BỆNH ẤU TRÙNG SÁN DÂY LỢN 1. Đại cương: - Bệnh ấu trùng sán dây lợn do ấu trùng Cysticercus cellulosea của sán dây lợn Toenia solium gây ra. - Người bị nhiễm bệnh do ăn phải trứng sán trong thực phẩm chưa nấu chín hoặc tự nhiễm do sán dây ký sinh trong ruột từ trước. - Biểu hiện bệnh là các kén sán có thể gặp khắp nơi trong cơ thể, hay gặp ở dưới da, cơ và trong não. - Thuốc điều trị đặc hiệu hiện nay là praziquantel và albendazol. 2. Tác nhân gây bệnh và dịch tế học - Sán dây lợn đầu có hai vòng móc, chiều dài sán 2-8 m gồm 700-1000 đốt. - Đốt sán già chứa nhiều trứng sán lẫn trong phân, sau khi ra môi trường ngoại cảnh, nếu lợn hoặc người ăn phải thì trứng sán vào dạ dày-ruột, trứng nở ra ấu trùng. Ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hoá vào máu và di chuyển đến ký sinh ở các cơ vân, não, mắt , gây bệnh ấu trùng sán dây lợn (ở lợn gọi là lợn gạo) (ngoại nhiễm). Người ăn phải thịt lợn có ấu trùng này sẽ bị bệnh sán dây lợn trưởng thành. Những người có con sán dây lợn trong ruột, khi đốt sán già rụng mà bị trào ngược ruột-dạ dày thì trứng cũng có thể nở ra ấu trùng ngay tại dạ dày và gây bệnh thêm bệnh ấu trùng sán dây lợn (tự nhiễm). - Ắu trùng sán dây lợn thường ký sinh tại cơ hoành, cơ lưỡi, dưới da các cơ vân và các cơ quan nội tạng: tim, phổi, thận, lách, nhãn cầu, não, tuỷ sống - Sán dây lợn trưởng thành cũng như ấu trùng sán dây lợn có thể tồn tại trong cơ thể người hàng chục năm. - Ở ngoại cảnh sau một tháng trứng sán mất khả năng sống. Trứng sán có sức đề kháng cao với hoá chất thông thường: Trong dung dịch Formol, Cresyl 5% sau 2 giờ mới bị diệt. Nhiệt độ 50 – 60 o C ấu trùng sán dây bị chết sau 1 giờ. - Bệnh ấu trùng sán dây lợn có ở khắp mọi nơi trên thế giới, đặc biệt ở những nơi có tập quán chăn nuôi lợn thả rông, điều kiện vệ sinh kém phân và chất thải của lợn tiếp xúc với con người, tập quán ăn thịt lợn sống hay chưa nấu chín (nem chạo, nem chua, tiết canh ). Những vùng có tỷ lệ mắc cao: Châu Mỹ La tinh, Đông Nam Á, Châu Phi và Đông Âu. - Ở Việt Nam vùng núi và cao nguyên là những nơi mắc bệnh ấu trùng sán dây lợn cao: 3,8% - 6%, vùng đồng bằng: 0,5% - 2% (Viện sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng). Bệnh gặp ở hầu hết các tỉnh thành, kể cả Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. 3. Biểu hiện lâm sàng Biểu hiện lâm sàng khác nhau tuỳ theo từng vị trí ấu trùng. Chúng ta có thể chia ra các thể sau: 3.1 Thể bệnh dưới da và bắp cơ: Dưới da bệnh nhân là những nang nhỏ (Kyst) sờ thấy dưới da hoặc lấn sâu trong cơ. Kích thước khoảng 0,5 – 1 cm di động bóp chặt có hiện tượng căng phồng, không đau. Thường bệnh nhân không có triệu chứng gì và chỉ sờ thấy. Tuy nhiên nếu có nhiều nang thấy hiện tượng mỏi và giật cơ. Các cơ thường bị ấu trùng sán dây lợn ký sinh: cơ hoành, cơ delta, cơ lưỡi, cơ hai chi trên, vùng ngực, bụng , lưng. Các nang không đối xứng thường chi trên nhiều hơn chi dưới. Cũng có khi ở cả da đầu, vùng mặt gáy. 3.2 Thể bệnh ở cơ quan nội