1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

RỐI LOẠN LO ÂU ppsx

46 517 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 395,79 KB

Nội dung

Theo tên gọi, có thể thấy đặc điểm của nhóm này là có liên quan đến môi trường; như trong loạn ám ảnh sợ đặc hiệu, “Khi tiếp xúc với một đối tượng hay một hoàn cảnh đặc biệt ví dụ : đi m

Trang 2

RỐI LOẠN LO ÂU

TS BS Đặng Hoàng Hải

MỤC TIÊU:

1 Nêu được tần suất của rối loạn lo âu trong điều tra của Tổ chức Y tế thế giới trên 14 quốc gia

2 Liệt kê được các tiêu chuẩn quan trọng trong chẩn đoán và vận dụng các tiêu chuẩn này trên lâm sàng

3 Xác định được mục tiêu điều trị và lựa chọn các biện pháp can thiệp hợp lý (bao gồm tâm lý liệu pháp và hóa dược)

1 KHÁI NIỆM

Theo Bảng phân loại Quốc tế về Bệnh tật lần 10, nhóm “rối loạn lo âu” thuộc “Các rối loạn bệnh tâm căn có liên quan đến stress và dạng cơ thể” (nhóm F4), nhóm này bao gồm: các rối loạn lo âu ám ảnh sợ (F40), các rối loạn lo âu khác (F41), rối loạn ám ảnh nghi thức (F42), phản ứng với stress trầm trọng và rối loạn sự thích ứng (F43), các rối loạn phân ly (chuyển di) (F44), các rối loạn dạng cơ thể (F45), các rối loạn tâm căn khác (F48) Bài này chỉ đề cập đến : các rối loạn lo âu ám ảnh sợ (F40), các rối loạn lo âu khác (F41) và rối loạn ám ảnh nghi thức (F42)

Theo tên gọi, có thể thấy đặc điểm của nhóm này là có liên quan đến môi trường; như trong loạn

ám ảnh sợ đặc hiệu, “Khi tiếp xúc với một đối tượng hay một hoàn cảnh đặc biệt (ví dụ : đi máy bay,

leo cao, thú vật, bị tiêm thuốc, trông thấy máu » (tiêu chuẩn A), “Tình huống trên khiến cho bệnh

nhân bị lo âu hoặc lên một cơn hoảng loạn » (tiêu chuẩn B)

Theo kết quả điều tra do Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) tiến hành tại 14 nước trên thế giới, tỷ lệ rối loạn lo âu thay đổi tùy theo từng quốc gia

Bảng 1: Kết quả điều tra của TCYTTG TRÊN 14 quốc gia

Chung Nhóm F1 Nhóm F3 Nhóm F4

Vùng và quốc gia % % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ Americas Colombia 36 9.4 26.1% 13 36.1% 20 55.6%

Mexico 25 8 32.0% 10 40.0% 12 48.0%

United States 47 15 31.9% 21 44.7% 29 61.7%

Europe Belgium 29 8.7 30.0% 14 48.3% 13 44.8%

Trang 3

PRC Beijing 17 7.5 44.1% 4.6 27.1% 5.9 34.7%

PRC Shanghai 8.6 1.9 22.1% 3.7 43.0% 3.9 45.3%

Theo kết quả điều tra kể trên (bảng 1), trong rối loạn tâm thần:

- Nhóm F4, chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 35-70% rối loạn tâm thần

- Nhóm F3, chiếm tỷ lệ khoảng 30-50% của rối loạn tâm thần

- Nhóm F1: chiếm tỷ lệ khoảng 5-40% của rối loạn tâm thần

Như vậy, đối với rối loạn tâm thần, nhóm rối loạn lo âu là nhóm phổ biến nhất, chiếm khoảng 1/3 đến 2/3 số bệnh nhân tâm thần, sau đó đến nhóm rối loạn khí sắc, chiếm khoảng 1/3 đến ½ và cuối cùng là rối loạn do sử dụng chất

Theo kết quả Điều tra quốc gia về bệnh phối hợp tại Hoa kỳ (bảng 2)

Bảng 2: Kết quả điều tra tại Hoa kỳ

12 tháng (%)

Rối loạn tâm thần STB ĐLC Rối loạn khí sắc 11.3 0.7 Rối loạn lo âu 17.2 0.7 Rối loạn lo âu lan tỏa 3.1 0.3 Rối loạn hoảng loạn 2.3 0.3 Aùm ảnh sợ xã hội 7.9 0.4 Aùm ảnh sợ đặc hiệu 8.8 0.5 Aùm ảnh sợ khoảng trống 2.8 0.3 Rối loạn do sử dụng chất 11.3 0.5 Tổng cộng 29.5 1

Theo số liệu điều tra kể trên, nếu tỷ lệ bệnh Tâm thần trong 12 tháng là 29,5%, trong đó rối loạn lo âu có tỷ lệ 17,2%, sau đó đến rối loạn khí sắc với tỷ lệ 11,3% và rối loạn do sử dụng chất với tỷ lệ 11,3% Như vậy, tại Hoa kỳ, nhóm rối loạn lo âu vẫn là nhóm phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ khoảng 58,3%

Các số liệu điều tra kể trên cho thấy tầm quan trọng của “nhóm rối loạn lo âu”

2 DỊCH TỄ HỌC

Các số liệu dịch tễ học dựa theo kết quả của các điều tra “Điều tra quốc gia về bệnh phối hợp” (National Comorbidity Survey: NCS), trên 8.098 người trưởng thành tại Hoa kỳ, Zurich Cohort Study, World Mental Health 2000 Initiative (WMH 2000), và “điều tra sức khỏe tâm thần” ở Netherland (Netherlands Mental Health Survey and Incidence Study: NEMESIS)

2.1 TẦN SUẤT BỆNH

2.1.1 RỐI LOẠN HOẢNG LOẠNÏ

Tần suất trung bình là 2,1%, tần suất bệnh này thay đổi tùy theo quốc gia; ở Hàn quốc, tần suất này là 0.4 %, ở Netherlands là 3.8 %

Tần suất trung bình ở nam là 1,3% thấp hơn 3,1% ở nữ; thí dụ ở Hàn quốc, tần suất ở nam là 0.2% thấp hơn 0,6% ở nữ; ở Netherlands, tần suất ở nam là 2.0% thấp hơn 5,7% ở nữ

Trang 4

2.1.2 RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA

Tần suất trung bình là 6,5%, tần suất bệnh này thay đổi tùy theo quốc gia; ở Hoa kỳ, tần suất này là 5%, ở Zurich là 13.1 %

Tần suất ởÛ nam thường thấp hơn ở nữ

2.1.3 ÁM ẢNH SỢ KHOẢNG TRỐNG

Tần suất trung bình là 4,2%, tần suất bệnh này thay đổi tùy theo quốc gia; ở Ý, tần suất này là 1,3%, ở Puerto Rico là 6,9 %

Tần suất trung bình ở nam là 2,4% thấp hơn 7,8% ở nữ; như tại Hàn quốc, tần suất ở nam là 0,7% thấp hơn 3,3% ở nữ

2.1.4 ÁM ẢNH SỢ XÃ HỘI

Tần suất của Aùm ảnh sợ xã hội thay đổi trong khoảng 2,6% (Hoa kỳ) đến 0,5% (Đại Hàn)

2.1.4 ÁM ẢNH SỢ ĐẶC HIỆU

Tần suất suốt đời của ám ảnh sợ đặc hiệu khoảng 10%,

ỞÛ nữ, tần suất này thay đổi trong khoảng 13,6-16,1% cao hơn tần suất 5,2-6,7% ở nam,

2.1.5 RỐI LOẠN ÁM ẢNH NGHI THỨC

Tần suất trung bình là 2,1%, tần suất bệnh này thay đổi tùy theo quốc gia; ở Hàn quốcÙ, tần suất này là 0,7%, ở Zurich là 4,4 %

Ởû nam, tần suất trung bình là 1.7% thấp hơn 2,7% ở nữ

2.2 DÂN SỐ HỌC

2.2.3 YẾU TỐ XÃ HỘI

Các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng trên tần suất lo âu Tại Hoa kỳ, tỷ lệ rối loạn lo âu ở những người có thu nhập thấp cao gấp 2 lần ở người có thu nhập cao; tỷ lệ này còn thay đổi theo tình trạng nghề nghiệp; những người thất nghiệp thường lo âu nhiều hơn ở người có nghề nghiệp ổn định

3 LÂM SÀNG

3.1 RỐI LOẠN LO ÂU ÁM ẢNH SƠ

Trong nhóm rối loạn này, khi gặp một số tình huống không gây nguy hiểm; người bệnh vẫn cảm thấy lo lắng và tìm cách né tránh các tình huống trên, các tình huống có thể là trong đám đông, tiếp xúc với người xa lạ…

Dựa vào các tình huống, rối loạn này được phân thành 3 loại: nếu tình huống là một số hoàn cảnh như trong đám đông (trạm chờ xe bus, công viên…), hoặc một chỗ vắng vẻ v.v, loại này được xếp vào ám ảnh sợ khoảng trống, nếu tình huống là một số nhân vật nào đó, như người lạ, công an …, loại này được xếp vào ám ảnh sợ xã hội, nếu tình huống là một hoàn cảnh hoặc một nhân vật đặc biệt nào đó; như chuột nhắt, máu…loại này đước xếp vào ám ảnh sợ đặc hiệu,

Trang 5

3.1.1 TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN:

1 Aùm ảnh sợ khoảng trống

Tiêu chuẩn chẩn đoán của ám ảnh sợ khoảng trống theo sổ tay Chẩn đoán và Thống kê bệnh Tâm thần lần IV

A Khi bệnh nhân đang ở những tình huống đặc trưng như đang ở trong một đám đông hay trong một dãy người đang xếp hàng, ở trên cầu hay trong xe bus, xe lửa hay xe hơi

