siêu tốc còn tốt và phải vô dầu bôi trơn thường xuyên để tránh gây tiếng rít khó chịu cho BS cũng như cho bệnh nhân và phòng làm việc phải có máy hút bụi thường xuyên

- BS và trợ thủ phải mang gants, khẩu trang hoặc kính bảo hộ để tránh tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của bệnh nhân và tránh hít phải bụi của mô R, eugénate hoặc mảnh vụn thức ăn… do tia nước của tay khoan bắn ra

- Đối với người KTV phục hình, thường xuyên phải dùng tay trần, tiếp xúc với nước bọt bệnh nhân và các loại vi khuẩn bám trên hàm giả cũ, mới… thường xuyên hít phải những hoá chất bay hơi như nước nhựa Acrylic, acide khi hàn kim loại… nên cũng phải mang gants, khẩu trang nếu có thể được để phòng tránh những bệnh đường hô hấp và sức khoẻ chung

- Cơ quan, Bệnh viện phải tạo điều kiện để họ được đi nghỉ dưỡng sức nhiều và giảm giờ lao động trong ngày như một số nước đã làm

Trang 20

SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ CÁC LOẠI MŨI KHOAN

DÙNG TRONG NHA KHOA

MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:

1/ Mô tả được sự nguy hại khi sử dụng tay khoan siêu tốc không có tia nước

phun sương

2/ So sánh được các loại mũi khoan dùng trong Nha khoa

3/ Mô tả được việc sử dụng phối hợp giữa các loại mũi khoan

I/ ĐẠI CƯƠNG:

- SINGER và HOWE : phát minh chiếc máy may, nhờ đó MORRISON sáng chế chiếc máy Nha khoa đầu tiên đạp bằng chân rất nổi tiếng

- 4 thập niên đầu của thế kỷ 20: máy Nha khoa có thêm chiếc động cơ điện

- Cuối những năm 1930 phát triển loại dụng cụ cắt bằng kim cương của Đức

- 1947 : bắt đầu xuất hiện các loại mũi khoan thép

- 1950 : Tay khoan chạy bằng hơi ra đời (Air turbine) thay thế các loại tay khoan chạy bằng dây trân

- Với loại tay khoan chạy < 12.000 vòng/ phút thời bấy giờ, người Nha sĩ rất cực nhọc khi mài R và BN không được thoải mái do độ rung của mũi khoan

- Sau đó, nhờ sự xuất hiện của tay khoan có tốc độ > 100.000 vòng/ phút đã giúp cho việc mài R dễ dàng và đầy đủ hơn

II/ LÀM MÁT BẰNG NƯỚC VÀ HƠI NÉN:

- Khi mài khô trên R với tốc độ cao sẽ làm phỏng ngà R gấp 3 lần khi mài R có tia nước phun sương và với nhiệt độ này sẽ làm tuỷ R bị viêm hoặc bị hoại tử

- Khi mài khô 0,5mm ngà R với mũi khoan siêu tốc sẽ tạo ra nhiệt độ 118oC (245oF), nhưng chỉ cần tăng thêm 10o C sẽ có 60% trường hợp Tuỷ R sẽ bị hoại tử Thậm chí đối với các R đã chết Tuỷ, do ứng xuất của nhiệt nếu mài không có nước cũng sẽ tạo những vết nứt cực nhỏ trên men R và làm hỏng đường hoàn tất của cùi R sau này

- Ta không thể dùng hơi thay thế cho nước phun sương để làm mát cùi R Do sự khử nước kéo dài có thể làm tổn thương tuỷ R

- Với lượng nước yếu cũng có thể làm cháy ngà R cục bộ Ngoài ra, với lượng nước phun sương mạnh sẽ rửa sạch các mảnh vụn mô R dính trên mũi khoan và làm tăng hiệu quả của dụng cụ khi mài R Với lượng nước từ 7 đến 21ml/phút sẽ tạo ra một áp lực nước từ 50g đến 150g là đạt hiệu quả

- Có người cho rằng tia nước phun sương sẽ cản trở tầm nhìn của họ, nhưng thực tế cho thấy nhờ tia nước phun sương sẽ thổi đi máu và các mảnh vụn mô R nên ta nhìn rõ hơn Có thể nhìn trực tiếp khi mài R, nếu nhìn gián tiếp qua kiếng khám, hơi nước có thể

