TÂM LÝ THỰC NGHIỆM

Một phần của tài liệu RỐI LOẠN LO ÂU ppsx (Trang 25 - 27)

4. BỆNH NGUYÊN BỆNH SINH.

4.2.1. TÂM LÝ THỰC NGHIỆM

Ngành tâm lý học thực nghiệm tiến hành nhiều nghiên cứu trên thú vật như chuột, mèo, bồ câu… để tìm hiểu nguyên nhân của rối loạn lo âu,

- Trong một thí nghiệm, một con chuột bị nhốt trong chuồng (1), một hành lang (ký hiệu HL), trong chuồng (2) có một ít thức ăn.

Trong giai đoạn đầu, mỗi khi đói, con chuộtù bò qua hành lang nhỏ đến chuồng (2) để kiếm thức ăn.

Trong giai đoạn 2, cắm điện vào hành lang, khi con chuột chạy vào trong hành lang, bị điện giật, nó chạy lui lại chuồng (1).

Trong giai đoạn 3, sau khi rút điện, dù bị đói, con chuột vẫn né tránh không chạy qua hành lang.

Trong giai đoạn 4, sau khi rút điện, và bị buộc phải qua hành lang, con chuột lại chạy qua hành lang để tìm thức ăn trong chuồng (2).

- Giả thuyết Peter Lang.

Khi phân tích thí nghiệm trên, ông nêu giả thuyết về cơ cấu sợ (fear structure), trong cơ cấu này, có 3 thành phần: kích thích, xử lý thông tin, phản ứng; trong thí nghiệm trên, hành lang là kích thích, hành động tránh né hành lang được coi là phản ứng, phần nằm giữa kích thích và phản ứng là phần xử lý thông tin..

1) Kích thích:

Dựa trên lý thuyết của Peter Lang cũng như trên các thực nghiệm, Edna Foa và Michael Kozak phân loại kích thích: kích thích trung tính và kích thích kèm theo cảm xúc:

- Kích thích trung tính: khi kích thích này không gây phản ứng cảm xúc lo âu, v.v…, trong thí dụ kể trên, hành lang được coi là là kích thích trung tính; trong giai đoạn 1, con chuột chạy qua hành lang đến chuồng (2) để tìm đồ ăn.

- Kích thích đi kèm với cảm xúc: một số kích thích có thể gây những phản ứng cảm xúc như lo âu, đau đớn, v.v… những kích thích này được coi là kích thích đi kèm cảm xúc, trong thí dụ kể trên, điện là kích thích đi kèm cảm xúc.

Tuy nhiên, các tác giả còn phân chia kích thích thành kích không điều kiện và có điều kiện.

- Kích thích có điều kiện (conditonned stimulus): trong thí dụ kể trên, trong giai đoạn 1, hành lang là kích thích trung tính, nhưng trong giai đoạn 3, con chuột không dám đi ngang qua hành lang, như vậy hành lang trở thành kích đi kèm cảm xúc; hành lang đả chuyển từ kích thích trung tính thành kích thích đi kèm cảm xúc; trong một số điều kiện, kích thích trung tính trở thành kích thích đi kèm cảm xúc, kích thích này được gọi là kích thích có điều kiện.

- Kích thích không điều kiện (unconditionned stimulus): có một số kích thích đi kèm cảm xúc mà không cần có yếu tố nào khác tác động vào, trong thí dụ kể trên, điện giật là kích thích đi kèm cảm xúc; kích thích này là kích thích không điều kiện, Trong nghiên cứu kể trên, có hai hiện tượng cần lưu ý:

- Chuyển kích thích trung tính thành kích thích có điều kiện: trong giai đoạn 1, con chuột chạy qua hành lang, như vậy, hành lang là kích thích trung tính; nhưng trong giai đoạn 3, con chuột không dám chạy qua hành lang, như vậy hành lang là kích thích có điều kiện; trong thí nghiệm kể trên, điện là yếu tố chuyển kích thích từ trung tính thành có điều kiện, điện được gọi là yếu tố củng cố (renforcer factor), nếu - Chuyển kích thích có điều kiện thành kích thích trung tính:; trong giai đoạn 4, con chuột chạy qua hành lang; như vậy, hành lang là kích thích có điều kiện đã trở thành một kích thích trung tính; trong thí nghiệm trên, để biến đổi kích thích có điều kiện trở thành kích thích trung tính, phải có hai điều kiện, con chuột cần phải tiếp xúc với kích thích có điều kiện và loại bỏ yếu tố củng cố,

- Các tình huống, nhân vật (tiêu chuẩn A) không gây ra nguy hiểm được coi là kích thích trung tính, tuy nhiên người bệnh vẫn có phản ứng tránh né (tiêu chuẩn C), như vậy, các tình huống, nhân vật này được coi là các kích thích có điều kiện.

- Trong việc chuyển kích thích trung tính thành kích thích có điều kiện, cần có yếu tố củng cố; yếu tố củng cố được coi là nguyên nhân của rối loạn ám ảnh sợ.

- Mục đích của điều trị rối loạn ám ảnh sợ là biến đổi kích thích có điều kiện thành kích thích trung tính, như vậy, người bệnh cần phải tiếp xúc với kích thích có điều kiện, và các yếu tố củng cố bị loại bỏ; đây là nguyên tắc của liệu pháp tiếp xúc (exposure therapy).

Một phần của tài liệu RỐI LOẠN LO ÂU ppsx (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)