B Trong các tình huống kể trên, người bệnh cảm thấy lo âu

C Người bệnh thường tìm cách tránh né các tình huống kể trên

D Cần chẩn đoán phân biệt với tình trạng lo âu trong các bệnh ám ảnh sợ xã hội ; ám ảnh sợ đặc hiệu, rối loạn ám ảnh cưỡng bức

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán trên, tiêu chuẩn A cho thấy đặc trưng của loại rối loạn này, khi người bệnh tiếp xúc với một số tình huống đặc biệt, người bệnh cảm thấy lo lắng, bất an (tiêu chuẩn B); người bệnh thường tránh tiếp xúc với các tình huống kể trên (tiêu chuẩn C)

2 Aùm ảnh sợ xã hội

Tiêu chuẩn chẩn đoán của ám ảnh sợ khoảng trống trong sổ tay Chẩn đoán và Thống kê bệnh Tâm thần lần IV:

A Khi bệnh nhân phải tiếp xúc với những người xa lạ hoặc bị người khác chú ý, quan sát

B Tình huống này khiến cho người bệnh lo âu hoặc lên một cơn hoảng loạn

C Bệnh nhân ý thức được tính chất vô lý của sự sợ hãi

D Trước các tình huống trên, người bệnh thường tìm cách tránh né

E Rối loạn này gây trở ngại cho sinh hoạt của bệnh nhân, như làm việc, học tập, hay mối quan hệ với người khác

F Ở bệnh nhân nhỏ hơn 18 tuổi, thời gian bệnh phải kéo dài tối thiểu 6 tháng

G Cần chẩn đoán phân biệt với các trường hợp lo âu do bệnh tâm thần thực thể như sử dụng một chất tác động hoạt động tâm thần (ví dụ : chất gây lạm dụng, thuốc men), hoặc

do một bệnh đa khoa

H Cần chẩn đoán phân biệt các triệu chứng lo âu với triệu chứng của một số rối loạn tâm thần khác, như trong bệnh Parkinson, bệnh nhân bị run tay chân, nói lắp ; các triệu chứng này giống như triệu chứng lo âu ; nhưng người bệnh thường không tỏ vẻ lo âu

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán trên, tiêu chuẩn A cho thấy đặc trưng của loại rối loạn này, khi người bệnh phải tiếp xúc với người xa lạ, hoặc bị người khác quan sát, v.v…; người bệnh cũng bị lo âu (tiêu chuẩn B); mặc dù nhận thức được tính chất vô lý của tình trạng lo âu (tiêu chuẩn C), nhưng người bệnh vẫn tìm cách tránh né các tình huống kể trên (tiêu chuẩn D); rối loạn này ảnh hưởng trên sinh hoạt người bệnh như làm việc, học tập (tiêu chuẩn E)

3 Aùm ảnh sợ đặc hiệu

Tiêu chuẩn chẩn đoán của ám ảnh sợ khoảng trống trong sổ tay Chẩn đoán và Thống kê bệnh Tâm thần lần IV:

A Khi tiếp xúc với một đối tượng hay một hoàn cảnh đặc biệt (ví dụ : đi máy bay, leo cao, thú vật, bị tiêm thuốc, trông thấy máu)

B Tình huống trên khiến cho bệnh nhân bị lo âu hoặc lên một cơn hoảng loạn

C Bệnh nhân ý thức được tính chất vô lý của sự sợ hãi

D Để tránh tình huống kể trên, người bệnh thường tìm cách tránh né

E Rối loạn này gây trở ngại trên sinh hoạt của người bệnh

Trang 6

F Ở bệnh nhân nhỏ hơn 18 tuổi, thời gian bệnh phải kéo dài tối thiểu 6 tháng

G Cần chẩn đoán loại trừ các triệu chứng lo âu trong các bệnh cơ thể như sử dụng một chất (ví dụ : chất gây lạm dụng, thuốc men), hoặc một bệnh nội khoa tổng quát

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán trên, tiêu chuẩn A cho thấy đặc trưng của loại rối loạn này, khi người bệnh phải tiếp xúc với một đối tượng hoặc một hoàn cảnh đặc biệt như đi máy bay, tai nạn giao thông, v.v ; người bệnh cũng bị lo âu (tiêu chuẩn B); mặc dù nhận thức được tính chất vô lý của tình trạng lo âu (tiêu chuẩn C), nhưng người bệnh vẫn tìm cách tránh né các tình huống kể trên (tiêu chuẩn D); rối loạn này ảnh hưởng trên sinh hoạt người bệnh như làm việc, học tập (tiêu chuẩn E)

3.1.2 CHẨNB ĐOÁN XÁC ĐỊNH

1 Aùm ảnh sợ khoảng trống

Đặc điểm của loại rối loạn này, khi gặp một số tình huống đặc biệt như ở chỗ đông người (trong các trạm chờ xe buýt, tàu hỏa), hoặc ở những nơi vắng vẻ ( trong nhà xưởng…); người bệnh cảm thấy lo lắng, tim đập hồi hộp, khó thở, và người bệnh thường tìm cách tránh né các tình huống kể trên

2 Aùm ảnh sợ xã hội

Trong ám ảnh sợ xã hội, tình huống đặc biệt gây ra lo âu là khi tiếp xúc với người xa lạ, hoặc khi bị một người khác quan sát; người bệnh cũng bị lo lo âu, mặc dù nhận biết lo âu kể trên là vô lý, nhưng người bệnh cũng tìm cách tránh né các tình huống kể trên Hành vi tránh né ảnh hưởng nhiều trong việc giao tiếp của người bệnh đối với người chung quanh, làm hạn chế việc học tập, công tác, v.v…

3 Aùm ảnh sợ đặc hiệu:

Trong ám ảnh sợ đặc hiệu, tình huống gây lo âu lại là một đối tượng ( như chuột nhắt, gián, v.v…) hoặc một hoàn cảnh đặc biệt (như đi máy bay, một tai nạn giao thông, v.v…); người bệnh bị lo âu hoặc một cơn hoảng loạn, mặc dù nhận thức được tính chất vô lý của tình trạng lo âu, nhưng người bệnh thường tím cách tránh né các tình huống kể trên Rối loạn này gây trở ngại cho sinh hoạt thường ngày của người bệnh

3.1.3 CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

3.1.3.1 Chẩn đoán phân biệt với nhóm loạn thần thực thể

3.1.3.1.1 Lo âu do bệnh cơ thể

Khi phân tích tiêu chuẩn chẩn đoán của rối loạn ám ảnh sợ với rối loạn lo âu do bệnh cơ thể

Bảng 4: Tiêu chuẩn chẩn đoán của rối loạn ám ảnh sợ và rối loạn lo âu do bệnh cơ thể Aùm ảnh sợ xã hội Rôi loạn lo âu do bệnh cơ thể

A Khi bệnh nhân phải tiếp xúc với những người

xa lạ hoặc bị người khác chú ý, quan sát

B Tình huống này khiến cho người bệnh lo âu

hoặc lên một cơn hoảng loạn

C Bệnh nhân ý thức được tính chất vô lý của sự

sợ hãi

D Trước các tình huống trên, người bệnh

thường tìm cách tránh né

A Lo âu, các cơn hoảng sợ hay rối loạn ám ảnh nghi thức chiếm ưu thế trong bệnh cảnh lâm sàng

B Tiền sử, khám cơ thể hay các khám nghiệm bổ sung chứng tỏ rằng rối loạn này là hậu quả sinh lý trực tiếp của một bệnh nội khoa tổng quát

C Rối loạn không được giải thích rõ bởi

Trang 7

E Rối loạn này gây trở ngại cho sinh hoạt của

bệnh nhân, như làm việc, học tập, hay mối quan

hệ với người khác

F Ở bệnh nhân nhỏ hơn 18 tuổi, thời gian bệnh

phải kéo dài tối thiểu 6 tháng

G Cần chẩn đoán phân biệt với các trường hợp

lo âu do bệnh tâm thần thực thể như sử dụng

một chất tác động hoạt động tâm thần (ví dụ :

chất gây lạm dụng, thuốc men), hoặc do một

bệnh đa khoa

H …

một rối loạn tâm thần khác (ví dụ : Rối loạn thích nghi kèm lo âu trong đó yếu tố gây sang chấn là một bệnh nội khoa tổng quát)

D Rối loạn này không chỉ xảy ra đơn độc trong diễn tiến của sảng

E Rối loạn này gây ra sự đau khổ có ý nghĩa về lâm sàng hay sự biến đổi hoạt động xã hội, nghề nghiệp hay trong các lĩõnh vực quan trọng khác

Cả hai loại rối loạn này đều có triệu chứng lo âu (tiêu chuẩn A), nhưng khác nhau ở tiêu chuẩn có liên quan đến nguyên nhân, trong ám ảnh sợ xã hội, không có mối liên hệ giữa triệu chứng lo âu với bệnh cơ thể (tiêu chuẩn G), trong rối loạn lo âu do bệnh cơ thể, triệu chứng lo âu là hậu quả trực tiếp của một bệnh cơ thể (tiêu chuẩn B)

Bảng 5: Tỷ lệ rối loạn lo âu trong một số bệnh cơ thể

Bệnh cơ thể RL lo âu Tai biến mạch máu não 25-35%

3.1.3.1.2 Phân biệt với lo âu do sử dụng chất

Khi phân tích tiêu chuẩn chẩn đoán của rối loạn ám ảnh sợ với rối loạn lo âu do sử dụng chất tác động trên hệ thần kinh

Bảng 6: Tiêu chuẩn của rối loạn ám ảnh sợ và rối loạn lo âu do sử dụng chất

Aùm ảnh sợ xã hội Rối loạn lo âu do sử dụng chất

A Khi bệnh nhân phải tiếp xúc với

những người xa lạ hoặc bị người khác

chú ý, quan sát

B Tình huống này khiến cho người bệnh

lo âu hoặc lên một cơn hoảng loạn

A Lo âu, các cơn hoảng sợ hay rối loạn ám ảnh nghi thức chiếm ưu thế trong bệnh cảnh lâm sàng