Trang 21

làm mờ mặt gương, để khắc phục tình trạng này người trợ thủ có thể dùng hơi thổi lên mặt kiếng khi người Nha sĩ đang mài R

- Tóm lại, khi mài R với tốc độ cao ta nên sử dụng nước phun sương để hạn chế

tổn thương tuỷ R và nên có một ống hút nước bọt thích hợp Vì theo quan điểm của

bệnh nhân, thà chịu một ít nước trong miệng còn hơn phải chịu đựng mùi của mô R bị cháy khét

III/ CÁC LOẠI MŨI KHOAN:

Mũi khoan dùng để sửa soạn R, có thể chia thành 3 loại:

- Mũi khoan kim cương: dùng để mài bề mặt mô R

- Mũi khoan Tungsten: dùng để cắt mô R nhờ những lưỡi cắt nhỏ

- Mũi khoan tạo lỗ (Twist drills): dùng để tạo những lỗ có đường kính nhỏ

trong mô R nhờ những gờ cắt trên đầu mũi khoan (Hình số 1)

1 MŨI KHOAN KIM CƯƠNG:

Gồm những hạt kim cương nhỏ, hình dạng không đều, có cạnh sắc được mạ điện dán lên thân những cốt bằng Nicken hay Chrome Mỗi hạt có thể cắt một lượng lớn mô R tuỳ theo hình dạng và kích cỡ của hạt, được dùng để mài mô R và sứù Nó có thể mài R nhanh gấp 2 đến 3 lần so với mũi khoan thép không rỉ Các hạt được sắp xếp đều đặn từ

1 đến 3 lớp trên bề mặt của mũi khoan và được phân loại theo hình dạng và kích cỡ của các hạt kim cương thô hay mịn Tuỳ theo nhà sản xuất và tuỳ cách sử dụng mà kích cỡ các hạt và hình dạng mũi khoan có khác nhau, như:

- Mũi khoan kim cương nón trụ đầu tròn (the round-end tapered)

- Mũi khoan kim cương nón trụ đầu bằng (flat-end tapered)

- Mũi khoan kim cương đầu nhọn dài (long-needle)

- Mũi khoan kim cương đầu nhọn ngắn (short-needle)

- Đá mài kim cương hình bánh xe bờ tròn nhỏ (small round-edge wheel diamonds) (hình số 2)

Ngoài ra, có 2 loại cũng thường được sử dụng là loại “Torpedo” và loại hình ngọn lửa (flame) Mũi khoan thép không rỉ cũng có hình dạng và kích cỡ như loại “Torpedo” và loại ngọn lửa (hình số 3)

(Xem kích cỡ các loại mũi khoan này trong bảng 3-2)

Tất cả các mũi kim cương có đường kính nhỏ hoặc đầu mũi khoan có đường kính nhỏ như mũi khoan kim cương đầu nhọn…, phải sử dụng một cách cẩn thận vì rất dễ bị cong vẹo, khi mài mũi khoan quay không đồng trục sẽ phá huỷ mô R nhiều và không theo ý muốn của người sử dụng

Trang 22

-Tóm lại, để bảo quản cấu hình của dụng cụ và ngăn chặn việc mòn quá mức

các hạt kim cương, ta không nên mài khô với áp lực lớn sẽ làm các hạt kim cương dễ

bị bong ra

2 MŨI KHOAN TUNGSTEN:

Loại mũi khoan Tungsten là loại mũi khoan tốt nhất để thực hiện những loại Phục hình đòi hỏi sự chính xác và làm cho bề mặt men và ngà mịn hơn, nhất là tạo đường hoàn tất Mũi khoan Tungsten cũng được sử dụng để cắt kim loại, và cả 2 loại mũi khoan tungsten và kim cương đều có thể sử dụng để mài cắt ngà R rắn chắc

- Kim loại ở đầu mũi khoan Tungsten được làm từ đá túp (sintering), hoặc được dập khuôn từ bột Carbure Tungsten và Cobalt dưới hơi nóng và áp suất chân không Mũi khoan Tungsten được cắt ra từng phần nhỏ hình trụ và được hàn dính với một trụ thép để tạo thành phôi tiền (hình số 4)

- Dùng máy với đĩa kim cương để thực hiện đầu mũi khoan có hình dạng chuyên biệt theo từng loại mũi khoan (hình số 5)

