Mặt hàng mây tre đan là một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam và là một trong 5 mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu trong suốt thời gian qua. Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây là một doanh nghiệp Nhà nước, kinh doanh xuất nhập khẩu rất đa dạng, nhiều mặt hàng song nhận thức được phải có mặt hàng xuất khẩu chiến lược nên Công ty đã lựa chọn cho mình một số mặt hàng xuất khẩu chiến lược trong đó mặt hàng mây tre đan được chọn là mặt hàng đầu tiên. Trong những năm qua, Công ty đã giành được những kết quả to lớn trong việc thu mua, sản xuất và xuất khẩu hàng mây tre đan đảm bảo kim ngạch xuất khẩu cho công ty. Nhưng bên cạnh đó những hạn chế trong ngồn vốn, nhân lực, thị trường... đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu mặt hàng nỳ của Công ty. Nhận thức được điều đó tác giả đã đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu mây tre đan ở công ty xuất nhập khẩu Hà Tây”. Kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương I: Vai trò và nội dung của hoạt động xuất khẩu Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng mây tre đan ở unimex Hà Tây Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng mây tre đan ở unimex Hà Tây
Trang 1CHƯƠNG I VAI TRÒ VÀ NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
I KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1 Khái niệm
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ chomột quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán Tiền
tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia
Cơ sở của hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động mua bán traođổi hàng hoá giữa các nước Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia cólợi thì các quốc gia đều quan tâm và mở rộng hoạt động này
Thực tế cho thấy, nếu mỗi quốc gia chỉ đóng cửa nền kinh tế củamình, áp dụng phương thức tự cung tự cấp thì không bao giờ có cơ hội đểvươn lên, củng cố thế lực của mình trên trường quốc tế và nâng cao đời sốngnhân dân
Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương
đã xuất hiện rất lâu đời và ngày càng phát triển Tuy hình thức cơ bản là traođổi hàng hoá và dịch vụ giữa các nước nhưng hiện nay nó đã được biêủ hiệndưới nhiều hình thức khác nhau
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế,
từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến xuất khẩu hàng hoá phục vụ sảnxuất, từ máy móc thiết bị cho đến các công nghệ kỹ thuật cao Tất cả cáchoạt động trao đổi đó đều nhằm mục tiêu là đem lại lợi ích cho các quốc gia
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về điều kiệnkhông gian lẫn điều kiện thời gian Nó có thể chỉ diễn ra trong một hai ngàyhoặc kéo dài hàng năm, có thể được tiến hành trên phạm vi lãnh thổ của mộtquốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau
2.TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
Hoạt động xuất khẩu là một tất yếu của mỗi quốc gia trong quá trìnhphát triển kinh tế Do những điều kiện khác nhau, mỗi quốc gia có thế mạnh
Trang 2về lĩnh vực này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác Để có thể dung hoà đượcnguy cơ và lợi thế, tạo ra được sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêudùng, các quốc gia phải tiến hành trao đổi với nhau, bán những gì mình thừa
và những gì mình thiếu
Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu không nhất thiết chỉ diễn ra giữanhững quốc gia có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác mà các quốc giathua thiệt hơn về tất cả các điều kiện như: nhân lực, tài chính, tài nguyênthiên nhiên, công nghệ… thông qua hoạt động trao đổi thương mại quốc tếcũng sẽ thu được những lợi ích, tạo điều kiện phát triển nền kinh tế nội địa
Tính tất yếu của hoạt động xuất khẩu đã được chứng minh rất rõ qua
lý thuyết về lợi thế so sánh của nhà kinh tế học David Ricardo
Theo quy luật lợi thế so sánh, nếu một nước có hiệu quả thấp hơn sovới các nước khác trong việc sản xuất hầu hết các loại sản phẩm vẫn cầnphải tham gia hoạt động thương mại quốc tế vì có thể tạo ra lợi ích khôngnhỏ mà nếu bỏ qua quốc gia có thể mất cơ hội phát triển Nói cách khác,trong những điểm bất lợi nhất vẫn có thể tìm ra điểm có lợi để khai thác Khitiến hành xuất khẩu, một quốc gia có hiệu quả thấp trong việc sản xuất ra tất
cả các loại hàng hoá sẽ có thể chuyên môn hoá vào sản xuất loại hàng hoá ítbất lợi nhất để trao đổi với các quốc gia khác và nhập về những loại hànghoá mà việc sản xuất nó là bất lợi nhất để tiết kiệm được các nguồn lực củamình và thúc đẩy sự phát triển của sản xuất trong nước…
Mô hình của nhà kinh tế David Ricardo với các giả thiết được đơn giảnhoá như sau:
+ Thế giới chỉ có hai nước chẳng hạn là Việt Nam và Mỹ Hai quốc gianày chỉ sản xuất hai chủng loại hàng hoá là vải và máy vi tính Mỗi quốc giachỉ có lợi thế về sản xuất một mặt hàng Mỹ có lợi thế về sản xuất máy vitính và Việt Nam có lợi thế sản xuất vải
+ Yếu tố sản xuất duy nhất là lao động có thể tự do di chuyển trong mộtnước
+ Công nghệ sản xuất của Mỹ và Việt Nam là cố định
+ Chi phí sản xuất, không phát sinh các chi phí khác
Trang 3Bảng 1: Lợi thế so sánh giữa hai quốc gia Việt Nam và Mỹ.
Quốc gia
Số liệu bảng 1 cho thấy:
Mỹ có lợi thế tuyệt đối so với Việt Nam trong sản xuất cả hai mặt hàng
là vải và máy tính Tuy nhiên nếu phân tích cụ thể thì khi năng suất laođộng ở ngành chế tạo máy tính của Mỹ gấp 6 lần Việt Nam, năng suất củangành dệt chỉ gấp có hao lần Như vậy giữa chế tạo máy tính và sản xuất vảithì Việt Nam có lợi thế tương đối trong sản xuất vải Theo quy luật lợi thế sosánh thì hai quốc gia sẽ cùng có lợi nếu đi sâu vào chuyên môn hoá sản xuấtmột loại sản phẩm( Mỹ chế tạo máy tính, Việt Nam sản xuất vải )và sau đóhai quốc gia tiến hành trao đổi ngoại thương, đổi một phần vải lấy một phầnmáy tính
Nếu tiến hành trao đổi 6 chiếc máy tính lấy 4 mét vải thì Mỹ sẽ chẳng cólợi gì vì ngay trong thị trường nội địa của Mỹ cũng trao đổi theo tỷ lệ này.Tương tự như vậy, nếu trao đổi theo tỷ lệ 2 mét vải lấy một chiếc máytính thì Việt Nam cũng sẽ từ chối vì lợi ích ngoại thương không hơn gì traođổi trong nước Do đó, tỷ lệ trao đổi quốc tế phải nằm trong khoảng mà cóthể đem lại lợi ích cho cả hai nước, tức là:
4/6 < Tỷ lệ trao đổi quốc tế Vải/Máy tính < 2/1
Giả sử tỷ lệ trao đổi quốc tế là 1/1 tức là 6 máy tính đổi lấy 6 mét vải.qua trao đổi này, ta thấy Mỹ có lợi 2 mét vải, tức là tiết kiệm được 1/2 giờcông Còn Việt Nam nhận được 6 chiếc máy tính từ Mỹ mà bình thườngViệt Nam phải bỏ ra 6 giờ công để sản xuất Nếu dùng 6 giờ công này để dệtthì có thể tạo ra 12 mét vải, như vậy Việt Nam có lợi 6 mét vải hay tiếtkiệm được 3 giờ công
Trang 4Qua phân tích ví dụ trên cho thấy hoạt động trao đổi thương mại quốc tế
đã mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia, thông qua việc xuất khẩu nhữnghàng hoá có lợi thế tương đối và nhập khẩu những hàng hoá không có lợi thếtương đối Sự chuyên môn hoá trong sản xuất và trao đổi những hàng hoá sẽ
sử dụng tốt nhất những lợi thế của quốc gia mình, giúp tiết kiệm được nhữngnguồn lực vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên…trong quá trình sản xuấthàng hoá phục vụ cho xuất khẩu Bên cạnh đó cũng làm tăng số lượng vàchất lượng sản phẩm của thế giới tạo điều kiện cho khả năng tiêu dùng củacon người
3 VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU.
3.1 Đối với một nền kinh tế
Là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại,xuất khẩu đã trở thành phương tiện để thúc đẩy phát triển kinh tế
Sự tăng trưởng kinh tế đòi hỏi các điều kiện: nhân lực, tài nguyên, vốn
và công nghệ Song hầu hết các nước đang phát triển và chậm phát triển đềunằm trong tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ và thừa lao động Nhữngyếu tố cơ bản này trong nước chưa có khả năng đáp ứng thì buộc phải nhậpkhẩu từ bên ngoài song muốn nhập khẩu được thì phải có ngoại tệ
Thực tiễn đã xác định xuất khẩu là một mũi nhọn có ý nghĩa quyếtđịnh đối với quá trình phát triển kinh tế của một đất nước Công tác xuấtkhẩu được đánh giá quan trọng như vậy là do:
+Một là, xuất khẩu đã tạo nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục vụ
công nghiệp hoá đất nước Công nghiệp hoá với những bước đi phù hợp làcon đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn lạc hậu Tuy nhiên,công nghiệp hoá đòi hỏi phải có số lưọng lớn vốn để nhập khẩu những máymóc thiết bị, công nghệ tiên tiến
Nguồn vốn nhập khẩu có thể tập trung từ các hình thức như: Đầu tưnước ngoài, vay nợ, viện trợ, thu từ xuất khẩu…Các nguồn này tuy quantrọng nhưng sẽ phải trả dù bằng cách này hay cách khác Như vậy, nguồnvốn quan trọng cho nhập khẩu phần lớn trông chờ vào xuất khẩu Xuất khẩuquyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu
Trang 5Ở những nước kém phát triển với một nguyên nhân chủ yếu là thiếutiềm lực về vốn trong quá trình phát triển, nguồn vốn huy động từ nướcngoài được coi là cơ sở chính nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ củanước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ tăng lên khi các chủ đầu tư và ngườicho vay thấy được khả năng trả nợ của đất nưóc, trong đó họ rất chú trọngtới hoạt động xuất khẩu.
+ Hai là, xuất khẩu đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu nền
kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ nôngnghiệp sang công nghiệp phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thếgiới là tất yếu đối với tất cả các nước kém phát triển
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế:
- Xuất khẩu chỉ tiêu thụ những sản phẩm thừa so với nhu cầu nội địa.
Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển, sản xuất về cơbản còn chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự “ thừa ra ” của sảnxuất thì xuất khẩu chỉ ở quy mô nhỏ và tăng trưởng chậm
- Coi thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất.
Quan điểm này còn tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúcđẩy sản xuất phát triển, thể hiện ở chỗ:
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển Vídụ: Khi phát triển ngành dệt phục vụ xuất khẩu thì các ngành chế biếnnguyên liệu như: bông, may mặc… cũng có cơ hội phát triển theo
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, gópphần ổn định sản xuất
Xuất khẩu là phương tiện quan trọng để tạo ra vốn và thu hút khoahọc công nghệ mới từ các nước phát triển nhằm hiện đại hoá nền kinh tế nộiđịa, tạo ra năng lực sản xuất mới
Hoạt động xuất khẩu đóng vai trò thúc đẩy chuyên môn hoá, tăngcường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia Khoa học ngày càng phát triểnthì phân công lao động ngày càng sâu sắc Ngày nay, với một loại hàng hoá
Trang 6nước thứ ba, tiêu thụ ở nước thứ tư và thanh toán cũng có thể ở nước khác.Như vậy, hàng hoá sản xuất ra ở một nước nhưng có thể tiêu thụ ở nhiềunước khác nhau cho thấy tác động ngược trở lại của hoạt động xuất khẩu đốivới chuyên môn hoá sản xuất, tạo điều kiện cho các quốc gia tiến hànhchuyên môn hoá một cách sâu sắc.
Với các đặc điểm của đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với mộthoặc cả hai bên, xuất khẩu góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia Đặcbiệt đối với những nước nghèo, đồng tiền có giá trị thấp, thì đó là nhân tố tácđộng rất tích cực tới cung cầu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nền sản xuất trongnước phát triển Thực tế đã chứng minh, những nước phát triển là nhữngnước có nền ngoại thương mạnh và năng động
Hoạt động xuất khẩu với nhiều hình thức ngày càng đa dạng thể hiện
sự phát triển của phân công lao động quốc tế Vì vậy, nó đã chiếm lĩnh vị trítrung tâm trong các hoạt động kinh tế đối ngoại và thực hiện những chứcnăng cơ bản sau đây:
- Lưu thông hàng hoá giữa thị trường trong nước với thị trường nướcngoài
- Tạo các nguồn lực từ bên ngoài, chủ yếu là vốn và công nghệ đểphục vụ cho sự phát triển của đất nước Xuất khẩu hàng hoá mang lại nguồnngoại tệ cho đất nước, là nguồn vốn quan trọng cho công nghiệp hoá và hiệnđại hoá đất nước Trong khi đó, nhập khẩu tạo điều kiện cho việc tiếp nhậnnhững dây chuyền công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, làm tăng hiệu quả sản xuấttrong nước
- Xuất khẩu có thể làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xãhội và tổng thu nhập quốc dân nhằm thích ứng với nhu cầu tiêu dùng và tíchluỹ
- Xuất khẩu còn làm tăng hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo ramột mội trường kinh doanh thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh, tăng khảnăng khai thác lợi thế của một quốc gia
+ Ba là, xuất khẩu tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm
và cải thiện đời sống nhân dân
Trang 7Tác động của xuất khẩu ảnh hưởng đến rất nhiều lĩnh vực của cuộcsống Sản xuất hàng hoá xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động vào làmviệc, tạo ra thu nhập ổn định, đồng thời tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu vậtphẩm tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của nhân dân.
+ Bốn là, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại
của nước ta trên cơ sở vì lợi ích của các bên, đồng thời gắn liền sản xuấttrong nước với quá trình phân công lao động quốc tế Xuất khẩu là một trongnhững nội dung chính trong chính sách kinh tế đối ngoại của nước ta với cácnước trên thế giới vì mục tiêu dân giàu nước mạnh
Như vậy, có thể nói đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo ra động lực cần thiếtgiải quyết những vấn đề thiết yếu của nền kinh tế Điều này nói lên tínhkhách quan của việc tăng cường xuất khẩu trong quả trình phát triển kinh tế
3.2 Đối với một doanh nghiệp
Thông qua xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia
và tiếp cận vào thị trường thế giới Nếu thành công đây sẽ là cơ sở để cácdoanh nghiệp mở rộng thị trường và khả năng sản xuất của mình
Xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu trong điều kiện nền kinh tế hàng hoánhiều thành phần sẽ góp phần đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các doanhnghiệp trong và ngoài nước một cách tự giác, mở rộng quan hệ kinh doanh,khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có, giải quyết công ănviệc làm cho người lao động
Sản xuất hàng hoá xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiềulao động vào làm việc tạo ra thu nhập ổn định, tạo ra ngoại tệ để nhập khẩunguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng hoá, đáp ứng nhu cầu thị trường
Khi tham gia vào kinh doanh quốc tế tất yếu sẽ đặt các doanh nghiệpvào một môi trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó nếu muốn tồn tại và pháttriển được thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chấtlượng, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm Đây sẽ là một nhân tố thúcđẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 8II NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MÂY TRE ĐAN
1 Nội dung của hoạt động xuất khẩu
Chúng ta đều biết rằng, xuất khẩu là việc bán sản phẩm hàng hoá sảnxuất trong nước ra thị trường nước ngoài So với hoạt động buôn bán trongnước thì nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố phức tạp hơn do phải thựchiện trong môi trường kinh doanh quốc tế Vì vậy, nó được tổ chức thực hiệnvới nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu: từ nghiên cứu thị trường nước ngoài, lựachọn hàng hoá xuất khẩu, giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng, tổ chức thựchiện hợp đồng cho đến khi hàng hoá đến cảng và chuyển giao quyền sở hữucho người mua, hoàn thành thủ tục thanh toán Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ đềuphải nghiên cứu kỹ lưỡng và đặt trong mối quan hệ lẫn nhau, tranh thủ nắmbắt được các lợi thế nhằm đảm bảo xuất khẩu đạt hiệu quả cao nhất
1.1 Nghiên cứu thị trường quốc tế
Có thể nói, đây là hoạt động đầu tiên cần tiến hành hết sức cẩn thận,chu đáo Nghiên cứu thị trường tốt tạo khả năng cho các nhà kinh doanhnhận ra được quy luật vận động của từng loại hàng hoá cụ thể thông qua sựbiến đổi nhu cầu cung cấp và giá cả hàng hoá đó trên thị trường, giúp cho họgiải quyết được những vấn đề thực tiễn kinh doanh, theo yêu cầu thị trường,khả năng tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của hàng hoá
Công việc này bao gồm:
a) Nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới:
Thị trường là một phạm trù khách quan gắn liền với sản xuất và lưuthông hàng hoá, ở đâu có sản xuất và lưu thông hàng hoá thì ở đó có thịtrường
Nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới phải bao gồm việc nghiên cứutoàn bộ quá trình sản xuất của một ngành sản xuất cụ thể, tức là việc ngiêncứu không chỉ giới hạn ở lĩnh vực lưu thông mà cả ở lĩnh vực sản xuất, phânphối và tiêu dùng hàng hoá Những biến đổi trong quá trình tái sản xuất của
Trang 9một ngành sản xuất hàng hoá cụ thể được biểu hiện tập trung trong lĩnh vựclưu thông hàng hoá đó
Nghiên cứu thị trường hàng hoá nhằm đem lại sự hiểu biết về quy luậtvận động của chúng Mỗi thị trường hàng hoá cụ thể có quy luật vận độngriêng, quy luật đó được thể hiện qua những biến đổi nhu cầu, cung cấp vàgiá cả hàng hoá trên thị trường, nắm chắc các quy luật của thị trường hànghoá để vận dụng giải quyết hàng loạt các vấn đề của thực tiễn kinh doanhliên quan ít nhiều đến vấn đề thị trường như thái độ tiếp thu của người tiêudùng, yêu cầu của thị trường đối với hàng hoá các ngành tiêu thụ mới, cáchình thức và biện pháp thâm nhập thị trường
Trong nghiên cứu thị trường thế giới, đặc biệt khi muốn kinh doanhxuất khẩu thành công, điều không thể thiếu được là phải nhận biết sản phẩmxuất khẩu có phù hợp với thị trường và năng lực của doanh nghiệp haykhông
Muốn vậy, ta phải xác định các vấn đề sau:
- Thị trường cần mặt hàng gì?
- Tình hình tiêu dùng mặt hàng đó như thế nào?
- Mặt hàng ở thời kỳ nào của chu kỳ sống?
- Tình hình sản xuất mặt hàng đó như thế nào?
- Tỷ suất ngoại tệ của mặt hàng đó?…
b) Dung lượng thị trường và các yếu tố ảnh hưởng:
Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hoá được giao dịch trênmột phạm vi thị trường nhất định Nhưng nó không xác định mà thay đổitình hình theo những nhân tố tổng hợp theo những giai đoạn nhất định Cóthể chia làm ba nhóm nhân tố ảnh hưởng đối với dung lượng thị trường
+Nhóm 1: Các nhân tố làm cho dung lượng thị trường biến đổi có tính
chất chu kỳ như sự vận động của tình hình kinh tế của các nước trên thế giới,đặc biệt là các nước phương Tây, tính chất thời vụ trong quá trình sản xuất,phân phối và lưu thông hàng hoá
Trang 10+Nhóm 2: Các nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến sự biến đổi của dung
lượng thị trường như tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, các biện pháp,các chế độ chính sách của Nhà nước, thị hiếu, tập quán của người tiêu dùng
và ảnh hưởng của hàng hoá thay thế…
+Nhóm 3: Các nhân tố ảnh hưởng tạm thời tới dung lượng thị trường.