B Thông qua tiền sử, khám cơ thể hay các khám nghiệm bổ sung phát hiện được một trong hai yếu tố sau :

Trang 8

C Bệnh nhân ý thức được tính chất vô lý

của sự sợ hãi

D Trước các tình huống trên, người

bệnh thường tìm cách tránh né

E Rối loạn này gây trở ngại cho sinh

hoạt của bệnh nhân, như làm việc, học

tập, hay mối quan hệ với người khác

F Ở bệnh nhân nhỏ hơn 18 tuổi, thời

gian bệnh phải kéo dài tối thiểu 6 tháng

G Cần chẩn đoán phân biệt với các

trường hợp lo âu do bệnh tâm thần thực

thể như sử dụng một chất tác động hoạt

động tâm thần (ví dụ : chất gây lạm

dụng, thuốc men), hoặc do một bệnh đa

khoa

H …

(1): các triệu chứng của tiêu chuẩn A xuất hiện trong khi hoặc trong vòng ít hơn 1 tháng sau một tình trạng ngộ độc hay cai nghiện một chất

(2): việc sử dụng thuốc men có liên quan về mặt nguyên nhân với rối loạn

C Rối loạn này không được giải thích rõ bởi một rối loạn lo âu không do một chất gây ra

D Rối loạn này không chỉ xảy ra đơn độc trong diễn tiến của sảng

E Rối loạn này gây ra sự đau khổ có ý nghĩa về lâm sàng hay sự biến đổi hoạt động xã hội, nghề nghiệp hay trong các lãnh vực quan trọng khác

Cả hai loại rối loạn này đều có triệu chứng lo âu (tiêu chuẩn A), nhưng khác nhau ở tiêu chuẩn có liên quan đến nguyên nhân, trong ám ảnh sợ xã hội, không có mối liên hệ giữa triệu chứng lo âu với bệnh cơ thể (tiêu chuẩn G), trong rối loạn lo âu do bệnh cơ thể, triệu chứng lo âu là hậu quả trực tiếp của một bệnh cơ thể (tiêu chuẩn B)

Bảng 7: Các chất gây ra lo âu

Các chất gây ra lo âu RL lo âu

Rượu NĐ/C Amphétamines NĐ Caféine NĐ Cần sa NĐ Cocaine NĐ/C Chất gây ảo giác NĐ Phencyclidine NĐ Thuốc ngủ, giải lo âu C Thuốc gây

nghiện Các chất khác NĐ/C

Kháng histamine * Kháng cholinergic *

Chống trầm cảm * Thuốc hướng

thần

Trang 9

Giải lo âu * Gây mê, giảm đau * Levodopa * Thần kinh Giãn cơ *

Estrogen * Insulin * Nội tiết Trích xuất tuyến giáp *

Điều trị Huyết áp * Tim mạch Digitaline * Kháng viêm *

Giãn phế quản * Hô hấp Theophylline *

Kháng sinh * Kháng sinh Ethosuximide *

3.1.3.2 Phân biệt trong cùng nhóm

Triệu chứng lo âu còn gặp trong một số rối loạn lo âu khác như rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hoảng loạn, v.v…; vì vậy, khi chẩn đoán rối loạn ám ảnh sợ, cần phải loại trừ các rối loạn lo âu khác

3.1.3.2.1 Rối loạn lo âu khác

Trong nhóm này có nhiều loại như rối loạn hoảng loạn, rối loạn lo âu lan tỏa, và rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm

A Rối loạn hoảng loạn:

Khi phân tích tiêu chuẩn chẩn đoán của rối loạn ám ảnh sợ với rối loạn hoảng loạn

Bảng 8: Tiêu chuẩn của rối loạn ám ảnh sợ và rối loạn hoảng loạn

Aùm ảnh sợ xã hội Rối loạn hoảng loạn

A Khi bệnh nhân phải tiếp xúc với những người xa lạ hoặc bị người khác chú ý, quan sát

B Tình huống này khiến cho người bệnh lo âu hoặc lên một cơn hoảng loạn

C Bệnh nhân ý thức được tính chất vô lý của sự sợ hãi

D Trước các tình huống trên, người bệnh thường tìm cách tránh né

A Vừa cả (1) và (2) : (1) xuất hiện nhiều cơn hoảng loạn

Bệnh nhân có cơn sợ hãi trong khoảng thời gian ngắn, và trong cơn này có ít nhất 4 trong số các triệu chứng sau đây, xuất hiện một cách đột ngột và lên đến cực điểm trong vòng 10 phút

1 Hồi hộp đánh trống ngực hoặc tăng nhịp tim

….)

13 Lạnh run hay nóng bừng.

(2) Sau các cơn hoảng loạn, người bệnh sẽ có một (hay hơn) trong số các triệu chứng sau đây, trong vòng một tháng (hay hơn) ;

(a) Sợ hãi về việc xuất hiện các cơn hoảng loạn khác

Trang 10

E Rối loạn này gây trở ngại cho sinh hoạt của bệnh nhân, như làm việc, học tập, hay mối quan hệ với người khác

F Ở bệnh nhân nhỏ hơn 18 tuổi, thời gian bệnh phải kéo dài tối thiểu 6 tháng

G Cần chẩn đoán phân biệt với các trường hợp lo âu do bệnh tâm thần thực thể như sử dụng một chất tác động hoạt động tâm thần (ví dụ : chất gây lạm dụng, thuốc men), hoặc do một bệnh đa khoa

D Cần chẩn đoán phân biệt với các rối loạn lo âu khác, như ám ảnh sợ xã hội, ám ảnh sợ đặc hiệu,.)

Khi so sánh tiêu chuẩn chẩn đoán của hai nhóm kể trên:

Cả hai loại rối loạn này có một số đặc điểm chung như triệu chứng lo âu không liên quan đến bệnh cơ thể hoặc dùng các chất tác động trên hệ thần kinh (tiêu chuẩn G của ám ảnh sợ xã hội, tiêu chuẩn C của rối loạn hoảng loạn); đều có triệu chứng lo âu (tiêu chuẩn A), nhưng khác nhau ở tiêu chuẩn có liên quan đến môi trường, trong ám ảnh sợ xã hội, lo âu chỉ xảy ra trong một số tình huống như bị người lạ quan sát (tiêu chuẩn A), trong rối loạn hoảng loạn, triệu chứng lo âu không liên hệ với tình huống nào ở bên ngoài (tiêu chuẩn B)

B Rối loạn lo âu lan tỏa:

Khi phân tích tiêu chuẩn chẩn đoán của rối loạn ám ảnh sợ với rối loạn lo âu lan tỏa

Bảng 9: Tiêu chuẩn của rối loạn ám ảnh sợ và rối loạn lo âu lan tỏa

Aùm ảnh sợ xã hội Rối loạn lo âu lan tỏa

A Khi bệnh nhân phải tiếp xúc với những người xa lạ hoặc bị người khác chú ý, quan sát

B Tình huống này khiến cho người bệnh lo âu hoặc lên một cơn hoảng loạn

C Bệnh nhân ý thức được tính chất vô lý của sự sợ hãi

D Trước các tình huống trên, người

A Triệu chứng lo âu quá mức xuất hiện trong thời gian dài, tối thiểu 6 tháng các triệu chứng này xuất hiện sau một vài sự kiện (như là thất nghiệp hay ở lại lớp)

B Bệnh nhân thường cảm thấy lo âu

C Ngoài triệu chứng lo âu, người bệnh còn có ba (hay hơn) trong số 6 triệu chứng sau đây

(1) Bồn chồn, đứng ngồi không yên, lăng xăng,

Trang 11

bệnh thường tìm cách tránh né

E Rối loạn này gây trở ngại cho sinh hoạt của bệnh nhân, như làm việc, học tập, hay mối quan hệ với người khác

F Ở bệnh nhân nhỏ hơn 18 tuổi, thời gian bệnh phải kéo dài tối thiểu 6 tháng

G Cần chẩn đoán phân biệt với các trường hợp lo âu do bệnh tâm thần thực thể như sử dụng một chất tác động hoạt động tâm thần (ví dụ : chất gây lạm dụng, thuốc men), hoặc do một bệnh đa khoa

(4) Nóng tính, dễ gây gổ

(5) Cảm giác đau nhức các bắp cơ, đau đầu, mỏi sau gáy, nhức tay chân

(6) Rối loạn giấc ngủ

D Chẩn đoán loại trừ rối loạn lo âu khác như hoảng loạn, ám ảnh sợ xã hội

E Rối loạn này gây trở ngại trên sinh hoạt

F Cần chẩn đoán loại trừ lo âu liên quan đến bệnh cơ thể

Cả hai loại rối loạn này có một số đặc điểm chung như triệu chứng tâm thần không liên quan đến bệnh cơ thể hoặc dùng các chất tác động trên hệ thần kinh (tiêu chuẩn

G của ám ảnh sợ xã hội, tiêu chuẩn F của rối loạn lo âu lan tỏa); đều có triệu chứng

lo âu (tiêu chuẩn A), nhưng khác nhau ở tiêu chuẩn có liên quan đến môi trường, trong ám ảnh sợ xã hội, lo âu chỉ xảy ra trong một số tình huống không gây nguy hiểm như bị người lạ quan sát (tiêu chuẩn A), trong rối loạn lo âu lan tỏa, triệu chứng

lo âu xuất hiện sau một vài sự kiện tiêu cực như thất nghiệp, v.v… (tiêu chuẩn B) 3.1.3.2.2 Rối loạn ám ảnh nghi thức

Khi phân tích tiêu chuẩn chẩn đoán của rối loạn ám ảnh sợ với rối loạn ám ảnh nghi thức

Bảng 10: Tiêu chuẩn của rối loạn ám ảnh sợ và rối loạn ám ảnh nghi thức

Aùm ảnh sợ xã hội Rối loạn ám ảnh nghi thức

A Khi bệnh nhân phải tiếp xúc với những người xa lạ hoặc bị người khác chú ý, quan sát