- Phần đầu mũi khoan bám dính với cốt thép rất chắc chắnén (hình số 6), và hiếm khi bị sút ra

- Khi quy trình đã được hoàn tất thì phần đuôi của mũi khoan sẽ được làm ngắn lại, tạo khía hoặc thu nhỏ cho vừa với đường kính của tay khoan (hình số 7)

Đa số mũi khoan thường có 6 lưỡi hoặc 8 lưỡi cắt Những mũi khoan dùng để hoàn tất cùi R thường có 12 lưỡi, có loại 20 hoặc thậm chí có loại 40 lưỡi cắt

- Bờ cắt của mỗi lưỡi có 3 mặt: mặt trước, mặt tiếp xúc khi mài và mặt sau (face,

land, back) (hình số 8)

- Góc thoát (Clearance angle) là góc tạo thành bởi mặt tiếp xúc của lưỡi cắt và

mặt bị cắt bởi mũi khoan Có từng loại góc thoát tối ưu cho mỗi loại đường kính của mũi

khoan Người ta quy định đường kính mũi khoan rộng hơn thì góc thoát sẽ nhỏ hơn,

lưỡi cắt sẽ mạnh hơn Tuy nhiên, nếu góc thoát quá nhỏ, mặt tiếp xúc của lưỡi cắt có

thể cọ xát đập vào mặt phẳng bị cắt, tạo sức nóng và sẽ giảm tác dụng của mũi khoan

- Góc được tạo bởi mặt trước của lưỡi cắt và đường kéo dài từ bờ cắt đến tâm của

mũi khoan gọi là góc cắt (rake angle) (hình số 9)

- Hai góc thoát và cắt sẽ xác định độ sắc bén của bờ cắt, việc mài cắt sẽ hiệu quả

hơn Nếu góc cắt dương thì bờ cắt yếu hơn, vì các lưỡi cắt này mảnh nên ít hiệu quả khi cắt Do đó, lưỡi cắt thường được làm hoặc góc cắt âm hoặc góc cắt bằng không (neutral

rake angle), và chân đế rộng hơn

- Các lưỡi cắt thường được làm xoắn quanh mũi khoan, và cách nhau bởi những cái rãnh Số lượng các vòng xoắn, hoặc góc xoắn (helical angle) của các lưỡi cắt có ảnh

hưởng đến tính đặc thù của từng loại mũi khoan Góc xoắn càng lớn mặt mài sẽ mịn

Trang 23

hơn, và giảm tiếng rít hoặc độ rung của mũi khoan trên mặt Răng Điều này cũng

làm giảm độ lụt của mũi khoan Tungsten trong suốt thời gian mài trên R, và ngăn không cho các mảnh vụn mô R bít kín các rãnh giữa các lưỡi cắt

- Một vài loại mũi khoan có các lưỡi cắt bị gián đoạn bởi các đường cắt ngang qua lưỡi cắt Lưỡi cắt của loại mũi khoan này có hình dạng răng cưa và có phần hiệu quả hơn các loại mũi khoan không có răng cưa Tuy nhiên, các loại mũi khoan không răng cưa vẫn được thích sử dụng để sửa soạn các kiểu phục hình đúc Loại mũi khoan răng cưa thường để lại các rãnh sâu, những đường sọc vuông góc với hướng lắp của răng được sửa soạn

- Mũi khoan thép, có loại hình nón trụ dài và ngắn, có loại mũi khoan tròn số 4 (hình số 10) Để loại bỏ mùn ngà ở phía sâu, có loại mũi khoan tròn số 6 dùng cho tay khoan tốc độ chậm

- Loại mũi khoan hình nón trụ được sử dụng để sửa soạn răng cho mão đúc kim loại hay cho phục hình sứ Ngoài ra, nó có thể được sử dụng để tạo rãnh hoặc tạo hình hộp cho xoang inlay Đặc biệt nó được sử dụng để mài mặt đứng của răng Mũi khoan số

179 có 6 lưỡi cắt không đủ dài để mài mặt trục của R, và đầu mũi khoan tương đối nhỏ có thể làm đường hoàøn tất bờ vai thẳng bị gồ ghề Có loại mũi khoan hình nón trụ có chiều dài và đường kính lớn hơn để mài hoàn tất Những loại mũi khoan có kích cỡ thông dụng trong hình số 11 và kích cỡ của nó được trình bày trong bảng 3-3