Nhóm nhân tố này có thể kể ra như: hiện tượng đầu cơ trên thị trường gây ranhững biến đổi về cung cầu, bão lụt hạn hán… cũng có thể gây ra nhữngbiến đổi về cung cầu đối với những loại hàng hoá nhất định
Như vậy, khi nghiên cứu thị trường các loại hàng hoá khác nhau phảicăn cứ vào đặc điểm của chúng để đánh giá đúng ảnh hưởng của các nhân tố,xác định nhân tố chủ yếu có ý nghĩa quyết định tới xu hướng vận động củathị trường trong giai đoạn hiện tại và tương lai Đặc biệt, trong kinh doanhquốc tế nói chung và kinh doanh xuất khẩu nói riêng, việc nắm vững dunglượng thị trường giúp cho các nhà kinh doanh cân nhắc để đề ra những quyếtđịnh kịp thời chính xác, nhanh chóng chớp lấy thời cơ, nhằm đạt được hiệuquả cao nhất trong kinh doanh
Cùng với việc nghiên cứu dung lượng thị trường, người kinh doanhcòn phải nắm được nhiều thông tin khác như: tình hình kinh doanh các mặthàng đó trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh của mình Quan trọng hơnnữa là phải nắm và hiểu được các điều kiện chính trị, luật pháp, văn hoá, tậpquán buôn bán ở từng khu vực để có thể hoà nhập với thị trường, nhằm giảmtối đa những sơ xuất trong giao dịch kinh doanh
c) Lựa chọn đối tác buôn bán:
Mục đích của hoạt động này là lựa chọn bạn hàng sao cho công táckinh doanh an toàn và có lợi Nội dung cần thiết để nghiên cứu lựa chọn đốitác bao gồm:
- Quan điểm kinh doanh của thương nhân đó
- Lĩnh vực kinh doanh của họ
- Khả năng vốn và cơ sở vật chất của họ
- Uy tín và mối quan hệ trong kinh doanh của họ
Trang 11- Những người được uỷ quyền và phạm vi chịu trách nhiệm của họđối với nghĩa vụ của công ty.
Lựa chọn đối tác giao dịch để xuất khẩu tốt nhất nên chọn nhữngngười nhập khẩu trực tiếp, hạn chế các hoạt động trung gian vì nó chỉ thíchhợp khi thâm nhập thị trường mới, mặt hàng mới… cần nắm bắt các thôngtin thị trường Có thể nói, việc lựa chọn đối tác giao dịch có căn cứ khoa học
là điều kiện quan trọng để thực hiện thắng lợi các hoạt động mua bán trongthương mại quốc tế Song việc lựa chọn đối tác giao dịch cũng tuỳ thuộc mộtphần vào kinh nghiệm của người nghiên cứu và truyền thống trong mua báncủa mình
d) Nghiên cứu giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới:
Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đồng thời biểu hiệnmột cách tổng hợp các hoạt động kinh tế, các mối quan hệ kinh tế trong nềnkinh tế quốc dân như: quan hệ cung cầu hàng hoá, tích luỹ tiêu dùng…giá cảluôn gắn liền với thị trường và chịu tác động của nhiều nhân tố Trong kinhdoanh quốc tế, giá cả thị trường càng trở nên phức tạp do buôn bán ở cáckhu vực khác nhau, thời gian dài hơn, hàng vận chuyển qua nhiều nước vớicác chính sách thuế khác nhau Để thích ứng với sự biến động của thịtrường, các nhà kinh doanh tốt nhất là thực hiện định giá linh hoạt, phù hợpvới mục đích cơ bản của doanh nghiệp
Thông thường việc định giá dựa vào:
- Giá thành sản xuất sản phẩm
- Sức mua và nhu cầu của người tiêu dùng
- Giá cả các hàng hoá cạnh tranh
Ngoài ra các doanh nghiệp còn phải xem xét đến các quy định củachính phủ nước chủ nhà và nước xuất khẩu để có thể định giá sản phẩm đápứng đòi hỏi của các quy định này
Khi định giá cần tuân thủ các bước:
- Bước 1: Phân tích chi phí
- Bước 2: Phân tích, dự đoán thị trường
Trang 12- Bước 4: Lựa chọn giá tối đa.
- Bước 5: Xác định cơ cấu giá
- Bước 6: Báo giá cho khách hàng
Nghiên cứu giá cả được coi là vấn đề chiến lược vì nó ảnh hưởng trựctiếp tới sức tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp Định giá đúng sẽ đem lạithắng lợi cho nhà xuất khẩu, tránh cho họ những rủi ro và thua lỗ
e) Thanh toán trong thương mại quốc tế:
Thanh toán quốc tế là một khâu rất quan trọng trong kinh doanh xuấtnhập khẩu hàng hoá Hiệu quả kinh tế trong kinh doanh xuất khẩu phầnnhiều nhờ vào sự lựa chọn phương thức thanh toán Thanh toán là bước đảmbảo cho người xuất khẩu thu được tiền và người nhập khẩu nhận được hàng
Thanh toán quốc tế có thể hiểu đó là việc chi trả những khoản tiền tệ,tín dụng có liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hoá đã được thoả thuậntrong hợp đồng kinh tế Trong xuất khẩu hàng hoá việc thanh toán phải xemxét đến các vấn đề:
- Tiền tệ trong thanh toán quốc tế: Việc sử dụng tiền tệ nào được hai
bên thoả thuận và được ghi rõ trong hợp đồng Đồng tiền đượcchọn thường là tiền tệ có khả năng chuyển đổi cao và ổn định.Ngoài ra còn cần phải xác định tỷ giá dùng trong thanh toán vàthời điểm xác định tỷ giá để tránh được những rủi ro và tranh chấp
có thể xảy ra sau này
- Địa điểm thanh toán: Có thể ở nước người nhập khẩu hoặc ở nước
người xuất khẩu hoặc ở nước thứ ba Nhưng trong thực tế việc xácđịnh địa điểm thanh toán là do sự so sánh lực lượng giữa hai bênquyết định, đồng thời cũng còn thấy rằng dùng đồng tiền thanhtoán của nước nào thì địa điểm thanh toán thương ở nước ấy
- Thời hạn thanh toán: Trong thanh toán quốc tế, điều kiện thời hạn
thanh toán trong các nghiệp vụ ngoại thương là phức tạp hơn cả,thường theo các cách sau: thanh toán trước khi giao hàng( CBD ),thanh toán khi giao hàng( COD ), thanh toán ngay sau khi giao bộchứng từ (CAD), thanh toán sau khi giao hàng… tuỳ thuộc vào
Trang 13mối quan hệ làm ăn giữa các bên và điều kiện của người bán cũngnhư người mua mà có thể chọn một trong các cách đó hay cũng cóthể vận dụng kết hợp các kiểu thanh toán đó.
- Phương thức thanh toán: tức là chỉ người bán dùng cách nào để
thu tiền về, người mua dùng cách nào để trả tiền Trong buôn bán,người ta có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau
để thu tiền về hoặc trả tiền, nhưng xét cho cùng việc lựa chọnphương thức nào cũng đều xuất phát từ yêu cầu của người bán làthu tiền nhanh, đầy đủ, đúng và yêu cầu của người mua là nhậphàng đúng số lượng, chất lượng, đúng hạn Các phương thức thanhtoán thường dùng trong ngoại thương gồm:
+ Phương thức chuyển tiền: là phương thức mà trong đó khách
hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một
số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) ở mộtđịa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàngyêu cầu Có thể chuyển tiền bằng điện, bằng thư…
+ Phương thức ghi sổ: Người bán mở một tài khoản( hoặc một
quyển sổ) để ghi nợ người mua sau khi người bán đã hoànthành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ( tháng, quý,năm) người mua trả tiền cho người bán
+ Phương thức nhờ thu: Người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ
giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ cho khách hàng thì uỷthác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên
cơ sở hối phiếu của người bán lập ra Nhờ thu có hai loại là nhờthu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ
+ Phương thức tín dụng chứng từ: là một sự thoả thuận, trong
đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầucủa khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng)sẽ trả một sốtiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiền củathư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát
Trang 14hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định
1.2 Lập phương án kinh doanh
Trên cơ sở những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu thịtrường, đơn vị kinh doanh lập phương án kinh doanh cho mình Phương ánnày là kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới những mục tiêuxác định trong kinh doanh Việc xây dựng phương án này bao gồm:
+ Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân, phác hoạ bức tranhtổng quát về hoạt động kinh doanh và những thuận lợi khó khăn
+ Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh
Sự lựa chọn này phải có tính thuyết phục trên cơ sở phân tích tình hình cóliên quan
+ Đề ra mục tiêu cụ thể: khối lượng, giá bán, thị trường xuất khẩu Đề
ra và thực hiện các biện pháp để đạt được mục tiêu đó Những biện pháp nàybao gồm : đầu tư vào cải tiến bao bì, ký kết hợp đồng kinh tế, quảng cáo,tham gia hội chợ quốc tế, mở rộng đại lý…
+ Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh thông qua cácchỉ tiêu chủ yếu như: Tỷ suất ngoại tệ, thời gian hoàn vốn, tỷ suất doanh lợi,điểm hoà vốn…
1.3 Nguồn hàng cho xuất khẩu
Nguồn hàng xuất khẩu là toàn bộ hàng hoá của một công ty hoặc mộtđịa phương, một vùng hoặc toàn bộ đất nước có khả năng và bảo đảm điềukiện xuất khẩu được Khi nói đến nguồn hàng cho xuất khẩu phải gắn vớimột địa danh cụ thể, không thể nói đến một nguồn hàng chung chung, khôngphải là của ai, có đảm bảo chất lượng quốc tế hay không Do vậy, khôngphải toàn bộ khối lượng hàng hoá của một đơn vị, một công ty, một địa
Trang 15phương, một vùng đều là nguồn hàng cho xuất khẩu mà chỉ một phần hànghoá đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu mới là nguồn hàng cho xuất khẩu.Một nguồn hàng xuất khẩu mạnh là rất quan trọng đối với doanh nghiệp hoạtđộng kinh doanh xuất khẩu vì nó góp phần đáp ứng kịp thời, chính xác nhucầu thị trường, thực hiện đúng hợp đồng với chất lượng tốt Vì vậy, côngviệc tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là một công việc rất quan trọng đối vớimỗi doanh nghiệp.
