CÔNG TÁC ĐIỀU TRỊ LAØ MỘT CÔNG TRÌNH TẬP THỂ:

Một phần của tài liệu MÔ PHỎNG TIỀN LÂM SÀNG potx (Trang 34 - 38)

Phải luôn luôn nhớ rằng công tác điều trị, chăm sóc BN là một công trình của tập thể, bao gồm nhiều khâu có liên quan chặt chẽ với nhau. Ở đây cần nhắc lại câu nói của

K.X.Xtanixlapxki, nhà sân khấu kịch nổi tiếng: “ Nhà hát bắt đầu từ cái móc treo áo

khoác”. Để diễn giải câu nói của nhà am hiểu tâm lý con người một cách tuyệt vời này, chúng ta có thể nói rằng công tác điều trị, chăm sóc BN bắt đầu từ người bảo vệ, người điều dưỡng tiếp nhận bệnh đến người thầy thuốc điều trị.

1/ Nhân viên bảo vệ Bệnh viện:

Nhân viên bảo vệ là bộ mặt của bệnh viện, là người đầu tiên tiếp xúc với BN. Nói chung nhiều người trong số họ là người tốt, song cũng không ít người có tính nóng nảy, hay quát nạt, hoạnh hoẹ, có khi có bộ mặt lạnh lùng vô cảm xúc. Có người thích dùng nguyên tắc cứng đờ, máy móc, gây khó khăn cho BN làm cho BN khó chịu và mất thiện cảm với bệnh viện.

Trong khi đó tâm trạng của BN diễn biến phức tạp, lo lắng về bệnh tật, buồn nản, chán chường thì bộ mặt thiếu tế nhị, thiếu thông cảm của nhân viên bảo vệ càng làm cho họ sợ hãi, lo lắng thêm lên, gây ức chế tâm lý của họ.

Chính vì vậy, các nhân viên bảo vệ ở các bệnh viện cũng cần biết những nét cơ bản về tâm lý của BN để họ có những thái độ đúng mực, ân cần chăm sóc, hỏi han hướng dẫn BN ngay khi BN lần đầu tiên bước chân vào bệnh viện. Sự tiếp đón niềm nở, lịch sự, hướng dẫn chu đáo tỉ mỉ cho BN làm họ yên tâm hơn và vơi bớt đi phần nào sự lo âu.

2/ Nhân viên tiếp nhận bệnh nhân:

Có thể nói đây là người đại diện đầu tiên thay mặt đội ngũ cán bộ y tế tiếp xúc với BN. Vì vậy họ có vai trò rất quan trọng trong việc tác động đến tâm lý người bệnh.

- Nhân viên tiếp nhận bệnh nên có mặt trước giờ làm việc khoảng 5 đến 10 phút, tránh để BN phải chờ đợi lâu.

- Phải ân cần, cởi mở, vui vẽ, chan hoà, thông cảm sâu sắc với nổi lo lắng của BN. - Đón tiếp BN một cách niềm nở, tận tình hướng dẫn họ làm các thủ tục giúp cho việc khám và điều trị của thầy thuốc được thuận lợi sau này.

- Phải công bằng với mọi BN, ai đến trước khám trước, ai đến sau khám sau. Nếu vì lý do nào đó như có người quen, người già, trẻ em, người bệnh nặng cần khám trước, người nhận bệnh nên thông báo và xin phép các BN đã đến trước. Nếu không làm điều đó, cứ để BN chen ngang gây mất trật tự, làm các BN khác dễ nổi nóng và to tiếng.

- Người nhận bệnh tránh mọi sự cáu gắt, lớn tiếng, ăn nói thô bạo, hoặc có thái độ lạnh lùng, vô cảm.

- Phòng nhận bệnh, phòng chờ nên sạch đẹp, gọn gàng, đủ ghế ngồi cho mọi người, yên lặng để gây thiện cảm với BN.

3/ Với người thầy thuốc và Trợ thủ:

Phải luôn nhớ rằng, trong buổi tiếp xúc đầu tiên với người thầy thuốc và nhân viên trợ thủ, BN rất chú ý theo dõi từng cử chỉ, hành vi, tác phong, nét mặt, trang phục, thái độ, từng lời ăn tiếng nói của người thầy thuốc và nhân viên trợ thủ.

Trong một thời gian nhất định, BN có một trạng thái tâm lý đặc biệt, họ lo lắng, bồn chồn, thiếu tự chủ, họ chờ mong sự tiếp đón niềm nở, nhiệt tình chữa trị, chăm sóc của người thầy thuốc. Họ chờ đợi những lời khuyên hợp lý, chân thành. Lúc sinh thời, Bêkhơtrép đã từng nói: “Nếu sau khi trò chuyện, tiếp xúc với thầy thuốc mà BN không thấy dễ chịu và an tâm hơn thì đó không phải là thầy thuốc.”

Phần lớn BN đến khám và điều trị đều tìm hiểu rất kỹ về người thầy thuốc sẽ khám bệnh và điều trị cho mình. Tìm hiểu về năng lực chuyên môn, về phẩm chất đạo đức, tính tình, thậm chí cả những chi tiết về cá tính đời tư nữa. Vì vậy người thầy thuốc cũng như nhân viên y tế cần có những đức tính cao đẹp để xứng đáng với lòng mong mỏi và tin cậy của BN.