- Ngoài ra có những loại mũi khoan thường được sử dụng như hình nón ngược số

34, mũi khoan tròn số ½, và mũi khoan tạo lỗ có đường kính 0.6mm (.024-in) (hình số12)

3 MŨI KHOAN XOẮN TẠO LỖ (TWIST DRILLS)

- Loại mũi khoan này được làm bằng thép, chỉ dùng để khoan lỗ vào R theo trục dài của mũi khoan Nó có 2 rãnh xoắn đôi sâu, uốn khúc xung quanh thân mũi khoan (hình số 13), giúp lấy ra mô R từ trong lỗ khoan Loại khoan này được sử dụng để tạo những lỗ nhỏ có đường kính đồng đều, các thành lỗ song song với nhau trong ngà R để giữ chặt những cái chốt nhỏ (pin) cho vật phục hình

- Để làm những loại phục hình có chốt (Pinlay - Pinledge),đường kính của mũi

khoan rộng hơn chốt sau khi đúc một chút nên rất khít khao khi gắn bằng ciment sau

này Mức làm việc của loại mũi khoan này phải có chiều dài từ 3mm đến 5mm

- Mũi khoan dùng cho chốt có ren xoắn trôn ốc dùng để lưu nhựa Composite và

Amalgam thì đầu mũi khoan nhỏ hơn đường kính của chốt pin Mũi khoan loại này có

khấc chỉ để khoan được chiều sâu 2mm thôi (hình số 14)

- Loại mũi khoan này sử dụng khác loại mũi khoan thông thường Nó không cắt qua men R được mà có khuynh hướng đi trượt khi đầu mũi khoan chạm vào mặt R Do đó, trước khi dùng mũi khoan này tạo lỗ, ta nên dùng mũi khoan tròn nhỏ có đường kính

Trang 24

1/2mm tạo một lỗ cạn trước để hướng dẫn mũi khoan này đi đúng hướng và chạy với tay khoan tốc độ chậm có tia nước để thổi sạch các mảnh vụn mô R và làm nguội chỗ khoan Người ta không chế tạo mũi khoan xoắn tạo lỗ sử dụng với tay khoan siêu tốc vì không đủ làm mát chỗ khoan dù có tia nước và nó thường làm vở mô R hoặc làm rộng lỗ khoan

- Khi khoan tạo lỗ, ta không được dừng lại khi đầu mũi khoan còn nằm trong lỗ vì nó có thể bị kẹt hoặc bị gẫy và rất khó lấy ra khỏi mô R Nếu bị kẹt trong mô R, cách an toàn nhất là tháo mũi khoan ra khỏi tay khoan rồi dùng ngón trỏ và ngón cái xoay ngược lại để lấy mũi khoan ra, cách này tránh mũi khoan không bị gẫy trong mô R

IV/ SỰ PHỐI HỢP GIỮA MŨI KHOAN KIM CƯƠNG VÀ MŨI KHOAN

TUNGSTEN

- Như trên đã trình bày, mũi khoa kim cương mài R hiệu quả hơn mũi khoan thép, nhưng nó lại tạo bề mặt mài gồ ghề và đường hoàn tất không đều Còn mũi khoan Tungsten tạo đường hoàn tất mịn hơn và tạo hình dạng mặt bên trong xoang rõ ràng hơn

Do đó, cách tốt nhất là ta nên kết hợp hai loại mũi khoan này khi sửa soạn R Sư ûdụng mũi khoan kim cương để mài mô R cho nhanh, rồi sau đó dùng mũi khoan thép để hoàn tất cùi R hoặc để tạo rãnh, tạo xoang…

- Ta nên sử dụng 2 loại mũi khoan có cùng hình dạng và kích cỡ tương xứng nhau (hình số 15)