B Tình huống này khiến cho người bệnh lo âu hoặc lên một cơn hoảng loạn

C Bệnh nhân ý thức được tính chất vô lý của sự sợ hãi

D Trước các tình huống trên, người bệnh thường tìm cách tránh né

A Người bệnh phải có các ý tưởng ám ảnh và các hành vi nghi thức

B Bệnh nhân ý thức rằng các rối loạn kể trên là vô lý

C Rối loạn này gây trở ngại cho sinh hoạt của người bệnh

D Trong trường hợp, người bệnh vừa có ám ảnh nghi thức và một rối loạn khác như rối loạn hành vi ăn

Trang 12

E Rối loạn này gây trở ngại cho sinh hoạt của bệnh nhân, như làm việc, học tập, hay mối quan hệ với người khác

F Ở bệnh nhân nhỏ hơn 18 tuổi, thời gian bệnh phải kéo dài tối thiểu 6 tháng

G Cần chẩn đoán phân biệt với các trường hợp lo âu do bệnh tâm thần thực thể như sử dụng một chất tác động hoạt động tâm thần (ví dụ : chất gây lạm dụng, thuốc men), hoặc do một bệnh đa khoa

H …

uống, xung động nhổ tóc, biến dạng

cơ thể, v.v cần phân tích các rối loạn tư duy và hành vi, và xác định triệu chứng chiếm ưu thế

E Cần chẩn đoán loại trừ rối loạn

lo âu do bệnh cơ thể như sử dụng chất tác động lên tâm thần (thuốc men) hay của một bệnh nội khoa tổng quát

Cả hai loại rối loạn này có một số đặc điểm chung như triệu chứng tâm thần không liên quan đến bệnh cơ thể hoặc dùng các chất tác động trên hệ thần kinh (tiêu chuẩn

G của ám ảnh sợ xã hội, tiêu chuẩn E của rối loạn ám ảnh nghi thức); đều có triệu chứng lo âu (tiêu chuẩn A), nhưng khác nhau ở tiêu chuẩn có liên quan đến môi trường, trong ám ảnh sợ xã hội, lo âu chỉ xảy ra trong một số tình huống không gây nguy hiểm như bị người lạ quan sát (tiêu chuẩn A), trong rối loạn ám ảnh nghi thức, triệu chứng lo âu xuất hiện sau các suy nghĩ của người bệnh (tiêu chuẩn A)

3.1.4 CHẨN ĐOÁN CÁC THỂ BỆNH CỦA RỐI LOẠN ÁM ẢNH SỢ:

Theo tiêu chuẩn D, cần chẩn đoán phân biệt giữa các thể bệnh rối loạn lo âu ám ảnh sợ :

1 Aùm ảnh sợ khoảng trống : tình huống trong ám ảnh sợ xã hội là một số hoàn cảnh như

trong đám động, trong những nơi vắng vẻ, hoặc ở trên cao, v.v…

2 Ám ảnh sợ xã hội : tình huống trong ám ảnh sợ xã hội là những nhân vật xa lạ, như phải

tiếp xúc với người lạ, hoặc bị người lạ quan sát khi phải liên lạc với người chung quanh

3 Ám ảnh sợ chuyên biệt; tính huống này có thể là một hoàn cảnh, một người nào đó

hoặc một vật nào đó

Bảng 11 : Tiêu chuẩn của rối loạn ám ảnh sợ khoảng trống, sợ xã hội và sợ đặc hiệu Aùm ảnh sợ khoảng trống Aùm ảnh sợ xã hội Aùm ảnh sợ đặc hiệu

A Khi bệnh nhân đang ở những

tình huống đặc trưng như đang ở

trong một đám đông hay trong một

dãy người đang xếp hàng, ở trên

cầu hay trong xe bus, xe lửa hay xe

hơi

A Khi bệnh nhân phải tiếp xúc với những người xa lạ hoặc bị người khác chú ý, quan sát

A Khi tiếp xúc với một đối tượng hay một hoàn cảnh đặc biệt (ví dụ : đi máy bay, leo cao, thú vật, bị tiêm thuốc, trông thấy máu)

Trang 13

3.2 RỐI LOẠN LO ÂU KHÁC

Trong loại rối loạn này, người bệnh cũng có những triệu chứng lo âu

Dựa vào đặc điểm của rối loạn lo âu, có hai nhóm chính: rối loạn lo âu lan tỏa (F41.1), rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm (F41.2); và rối loạn hoảng sợ(F41.0)

3.2.1 TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN

3.2.1.1 Rối loạn hoảng loạn

Trong rối loạn hoảng loạn, người bệnh có những cơn hoảng loạn, xảy ra đột ngột, trong thời gian ngắn, vài chục phút, chỉ có một số trường hợp hoảng loạn đi kèm với ám ảnh sợ khoảng trống

Theo Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê bệnh Tâm thần lần IV (DSM IV)

A Vừa cả (1) và (2) :

(1) xuất hiện nhiều cơn hoảng loạn

Bệnh nhân có cơn sợ hãi trong khoảng gian ngắn, và trong cơn này có ít nhất 4 trong số các triệu chứng sau đây, xuất hiện một cách đột ngột và lên đến cực điểm trong vòng 10 phút

1 Hồi hộp đánh trống ngực hoặc tăng nhịp tim

2 Vã mồ hôi

3 Run hay co thắt các cơ bắp

4 Cảm giác “hụt hơi” hay khó thở

5 Cảm giác bị nghẹt thở

6 Đau hay khó chịu ở ngực

7 Buồn nôn hay khó chịu ở bụng

8 Cảm giác chóng mặt, xây xẩm, đầu óc trống rỗng hoặc sắp ngất xỉu

9 Tri giác sai thực tại (cảm giác như xung quanh không có thực) hay giải thể nhân cách (bị tách ra khỏi bản thân)

10 Sợ bị mất kiểm soát bản thân hay sợ trở nên điên

11 Sợ chết

12 Loạn cảm (cảm giác tê hoặc kim châm)

13 Lạnh run hay nóng bừng

(2) Sau các cơn hoảng loạn, người bệnh sẽ có một (hay hơn) trong số các triệu chứng sau đây, trong vòng một tháng (hay hơn) ;

(a) Sợ hãi về việc xuất hiện các cơn hoảng loạn khác

(b) Sự bận tâm về các hậu quả của cơn hoảng loạn (ví dụ : mất kiểm soát, lên cơn đau tim, « hóa điên »)

(c) Sự thay đổi quan trọng về hành vi tác phong của người bệnh

B Kèm hoặc không kèm theo ám ảnh sợ khoảng trống

C Cần chẩn đoán phân biệt với cơn lo âu do bệnh cơ thể do tác động sinh lý trực tiếp của một chất (ví dụ : một chất gây lạm dụng, thuốc men) hoặc do một bệnh nội khoa tổng quát (ví dụ : cường giáp)

D Cần chẩn đoán phân biệt với các rối loạn lo âu khác, như ám ảnh sợ xã hội, ám ảnh sợ đặc hiệu, rối loạn ám ảnh cưỡng bức, tình trạng stress sau chấn thương (ví dụ : phản ứng với các kích thích kết hợp với một số yếu tố gây sang chấn nặng)

3.2.1.2 Rối loạn lo âu lan tỏa

Tiêu chuẩn chẩn đoán là rối loạn lo âu lan tỏa:

Trang 14

A Triệu chứng lo âu quá mức xuất hiện trong thời gian dài, tối thiểu 6 tháng các triệu chứng này xuất hiện sau một vài sự kiện (như là thất nghiệp hay ở lại lớp)

B Bệnh nhân thường cảm thấy lo âu

C Ngoài triệu chứng lo âu, người bệnh còn có ba (hay hơn) trong số 6 triệu chứng sau đây (vài triệu chứng phải xuất hiện trong 6 tháng sau cùng)

(1) Bồn chồn, đứng ngồi không yên, lăng xăng, có thể đến tình trạng kích động

(2) Cảm giác mệt mỏi, mặc dù không làm việc gì nặng

(3) Khó khăn trong tập trung tư tưởng, người bệnh hay quên

(4) Nóng tính, dễ gây gổ

(5) Cảm giác đau nhức các bắp cơ, như đau đầu, mỏi sau gáy, nhức tay chân

(6) Rối loạn giấc ngủ (khó dỗ giấc ngủ hoặc hay thức giấc nữa chừng, giấc ngủ nông)

D Phải chẩn đoán loại trừ rối loạn lo âu khác như hoảng loạn, ám ảnh sợ xã hội

E Rối loạn này gây trở ngại trên sinh hoạt của người bệnh

F Cần chẩn đoán loại trừ lo âu liên quan đến bệnh cơ thể (ví dụ: cường giáp) hoặc sử dụng một chất, (ví dụ: lạm dụng chất, thuốc men)

3.2.2 CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH

3.2.2.1 Rối loạn hoảng loạn

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của rối loạn hoảng loạnï:

- Rối loạn hoảng loạn là những cơn lo âu, xảy ra trong một thời gian ngắn, trong cơn, ngoài triệu chứng lo âu, còn có những triệu chứng thần kinh thực vật (tim đập hồi hộp, đỗ mồ hôi, v.v…), rối loạn vận động (co thắt các cơ bắp, v.v…), rối loạn hành vi như vùng vẫy…(tiêu chuẩn A)

- Cơn hoảng loạn có thể xảy ra đột ngột, một số khác có thể xảy ra sau khi bị ám ảnh sợ khoảng trống (tiêu chuẩn B)

- Bệnh có thể làm thay đổi hành vi tác phong của người bệnh

3.2.2.2 Rối loạn lo âu lan tỏa

Trong rối loạn lo âu lan tỏa; sau một số sự kiện không thuận lợi, như thất nghiệp, ở lại lớp; người bệnh có biểu hiện của tình trạng lo âu, như nóng tính, hay gây gổ, lăng xăng, kích động, v.v…; rối loạn này ảnh hưởng trên sinh hoạt của người bệnh

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của rối loạn lo âu lan tỏa:

- Trong rối loạn lo âu lan tỏa, phải có một hoặc nhiều sự kiện không thuận lợi, và người bệnh lo lắng về các sự kiện này, tình trạng lo âu này có tính chất lâu dài, trên 6 tháng (tiêu chuẩn A)

- Trong tình trạng lo âu, người bệnh dễ nóng tính, hay gây gổ với người chung quanh vì những lý do nhỏ nhặt; người bệnh còn bồn chồn, đứng ngồi không yên, có thể đến tình trạng kích động, v.v… (tiêu chuẩn C)

- Rối loạn này ảnh hưởng trên sinh hoạt của người bệnh

3.2.2.3 Rối loạn hỗn hợp lo âu- trầm cảm

Trong trường hợp người bệnh có cả hai nhóm triệu chứng lo âu và trầm cảm, nhưng không có nhóm nào chiếm ưu thế, có thể chẩn đoán theo thể bệnh này

Trang 15

3.2.3 CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

3.2.3.1 Phân biệt giữa các loại rối loạn lo âu khác với lo âu do bệnh cơ thể

Khi phân tích tiêu chuẩn chẩn đoán của rối loạn lo âu lan tỏa với rối loạn lo âu do bệnh cơ thể

Bảng 12: Tiêu chuẩn của rối loạn lo âu lan tỏa và rối loạn lo âu do bệnh cơ thể Rối loạn lo âu lan tỏa Rối loạn lo âu do bệnh cơ thể

A Triệu chứng lo âu quá mức xuất hiện trong

thời gian dài, tối thiểu 6 tháng các triệu chứng

này xuất hiện sau một vài sự kiện (như là thất

nghiệp hay ở lại lớp)

B Bệnh nhân thường cảm thấy lo âu

C Ngoài triệu chứng lo âu, người bệnh còn có

ba (hay hơn) trong số 6 triệu chứng sau đây

(1) Bồn chồn, đứng ngồi không yên, lăng xăng,

(2) Cảm giác mệt mỏi, dầu không làm việc gì

nặng

(3) Khó khăn trong tập trung tư tưởng, hay

quên

(4) Nóng tính, dễ gây gổ

(5) Cảm giác đau nhức các bắp cơ, đau đầu,

mỏi sau gáy, nhức tay chân

(6) Rối loạn giấc ngủ

D Chẩn đoán loại trừ rối loạn lo âu khác như

hoảng loạn, ám ảnh sợ xã hội

E Rối loạn này gây trở ngại trên sinh hoạt

F Cần chẩn đoán loại trừ lo âu liên quan đến

bệnh cơ thể

A Lo âu, các cơn hoảng sợ hay rối loạn ám ảnh nghi thức chiếm ưu thế trong bệnh cảnh lâm sàng

B Tiền sử, khám cơ thể hay các khám nghiệm bổ sung chứng tỏ rằng rối loạn này là hậu quả sinh lý trực tiếp của một bệnh nội khoa tổng quát

C Rối loạn không được giải thích rõ bởi một rối loạn tâm thần khác (ví dụ: Rối loạn thích nghi kèm lo âu trong đó yếu tố gây sang chấn là một bệnh nội khoa tổng quát)

D Rối loạn này không chỉ xảy ra đơn độc trong diễn tiến của sảng

E Rối loạn này gây ra sự đau khổ có ý nghĩa về lâm sàng hay sự biến đổi hoạt động xã hội, nghề nghiệp hay trong các lãnh vực quan trọng khác

Cả hai loại rối loạn này đều có triệu chứng lo âu (tiêu chuẩn A), nhưng khác nhau ở tiêu chuẩn có liên quan đến nguyên nhân, trong rối loạn lo âu lan tỏa, không có mối liên hệ giữa triệu chứng lo âu với bệnh cơ thể (tiêu chuẩn F), trong rối loạn lo âu do bệnh cơ thể, triệu chứng lo âu là hậu quả trực tiếp của một bệnh cơ thể (tiêu chuẩn B)

Trang 16

3.2.4.2 Phân biệt giữa rối loạn lo âu khác với lo âu do sữ dụng chất

Khi phân tích tiêu chuẩn chẩn đoán của rối loạn lo âu lan tỏa với rối loạn lo âu do sử dụng chất

Bảng 13: Tiêu chuẩn của rối loạn lo âu lan tỏa và rối loạn lo âu do sử dụng chất

Rối loạn lo âu lan tỏa Rối loạn lo âu do sử dụng chất

A Triệu chứng lo âu quá mức xuất hiện trong

thời gian dài, tối thiểu 6 tháng các triệu chứng

này xuất hiện sau một vài sự kiện (như là thất

nghiệp hay ở lại lớp)

B Bệnh nhân thường cảm thấy lo âu

C Ngoài triệu chứng lo âu, người bệnh còn có

ba (hay hơn) trong số 6 triệu chứng sau đây

(1) Bồn chồn, đứng ngồi không yên, lăng

(4) Nóng tính, dễ gây gổ

(5) Cảm giác đau nhức các bắp cơ, đau đầu,

mỏi sau gáy, nhức tay chân

(6) Rối loạn giấc ngủ

D Chẩn đoán loại trừ rối loạn lo âu khác như

hoảng loạn, ám ảnh sợ xã hội

E Rối loạn này gây trở ngại trên sinh hoạt

F Cần chẩn đoán loại trừ lo âu liên quan đến

bệnh cơ thể

A Lo âu, các cơn hoảng sợ hay rối loạn ám ảnh nghi thức chiếm ưu thế trong bệnh cảnh lâm sàng

B Thông qua tiền sử, khám cơ thể hay các khám nghiệm bổ sung phát hiện được một trong hai yếu tố sau :

(1): các triệu chứng của tiêu chuẩn A xuất hiện trong khi hoặc trong vòng ít hơn

1 tháng sau một tình trạng ngộ độc hay cai nghiện một chất

(2): việc sử dụng thuốc men có liên quan về mặt nguyên nhân với rối loạn

C Rối loạn này không được giải thích rõ bởi một rối loạn lo âu không do một chất gây ra

D Rối loạn này không chỉ xảy ra đơn độc trong diễn tiến của sảng

E Rối loạn này gây ra sự đau khổ có ý nghĩa về lâm sàng hay sự biến đổi hoạt động xã hội, nghề nghiệp hay trong các lãnh vực quan trọng khác

Cả hai loại rối loạn này đều có triệu chứng lo âu (tiêu chuẩn A), nhưng khác nhau ở tiêu chuẩn có liên quan đến nguyên nhân, trong rối loạn lo âu lan tỏa, không có mối liên hệ giữa triệu chứng lo âu với bệnh cơ thể (tiêu chuẩn F), trong rối loạn lo âu do sử dụng chất, triệu chứng lo âu là hậu quả của việc sử dụng chất (tiêu chuẩn B)

3.2.2.3 Phân biệt giữa rối loạn lo âu khác với rối loạn ám ảnh sợ, rối loạn ám ảnh nghi thức

1 Rối loạn ám ảnh sợ (xem ở phần trên)

2 Rối loạn ám ảnh nghi thức

Khi phân tích tiêu chuẩn chẩn đoán của rối loạn lo âu lan tỏa với rối loạn ám ảnh nghi thức

Trang 17

Bảng 14: Tiêu chuẩn của rối loạn lo âu lan tỏa và rối loạn ám ảnh nghi thức

Rối loạn lo âu lan tỏa Rối loạn ám ảnh nghi thức

A Triệu chứng lo âu quá mức xuất hiện trong thời

gian dài, tối thiểu 6 tháng các triệu chứng này xuất

hiện sau một vài sự kiện (như là thất nghiệp hay ở

lại lớp)

B Bệnh nhân thường cảm thấy lo âu

C Ngoài triệu chứng lo âu, người bệnh còn có ba

(hay hơn) trong số 6 triệu chứng sau đây

(1) Bồn chồn, đứng ngồi không yên, lăng xăng,

(2) Cảm giác mệt mỏi, dầu không làm việc gì nặng

(3) Khó khăn trong tập trung tư tưởng, hay quên

(4) Nóng tính, dễ gây gổ

(5) Cảm giác đau nhức các bắp cơ, đau đầu, mỏi

sau gáy, nhức tay chân

(6) Rối loạn giấc ngủ

D Chẩn đoán loại trừ rối loạn lo âu khác như hoảng

loạn, ám ảnh sợ xã hội

E Rối loạn này gây trở ngại trên sinh hoạt

F Cần chẩn đoán loại trừ lo âu liên quan đến bệnh

cơ thể, v.v cần phân tích các rối loạn tư duy và hành vi, và xác định triệu chứng chiếm ưu thế

E Cần chẩn đoán loại trừ rối loạn

lo âu do bệnh cơ thể như sử dụng chất tác động lên tâm thần (thuốc men) hay của một bệnh nội khoa tổng quát

Cả hai loại rối loạn này đều có triệu chứng lo âu (tiêu chuẩn A), nhưng khác nhau ở tiêu chuẩn có liên quan đến nguyên nhân, trong rối loạn lo âu lan tỏa, triệu chứng lo âu xảy ra sau các sự kiện tiêu cực (tiêu chuẩn A), trong rối loạn ám ảnh nghi thức, triệu chứng lo âu là hậu quả của các ý tưởng trong đầu của người bệnh (tiêu chuẩn A)

3.2.4.4 Phân biệt giữa rối loạn hoảng loạn và rối loạn lo âu lan tỏa

Phân biệt giữa rối loạn hoảng sợ và rối loạn lo âu lan tỏa dựa vào:

- Nguyên nhân: trong rối loạn lo âu lan tỏa, một số sự kiện không thuận lợi gây ra tình trạng lo âu, khác với trong rối loạn hoảng loạn, yếu tố này không rõ ràng; trong một số trường hợp, hoảng loạn có thể xảy ra trong một số tình huống của ám ảnh sợ khoảng trống

- Đặc điểm của rối loạn: trong rối loạn lo âu lan tỏa, cơn lo âu kéo dài ít nhất trên 6 tháng; trong rối loạn hoảng loạn, các cơn lo âu thường ngắn, trong khoảng vài chục phút