Cụ thể trách nhiệm của người thầy thuốc và trợ thủ phải cố gắng gây cảm tình với bệnh ngay khi họ đến khám lần đầu:

- Người trợ thủ vui vẻ mời BN vào phòng bác sĩ với thái độ niềm nở, chân thành. Cử

chỉ dịu dàng lịch sự. Tác phong dễ gần gũi. AÊn nói nhẹ nhàng, ôn tồn với nét mặt dịu

dàng sinh động.

Tất cả những điều đó sẽ hoàn toàn chinh phục được BN ngay từ phút đầu tiếp xúc. Từ niềm tin và cảm phục ấy, người bệnh sẽ cởi mở và thoải mái thông báo cho người thầy thuốc về tình trạng bệnh của mình.

Những điều cần tránh:

- Chưa hỏi bệnh, trò chuyện đã khám ngay BN

- Vừa nghe BN kể vừa làm việc khác như xem sách, liếc đồng hồ trong khi BN muốn được trình bày cặn kẽ về tình trạng bệnh của mình, chỉ sợ người thầy thuốc không nghe hết hoặc không nghe rõ lời họ kể

- Chưa hỏi và khám bệnh đã đọc kết quả xét nghiệm. - Khám bệnh một cách qua loa, đại khái, chiếu lệ. - Không nghiên cứu kỷ hồ sơ hành chánh trước.

- Không được phê phán, hoặc coi thường chẩn đoán và phương pháp điều trị của đồng nghiệp trước mặt BN, gây tổn hại uy tín đối với ngành và có khi BN sẽ đánh giá thấp nhân cách của người thầy thuốc mà họ mới tiếp xúc lần đầu.

- Thầy thuốc cũng như nhân viên y tế khác, cũng là một chủ thể trong xã hội, cũng bị những tác động của môi trường chung quanh như gia đình, cuộc sống và cũng có những cá tính riêng như nóng nảy, cáu gắt hay có nét mặt lạnh lùng.Tuy nhiên khi tiếp xúc với BN buộc lòng họ phải biết kiềm chế trong cử chỉ và lời nói của mình. Đôi khi để

đặc biệt không được tiết kiệm nụ cười trước mặt BN. Nụ cười cũng giúp được cho BN an tâm và bệnh có thể được thuyên giảm.

4/ Về chẩn đoán và điều trị bệnh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nói chung BN nào cũng muốn biết bệnh của mình và cách điều trị của người thầy thuốc. Đó là một đòi hỏi chính đáng. Đây là một vấn đề khó khăn đối với người thầy thuốc vì ngay lần tiếp xúc đầu tiên qua vấn chẩn việc chẩn đoán bệnh khó chính xác mà phải cần có các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng khác hoặc phải cần theo dõi thêm.

Rõ ràng bệnh sử của BN là một trong những điểm tựa cơ bản để làm chẩn đoán nhưng qua đó chúng ta cũng có thể sơ bộ đánh giá được nhân cách cũng như tánh khí của người bệnh . Từ đó có cách ứng xử cho phù hợp trong những lần tiếp xúc sau này. Nhưng dù sao để ổn định tâm lý BN, giảm phần nào lo lắng cho họ, thầy thuốc nên thông báo cho BN hướng chẩn đoán sơ bộ và hướng điều trị sau này. Tránh tình trạng việc chẩn đoán hoặc điều trị trước sau bất nhất sẽ làm BN mất niềm tin.

5/ Tiếp xúc với người nhà Bệnh nhân:

Trong ngành RHM, việc tiếp xúc với người nhà BN trong các trường hợp BN là trẻ em. Việc chẩn đoán và kế hoạch điều trị đều phải được thông qua cha mẹ hoặc người nhà của BN.

Với điều trị phục hình răng, vì có liên quan đến vấn đề thẩm mỹ, khi thử R ngoài ý kiến của BN ta cũng nên hỏi ý kiến của người nhà BN vì đây cũng là một nhân chứng cho kết quả điều trị sau này.

Tóm lại, việc giao tiếp với BN là một vấn đề rất quan trọng. Trong quá trình điều trị sau này, thành công hay thất bại đều có liên quan đến lần giao tiếp đầu tiên với BN. Biết lắng nghe, hướng dẫn chân tình và biết kiềm chế với những đòi hỏi không hợp lý của BN…là những đức tính cần có của những người làm công tác trong ngành y tế.

CÁCH HỎI ĐỂ LAØM BỆNH ÁN I/ CÁCH HỎI CÁC CHI TIẾT CÁ NHÂN: I/ CÁCH HỎI CÁC CHI TIẾT CÁ NHÂN:

Thường nhân viên tiếp nhận bệnh làm thủ tục này. Vừa hỏi, bạn vừa ghi lời khai của bệnh nhân vào khung dưới đây: ( Có thể phần này BN tự ghi )

Họ và tên : Năm sinh: Phái:

Địa chỉ: Số………..Đường:……….Quận(Thị xã):……… Tỉnh, Thành phố:………..Số điện thoại:……….

Nghề nghiệp:

Ngày khám bệnh đầu tiên:

- Tên ông (bà) là gì?

- OÂng bao nhiêu tuổi?

- OÂng sống tại đâu?

- Số điện thoại của ông là gì?

- Công việc của ông là gì?

Một phần của tài liệu MÔ PHỎNG TIỀN LÂM SÀNG potx (Trang 34 - 38)