- Ngoài yếu tố cùi R phải thoát,bề mặt mô R khi hoàn tất cũng phải mịn thì khi lấy dấu sẽ chính xác hơn Nếu bề mặt cùi R thô nhám, nó có thể làm khó khăn khi gỡ dấu ra khỏi miệng bệnh nhân nếu không làm dấu bị biến dạng và làm mất đi các chi tiết nhỏ trên chốt đai thạch cao sau này Có lẽ điều quan trọng hơn cả là nếu đường hoàn tất quá gồ ghề sẽ làm cạnh mão sau này không khít sát hoàn toàn với cùi R khi gắn mão Quan

sát qua kính hiển vi sẽ thấy các vết sướt của mũi khoan thép có chiều sâu khoản 2µm và

của mũi khoan kim cương hạt mịn là 10µm đủ sâu để làm tăng sự lưu giữ mà không ảnh

hưởng đến độ chính xác của dấu

- Ở hình số 16a và 16b, quan sát kỷ mặt đứng của cùi R mão veneer được sử dụng mũi Torpedo kim cương cho thấy đường hoàn tất bờ cong bị gồ ghề sẽ rất khó lấy dấu chính xác ở đường hoàn tất Trong khi đó sử dụng mũi khoan thép Torpedo có 12 lưỡi cắt để hoàn tất cùi R sau khi đã sử dụng mũi khoan kim cương cùng cỡ, cho thấy bề mặt mô R mịn hơn và đường hoàn tất ít khiếm khuyết hơn (hình số 17a và b) Do đó, cạnh mão sẽ khít sát với đường hoàn tất hơn

Việc sử dụng rộng rãi đỉa cắt kim cương không được mô tả trong bài này vì nó rất nguy hiểm cho bệnh nhân và rất dễ mài lố khi sử dụng nó

Trang 25

Tóm lại, biết cách sử dụng và bảo quản dụng cụ mài trong Nha khoa giúp ta sửa soạn R chính xác, nhanh chóng, hiệu quả và sử dụng được lâu dài Từ đó tạo niềm tin cho Bệnh nhân khi đến điều trị

H.1: 3 loại mũi khoan để sửa soạn R: H.2: 5 loại mũi khoan kim cương thường được sử dụng

- Mũi khoan kim cương để sửa soạn cùi R Từ trái qua phải :

- Mũi khoan Tungsten - Nón trụ đầu tròn (số 856-016)

- Mũi khoan tạo lỗ (twist drill) - Nón trụ đầu bằng (số 847- 016)

- Đầu nhọn dài (số 30006-012)

- Đầàu nhọn ngắn (số 852-012)

- Bánh xe nhỏ bờ tròn (số 909-040)

Hình 3: Từ trái qua phải:

- Mũi khoan kim cương trụ đầu nhọn (số 877-010)

- Mũi khoan thép trụ đầu nhọn (số 282-010)

- Mũi khoan kim cương hình ngọn lửa (số 862-010)

- Mũi khoan thép hình ngọn lửa (số H48L-010)

( Những mũi khoan này hình dạng và kích cỡ giống nhau )

Ngày đăng: 26/07/2014, 16:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 8:  Một mũi khoan Tungsten có 6  lưỡi cắt cách nhau bởi những cái rãnh. Mỗi lưỡi cắt có 3 - MÔ PHỎNG TIỀN LÂM SÀNG potx
Hình 8 Một mũi khoan Tungsten có 6 lưỡi cắt cách nhau bởi những cái rãnh. Mỗi lưỡi cắt có 3 (Trang 27)
Hình 9:  Có ba loại  góc cắt  (Rake angle) là: - MÔ PHỎNG TIỀN LÂM SÀNG potx
Hình 9 Có ba loại góc cắt (Rake angle) là: (Trang 27)
Hình 10: Các loại mũi khoan Tungsten này cần thiết để sửa soạn R. - MÔ PHỎNG TIỀN LÂM SÀNG potx
Hình 10 Các loại mũi khoan Tungsten này cần thiết để sửa soạn R (Trang 28)
Hình 11:  Có nhiều loại mũi khoan Tungsten hình nón tru có thể thay thế lẫn nhau. - MÔ PHỎNG TIỀN LÂM SÀNG potx
Hình 11 Có nhiều loại mũi khoan Tungsten hình nón tru có thể thay thế lẫn nhau (Trang 28)
Hình 16a và b: Dưới kính hiển vi cho thấy đường hoàn tất bờ cong và thành trục của cùi R - MÔ PHỎNG TIỀN LÂM SÀNG potx
Hình 16a và b: Dưới kính hiển vi cho thấy đường hoàn tất bờ cong và thành trục của cùi R (Trang 29)
Sơ đồ giao tiếp cơ bản : - MÔ PHỎNG TIỀN LÂM SÀNG potx
Sơ đồ giao tiếp cơ bản : (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w