Để tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, các doanh nghiệp có thể đầu tư trựctiếp hoặc gián tiếp cho sản xuất, có thể là thu gom hoặc có thể ký kết hợpđồng mua với các chân hàng, các đơn vị sản xuất Tuỳ theo đặc điểm củangành hàng mà người ta có thể tự sản xuất hoặc ký hợp đồng mua kết hợpvới việc hướng dẫn kỹ thuật
Công tác thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu bao gồm các côngđoạn:
- Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu: là nghiên cứu khả năng cung cấp
hàng xuất khẩu trên thị trường như thế nào? Khả năng cung cấp hàng đượcxác định bởi nguồn hàng thực tế và nguồn hàng tiềm năng Nguồn hàng thực
tế là nguồn hàng đã có và đang sẵn sàng đưa vào lưu thông Với nguồn hàngnày chỉ cần thu mua, phân loại, bao gói là có thể xuất khẩu được Nguônghàng tiềm năng là nguồn hàng chưa xuất hiện, nó có thể xuất hiện hoặckhông xuất hiện trên thị trường Đối với nguồn hàng này các doanh nghiệpngoại thương phải có đầu tư, có đơn hàng, có hợp đồng kinh tế…thì ngườisản xuất mới tiến hành sản xuất
Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu là nhằm xác định chủng loại mặthàng, kích cỡ, mẫu mã, công dụng, chất lượng, giá cả, thời vụ, những đặcđiểm riêng của từng loại mặt hàng
Mặt khác, nghiên cứu nguồn hàng phải xác định được giá cả trongnước của hàng hoá so với gia cả quốc tế Sau khi đã tính đủ chi phí vào giáthu mua như chi phí thu mua hàng, vận chuyển, bao gói, phân loại thì lợinhuậnthu về là bao nhiêu
Trang 16Cuối cùng, việc nghiên cứu nguồn hàng phải nắm được chính sáchquản lý của Nhà nước về mặt hàng đó Mặt hàng đó có được phép xuất khẩuhoặc có chính sách khuyến khích xuất khẩu hay không Trong thực tế cácchính sách này có thể thay đổi do vậy, công tác dự báo có ý nghĩa hết sứcquan trọng.
- Tổ chức hệ thống thu mua hàng cho xuất khẩu
Hệ thống thu mua bao gồm mạng lưới các đại lý, hệ thống kho hàng ởcác địa phương, các khu vực có mặt hàng thu mua Hệ thống thu mua phảigắn với các phương án vận chuyển hàng hoá, với điều kiện giao thông củacác địa phương Sự phối hợp nhịp nhàng giữa thu mua và vận chuyển là cơ
sở đảm bảo tiến độ thu mua và chất lượng hàng hoá
- Ký kết hợp đồng: Thông thường, các doanh nghiệp ngoại thương
bằng các hoạt động marketing của mình tìm được đối tác nước ngoài có nhucầu về một mặt hàng nào đó mà trong nước có khả năng sản xuất được rồi
ký kết hợp đồng xuất khẩu với họ sau đó mới giao dịch ký hợp đồng với cácnhà sản xuất, các chân hàng để thực hiện hợp đồng ngoại thương Hai hợpđồng này có nhiều điều khoản giống nhau, hợp đồng ngoại thương là cơ sởcho hợp đồng thu mua tạo nguồn
Tuy nhiên trong buôn bán quốc tế không phải lúc nào các doanhnghiệp cũng tìm được khách hàng trước rồi mới tiến hành thu mua tạo nguồnnên các doanh nghiệp có thể chủ động thu mua theo kế hoạch, đồng thời tiếnhành tìm kiếm bạn hàng để tiêu thụ hàng hoá
- Xúc tiến khai thác nguồn hàng xuất khẩu: Sau khi ký kết hợp đồng
với các chân hàng và các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp ngoại thượng phảilập kế hoạch thu mua, tiến hành sắp xếp các phần việc phải làm và chỉ đạocác bộ phận thực hiện kế hoạch
- Tiếp nhận, bảo quản và giao hàng cho xuất khẩu: Phần lớn các hàng
hoá trước khi xuất khẩu đều phải trải qua một số kho để phân loại, đóng góihoặc đợi làm các thủ tục xuất khẩu Bảo quản hàng hoá nhằm giữ gìn hànghoá đủ về số lượng, chất lượng và giảm thiểu các hao hụt mất mát cho hàng
Trang 17xuất khẩu Giao hàng là khâu cuối cùng, khi giao hàng cần quan tâm tới quycách thủ tục giao hàng và phải có đầy đủ giấy tờ, hoá đơn hợp lệ.
1.4 Đàm phán ký kết và thực hiện hợp đồng:
a) Các hình thức đàm phán
Đàm phán là việc bàn bạc trao đổi với nhau về các điều kiện mua bángiữa các nhà doanh nghiệp xuất nhập khẩu để đi đến ký kết hợp đồng.Thường có các hình thức sau:
Đàm phán qua thư tín: ngày nay việc sử dụng hình thức này vẫn làphổ biến để giao dịch giữa các nhà điều kiện xuất khẩu Những cuộc tiếp xúcban đầu thường qua thư tín Ngay cả sau này khi hai bên đã có điều kiện gặp
gỡ trực tiếp thì việc duy trì quan hệ cũng phải qua thư tín Sử dụng thư tín đểgiao dịch đàm phán phải luôn nhớ rằng thư là sứ giả của mình đến với kháchhàng bởi vậy, viết thư, gửi thư cần thể hiện tính lịch sự, chính xác, khẩntrương
Đàm phán qua điện thoại: bằng hình thức này sẽ giảm bớt thời gian,giúp cho các nhà kinh doanh tiến hành đàm phán khẩn trương, kịp thời cơ.Nhưng trao đổi qua điện thoại không có gì làm bằng chứng cho những thoảthuận, quyết định nên sau khi trao đổi bằng điện thoại cần có thủ tục xácnhận nội dung đã đàm phán
Đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp: Đây là hình thức cẩn thận, cótác dụng đẩy nhanh tốc độ giải quyết các vấn đề mà các bên cùng quan tâmtuy nhiên phương pháp này rất tốn kém
Các bước tiến hành đàm phán:
+ Bước 1 : Chào hàng( phát giá )là lời đề nghị ký kết hợp đồng từ phíangười bán đưa ra Trong buôn bán thì chào hàng là việc người xuất khẩu thểhiện ró ý định bán hàng của mình Tuỳ vào loại đơn chào hàng nào màchúng có tính chất pháp lý khac nhau
+ Bước 2: Hoàn giá là một đề nghị mới do bên nhận chào hàng đưa rasau khi đã nhận được đơn chào hàng của bên kia nhưng không chấp nhậnhoàn toàn giá chào hàng Khi hoàn giá thì coi như chào hàng trước đó bị huỷ
Trang 18bỏ Trong kinh doanh quốc tế, mỗi lần giao dịch thường phải qua nhiều lầnhoàn giá mới đi đến kết thúc.
+ Bước 3: Chấp nhận là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện chàohàng mà phía bên kia đưa ra, khi đó tiến hành ký kết hợp đồng
+ Bước 4: Xác nhận: sau khi hai bên đã thoả thuận với nhau về điềukiện giao dịch thì ghi lại tất cả những điều đã thoả thuận gửi cho bên kia Đó
là văn bản có chữ ký của cả hai bên
b) Hợp đồng kinh tế về xuất khẩu hàng hoá:
Sau khi các bên mua và bán tiến hành giao dịch, đàm phán có kết quảthì đi đến lập và ký kết hợp đồng Hợp đồng có quy định rõ ràng và đầy đủquyền hạn và nghĩa vụ của các bên tham gia
Hợp đồng thể hiện bằng văn bản là hình thức bắt buộc đối với cácdoanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của nước ta Đây là hình thức tốtnhất để bảo vệ quyền lợi của cả hai bên và tránh được những biểu hiệnkhông đồng nhất trong ngôn từ hay quan niệm vì các đối tác tham gia thuộccác quốc tịch khác nhau
Các điểm cần lưu ý khi ký kết hợp đồng:
- Hợp đồng cần trình bày rõ ràng, sáng sủa, nội dung phải phản ánhđúng, đầy đủ các vấn đề đã thoả thuận
- Ngôn ngữ dùng trong hợp đồng là thứ ngôn ngữ phổ biến mà haibên cùng thông thạo
- Chủ thể ký kết hợp đồng phải là người có đủ thẩm quyền ký kết
- Hợp đồng nên đề cập đầy đủ các vấn đề về khiếu nại, trọng tài đểgiải quyết tranh chấp nếu có tránh tình trạng tranh chấp kiện tụngkéo dài
c) Thực hiện hợp đồng:
Sau khi hợp đồng đã được ký kết thì đơn vị sản xuất kinh doanh xuấtkhẩu phải thực hiện theo các quy định đã ký kết trong hợp đồng, tiến hànhsắp xếp những phần việc phải làm, ghi thành bảng theo dõi tiến độ thực hiệnhợp đồng, ghi lại những diễn biến kịp thời, những văn bản phát đi và nhận
Trang 19được để xử lý và giải quyết cụ thể Đồng thời phải đảm bảo được quyền lợiquốc gia và lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp.
Trình tự thực hiện hợp đồng xuất khẩu như sau:
2 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác xuất khẩu:
Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường dều có một môitrường kinh doanh nhất định Môi trường kinh doanh có thể tạo ra nhữngthuận lợi cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển, đồng thời nó cũng ảnhhưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất khẩu tham gia kinhdoanh thương mại quốc tế cho nên môi trường kinh doanh phức tạp hơnnhiều so với môi trường trong nước Do đó, có thể nói ngoài yếu tố chủ quan
là trình độ của người tham gia kinh doanh xuất khẩu thì các yếu tố khác ảnhhưởng tới công tác xuất khẩu chủ yếu là các yếu tố thuộc về môi trường kinhdoanh
Dưới đây là một số nhân tố tác động chủ yếu:
Làm thủ tục thanh toán
Giải quyết khiếu nại
Trang 202.1 Các công cụ và chính sách kinh tế vĩ mô:
Mặc dù thương mại quốc tế nói chung đem lại những lợi ích to lớn,nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên hầu hết các quốc gia đều có nhữngchính sách thương mại riêng để thể hiện ý trí và mục tiêu của nhà nước đótrong việc can thiệp và điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế có liênquan đến nền kinh tế quốc gia Để nền kinh tế quốc dân vận hành có hiệuquả thì một chính sách thương mại thích hợp là sự cần thiết Trong lĩnh vựcxuất khẩu những công cụ, chính sách chủ yếu thường được nhà nước sửdụng để điều tiết, quản lý các hoạt động này là:
2.1.1 Thuế quan
Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn
vị hàng xuất khẩu so với mức giá quốc tế nên đem lại bất lợi cho các nhà sảnxuất kinh doanh xuất khẩu vì nó sẽ làm tăng giá thành xuất khẩu, làm giảmsức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Do đó với mục tiêu nhằm đẩy mạnhxuất khẩu hầu hết các mặt hàng thuộc diện khuyến khích xuất khẩu đều cóthuế xuất rất thấp hoặc bằng không Mặt hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàngđược khuyến khích xuất khẩu nên có thuế suất xuất khẩu bằng không
2.1.2 Các công cụ phi thuế quan
Hạn ngạch( quota ) được hiểu là quy định của Nhà nước về số lượng
cao nhất của một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng được phép xuất khẩusang một thị trường nhất định trong một thời gian nhất định thông qua hìnhthức cấp giấy phép
Mục đích của việc sử dụng công cụ hạn ngạch xuất khẩu là nhằmquản lý hoạt động kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả và điều chỉnh các loạihàng hoá xuất khẩu Hơn thế nữa có thể bảo hộ nền sản xuất trong nước, bảo
vệ tài nguyên và cải thiện cán cân thanh toán
Trong khi thuế quan rất linh hoạt, mềm dẻo thì quota lại mang tínhcứng nhắc, cố định lượng hàng hoá xuất khẩu Việc sử dụng hạn ngạch xuấtkhẩu một mặt không mang lại thu nhập cho Chính phủ như thuế quan, mặtkhác hạn ngạch có thể biến một doanh nghiệp trong nước thành một nhà
Trang 21xuất khẩu độc quyền có thể định mức giá cao hay thấp nhằm thu lợi nhuậnlớn nhất Hạn ngạch xuất khẩu được quy định theo mặt hàng, theo nước vàtheo thời gian nhất định Ở Việt Nam hiện nay hạn ngạch xuất khẩu chỉ quyđịnh đối với mặt hàng gạo.
Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm: Các quốc gia đặt ra những tiêu
chuẩn về chất lượng hàng hoá hay về các thông số kỹ thuật quy định chohàng hoá xuất khẩu hay nhập khẩu
Giấy phép xuất khẩu: Nhà nước cấp giấy phép xuất khẩu cho các
doanh nghiệp ránh việc xuất khẩu lung tung…
2.1.3 Trợ cấp xuất khẩu: là những ưu đãi tài chính mà Nhà nước
dành cho người xuất khẩu khi họ bán được hàng hoá ra thị trường nướcngoài Mục đích của sự trợ cấp xuất khẩu là giúp cho nhà xuất khẩu tăng thunhập, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu và do đó đẩymạnh được xuất khẩu Có hai loại trợ cấp xuất khẩu: gián tiếp và trực tiếp
- Trợ cấp xuất khẩu trực tiếp như: áp dụng thuế xuất ưu đãi đối vớihàng xuất khẩu, miễn hoặc giảm thuế đối với các nhà xuất khẩu đểsản xuất hàng xuất khẩu… Cho các nhà xuất khẩu được hưởng cácgiá ưu đãi các đầu vào sản xuất như điện, nước, vận tải, thông tinliên lạc, trợ giá xuất khẩu
- Trợ cấp xuất khẩu gián tiếp như: dùng ngân sách Nhà nước để giớithiệu, triển lãm, quảng cáo, tạo điều kiện thuận lợi cho các giaodịch xuất khẩu hoặc Nhà nước giúp đỡ kỹ thuật và đào tạo chuyêngia
Mức độ trợ cấp phụ thuộc vào: chính sách của Nhà nước đối với từngmặt hàng và mức độ cạnh tranh trên thị trường Trợ cấp xuất khẩu trực tiếp
có xu hướng bị thu hẹp do sự đấu tranh giữa các Chính phủ có quan hệ buônbán với nhau Ngược lại, trợ cấp gián tiếp có xu hướng tăng lên và thườngđược che dấu
2.1.4 Tỷ giá và các chính sách đòn bẩy có liên quan nhằm đẩy mạnh xuất khẩu:
Trang 22Đây là nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến quy mô và cơ cấu mặt hàngxuất khẩu Một chính sách tỷ giá hối đoái thuận lợi cho xuất khẩu là chínhsách duy trì tỷ giá tương đối ổn định và ở mức thấp Kinh nghiệm của cácnước đang phát triển thực hiện chiến lược xuất khẩu( sản xuất hướng về xuấtkhẩu )cũng như ở Việt Nam trong thời gian qua là phải tiến hành phá giáthường kỳ để đạt được mức tỷ giá cân bằng được thị trường chấp nhận vàsau đó duy trì tỷ giá tương quan với chi phí và giá cả đang bị lạm phát trongnước.
Bên cạnh đó, nếu Chính phủ muốn các nhà sản xuất kinh doanh hướng
ra thị trường thế giới thì phải giảm bớt sức hấp dẫn tương đối của việc sảnxuất cho thị trường nội địa Điều này đòi hỏi phải giảm thuế quan có tínhchất bảo hộ đối với các ngành công nghiệp được ưu đãi và tránh quy địnhhạn ngạch số lượng nhập khẩu, các nhà sản xuất kinh doanh thường đầu tưvào lĩnh vực có lợi nhuận sản xuất thay thế nhập khẩu phải giữ ở mức độphù hợp với lợi nhuận xuất khẩu Điều này có nghĩa là bảo hộ bằng thuếquan không được cao hơn mức trợ cấp xuất khẩu và cũng phải thấp nhất đốivới các mặt hàng
Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì chính sách đẩymạnh xuất khẩu phải duy trì giá cả tương đối của các yếu tố sản xuất trongnước ở mức độ phản ánh sự khan hiếm của chúng Nguyên tắc cơ bản là xuấtkhẩu những mặt hàng sử dụng nhiều nhất yếu tố sxcó sẵn của nền kinh tế
Để đảm bảo cho các doanh nghiệp thuộc bất cứ thành phần kinh tế nào củanền kinh tế quyết định đầu tư hay sản xuất phù hợp với nguyên tắc đó thì giá
cả tương đối họ trả cho lao động, vốn, đất đai không được quá chênh lệchvới giá được hình thành bởi những lực lượng thị trường cạnh tranh trên cơ
sở quan hệ cung cầu các nguồn lực đó
2.1.5 Chính sách đối với cán cân thanh toán quốc tế và cán cân thương mại:
Trong hoạt động thương mại quốc tế giữ vững được cán cân thanhtoán và cán cân thương mại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng góp phần cungr cốnền độc lập và tăng trưởng kinh tế nhanh Tuy nhiên để giữ có cán cân thanh
Trang 23toán quốc tế cân bằng không có nghĩa là hạn chế nhập khẩu, cấm nhập khẩuhoặc vay vốn Cân bằng theo kiểu đó là cân bằng tiêu cực Vấn đề đặt ra làNhà nước phải có chính sách thích hợp để khuyến khích các tổ chức và cánhân tham gia làm hàng xuất khẩu với chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh vớithị trường quốc tế.
Song song với việc đó là mở rộng quy mô xuất khẩu là đa dạng hoácác mặt hàng xuất khẩu teong đó chú trọng đến những mặt hàng xuất khẩuchủ lực Có như vậy, quốc gia mới có thể giảm dần nhập siêu, tiến tới cânbằng xuất nhập khẩu Như vậy, vô hình chung việc giữ cân bằng cán cânthanh toán và cán cân thương mại đã chứa đựng những yếu tố thúc đẩy hoạtđộng xuất khẩu của một quốc gia
2 Các quan hệ kinh tế quốc tế:
Trong hoạt động kinh doanh quốc tế, các mối quan hệ kinh tế quốc tế
có tác động và ảnh hưởng cực kỳ mạnh mẽ Đối với hoạt động xuất khẩucũng vậy,, khi xuất khẩu hàng hoá sang một nước nào đó tức là đưa hànghoá thâm nhập vào một thị trường quốc gia khác, người xuất khẩu thườngphải đối mặt với những rào cản như thuế thu nhập hay sự phân biệt đối sửvới cá nhà kinh doanh nước ngoài, các tiêu chuẩn sản phẩm mang tính chấtphân biệt đối sử với hàng nước ngoài… và đặc biệt là hạn ngạch nhập khẩu.Các rào cản này là chặt chẽ hay nới lỏng phụ thuộc chủ yếu vào quan hệkinh tế song phương giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu
Trong khi đó, với xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế như hiện naynhiều liên minh kinh tế ở mức độ khác nhau được hình thành, nhiều hiệpđịnh thương mại song phương, đa phương giữa các nước các khối kinh tếcũng đã được ký kết với mục tiêu là giảm bớt thuế quan giữa các nước thamgia, giảm giá cả và thúc đẩy hoạt động thương mại trong khu vực và toàn thếgiới Nếu một quốc gia tham gia vào liên minh kinh tế và những hiệp địnhthương mại ấy thì đó sẽ là tác nhân tích cực đẩy mạnh hoạt động xuất khẩucủa một quốc gia Bằng không chính nó sẽ trở thành rào cản đối với việctham nhập thị trường nước ngoài của hàng hoá nước đó
Trang 24Tóm lại, có được những mối quan hệ kinh tế quốc tế mở rộng, bềnvững và tốt đẹp sẽ tạo tiền đề thuận lợi cho việc đẩy mạnh hoạt động xuấtkhẩu của một quốc gia Để làm được điều đó các quốc gia cần tăng cườngtham gia vào các liên minh kinh tế khu vực cũng như quốc tế và ký kết cáchiệp định thương mại song phương cũng như đa phương với các quốc giakhác.
2.3 Các yếu tố khoa học công nghệ
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trong thời gianqua, nhiều công nghệ tiên tiến đã ra đời tạo ra các cơ hội, nhưng cũng gâynên những nguy cơ đối với tất cả các ngành nghề nói chung và các đơn vịkinh doanh hàng xuất khẩu nói riêng
Đối với các lĩnh vực sản xuất hàng xuất nhập khẩu, việc nghiên cứu
và đưa vào ứng dụng các công nghệ mới, các thành tựu mới của khoa học kỹthuật sẽ giúp các đơn vị sản xuất tạo ra được nhiều sản phẩm hơn với chấtlượng cao hơn, giá thành rẻ hơn, hợp thị hiếu tiêu dùng hơn Nhờ đó mà sứccạnh tranh của sản phẩm được nâng cao và lợi nhuận thu được cũng cao hơn
Bên cạnh đó, khoa học công nghệ còn tác động tới các lĩnh vực nhưvận tải hàng hoá, bảo quản hàng hoá, ngân hàng tài chính… làm cho các lĩnhvực này ngày càng được mở rộng và phát triển góp phần thúc đẩy xuất khẩu.Hơn nữa, ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, thương mạiđiện tử đã giúp xoá bỏ sự ngăn cách về lãnh thổ, về thời gian nên các giaodịch thương mại diễn ra rất nhanh chóng, thuận lợi và bớt tốn kém
2.5 Điều kiện chính trị, xã hôi và quân sự
Sự ổn định hay bất ổn định về chính trị, xã hội cũng là những nhân tốảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh và kết quả kinh doanh của doanhnghiệp.Hệ thống chính trị và các quan điểm về chính trị, xã hội suy cho cùngđều trực tiếp tác động đến phạm vi, lĩnh vực hay mặt hàng, đối tác kinhdoanh Chẳng hạn các cuộc xung đột lớn nhỏ về quân sự trong nội bộ quốcgia và giữa các quốc gia sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn về các mặt hàng sảnxuất Cụ thể là xung đột quân sự đã phá vỡ những quan hệ kinh doanh truyềnthống, làm thay đổi hệ thống vận tải và chuyển hướng sản xuất tiêu dùng
Trang 25sang phục vụ chiến tranh Chính việc chuyển snag phục vụ chiến tranh đãlàm gián đoạn hoạt động xuất khẩu do các điều kiện sản xuất thay đổi vàquan hệ giữa các quốc gia bị xấu đi dần dần tạo nên hàng rào vô hình ngăncản hoạt động kinh doanh quốc tế.