tạng - Mắt: Nang ấu trùng sán có thể có trong ổ mắt, gây lồi nhãn cầu, làm lệch trục nhãn cầu, bệnh nhân có thể bị nhìn đôi, lác, nhìn mờ, nếu nang ấu trùng ký sinh trong võng mạc gây bong võng mạc, thị lực giảm hay mù. - Tim: Tuỳ theo số lượng ấu trùng mức độ biểu hiện bệnh khác nhau thường rối loạn nhịp, suy tim. Ít thấy hiện tượng bệnh lý ở tim. 3.3 Thể bệnh ở não - Não là nơi ấu trùng sán lợn ký sinh ở hệ thần kinh trung ương. Tuỳ theo giai đoạn của nang ấu trùng ký sinh trong não mà biểu hiện triệu chứng lâm sàng khác nhau như nhức đầu, giảm trí nhớ, co giật cơ, rối loạn thị giác, động kinh, rối loạn tâm thần - Hình ảnh CT sọ não có bốn giai đoạn tiến triển: - Giai đoạn nang: Khi ấu trùng định vị trong não. ấu trùng được bọc trong một màng mỏng, chứa đầy thể dịch, bên trong nang sán có đầu sán non nằm lệch một bên. Tổ chức não xung quanh có hiện tượng viêm phù, xung huyết, trên phim chụp thấy nang sán bờ mờ, hình tròn hay bầu dục kích thước 5 – 12 mm, không bắt thuốc cản quang. - Giai đoạn nang keo: Nang sán bắt đầu thoái hoá, ấu trùng đã chết, nang sán co nhỏ lại, vỏ mô dầy hơn do các mô sợi liên kết tăng. Dịch trong nang đục do tăng độ keo. Ấu trùng chết giải phóng nhiều sản phẩm chuyển hoá, dịch trong nang sán thấm qua vỏ nang mang nhiều protein lạ đối với tổ chức não. Ở giai đoạn này phản ứng viêm của não rất dữ dội, hàng rào mạch máu bị phá vỡ gây hiện tượng phù nề, xung huyết rộng hơn xung quanh nang sán. Trên phim CT Scanner nang sán nhỏ hơn kích thước 5 – 10 mm bờ rõ, đậm độ của dịch đặc hơn, có vết đậm lệch tâm, kích thước 1 – 2 mm chứng tỏ đầu sán đã chết, vôi hoá nhẹ, nang sán bắt thuốc cản quang, hình vòng nhẫn. - Giai đoạn nốt hạt: Nang sán co nhỏ lại 2 – 4 mm vỏ nang dầy hơn, đầu sán vôi hoá toàn bộ, hiện tượng phù nề giảm nhiều. Trên phim CT Scanner là những nốt có đậm độ cao, phù nề nhẹ ở xung quanh bắt cản quang . - Giai đoạn nốt vôi: Nang sán vôi hoá toàn bộ kích thước 1 – 3 mm, không còn biểu hiện phù nề xung quanh, các nốt vôi hoá dần nhỏ rồi biến mất. - Qua bốn giai đoạn tiến triển của nang sán chỉ giai đoạn một và hai là thời kỳ hoạt động của nang sán, các biểu hiện lâm sàng về thần kinh rõ. Còn giai đoạn 3 và 4 là giai đoạn không hoạt động của nang sán triệu chứng thần kinh không biểu hiện rầm rộ nhưng đôi khi biểu hiện di chứng động kinh. Chỉ khi các nốt vôi hoá biến mất các triệu chứng co giật mới hết. 4. Xét nghiệm: 4.1. Xét nghiệm máu: - Công thức máu: Tăng bạch cầu ái toan - Các xét nghiệm chẩn đoán gián tiếp miễn dịch học: o Ngưng kết hồng cầu gián tiếp. o Cố định bổ thể o Miễn dịch huỳnh quang o Miễn dịch phóng xạ o Miễn dich ELISA 4.2. Sinh thiết : Lấy các nang dưới da, bóc tách trong cơ soi dưới kính lúp hoặc kính hiển vi ở độ phóng đại thấp nếu thấy ấu trùng sán có lớp vỏ bọc, bên trong là chất dịch có chứa đầu sán non với vòng móc xếp thành hai hàng xung quanh có bốn hấp khẩu. Chỉ cần soi tươi. 4.3. Chụp CT Scanner, chụp MRI (cộng hưởng từ) thấy được các nang sán trong