Trang 18

3.3 RỐI LOẠN ÁM ẢNH NGHI THỨC

3.3.1 CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH

Trong rối loạn ám ảnh nghi thức, một số ý tưởng của người bệnh có thể gây ra tình trạng lo âu

Tiêu chuẩn chẩn đoán của Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê bệnh Tâm thần lần IV:

1 Rối loạn ám ảnh nghi thức

Tiêu chuẩn chẩn đoán là rối loạn ám ảnh nghi thức

A Người bệnh phải có các ý tưởng ám ảnh và các hành vi nghi thức

B Bệnh nhân ý thức rằng các rối loạn kể trên là vô lý

C Rối loạn này gây trở ngại cho sinh hoạt của người bệnh

D Trong trường hợp, người bệnh vừa có ám ảnh nghi thức và một rối loạn khác như rối loạn hành vi ăn uống, xung động nhổ tóc, biến dạng cơ thể, v.v cần phân tích các rối loạn tư duy và hành vi, và xác định triệu chứng chiếm ưu thế

E Cần chẩn đoán loại trừ rối loạn lo âu do bệnh cơ thể như sử dụng chất tác động lên tâm thần (thuốc men) hay của một bệnh nội khoa tổng quát

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của rối loạn ám ảnh nghi thức:

- Để chẩn đoán là rối loạn ám ảnh nghi thức, người bệnh phải có ý tưởng ám ảnh hoặc hành vi nghi thức (xem ở phần dưới)

- Bệnh nhân nhận thức được ý tưởng và hành vi này có tính chất vô lý(tiêu chuẩn B)

- Rối loạn này ảnh hưởng trên sinh hoạt của người bệnh, bệnh nhân dành nhiều thời gian đấu tranh với các ý tưởng ám ảnh, nên ảnh hưởng lên khả năng làm việc của người bệnh (tiêu chuẩn C)

2 Ý tưởng ám ảnh chiếm ưu thế

Ý tưởng ám ảnh là ý tưởng của người bệnh, làm cho người bệnh lo lắng, mặc dù người bệnh biết được các ý tưởng này có tính chất vô lý, tìm cách loại bỏ các ý nghĩ này, nhưng thường không thành công

Tiêu chuẩn chẩn đoán của STCĐTKBTT lần IV:

1 Các ý tưởng, tái phát và dai dẳng không phù hợp với hoàn cảnh lúc đó, làm cho người bệnh lo âu

2 Các ý nghĩ, không chỉ đơn giản là những nỗi bận tâm quá mức về những vấn đề trong cuộc sống thực tế

3 Bệnh nhân tìm cách loại bỏ các ý nghĩ, nhưng thường không thành công

4 Bệnh nhân ý thức được rằng các ý nghĩ này là của bệnh nhân (chúng không bị áp đặt từ bên ngoài như trong trường hợp tư duy bị áp đặt)

Theo tiêu chuẩn của ý tưởng ám ảnh

- Các ý tưởng ám ảnh thường không phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ; và làm cho người bệnh lo âu (tiêu chuẩn 1), và như đã được phân tích ở trên cho thấy người bệnh cũng nhận thức được các ý tưởng này là vô lý

- Người bệnh tìm cách loại bỏ các ý tưởng này, mặc dù thường không thành công (tiêu chuẩn 2)

- Các ý tưởng này là của người bệnh (tiêu chuẩn 4)

Với các đặc điểm đả trình bày ở tiêu chuẩn 1 và 3; các ý tưởng này có tính chất ám ảnh

Trang 19

3 Hành vi nghi thức chiếm ưu thế

Trong hành vi nghi thức, người bệnh thường lặp đi, lặp lại một hành vi, có tính chất nghi thức, nhằm phản ứng lại với một ý tưởng ám ảnh, để làm giảm tình trạng lo âu do ý tưởng ám ảnh gây ra

Tiêu chuẩn chẩn đoán của STCĐTKBTT lần IV

1 Các hành vi tác phong lặp đi lặp lại (ví dụ : rửa tay, kiểm tra, cầu nguyện, đếm, lặp đi lặp lại một từ) mà bệnh nhân cảm thấy phải thực hiện để phản ứng lại một ý tưởng ám ảnh

2 Các hành vi tác phong làm giảm cảm giác lo âu

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán:

- Người bệnh có một số hành vi tác phong được lặp đi, lặp lại nhiều lần, nhằm phản ứng lại một ý tưởng ám ảnh; thí dụ: sau khi đi vệ sinh xong, người bệnh thường rửa tay hàng giờ để giữ cho tay được sạch)

- Mặc dù người bệnh biết các hành vi này có tính chất vô lý, nhưng vẫn phải thực hiện để làm giảm tình trạng lo âu; trong thí dụ kể trên, mặc dù người bệnh biết hành vi rửa tay không diệt được vi trùng, nhưng làm cho người bệnh bớt lo âu vì tình trạng nhiễm khuẩn

4 Các ý tưởng và hành vi ám ảnh hỗn hợp

Trong thể bệnh này, các ý tưởng ám ảnh và hành vi nghi thức nổi bật như nhau

3.3.2 CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

3.3.2.1 Phân biệt giữa rối loạn ám ảnh nghi thức với lo âu do bệnh cơ thể

Khi phân tích tiêu chuẩn chẩn đoán của rối loạn ám ảnh nghi thức với lo âu do bệnh cơ thể

Bảng 15: Tiêu chuẩn của rối loạn ám ảnh nghi thức và lo âu do bệnh cơ thể

Rối loạn ám ảnh nghi thức Lo âu do bệnh cơ thể

A Người bệnh phải có các ý tưởng ám ảnh

và các hành vi nghi thức

B Bệnh nhân ý thức rằng các rối loạn kể

trên là vô lý

C Rối loạn này gây trở ngại cho sinh hoạt

của người bệnh

D Trong trường hợp, người bệnh vừa có ám

ảnh nghi thức và một rối loạn khác như rối

loạn hành vi ăn uống, xung động nhổ tóc,

biến dạng cơ thể, v.v cần phân tích các rối

loạn tư duy và hành vi, và xác định triệu

chứng chiếm ưu thế

E Cần chẩn đoán loại trừ rối loạn lo âu do

bệnh cơ thể như sử dụng chất tác động lên

A Lo âu, các cơn hoảng sợ hay rối loạn ám ảnh nghi thức chiếm ưu thế trong bệnh cảnh lâm sàng

B Tiền sử, khám cơ thể hay các khám nghiệm bổ sung chứng tỏ rằng rối loạn này là hậu quả sinh lý trực tiếp của một bệnh nội khoa tổng quát

C Rối loạn không được giải thích rõ bởi một rối loạn tâm thần khác (ví dụ: Rối loạn thích nghi kèm lo âu trong đó yếu tố gây sang chấn là một bệnh nội khoa tổng quát)

D Rối loạn này không chỉ xảy ra đơn độc trong diễn tiến của sảng

E Rối loạn này gây ra sự đau khổ có ý

Trang 20

tâm thần (thuốc men) hay của một bệnh nội

khoa tổng quát

nghĩa về lâm sàng hay sự biến đổi hoạt động xã hội, nghề nghiệp hay trong các lĩnh vực quan trọng khác

Cả hai loại rối loạn này đều có triệu chứng lo âu (tiêu chuẩn A), nhưng khác nhau ở tiêu chuẩn có liên quan đến nguyên nhân, trong rối loạn ám ảnh nghi thức, không có mối liên hệ giữa triệu chứng lo âu với bệnh cơ thể (tiêu chuẩn E), trong rối loạn lo âu do bệnh cơ thể, triệu chứng lo âu là hậu quả trực tiếp của một bệnh cơ thể (tiêu chuẩn B)

3.3.3.2 Phân biệt giữa rối loạn ám ảnh nghi thức với lo âu do sử dụng chất,

Khi phân tích tiêu chuẩn chẩn đoán của rối loạn ám ảnh nghi thức với lo âu do sử dụng chất

Bảng 16: Tiêu chuẩn của rối loạn ám ảnh nghi thức và lo âu do sử dụng chất

Rối loạn ám ảnh nghi thức Lo âu do sử dụng chất

A Người bệnh phải có các ý tưởng ám

ảnh và các hành vi nghi thức

B Bệnh nhân ý thức rằng các rối loạn

kể trên là vô lý

C Rối loạn này gây trở ngại cho sinh

hoạt của người bệnh

D Trong trường hợp, người bệnh vừa

có ám ảnh nghi thức và một rối loạn

khác như rối loạn hành vi ăn uống,

xung động nhổ tóc, biến dạng cơ thể,

v.v cần phân tích các rối loạn tư duy

và hành vi, và xác định triệu chứng

chiếm ưu thế

E Cần chẩn đoán loại trừ rối loạn lo âu

do bệnh cơ thể như sử dụng chất tác

động lên tâm thần (thuốc men) hay của

một bệnh nội khoa tổng quát

A Lo âu, các cơn hoảng sợ hay rối loạn ám ảnh nghi thức chiếm ưu thế trong bệnh cảnh lâm sàng

B Thông qua tiền sử, khám cơ thể hay các khám nghiệm bổ sung phát hiện được một trong hai yếu tố sau :

(1): các triệu chứng của tiêu chuẩn A xuất hiện trong khi hoặc trong vòng ít hơn 1 tháng sau một tình trạng ngộ độc hay cai nghiện một chất (2): việc sử dụng thuốc men có liên quan về mặt nguyên nhân với rối loạn

C Rối loạn này không được giải thích rõ bởi một rối loạn lo âu không do một chất gây ra

D Rối loạn này không chỉ xảy ra đơn độc trong diễn tiến của sảng

E Rối loạn này gây ra sự đau khổ có ý nghĩa về lâm sàng hay sự biến đổi hoạt động xã hội, nghề nghiệp hay trong các lĩnh vực quan trọng khác

