Rối loạn ám ảnh nghi thức.

Một phần của tài liệu RỐI LOẠN LO ÂU ppsx (Trang 29 - 30)

4. BỆNH NGUYÊN BỆNH SINH.

5.1.1.2.Rối loạn ám ảnh nghi thức.

Trong rối loạn ám ảnh nghi thức, người bệnh có những ý tưởng ám ảnh, người bệnh cũng nhận thức được các ý tưởng này là vô lý; như vậy, ý tưởng này có tính chất trung tính, tuy nhiên, ý tưởng này cũng làm cho người bệnh lo âu, như vậy, ý tưởng này đã trở thành kích thích có điều kiện.

Để biến đổi kích thích có điều kiện thành kích thích trung tính, người bệnh cần đối mặt với các ý tưởng ám ảnh này.

1. Phương pháp tiếp xúc.

* Giải mẫn cảm có hệ thống. (Imaginal Systematic Desensitization) - Xác định các ý tưởng ám ảnh.

- Đánh giá các ý tưởng ám ảnh, người bệnh dựa trên các cảm nhận chủ quan của mình sắp xếp các ý tưởng theo thứ tự nặng dần, có thể sử dụng thang 100 điểm. - Kế hoạch điều trị: dựa trên danh sách đánh giá kể trên, thiết lập kế hoạch điều trị, số buổi và thời gian điều trị cho từng buổi; thường một tình huống cần thời gian 3, 4 buổi, mỗi buổi khoảng 1 – 2 giờ.

- Trong mỗi buổi điều trị, nhà điều trị có thể nhắc lại các ý tưởng ám ảnh, người bệnh nằm nghe.

- Mỗi khi người bệnh lo âu, có thể ra dấu hiệu. người bệnh được nghỉ ngơi và dùng phương pháp kiểm soát lo âu, sau khi hết lo âu, người bệnh lại tiếp tục được điều trị.

- Mỗi ý tưởng có thể được thực hiện trong 2-3 buổi, ngoài ra, người bệnh còn có thể tập tại nhà.

* Phương pháp Floading (Imaginal Flooding) Tương tự như trong điều trị Rối loạn ám ảnh sợ. 2. Kiểm soát lo âu.

Tương tự như trong Rối loạn ám ảnh sợ; riêng đối với hành vi nghi thức, người bệnh được tập luyện các kỹ thuật response prevention.

3. Liệu pháp tâm lý khác.

Trong rối loạn ám ảnh nghi thức, người bệnh có những ý tưởng ám ảnh, và mặc dù đã tìm cách loại bỏ các ý tưởng này, người bệnh được huấn luyện phương pháp ngưng suy nghĩ và chuyển qua các ý tưởng tích cực,

Một phần của tài liệu RỐI LOẠN LO ÂU ppsx (Trang 29 - 30)