não, còn hoạt động hay đã vôi hoá 4.4. Các xét nghiệm khác: - Điện não thấy sóng bất thường ở giai đoạn động kinh - Soi đáy mắt phát hiện ấu trùng sán trong võng mạc. - Điện tâm đồ - Xét nghiệm phân tìm trứng sán, thấy các đốt sán trong phân 5. Chẩn đoán:dựa vào các yếu tố sau: - Yếu tố dịch tễ học, tập quán sinh hoạt, ăn uống. - Các biểu hiện lâm sàng: nang dưới da, động kinh - Sinh thiết tìm ấu trùng sán lợn - Chẩn đoán hình ảnh: CT hay cộng hưởng từ. 6. Điều trị: 6.1 Nguyên tắc điều trị: - Người bệnh có thể tử vong vì những biến chứng của bệnh. Tuy nhiên rất khó biết người bệnh có nang ấu trùng trong não hay không nếu chưa chụp CT mà kỹ thuật này không phải bất cứ cơ sở y tế nào cũng thực hiện được. Do vậy một khi thấy người bệnh có nang ấu trùng dưới da phải có chỉ định điều trị ngay. - Trước khi điều trị bệnh nang ấu trùng phải điều trị bệnh sán dây lợn trưởng thành ở ruột. Nếu bệnh nhân còn có sán trưởng thành ở ruột thì nguy cơ của các đợt xuất hiện nang ấu trùng trong cơ, nội tạng, não vẫn còn. 6.2 Thuốc điều trị: - Điều trị nang ấu trùng sán dây lợn trong não và nội tạng: + Praziquantel 10 – 15 mg /kg 24giờ 10 ngày nghỉ 5 – 10 ngày tiếp tục đợt 2 và 3. Có một số tác giả đề nghị với liều 20 – 25 mg/kg/24 giờ hay 75mg/kg/24giờ hiệu quả 90% khỏi bệnh nhưng rất nhiều phản ứng phụ xẩy ra và không an toàn cho người bệnh. + Albendazol 15mg/kg/24giờ trong 20 ngày kéo dài 3 đợt mỗi đợt cách nhau 20 ngày. - Để tránh hiện tượng quá mẫn phối hợp thêm các thuốc corticoid thường Prednisolon 0,5mg/kg/24giờ dùng trước khi điều trị từ 3 – 5 ngày và duy trì suốt thời gian điều trị. - Phối hợp với các thuốc chống phù não, nôn, nhức đầu do tăng áp lực sọ não do những tuần đầu điều trị bệnh nhân kích ứng với thuốc, sau đó các nang sán nở to ra (Manitol 20%, các thuốc chống nôn ), các rối loạn thần kinh thực vật, chống động kinh. 7. Phòng bệnh: 7.1. Phòng bệnh sán dây lợn - Không ăn thịt lợn chưa nấu chín như nem thính, nem chua, thịt tái - Kiểm tra chặt chẽ lò mổ để loại bỏ những con vật mang ấu trùng sán. - Quản lý phân tốt, không cho lợn ăn phân người, không nuôi lợn thả rông. 7.2. Phòng bệnh ấu trùng sán dây lợn - Không ăn rau sống, không uống nước lã. - Quản lý phân tốt, nhất là đối với phân người nhiễm sán dây lợn. - Phát hiện và điều trị sớm những người mắc bệnh sán dây lợn để ngăn ngừa mắc bệnh ấu trùng sán dây lợn theo cơ chế tự nhiên. Bác sĩ Trần Khắc Điền . BỆNH ẤU TRÙNG SÁN DÂY LỢN 1. Đại cương: - Bệnh ấu trùng sán dây lợn do ấu trùng Cysticercus cellulosea của sán dây lợn Toenia solium gây ra. - Người bị nhiễm bệnh do ăn phải trứng sán. ngược ruột-dạ dày thì trứng cũng có thể nở ra ấu trùng ngay tại dạ dày và gây bệnh thêm bệnh ấu trùng sán dây lợn (tự nhiễm). - Ắu trùng sán dây lợn thường ký sinh tại cơ hoành, cơ lưỡi, dưới. dây lợn (ở lợn gọi là lợn gạo) (ngoại nhiễm). Người ăn phải thịt lợn có ấu trùng này sẽ bị bệnh sán dây lợn trưởng thành. Những người có con sán dây lợn trong ruột, khi đốt sán già rụng mà bị