Cả hai loại rối loạn này đều có triệu chứng lo âu (tiêu chuẩn A), nhưng khác nhau ở tiêu chuẩn có liên quan đến nguyên nhân, trong rối loạn ám ảnh nghi thức, không có mối liên hệ giữa triệu chứng lo âu với bệnh cơ thể (tiêu chuẩn E), trong rối loạn lo âu do sử dụng chất, triệu chứng lo âu là hậu quả của việc sử dụng chất (tiêu chuẩn B)

Trang 21

3.3.3.3 Phân biệt giữa rối loạn ám ảnh nghi thức với rối loạn ám ảnh sợ và các loại rối loạn lo âu khác (xem ở trên)

3.3.3.4 Phân biệt giữa ý tưởng ám ảnh và nghi thức ám ảnh:

Phân biệt giữa ý tưởng ám ảnh và nghi thức ám ảnh dựa trên triệu chứng ưu thế, trong ý tưởng ám ảnh, tiêu chuẩn 1 cho thấy các ý tưởng ám ảnh thường xuất hiện nhiều lần và dai dẳng khác với hành vi nghi thức, tiêu chuẩn 1 cho thấy các hành vi này thường xuyên được lặp đi, lặp lại

3.4 TÓM TẮT

3.4.1 CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT KHÁC NHÓM:

Khi so sánh tiêu chuẩn chẩn đoán của rối loạn lo âu do bệnh cơ thể, do sử dụng chất, với nhóm rối loạn lo âu:

- Cả 3 nhóm trên có cùng tiêu chuẩn triệu chứng (tiêu chuẩn A của lo âu do bệnh cơ thể,

do sử dụng chất và tiêu chuẩn A của rối loạn lo âu)

- Khác nhau giữa nhóm lo âu do bệnh cơ thể, do sử dụng chất tác động trên thần kinh và rối loạn lo âu ở tiêu chuẩn liên quan đến nguyên nhân; nhóm lo âu do bệnh cơ thể bắt buộc phải có một bệnh cơ thể (tiêu chuẩn B), hoặc trong lo âu do sử dụng chất, phải có sử dụng chất tác động trên hệ thần kinh gây ra triệu chứng loạn thần (tiêu chuẩn B)

Bảng 17: Tiêu chuẩn trong chẩn đoán phân biệt khác nhóm

Liên quan nguyên nhân

Mã số Nhóm rối loạn

Bệnh cơ thể Sử dụng chất

Triệu chứng lo âu

F0 RLKS do bệnh cơ thể + +/- +

F1 RLKS do dùng chất +/- + +

F4 +/- +/- +

3.4.2 CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT TRONG CÙNG NHÓM:

Khi so sánh tiêu chuẩn chẩn đoán của rối loạn ám ảnh sợ, rối loạn lo âu khác và rối loạn ám ảnh nghi thức:

- Cả 3 loại trên có cùng tiêu chuẩn triệu chứng (tiêu chuẩn B của rối loạn ám ảnh sợ, tiêu chuẩn A của rối loạn lo âu khác, rối loạn ám ảnh nghi thức)

- Cả 3 loại trên khác nhau ở tiêu chuẩn nguyên nhân của bệnh, nếu trong rối loạn lo âu ám ảnh sợ, kích thích gây lo âu là môi trường không gây nguy hiểm, thì trong rối loạn lo âu lan tỏa, kích thích cũng là những sự kiện ở ngoài môi trường có tính chất tiêu cực, trong rối loạn ám ảnh nghi thức, kích thích gây lo âu lại là những suy nghỉ trong đầu của người bệnh

Bảng 18: Tiêu chuẩn trong chẩn đoán phân biệt cùng nhóm

Môi trường

Mã số Rối loạn

K nguy hiểm Sự kiện

Ý tưởng

F 40 Rối loạn lo âu ám ảnh sợ +

F 41 Rối loạn lo âu khác +

F 42 Rối loạn ám ảnh nghi thức +

Trang 22

Như vậy, trong chẩn đoán rối loạn lo âu, dựa chủ yếu vào các tiêu chuẩn liên quan đến nguyên nhân như bệnh cơ thể, sử dụng chất, liên quan đến nguyên nhân gây ra triệu chứng lo âu

4 RỐI LOẠN LO ÂU VÀ BỆNH CƠ THỂ

4.1 RỐI LOẠN LO ÂU VÀ BỆNH ĐI KÈM

- Bệnh tim mạch:

Trong điều tra dịch tễ vùng, các bệnh nhân bị rối loạn hoảng loạn dễ bị bệnh tim mạch hơn ở người bình thường như cao huyết áp (OR=1,9), heart attack (OR=4,5), và đột quỵ (OR=12,0), Theo báo cáo của Rogers khi so sánh bệnh cơ thể ở người bị lo âu và bình thường, ở người bị hoảng loạn, thường bị đau ngực Theo báo cáo của Harter, người bị rối loạn lo âu dễ bị bệnh tim mạch hơn ở người bình thường, sau khi loại trừ các yếu tố như giới, tuổi, người lo âu dễ bị cao huyết áp (OR= 2,4) Trong nghiên cứu ở các phòng khám sức khõe ban đầu do Tổ chức Y tế Thế giới tổ chức, người bệnh rối loạn lo âu toàn thể dễ bị cao huyết áp (OR= 2,8), bệnh động mạch vành (OR=2,6) và một số bệnh mạn tính khác (OR= 2,1) Khi theo dõi người bệnh

bị rối loạn hoảng loạn trong 35 năm, Coryell nhận thấy, bệnh nhân nam thường chết vì bệnh tim mạch, Bowen khi theo dõi người bệnh rối loạn lo âu trong 10 năm, nhận thấy người lo âu thường bị chết vì bệnh tim mạch (RR= 3), Kawachi cũng báo cáo tỷ lệ tử vong vì bệnh tim mạch của bệnh nhân bị rối loạn ám ảnh sợ cao hơn ở người bình thường từ 3 đến 6 lần tùy vào mức độ của rối loạn lo âu Sau khi bị thuyên tắc cơ tim, rối loạn lo âu là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ tái phát của cơn thiếu máu, theo Moser bệnh nhân bị rối loạn lo âu ở mức độ nặng, dễ bị tái phát và tỷ lệ tử vong cao gấp 5 lần ở người không bị lo âu theo Januzzi rối loạn lo âu sau khi bị ngạnh tắc cơ tim làm tăng tỷ lệ tái phát lên 2 lần, tỷ lệ tử vong lên 3 lần, tỷ lệ chết đột xuất lên 6 lần

Trong nghiên cứu Framingham Heart, bệnh nhân nam bị căng thẳng thần kinh có tỷ lệ cao huyết áp gấp 2,5 lần ở người bình thường, Ơû người bệnh lo âu, rối loạn hệ giao cảm, và nồng độ cao của catecholamines trong huyết tương cao gây ra cao huyết áp, và lượng mỡ trong huyết tương cao cũng gây ra cứng mạch máu

- Tiêu hóa:

Theo báo cáo của Rogers khi so sánh bệnh cơ thể ở người bị lo âu và bình thường, ở người bị hoảng loạn, thường bị loét bao tử theo báo cáo của Harter, người bị rối loạn lo âu dễ bị bệnh tim mạch hơn ở người bình thường, sau khi loại trừ các yếu tố như giới, tuổi, người lo âu dễ bị cao huyết áp (OR= 2,4), rối loạn tiêu hóa (OR=2,4),

- Tiết niệu

Theo báo cáo của Harter, người bị rối loạn lo âu dễ bị rối loạn tiết niệu (OR= 3,5), và đau nửa đầu (OR= 5.0)

4.2 LO ÂU DO BỆNH CƠ THỂ

- Đột quỵ: 25-35% bệnh nhân đột quỵ bị rối loạn lo âu, nếu rối loạn lo âu kéo dài trên 3 năm, có thoái hóa của vùng vỏ não và dưới vỏ; Rối loạn lo âu lan tỏa ảnh hưởng trên phục hồi sinh hoạt của người bệnh

- Chấn thương sọ não: rối loạn lo âu thường gặp trong chấn thương sọ não, rối loạn ám ảnh nghi thức có thể chiếm 6,5% trường hợp; trên phương diện giải phẫu bệnh lý, chưa xác định được mối liên quan giữa vị trí tổn thương và các loại rối loạn lo âu

Trang 23

- Động kinh: theo kết quả nghiên cứu của rối loạn lo âu trong động kinh, tỷ lệ rối loạn lo âu thay đổi trong khoảng 20% - 66%

- Bệnh Parkinson: khoảng 40% bệnh nhân Parkinson có triệu chứng lo âu

- Bệnh đái tháo đường: Grigsby khi khảo sát tỷ lệ rối loạn lo âu trong đái tháo đường, tỷ lệ rối loạn lo âu là 14%

- Bệnh tim mạch

Trong bệnh nhân tim mạch điều trị ngoại trú, 9,2% bị rối loạn hoảng loạn, ởû phòng cấp cứu, tỷ lệ này là 17,5%

Rối loạn lo âu và bệnh mạch vành có ảnh hưởng xấu trên nhau, thí dụ, trong rối loạn hoảng loạn, gia tăng nhịp tim và huyết áp; các triệu chứng này là yếu tố nguy cơ gây ra cơn đau thắt ngực, cơn đau này lại ảnh hưởng và làm tình trạng hoảng loạn thêm nghiêm trọng hơn; ngược lại các triệu chứng của bệnh tim mạch kích thích nhân xanh và làm gia tăng hoạt động của hệ giao cảm, nhân xanh lại kích thích nhân hạnh nhân làm cho rối loạn lo âu nặng hơn, tạo vòng xoắn bệnh lý Trong trường hợp này, cơn đau thắt ngực đáp ứng ít hoặc không đáp ứng với thuốc tim mạch

Sau cơn đau thắt ngực cấp, người bệnh thường cảm thấy lo lắng, đối với người điều trị nội trú, ước tính có 50% người bị lo lắng

