Các loại tay khoan, việc tiệt trùng tay khoan là cả một vấn đề hiện nay vì khó

Một phần của tài liệu MÔ PHỎNG TIỀN LÂM SÀNG potx (Trang 49 - 50)

thực hiện về mặt kỹ thuật cũng như về mặt tài chánh. Cách tốt nhất nên sử dụng mỗi bệnh nhân một tay khoan riêng đã được tiệt trùng bằng autoclave, nếu không phải tẩy trùng bằng bình xịt tiệt trùng sau mỗi bệnh nhân.

1.2. Bồn nhổ và ống hút nước bọt:

Đây là nơi bẩn nhất, phải thường xuyên tẩy rữa bằng thuốc sát trùng

1.3. Máy chụp X quang:

Nên đặt ở một phòng riêng có tường bằng chì bảo vệ việc tia X bị phân tán. Việc

giữ gìn vệ sinh cho máy chỉ cần lau bề mặt cône sau mỗi lần chụp. Tốt nhất nên trang bị phần mềm chụp phim trên máy vi tính. Nếu không phải có phòng tối để rữa phim.

2. Những dụng cụ nhỏ :

Ta phải lưu ý là tất cả những dụng cụ chuyên dùng đều phải được tiệt trùng tuyệt đối (không có trường hợp ngoại lệ nào).

Phải tuyệt đối tuân thủ các giai đoạn tiệt trùng : ngâm dụng cụ với nước diệt khuẩn, rữa, sấy khô, đóng gói, hấp tiệt trùng, bảo quản…

Nên trang bị một số lượng lớn dụng cụ hoặc phải phải sắp xếp công việc tiệt trùng thật nhanh chóng và hiệu quả.

Chúng ta có thể chọn một nơi thích hợp để lưu trữ dụng cụ nhưng tuyệt đối không dùng ngăn kéo để đựng dụng cụ để trần, vì có thể bị nhiễm khuẩn từ môi trường chung quanh.

Tốt nhất nên có những khay đựng dụng cụ chuyên biệt cho từng công việc điều trị. Quan điểm này có nhiều lợi ích :

- Công việc điều trị sẽ nhanh chóng và thoải mái hơn vì dụng cụ đã được phân chia hợp lý.

- Đỡ mất thời gian cho người trợ thủ và nha sĩ.

- Việc sắp xếp lại dụng cụ sau mỗi lần điều trị nhanh chóng hơn trong khi

ngâm rữa, tiệt trùng và bảo quản.

- Hệ thống khay đựng dụng cụ riêng rất lý tưởng trong lĩnh vực vô trùng vì

sau mỗi lần điều trị bệnh nhân xong, khay và dụng cụ sẽ được mang đi một cách dễ dáng và nhanh gọn để đưa vào khu vực tiệt trùng tiếp sau đó một khay mới sẽ được mang ra cho bệnh nhân tiếp theo.

Để sắp xếp và phân loại khay đựng dụng cụ ta có thể chuẩn bị như sau:

- Khay dùng để khám: gồm có thám trâm, kẹp gắp, gương khám.

- Chữa răng: trám Amalgam, composite…

- Điều trị nội nha

- Phục hình tháo lắp, cố định

- Nhổ răng-tiểu phẫu thuật

- Nha chu…

Dĩ nhiên mỗi nha sĩ có thói quen riêng mà sắp xếp theo ý mình

Về vấn đề đóng gói dụng cụ, ở đây chỉ đề cập đến những khay dụng cụ chuyên dùng cho nha khoa, không dùng trong lĩnh vực phẫu thuật lớn.

Để bảo quản những dụng cụ chuyên biệt ta nên đựng trong :

- Những hộp

- Những bao giấy làm saün có thể dán kín khi cho vào autoclave

- Những tráp nhỏ

Cách tốt nhất hiện nay là bảo quản những dụng cụ sạch trong những bao giấy làm

saün sử dụng một lần.

Tóm lại, biết cách tổ chức một phòng khám Nha khoa sẽ làm tăng uy tín và hiệu quả điều trị của người Nha sĩ, đồng thời cũng thể hiện việc coi trọng sức khoẻ của bệnh nhân là trên hết.

Một phần của tài liệu MÔ PHỎNG TIỀN LÂM SÀNG potx (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)