Trang 26CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MÂY TRE ĐAN Ở UNIMEX HÀ TÂY
I KHÁI QUÁT VỀ UNIMEX HÀ TÂY
1 Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây là doanh nghiệp Nhà nước do Uỷ bannhân dân tỉnh Hà Tây quyết định thành lập có nhiệm vụ: tổ chức sản xuất,kinh doanh xuất nhập khẩu trong các lĩnh vực tư liệu sản xuất và tư liệu tiêudùng
Công ty có tư cách pháp nhân do Uỷ ban nhân dân ra quyết định thànhlập doanh nghiệp số 471/QĐ-UB ngày 01 tháng 12 năm 1992
- Tên bằng tiếng việt: Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây
- Tên giao dịch tiếng Anh:
HA TAY IMPORT- EXPORT COMPORATION
- Công ty có trụ sở chính tại: 16A Trần Đăng Ninh thị xã Hà Đôngtỉnh Hà Tây
Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây tiền thân là Chi sở ngoại thương củahai tỉnh Hà Đông và Sơn Tây được thành lâpj tháng 8 năm 1951
Ngày 07/01/1961: Bộ ngoại thương quyết định thành lập Công ty liêndoanh hàng xuất khẩu tỉnh Hà Đông Đến tháng 06/1965 thì đổi tên thànhCông ty kinh doanh hàng xuất khẩu tỉnh Hà Tây
Năm 1976 do sát nhập hai tỉnh Hà Tây và Hoà Bình thành tỉnh HàSơn Bình nên công ty xuất nhập khẩu Hà Tây sát nhập với công ty xuất nhậpkhẩu Hoà Bình thành liên hiệp Công ty xuất nhập khẩu Hà Sơn Bình
Tháng 09/1991 tách tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh Hoà Bình và HàTây Liên hiệp công ty xuất nhập khẩu Hà Sơn Bình được bàn giao các công
ty thu mua hàng xuất khẩu các huyện thuộc tỉnh Sơn Tây cũ do Hà Nội bàngiao và đổi tên thành Công ty xuất nhập khẩu tỉnh Hà Tây trực thuộc sởThương Mại
Kể từ khi thành lập công ty đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầmnhưng dù ở giai đoạn nào công ty vẫn không ngừng phấn đấu hoàn thành và
Trang 27hoàn thành vượt mức kế hoạch của Nhà nước giao trong từng giai đoạn lịchsử.
Từ khi thành lập cho đến năm 1985, đây là thời kỳ bao cấp, Chính phủ
ta và Chính phủ Liên Xô ký kết Hiệp định thương mại, sau đó ký kết với cácnước khác trong phe xã hội chủ nghĩa và các nước không liên kết Chứcnăng nhiệm vụ của công ty là thu mua hàng hoá vật tư theo kế hoạch cungứng cho các Tổng công ty thuộc Bộ thực hiện hiệp định ký kết với các nước
Từ năm 1981 đến 1985 nhiệm vụ chính vẫn là tổ chức thu gom vật tư,hàng hoá cung ứng cho các Tổng công ty Trung ương theo kế hoạch, giámua, phí và lãi định mức do các Tổng công ty quy định, được nhận trở lạivật tư hàng hoá nhập khẩu do Bộ ngoại thương phân phối theo giá bao cấp,giá trị ngoại tệ năm sau cao hơn năm trước từ 10% đến 30% Năm 1980 đạt1,47 triệu rúp, năm 1985 đạt 8,5 triệu rúp bằng 5,8 lần so với năm 1980
Trong 3 năm( 1983-1985 )nhập khẩu 5,85 triệu RUP/USD cung cấpcho nông dân 8,531 tấn đạm urê, nhập 60 tấn rayon và go chải dệt lụa trị giá252.000USD…
Trong thời kỳ này hợp tác xã thủ công phát triển, nhiều ngành nghềmới được mở rộng ở nông thôn thu hút hàng chục vạn lao động thủ côngchuyên nghiệp và người lao động nông nghiệp, tận dụng thời gian nông nhàntham gia sản xuất hàng xuất khẩu như dệt lụa Vạn Phúc và La Khê, thêu ren
ở Thường Tín, Phú Xuyên, Thanh Oai…, thảm len ở Sài Sơn, Cát Quế,Dương Liễu… mây tre đan ở Phú Vinh, Trương yên, Quảng Bị, PhúNghĩa…các mặt hàng sơn mài, khảm điêu khắc ở Chuyên Mỹ, Bình Minh,Vạn Điển…
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công ty luôn phấn đấu hoàn thànhxuất sắc kế hoạch, đạt được nhiều thành tích, năm 1987 được vinh dự đónnhận huân chương lao động hạng 3
Từ năm 1986 đến nay, thực hiện chủ trương đường lối đổi mới kinh tếcủa Đảng và Nhà nước công ty xuất nhập khẩu Hà Tây cũng chuyển mình vàtừng bước đi lên
Trang 28Trong 4 năm đầu 1986-1989, kim ngạch xuất nhập khẩu của công tytăng bình quân từ 11%-14%/năm, các mặt hàng thảm len, mỹ nghệ, mây tređan vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng hàng năm của thời kỳ trước đó Cácmặt hàng nông sản xuất khẩu tăng nhanh.
Trong 3 năm 1990-1992 đây là giai đoạn khó khăn nhất về kim ngạchxuất nhập khẩu, giá trị kim ngạch giảm sút, cán bộ cônng nhân viên không
đủ việc làm, các hợp tác xã và tổ hợp tan vỡ, đời sống thợ thủ công lâm vàotình cảnh khó khăn, nguyên nhân là do:
+ Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, thị trường quen thuộc bị mất,thị trường mới chưa có
+ Từ cơ chế quản lý kế hoạch tập trung bao cấp chuyển đổi sang cơchế thị trường, cán bộ đảng viên nhận thức về cơ chế thị trường không đầy
đủ, tổ chức quản lý vận hành theo cơ chế thị trường chưa theo kịp với sựbiến đổi nhanh chóng của nền kinh tế
Từ năm 1993 đến nay đã mở rộng quan hệ buôn bán với trên 30 nước,kim ngạch xuất nhập khẩu từng bước phát triển, tốc độ tăng bình quân làtrên 15%/năm
Thực hiện nghị định 338 của Chính phủ, công ty xuất nhập khẩu HàTây là một đơn vị kinh doanh, hạch toán độc lập với số vốn năm 1992 là3,927 tỷ đồng, trong đó vốn cố định là 2,599 tỷ và vốn lưu động là 1,285 tỷđồng
2 Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
Trang 29+ Các văn phòng đại diện ở các tỉnh và nước ngoài.
- Các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh trong công ty:
+ Các phòng nghiệp vụ kinh doanh
+ Xí nghiệp tơ thảm thêu xuất khẩu
+ Các trạm kinh doanh
+ Các chi nhánh
Sơ đồ:
Chú thích: Quan hệ chỉ đạo trực tiếp.