Nghiên cứu về mối liên quan giữa lo âu và đột tử cho thấy nguyên nhân là rối loạn nhịp tim, như fatal ventricular arrhythmias Các bệnh nhân bị rối loạn hoảng loạn dễ bị đột tử

Bệnh phổi:

- Bệnh nghẽn tắc phổi mạn tính (COPD): thường bị rối loạn lo âu, nhất là cơn hoảng loạn, theo Karajgi, tỷ lệ rối loạn lo âu có thể lên đến 16%, tỷ lệ rối loạn hoảng loạn là 8%, đối với bệnh nhân nội trú, tỷ lệ này là 34%; trong các công trình nghiên cứu khác, tỷ lệ này là 13-51%; theo tác giả Kvaal, tỷ lệ rối loạn lo âu trong bệnh này cao hơn ở các bệnh mạn tính khác; nhiều cuộc điều tra khác nhau cho thấy rối loạn hoảng loạn thường gặp trong bệnh hô hấp

- Suyễn: các cơn suyễn có thể gây nên rối loạn hoảng loạn, các nghiên cứu cho thấy, rối loạn

lo âu thường gặp trong loại bệnh này; ở người trưởng thành, tỷ lệ này thay đổi trong khoảng 6,5%-24%; trong một điều tra sức khỏe theo tiêu chuẩn STCĐTKBTT, có mối liên hệ giữa suyễn và rối loạn lo âu, đặc biệt ở trường hợp bệnh nặng Khi phân tích các loại rối loạn lo âu: rối loạn hoảng sợ (OR=4,6), Rối loạn lo âu lan tỏa (OR=3,1), các loại rối loạn lo âu khác (OR=2,7)

Trong một nghiên cứu khác, tỷ lệ cơn hoảng sợ trong suyễn là 30%, triệu chứng thở nhanh có thể gặp trong bệnh phổi và rối loạn hỏang sợ; triệu chứng này của rối loạn lo âu, hoảng sợ có thể gây ra cơn suyễn

Bảng 19: Tỷ lệ rối loạn lo âu trong một số bệnh cơ thể

Bệnh cơ thể RL lo âu

CT sọ não 6,5%

Đột quỵ 25-35%

Động kinh 20-66%

Parkinson 40%

Ngày đăng: 26/07/2014, 16:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Alexander Neumeister M.D, Omer Bonne M.D, Dennis S. Charney M.D (2005). “Anxiety Disorders: Neurochemical Aspects”, Kaplan & Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry, 8th Edition, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 1740-1749 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anxiety Disorders: Neurochemical Aspects
Tác giả: Alexander Neumeister M.D, Omer Bonne M.D, Dennis S. Charney M.D
Năm: 2005
2. Christian Grillon Ph.D (2005), “Anxiety Disorders: Psychophysiological Aspects”, Kaplan & Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry, 8th Edition, Lippincott Williams & Wilkins, pp 1729- 1740 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anxiety Disorders: Psychophysiological Aspects
Tác giả: Christian Grillon Ph.D
Năm: 2005
3. Daniel S. Pine M.D, Erin B. McClure Ph.D (2005), “Anxiety Disorders: Clinical Features”, Kaplan & Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry, 8th Edition, Lippincott Williams &Wilkins, pp. 1768- 1781 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anxiety Disorders: Clinical Features
Tác giả: Daniel S. Pine M.D, Erin B. McClure Ph.D
Năm: 2005
4. Dennis S. Charney M.D (2005), “Anxiety Disorders: Introduction and Overview”, Kaplan & Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry, 8th Edition, Lippincott Williams & Wilkins, pp.1719- 1720 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anxiety Disorders: Introduction and Overview
Tác giả: Dennis S. Charney M.D
Năm: 2005
5. Francis J. McMahon M.D, Layla Kassem PSY.D (2005), “Anxiety Disorders: Genetics”, Kaplan & Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry, 8th Edition, Lippincott Williams &Wilkins, pp. 1759- 1763 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anxiety Disorders: Genetics
Tác giả: Francis J. McMahon M.D, Layla Kassem PSY.D
Năm: 2005
6. Kathleen Ries Merikangas Ph.D (2005), “Anxiety Disorders: Epidemiology”, Kaplan & Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry, 8th Edition, Lippincott Williams & Wilkins,, pp 1720-1729 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anxiety Disorders: Epidemiology
Tác giả: Kathleen Ries Merikangas Ph.D
Năm: 2005
7. Murray B. Stein M.D (2005). “Anxiety Disorders: Somatic Treatment”, Kaplan & Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry, 8th Edition, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 1781- 1789 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anxiety Disorders: Somatic Treatment
Tác giả: Murray B. Stein M.D
Năm: 2005
8. Russell Noyes Jr., Caroline P. Carney (2006), “Anxiety”, Psychosomatic Medicine , 1st Edition, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 412- 431 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anxiety
Tác giả: Russell Noyes Jr., Caroline P. Carney
Năm: 2006
9. Sadock, Benjamin James; Sadock, Virginia Alcott (2007) “Overview” Kaplan & Sadock's Synopsis of Psychiatry, 10th Edition, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 580-588 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Overview
10. Sadock, Benjamin James; Sadock, Virginia Alcott (2007) “Panic Disorder and Agoraphobia” Kaplan & Sadock's Synopsis of Psychiatry, 10th Edition, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 588- 598 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Panic Disorder and Agoraphobia
11. Sadock, Benjamin James; Sadock, Virginia Alcott (2007) “Specific Phobia and Social Phobia” Kaplan & Sadock's Synopsis of Psychiatry, 10th Edition, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 598- 605 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Specific Phobia and Social Phobia
12. Sadock, Benjamin James; Sadock, Virginia Alcott (2007)“Obsessive-Compulsive Disorder” Kaplan & Sadock's Synopsis of Psychiatry, 10th Edition, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 605- 611 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Obsessive-Compulsive Disorder
13. Sadock, Benjamin James; Sadock, Virginia Alcott (2007), “Generalized Anxiety Disorder” Kaplan & Sadock's Synopsis of Psychiatry, 10th Edition, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 623- 628 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Generalized Anxiety Disorder
Tác giả: Sadock, Benjamin James; Sadock, Virginia Alcott
Năm: 2007
14. Sadock, Benjamin James; Sadock, Virginia Alcott (2007), “Other Anxiety Disorders” Kaplan & Sadock's Synopsis of Psychiatry, 10th Edition, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 628- 634 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Other Anxiety Disorders
Tác giả: Sadock, Benjamin James; Sadock, Virginia Alcott
Năm: 2007
15. Shawn P. Cahill Ph.D., Edna B. Foa Ph.D (2005). “Anxiety Disorders: Cognitive-Behavioral Therapy”, Kaplan & Sadock's Comprehensive Textbook of Psychiatry, 8th Edition, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 1789-1800 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anxiety Disorders: Cognitive-Behavioral Therapy
Tác giả: Shawn P. Cahill Ph.D., Edna B. Foa Ph.D
Năm: 2005

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kết quả điều tra của TCYTTG TRÊN 14 quốc gia. - RỐI LOẠN LO ÂU ppsx
Bảng 1 Kết quả điều tra của TCYTTG TRÊN 14 quốc gia (Trang 2)
Bảng 5: Tỷ lệ rối loạn lo âu trong một số bệnh cơ thể. - RỐI LOẠN LO ÂU ppsx
Bảng 5 Tỷ lệ rối loạn lo âu trong một số bệnh cơ thể (Trang 7)
Bảng 7: Các chất gây ra lo âu. - RỐI LOẠN LO ÂU ppsx
Bảng 7 Các chất gây ra lo âu (Trang 8)
Bảng 11 : Tiêu chuẩn của rối loạn ám ảnh sợ khoảng trống, sợ xã hội và sợ đặc hiệu. - RỐI LOẠN LO ÂU ppsx
Bảng 11 Tiêu chuẩn của rối loạn ám ảnh sợ khoảng trống, sợ xã hội và sợ đặc hiệu (Trang 12)
Bảng 18: Tiêu chuẩn trong chẩn đoán phân biệt cùng nhóm. - RỐI LOẠN LO ÂU ppsx
Bảng 18 Tiêu chuẩn trong chẩn đoán phân biệt cùng nhóm (Trang 21)
Bảng 17: Tiêu chuẩn trong chẩn đoán phân biệt khác nhóm. - RỐI LOẠN LO ÂU ppsx
Bảng 17 Tiêu chuẩn trong chẩn đoán phân biệt khác nhóm (Trang 21)
Bảng 20 cho thấy hiệu quả của các loại thuốc chống trầm cảm trên rối loạn lo âu. - RỐI LOẠN LO ÂU ppsx
Bảng 20 cho thấy hiệu quả của các loại thuốc chống trầm cảm trên rối loạn lo âu (Trang 35)
Bảng tác dụng của thuốc chống trầm cảm trên sinh hoạt của người bệnh cho thấy tác dụng  của thuốc trên sinh hoạt của người bệnh - RỐI LOẠN LO ÂU ppsx
Bảng t ác dụng của thuốc chống trầm cảm trên sinh hoạt của người bệnh cho thấy tác dụng của thuốc trên sinh hoạt của người bệnh (Trang 37)
Bảng này giúp cho nhà điều trị lựa chọn thuốc phù hợp với bệnh tâm thần, cơ thể và sinh hoạt  của người bệnh; thí dụ, người bệnh rối loạn lo âu lan tỏa bị mất ngủ (điểm số 21-40), đau đầu  (điểm số 41-60), lo âu (điểm số 61-80), bị rối loạn nhịp tim, hiện - RỐI LOẠN LO ÂU ppsx
Bảng n ày giúp cho nhà điều trị lựa chọn thuốc phù hợp với bệnh tâm thần, cơ thể và sinh hoạt của người bệnh; thí dụ, người bệnh rối loạn lo âu lan tỏa bị mất ngủ (điểm số 21-40), đau đầu (điểm số 41-60), lo âu (điểm số 61-80), bị rối loạn nhịp tim, hiện (Trang 38)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w