4. BỆNH NGUYÊN BỆNH SINH.
5.2.1.4. Rối loạn ám ảnh nghi thức
1. Các nghiên cứu về hiệu quả điều trị: Nhóm thuốc chống trầm cảm 3 vòng:
Trong một nghiên cứu mù đôi so sánh kết quả điều trị của Clomipramine và Fluoxetine trên 55 bệnh nhân bị ám ảnh nghi thức; thuốc Clomipramine có hiệu quả trên rối loạn ám ảnh nghi thức
Trong một nghiên cứu mù đôi so sánh hiệu quả điều trị của Fluvoxamine với clomipramine trên 133 bệnh nhân trong 10 tuần lễ.
Một nghiên cứu mù đôi so sánh hiệu quả điều trị của Paroxetine với clomipramine trên 406 bệnh nhân trong 6 tháng.
Cả 3 công trình nghiên cứu trên cho thấy Clomipramine có hiệu quả trong điều trị rối loạn ám ảnh nghi thức.
Nhóm SSRI * Citalopram:
- Một nghiên cứu mù đôi so sánh hiệu quả điều trị của citalopram, với các liều 20, 40, và 60 mg/ ngày với giả dược, trên 401 bệnh nhân trong 12 tuần, tỷ lệ thuyên giảm của nhóm được điều trị bằng citalopram với các liều 60, 40 và 20 mg/ngày là 65%, 52%, và 57.4% cao hơn tỷ lệ 36,6% của nhóm giả dược.
- Một nghiên cứu mở điều trị bệnh nhân rối loạn ám ảnh nghi thức kháng với 2 loại thuốc SSRI, trong 3 tuần, tỷ lệ thuyên giảm đối với nhóm điều trị bằng Citalopram uống là 59%.
* Fluoxetine:
Hai công trình nghiên cứu đa quốc gia, so sánh hiệu quả điều trị của Fluoxetine với giả dược, giảm điểm trung bình của nhóm điều trị bằng Fluoxetine với liều 20, 40 và 60 mg/ngày là, -4.7, -5.4, -7.6 với điểm giảm -0.7 của giả dược.
* Fluvoxamine:
Trong một nghiên cứu mù đôi đa trung tâm so sánh hiệu quả điều trị của fluvoxamine với giả dược trên 169, kết quả nghiên cứu cho thấy, vào tuần thứ 6, tỷ lệ thuyên giảm của fluvoxamine là 33,3% cao hơn tỷ lệ 9% của nhóm điều trị bằng giả dược.
Một nghiên cứu khác so sánh hiệu quả điều trị của Fluvoxamine với giả dược trong 12 tuần lễ; kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ thuyên giảm ở những bệnh nhân điều trị Fluvoxamine ở liều 40-60 mg/ngày cao hơn ở nhóm điều trị bằng giả dược.
* Paroxetine:
Trong một nghiên cứu so sánh hiệu quả điều trị của Paroxetine với giả dược trên bệnh nhân bị rối loạn ám ảnh nghi thức, kết quả điều trị cho thấy, tỷ lệ thuyên giảm của paroxetine cao hơn nhóm giả dược.
* Sertraline:
Một nghiên cứu ngẫu nhiên so sánh hiệu quả điều trị của Sertraline với giả dược trên 324 bệnh nhân, kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ thuyên giảm của nhóm điều trị Sertraline với liều trên 100mg/ngày cao hơn ở nhóm điều trị bằng giả dược.
Một nghiên cứu mù đôi so sánh hiệu quả phòng ngừa của Sertraline với giả dược trong 52 tuần lễ, tỷ lệ tái phát là 12% thấp hơn tỷ lệ 35% của nhóm điều trị bằng giả dược.
C. Mirtazapine: các nghiên cứu về thử thuốc cho thấy Mirtazapine cũng có hiệu quả trên rối loạn ám ảnh nghi thức.
2. Các nghiên cứu so sánh.
Trong một nghiên cứu mù đôi so sánh kết quả điều trị của Clomipramine và Fluoxetine trên 55 bệnh nhân bị ám ảnh nghi thức; kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả của hai thuốc này tương đương nhau.
Trong một nghiên cứu mù đôi so sánh hiệu quả điều trị của Fluvoxamine với clomipramine trên 133 bệnh nhân trong 10 tuần lễ; kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả điều trị của hai loại thuốc này tương đương nhau.
Một nghiên cứu mù đôi so sánh hiệu quả điều trị của Paroxetine với clomipramine trên 406 bệnh nhân trong 6 tháng; kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả của hai loại thuốc này tương đương nhau.
3. Nhận xét.
- Các thuốc chống trầm cảm như Clomipramine và nhóm SSRI đều có hiệu quả trong rối loạn ám ảnh nghi thức.
- Các nghiên cứu so sánh cho thấy hiệu quả của các thuốc này tương tự như nhau.
5.2.1.5. Nhận xét.
Bảng 20 cho thấy hiệu quả của các loại thuốc chống trầm cảm trên rối loạn lo âu. Bảng 20: Hiệu quả điều trị của các thuốc chống trầm cảm.
CTC 3 vòng SSRI SNRI Mirtazapine BZD
RL ám ảnh sợ 1 1 1 ? ?
RL lo âu lan tỏa ? 1 1 ? 1
RL hoảng loạn ? 1 ? ? ?
RL ám ảnh nghi thức 1 1 ? 1 ?