Quan hệ chỉ đạo phối hợp
2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong bộ máy:
Giám đốc, Phó giám đốc do Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm để thaymặt Nhà nước điều hành toàn bộ hoạt động của công ty Có trách nhiệmquản lý và sử dụng tài sản, tiền vốn đưa vào sản xuất kinh doanh có hiệuquả Tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhànước tại công ty, thường xuyên chăm lo bồi dưỡng giáo dục đào tạo đội ngũcán bộ công nhân viên chức, chăm lo việc làm, đời sống của cán bộ công
Giám đốc
Phòng TCHC
Phòng
Kế toán
V.phòng đại diện
Trang 30+ Giám đốc là người đại diện cho công ty trước pháp luật Giám đốc
là người chịu trách nhiệm chính về mọi công việc tổ chức và điều hành công
ty Trực tiếp phụ trách phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Kế toán tài chính,phòng Tổ chức hành chính, các phòng nghiệp vụ kinh doanh và xí nghiệp tơthảm thêu xuất khẩu
+ Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc
phân công trực tiếp phụ trách điều hành các chi nhánh, các trạm và tham giachỉ đạo kinh doanh các mặt hàng có tính thời vụ, giá trị lớn
Các phòng ban của công ty có chức năng nhiệm vụ sau:
+ Phòng kế hoạch thị trường:
- Xây dựng định hướng phát triển kinh doanh dài hạn( 5 năm- 10năm ) của toàn công ty
- Tổng hợp kế hoạch quý, năm của các đơn vị trực tiếp kinh doanh
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và phối hợp với phòng kếtoán tài chính giám sát việc sử dụng vốn của các đơn vị thành viên
- Kiểm tra các hợp đồng kinh tế, thẩm định các phương án sản xuấtkinh doanh, đề xuất ý kiến với giám đốc, kiểm tra thẩm định thời gian khôngquá 2 ngày kể từ khi nhận được hợp đồng và phương án các đơn vị gửi đến
- Chịu trách nhiệm liên đới khi xảy ra kinh doanh thua lỗ hoặc thấtthoát vốn do yếu tố chủ quan gây ra
- Thanh toán tiền hành với bạn hàng trong nước và nước ngoài
- Giám sát việc sử dụng vốn của các đơn vị, đôn đốc thu hồi vốn,lãi tiền vay
- Lựa chọn phương án hạch toán phù hợp và hướng dẫn kế toáncác đơn vị trong công tác hạch toán Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báocáo kế toán, thống kê thuế kịp thời chính xác đúng quy định
Trang 31- Kế toán trưởng từng quý báo cáo ban giám đốc tình hình quản lý
sử dụng vốn, các khoản công nợ trong hạn, đến hạn và nợ quá hạn, đề xuấtbiện pháp sử lý
- Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của từng đơn vị và đề xuấtgiám đốc khen thưởng
- Kế toán trưởng liên đới chịu trách nhiệm khi để các đơn vị trựcthuộc sử dụng vốn sai mục đích, làm thất thoát vốn
+Phòng tổ chức hành chính:
*Tham mưu giúp Giám đốc về công tác tổ chức cụ thể
- Xây dựng phương án bố trí sắp xếp cán bộ viên chức toàn công
*Tham mưu giúp Giám đốc về công tác hành chính quản trị cụ thể:
- Xây dựng phương án bảo vệ đảm bảo công tác an ninh trật tự antoàn cơ quan
- Làm tốt công tác văn thư, lưu trữ, quản lý dấu Công ty, dấu chứcdanh
- Quản lý nhà khách, đảm bảo các yêu cầu vật chất cho công tácđiều hành hàng ngày
- Đảm bảo công tác vệ sinh môi trường cơ quan
+Văn phòng đại diện ở các tỉnh:
- Giúp Giám đốc làm công tác tiếp thị Trong một số trường hợpđặc biệt trưởng văn phòng đại diện được giám đốc uỷ nhiệm ký một sốvănbản của Công ty Tổ chức xuất nhập khẩu hàng hoá do tự khai thác được thịtrường đảm bảo có hiệu quả, chấp hành tốt chính sách và các quy định củanhà nước, của địa phương nơi đặt văn phòng đại diện
Trang 32Các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh hoạt động trên nguyên tắckhoán với 3 hình thức:
* Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu có điều kiện( do giám đốc công tygiao)giám đốc công ty khoán các chi phí, 100% lợi tức nộp công ty
* Đối với hàng hoá xuất nhập khẩu do các đơn vị tự khai thác: giámđốc công ty khoán lợi tức phải nộp cho công ty( mức nộp tuỳ theo từng mặthàng )
* Đối với hàng xuất nhập khẩu uỷ thác qua công ty và hàng hoá kinhdoanh nội địa Giám đốc công ty quy định mức lợi tức phải nộp cho công ty( % )tính trên hoa hồng uỷ thác hoặc tính trên doanh số kinh doanh đối vớihàng nội địa
Với sự hoạt động trên nguên tắc khoán, trong phạm vi của mình cácdơn vị có thể tự trực tiếp xuất nhập khẩu, xuất nhập khẩu uỷ thác qua cácđơn vị khác, xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng của đơn vị khác, hợp đồng giacông, kinh doanh mua bán hàng nội địa, nhận đại lý mua bán hàng dưới sựchỉ đạo và giám sát của ban lãnh đạo công ty Tuy vậy,, hàng năm cawn cứvào kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty các đơn vị được giao mộtphần kế hoạch sản xuất kinh doanh đó Điều này cho chúng ta thấy rõ hainhiệm vụ cơ bản của các đơn vị trong công ty là hoàn thành nhiệm vụ sảnxuất kinh doanh do công ty giao và đáp ứng nhu cầu thị trường Đây làhướng đi táo bạo và đúng đắn của công ty nhằm từng bước gắn hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty với thị trường trong điều kiện mới của cơchế thị trường nói chung điều kiện nước ta hiện nay nói riêng và nó phát huytối đa sự năng động, sự sáng tạo của các đơn vị trong công ty Các đơn vịtrực tiếp sản xuất kinh doanh thuộc công ty gồm có:
- Các phòng nghiệp vụ kinh doanh: Công ty hiện có 6 phòng nghiệp
vụ kinh doanh tổng hợp và phòng mây tre đan
- Xí nghiệp tơ thảm thêu xuất khẩu chuyên sản xuất các mặt hàngthảm len, thêu may, quần áo dệt kim… xuất khẩu
- Các trạm Ba Vì, Chương Mỹ…
- Các chi nhánh Lạng Sơn, Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 333 Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
Tuỳ từng giai đoạn lịch sử cũng như tuỳ theo kế hoạch, nhiệm vụ màNhà nước giao cho cũng như sự thay đổi của các chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước trong từng thời kỳ mà công ty có nhiệm vụ cũng nhưquyền hạn khác nhau tương ứng Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ vàquyền hạn của công ty là:
3.1 Nhiệm vụ:
Để thực hiện tốt được chức năng của mình, công ty xuất nhập khẩu HàTây đặt ra cho mình những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh
- Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu thị trường, kiến nghị và đềxuất với Bộ thương mại và Nhà nước các biện pháp giải quyết cácvấn đề vướng mắc trong sản xuất kinh doanh
- Tuân thủ pháp luật Nhà nước về quản lý kinh tế tài chính, quản lýxuất nhập khẩu và đối ngoại Nghiêm chỉnh chấp hành và thựchiện tốt các hợp đồng mua bán ngoại thương cũng như các hợpđồng sản xuất kinh doanh trong nước của công ty
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kết hợp với việc tự tạo
ra nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất, đổi mớitrang thiết bị, tự bù đắp chi phí, tự cân đối giữa xuất và nhập đảmbảo thực hiện sản xuất kinh doanh có lãi và làm tròn nghĩa vụ nộpngân sách Nhà nước
- Quản lý chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị trực thuộcCông ty được chủ động trong sản xuất kinh doanh theo quy chếluật pháp hiện hành của Bộ thương mại và Nhà nước
- Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chấtlượng các mặt hàng do công ty sản xuất, kinh doanh làm tăng sứccạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ
3.2 Quyền hạn:
Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây có các quyền cơ bản sau:
Trang 34- Được chủ động đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bánngoại thương, hợp đồng kinh tế và các văn bản hợp tác liên doanh, liên kết
đã ký với khách hàng trong và ngoài nước thuộc phạm vi hoạt động củacông ty
- Được vay vốn( cả ngoại tệ ), huy động và sử dụng vốn ở trong vàngoài nước nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công tytheo đúng pháp luật hiện hành của Nhà nước
- Được lập các phương án kinh doanh và tiến hành kinh doanh trêncơ
sở tự đảm bảo cân đối thu chi, làm ăn có lãi
- Được liên doanh liên kết, hợp tác sản xuất với các tổ chức Hà Tây và
cá nhân kể cả các đơn vị khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước để đầu tư,khai thác nguyên liệu sản xuất, gia công huấn luyện tay nghề trên cơ sở bìnhđẳng cùng có lợi
- Được lập các văn phòng đại diện, các chi nhánh của công ty ở trongnước cũng như nước ngoài Được quyền tham gia các hoạt động kinh tế, vănhoá của Trung ương như được tham gia hội chợ, triển lãm…
- Được tham dự hội thảo chuyên ngành hoặc các ngành có liên quantới sản xuất hoặc kinh doanh của công ty Được phép đóng góp ý kiến đểhoàn thiện công tác quản lý kinh tế của Nhà nước Được cử cán bộ côngnhân viên của công ty đi học tập, công tác ngắn hạn hoặc dài hạn ở trong vàngoài nước hoặc được mời nước ngoài về Việt Nam làm việc theo quy chếcủa Bộ, hiểu được những nhiệm vụ và quyền hạn cũng như mục tiêu phấnđấu của công ty trong năm tới Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây đã tạo chomình một cơ chế hoạt động gọn nhẹ, hiệu quả, phù hợp với pháp luật
II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MÂY TRE ĐAN Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU HÀ TÂY
1 Đặc điểm của mặt hàng mây tre đan
1.1 Đặc điểm của mặt hàng mây tre đan:
Trang 35Mặt hàng mây tre đan là một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệtruyền thống của Việt Nam và là một trong 5 mặt hàng xuất khẩu có thếmạnh của hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu trong suốt thời gian qua.
Có thể nói mặt hàng mây tre đan xuất khẩu không xa lạ gì với mọingười dân Việt Nam từ già đến trẻ, từ thành thị đến nông thôn bởi một lẽ nóđược làm ra từ các nguyên liệu rất gần gũi với cuộc sống, và mang đậmnhững nét đặc trưng của các làng quê nông thôn Việt Nam Từ bao đời nay,người dân Việt Nam đã biết sử dụng những cây tre, mây, cói… để đan thànhnhững vật dụng thường ngày cho sinh hoạt như cái rổ, cái rá, nong, nia, dần,sàng… cho đến những vật như mũ đội đầu hay những rỏ, lãng hoa và các vậtdụng trang trí nhà của rất đẹp và tao nhã Trên khắp đất nước Việt Nam cònhình thành các làng nghề chuyên làm hàng mây tre đan từ rất lâu đời như ởChương Mỹ( Hà Tây ), Thái Bình, Nam Định, Vĩnh Long, thành phố Hồ ChíMinh…Mặt hàng mây tre đan có đặc điểm là nó được làm ra hầu như toàn
bộ bằng phương pháp thủ công truyền thống, bằng tài hoa, sự khéo léo và ócthẩm mỹ tinh tế của những người thợ thủ công tài hoa của các làng nghề, nókhông chỉ là những sản phẩm mang hơi thở của cuộc sống thường ngày mà
nó còn thể hiện cái tâm của người thợ, thể hiện cả một bản sắc văn hoá củadân tộc Việt Nam Đây chính là điều khiến cho mặt hàng mây tre đan đượcrất nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng
Việc sản xuất mặt hàng mây tre đan không đòi hỏi nhiều vốn cũngnhư không cần đầu tư vào nhà xưởng hay đào tạo thợ lâu vì có thể sản xuấtngay tại các hộ gia đình, thời gian đào tạo rất nhanh và không tốn kém,nguyên liệu lại là các thứ rất sẵn và rẻ tiền Do việc canh tác nông nghiệpđược tiến hành theo mùa vụ nên những lúc nông nhàn là thời điểm mặt hàngmây tre đan được sản xuất rất nhiều, vì vậy, mà nó đã góp phần giải quyếtmột số rất lớn lao động nhàn rỗi trong nhân dân
Tuy nhiên do tính chất sản xuất phân tán nhỏ lẻ theo quy mô hộ giađình nên việc đảm bảo chất lượng hàng hoá một cách đồng đều, việc thumua và bảo quản hàng hoá gặp phải rất nhiều khó khăn Hơn nữa mặt hàng
Trang 36còn chưa phong phú về chủng loại và kiểu dáng chưa thật phù hợp với thịtrường do còn thiếu đội ngũ thiết kế được đào tạo, đây cũng là vấn đề mà cáclàng nghề thủ công mỹ nghệ của chúng ta còn yếu kém và phải tìm cáchkhắc phục trong thời gian sớm để có thể đáp ứng với nhu cầu thị trường,củng cố được vị thế trên thị trường thế giới Từ những đặc điểm trên chúng
ta có thể thấy được những ưu điểm và nhược điểm của mặt hàng mây tre đannhư sau:
* Ưu điểm:
♦ Đầu tư cho sản xuất thấp Về vốn nó không đòi hỏi phải đầu tư quálớn lại tận dụng được những trang thiết bị thô sơ, nhỏ, nhẹ Tận dụng đượcnguồn nguyên liệu tại chỗ Phát triển nghề mây tre đan sẽ tạo ra nhiều sảnphẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của thị trường quốc
tế, làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, tăng thu nhập quốc dân
♦ Thuận lợi lớn trong nguồn lao động dồi dào cho sản xuất, góp phầngiải quyết công ăn việc làm cho người lao động cả thành thị lẫn nông thôn
♦ Tăng thu nhập cải thiện đời sống cho người lao động
♦ Kỹ thuật sản xuất và quy trình sản xuất hàng mây tre đan đơn giản,tầng lớp nào cũng có thể tham gia sản xuất được, thời gian học nghề ngắn,nhanh chóng có sản phẩm hàng hoá
* Nhược điểm:
♦ Khó kiểm soát được chất lượng
♦ Phương tiện kỹ thuật cho việc sản xuất hàng hoá còn nghèo nàn ảnhhưởng tới chất lượng hàng hoá
♦ Thu gom hàng hoá không được nhanh bởi sản xuất không tập trung
dễ ảnh hưởng tới thời gian thực hiện hợp đồng
♦ Yêu cầu kỹ thuật về vận chuyển loại hàng hoá này khá phức tạpnhưng thời gian không được kéo dài và đặc biệt phải chú ý các biện phápchống mối mọt
♦ Sản xuất hàng mây tre đan phải gắn chặt với thị trường Thị trường
là vấn đề then chốt, điều này được thể hiện ở cả hai mặt: sản xuất phải có thịtrường và sản xuất phải theo yêu cầu của thị trường
Trang 37Bất cứ hàng hoá muốn xuất khẩu đều phải tuân thủ yêu cầu này,nhưng đối với hàng mây tre đan điều này lại càng quan trọng, không phải tất
cả mọi thị trường đều có sở thích, nhu cầu giống nhau Nên việc tìm hiểunhu cầu, thị hiếu của thị trường trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt là điềucần thiết Không ai dám sản xuất khi không có thị trường tiêu thụ, sản xuấtbao nhiêu, sản xuất mặt hàng gì, chủng loại nào? và sản xuất lúc nào đều dothị trường quyết định Hơn nữa không thể áp đặt nhu cầu của nước này cũngnhư nước khác mà phải thay đổi sản phẩm cho phù hợp với từng thị trường
1.2 Tình hình thị trường mây tre đan thế giới:
* Tình hình cung trên thị trường mây tre đan thế giới:
Hàng năm kim ngạch trao đổi hàng mây tre của thế giới ước tính hơn
20 tỷ USD Điều đó chứng tỏ thị trường quốc tế đang rất nhộn nhịp và sôiđộng Các nước cung cấp mặt hàng này hầu hết tập trung ở khu vực Châu Á.Các nước nhập khẩu trước kia phần lớn tập trung ở Châu Âu, hiện nay đã
mở rộng ra các nước Châu Á, Mỹ, Phi và Úc Có thể nói, ngày nay hàngmây tre đan đã trở nên quen thuộc và thông dụng trên khắp thế giới
Trong thập niên 90, tình hình cung hàng mây tre đan trên thế giới hầunhư không có gì biến động đáng kể So với những năm 80, lượng cung trungbình của những năm gần đay tăng rất chậm, chỉ tăng trung bình 0,23%/năm.Trong khi đó những năm 80 đạt tới 3%/năm
Trên thế giới các nước xuất khẩu mây tre đan tập trung hầu hết ởChâu Á, trong đó có một số quốc gia đáng chú ý như Indonexia, Malaysia,Thailand, Singapore, Philipine, Ấn Độ, Trung quốc…Giữa các nước này, tỷ
lệ thị trường mỗi nước chiếm giữ khá đồng đều, tỷ lệ phầm trăm kim ngạchxuất khẩu của mỗi nước so với tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giớitrong 5 năm qua hầu như không thay đổi:
Malaysia: 15,5% Đài Loan: 7,2%
Trang 38Khoảng cách giữa các nước này là rất xít xao, chắc chắn trong nhữngnăm tới sẽ có sự cạnh tranh gay gắt để tìm kiếm vàchiếm lĩnh thị trường.Ngoài ra kim ngạch của mỗi nước tăng rất đều đặn, không hề có sự tănggiảm đột biến nào, điều này chứng tỏ cung về mặt hàng này trên thế giới làrất ổn định
Nhiều nước dồi dào về mây tre trong giai đoạn đầu phát triển ngànhmây tre đều đi lên từ xuất khẩu nguyên liệu và bán thành phẩm( Indonexia,Malaysia ), ngoài ra một số nước lại nhập thêm nguyên liệu về để chế biếnthành thành phẩm như Đài Loan, Hongkong Tuy nhiên cho đến nay hầu nhưtất cả các nước trên đều đã có luật cấm xuất khẩu nguyên liệu, một số nướccòn cấm xuất khẩu bán thành phẩm( Indonexia, Malaysia ) và việc quản lýkhai thác nguyên liệu cũng rất chặt chẽ
Việt Nam chúng ta cũng là nước xuất khẩu hàng mây tre đan Tuynhiên, kim ngạch xuất khẩu của ta còn quá nhỏ so với các nước khác, chỉđạt 0,15% kim ngạch của thế giới Nước ta tuy có chính sách giảm thuế đểkhuyến khích xuất khẩu mặt hàng này nhưng lại chưa tạo điều kiện thuậnlợi, đầu tư thích đáng để phát triển ngành công nghiệp sản xuất mây tre Sovới các nước trong khu vực, tiềm năng của ta không phải là nhỏ, cần áp dụngcác biện pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy xuất khẩu, tăng kim ngạch chứ khôngchỉ dừng lại ở mức sau:
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan của Việt Nam
Trang 39thủ công mỹ nghệ nói chung và ngành mây tre nói riêng như bùng lên Cácdoanh nghiệp được phép giao dịch trực tiếp với nước ngoài Với chính sáchkhuyến khích xuất khẩu, Nhà nước đã giảm thuế xuất khẩu xuống rất thấp,thậm chí nhiều mặt hàng còn được miễn thuế xuất khẩu Nhờ đó, kim ngạchxuất khẩu hàng mây tre cả nước đã tăng lên Tuy nhiên, phải thừa nhận rằngkhối lượng xuất đi của nước ta là quá khiêm tốn, chưa tận dụng hết tiềmnăng trong nước Nếu như Nhà nước và các bộ ngành chủ quản không đề rađược một chiến lược phát triển ngành hàng này lâu dài thì Việt Nam khó cóthể len được vào hàng những nước đứng đầu.
* Tình hình cầu trên thị trường mây tre thế giới:
Có thể nói rằng, các sản phẩm mây tre đang trở thành mốt trên thế giới.Người tiêu dùng đã quá nhàm chán với những bộ bàn ghế nhôm, sắt…cókích thước lớn và thô Trong khi đó, họ lại tìm thấy vẻ mảnh mai, thanhthoát cũng như rất sang trọng ở những bộ bàn ghế, đồ trang trí song mây.Mặt khác, ngành sản xuất này từ lâu đã thoát khỏi trình độ sản xuất thủ côngchuyển một phần sang sản xuất với công nghệ kỹ thuật cao, góp phần tạonên nhiều sản phẩm mây tre bền đẹp, tinh sảo, mẫu mã phong phú ngày cànghấp dẫn người tiêu dùng Chính vì thế, nhu cầu về hàng mây tre đang tănglên nhanh chóng Ngoài mức tăng về số lượng, nhu cầu về hàng mây trecũng rất đa dạng Các sản phẩm kiểu cách đơn điệu, vẫn để ở dạng thô hiệnnay không được người tiêu dùng ưa chuộng Sở thích gọn nhẹ, bền, tiện lợi
Dự báo trong thời gian tới những sản phẩm có độ tiện dụng cao sẽ có nhucầu cao nhất Đó là những sản phẩm nội thất, đồ đạc trong nhà như giường,
tủ, bàn ghế… được sản xuất theo bộ với các bộ phận được tách rời mà ngườitiêu dùng có thể tự lắp ráp lấy được Trên thế giới, buôn bán đồ dùng giađình đã chiếm từ 75-80% tổng lượng buôn bán hàng mây tre
Theo các chuyên gia trong ngành dự báo, cung cầu trong 10 năm tới cóthể sẽ mất cân đối gay gắt hơn, mức giá của phần lớn sản phẩm mây tre sẽcao hơn hiện nay Điều đó sẽ kích thích các nước xuất khẩu gia tăng sảnlượng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của các nước nhập khẩu mặt hàng này
Trang 40Trên thế giới, các nước nhập khẩu mặt hàng này tập trung nhiều nhất ởChâu Âu và Châu Á Ởmột vài nước thuộc Châu Mỹ, khối lượng nhập khẩumây tre cũng tăng đáng kể Mấy năm gần đay, Châu Úc và Châu Phi cũngbắt đầu nhập khẩu mặt hàng này Về cơ cấu nhập khẩu của các khu vực trênthế giới trong thời gian qua, nói chung là không có sự thay đổi nào lớn vàđược phân bổ như sau:
Từ một số phân tích trên thị trường mây tre thế giới, chúng ta thấy thịhiếu tiêu dùng nói chung trên thế giới đang chuyển biến theo hướng có lợi.Hàng mây tre đang dần dần được ưa chuộng kéo theo nó là nhu cầu ngàycàng gia tăng Điều đó cũng đồng nghĩa với việc thị trường xuất khẩu sẽđược mở rộng và cơ hội tìm kiếm thị trường cũng lớn hơn
2 Thực trạng tình hình xuất khẩu hàng mây tre đan ở công ty
2.1 Tình hình chung của công ty:
Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây là một doanh nghiệp Nhà nước, chuyênkinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng phục vụ chi sự nghiệp phát triểncủa đất nước nói chung và tỉnh Hà Tây nói riêng Trong một thời kỳ dài kinhdoanh trong chế độ quản lý tập trung, bao cấp do đó khi chuyển sang cơ chếthị trường công ty gặp không ít khó khăn như bao doanh nghiệp khác Tuyvậy, Công ty đã nhanh chóng thích ứng với tình hình mới, phát huy đượctính năng động, sáng tạo của các thành viên trong công ty Công ty đã tự trụđược trong kinh doanh, hoạt động trên nguyên tắc lấy thu bù chi, đảm bảo cólãi và nộp ngân sách Nhà nước