1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới

115 646 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 2,08 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ BÍCH NGA NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN TỬ GEN H5 VÀ N1 CỦA VIRUS CÚM A/H5N1 TẠI VIỆT NAM ĐỂ TẠO NGUỒN NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT VACXIN THẾ HỆ MỚI Chuyên ngành: Hóa sinh học Mã số: 62 42 30 15 THÁI NGUYÊN, 2012 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Cúm gia cầm thể độc lực cao (Highly Pathogenic Avian Influenza - HPAI) do virus cúm A/H5N1 gây ra là bệnh truyền nhiễm cấp tính có tốc độ lây lan nhanh với tỷ lệ gây chết cao trong đàn gia cầm bị bệnh. Virus cúm A/H5N1 là một phân type trong nhóm virus cúm A thuộc họ Orthomyxoviridae, có protein Hemagglutinin (HA) và Neuraminidase (NA) trên bề mặt capsid của hạt virus mang tính kháng nguyên tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch. Kháng nguyên HA có 16 type (ký hiệu từ H1 đến H16) và kháng nguyên NA có 9 type (ký hiệu từ N1 đến N9). Kháng nguyên HA được mã hóa bởi phân đoạn 4 của hệ gen virus cúm A, có đặc tính kết hợp với thụ thể đặc hiệu trên bề mặt màng của tế bào nhiễm. HA có khả năng đột biến trong gen tạo nên sự khác biệt làm thay đổi tính kháng nguyên, đặc biệt là “vùng kháng nguyên 2” (vị trí 152 – 157) và điểm cắt của enzym protease ở vị trí chuỗi nối giữa HA 1 và HA), hoặc tái tổ hợp biến chủng làm thay đổi kháng nguyên bề mặt dẫn đến sự thay đổi tương quan đáp ứng miễn dịch. Kháng nguyên NA do phân đoạn 6 mã hóa, đây là một protein bề mặt làm nhiệm vụ enzym phân giải thụ thể tế bào và cắt liên kết glycosid của phân tử acid sialic (N-acetylneuramic acid) giải phóng virus trong quá trình lây nhiễm. Kháng nguyên NA do phân đoạn 6 mã hóa, đây là một protein bề mặt làm nhiệm vụ enzym phân giải thụ thể tế bào và cắt liên kết glycosid của phân tử acid sialic (N-acetylneuramic acid) giải phóng virus trong quá trình lây nhiễm Từ năm 2003 đến nay, virus cúm A/H5N1 thể độc lực cao gây dịch cúm gia cầm đã bùng phát ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Dịch cúm gia cầm liên tục tái phát hàng năm với tốc độ lây lan nhanh và diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia. Đặc biệt, chủng virus cúm A/H5N1 có thể xâm nhiễm gây bệnh ở người với tỉ lệ tử vong rất cao và đang trở thành mối đe dọa nguy hiểm cho sức khoẻ cộng đồng. Tại Việt Nam, dịch cúm gia cầm bắt đầu xuất hiện từ những tháng cuối năm 2003 đầu năm 2004 và đã nhanh chóng lan rộng ở hầu hết các địa phương trong cả nước. Hàng chục triệu gia cầm và thuỷ cầm đã bị chết hoặc bị tiêu huỷ gây thiệt hại 2 kinh tế nặng nề cho ngành chăn nuôi. Hiện tại, năm 2011 và những tháng đầu năm 2012, cúm A/H5N1 bùng nổ với clade clade 2.3.2.1 xuất hiện mới tại Việt Nam, làm cho tình hình dịch tễ quan hệ lây nhiễm và phòng chống bằng vaccine càng phức tạp hơn. Tìm hiểu sự thay đổi phân tử các vật liệu di truyền của virus cúm A/H5N1, đặc biệt là đặc điểm phân tử phân đoạn gen kháng nguyên HA (type 5) và NA (type 1) ở các chủng phân lập trên gia cầm tại Việt Nam trong giai đoạn 2004 đến nay là cần thiết, nhằm đánh giá cấu trúc gen, khả năng tiến hoá của virus liên quan đến thay đổi đặc điểm kháng nguyên để từ đó có thể đưa ra những dự báo về dịch tễ học ở mức độ phân tử, định hướng sử dụng nguồn gen kháng nguyên để sản xuất và sử dụng vaccine phòng bệnh cúm gia cầm thích hợp đạt hiệu quả. Xuất phát từ những yêu cầu trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm gen H5 và N1 của virus cúm A/H5N1 phân lập tại Việt Nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới”. 2. Mục tiêu của đề tài 1- Giải mã toàn bộ phân đoạn gen kháng nguyên H5 và N1 một số chủng virus cúm A/H5N1 thu nhận tại một số địa phương của Việt Nam giai đoạn 2004 - 2011. 2- Lưu giữ các gen H5 và N1 trong vector tách dòng để làm nguồn vật liệu cho nghiên cứu tiếp theo làm nguyên liệu để tạo vaccine thế hệ mới. 3- Phân tích đặc điểm sinh học phân tử các gen kháng nguyên H5 và N1, xác định mối quan hệ phả hệ với các chủng cúm A/H5N1 của Việt Nam và thế giới. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Đây là công trình giải trình tự toàn bộ gen H5 và N1 theo cặp trong hệ gen của từng chủng của virus cúm A/H5N1 đại diện của một số địa phương tại Việt Nam được phân lập theo thời gian từ năm 2004 – 2011. Các kết quả phân tích mối quan hệ nguồn gốc phả hệ trong nghiên cứu này cho thấy sự đa nhiễm các clade của virus cúm gia cầm ở từng thời điểm, từ khi xuất hiện tại Việt Nam đến nay, đó là clade 1, 1.1, clade 2.3.4 (2.3.4.3) và clade 2.3.2 (2.3.2.1) tại 3 Việt Nam bằng phương pháp sinh học phân tử sử dụng kỹ thuật RT-PCR và giải trình tự để phân tích thành phần gen. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Do hệ gen của virus cúm A/H5N1 là hệ gen phân đoạn, luôn biến đổi và thích ứng - đặc biệt là 2 gen kháng nguyên HA (H5) và NA (N1), việc theo dõi thông tin di truyền của virus cúm A/H5N1 là hết sức cần thiết, vì đây là những dữ liệu cung cấp thông tin về sự tiến hóa của virus và khả năng tái tổ hợp tạo nên một biến chủng mới trong quần thể virus cúm gia cầm. Xác lập trình tự nucleotide và phân tích đặc điểm sinh học phân tử của toàn bộ phân đoạn gen H5 và N1 của gia cầm, thuỷ cầm ở một số chủng phân lập qua các năm từ 2004 đến nay sẽ là cơ sở dữ liệu quan trọng để tìm hiểu về dịch tễ học và mối quan hệ nguồn gốc tiến hoá của loại virus cúm gia cầm lưu hành ở Việt Nam và thế giới trong thời gian qua. Việc phân tích trình tự nucleotide của các chủng virus còn có ý nghĩa lớn trong việc xác định biến đối di truyền của các chủng tại các địa phương khác nhau, các vùng địa lý và quốc gia khác nhau, giúp cho việc sưu tập và duy trì các chủng theo đặc tính di truyền và nghiên cứu tiến hoá, từ đó có thể biết dịch tễ học ở mức độ sinh học phân tử. Mặt khác, do virus cúm có khả năng biến đổi kháng nguyên cao, có thể chủng virus phân lập ở đầu và cuối ổ dịch đã khác nhau về bộ mã di truyền và đặc tính kháng nguyên, vì vậy, cần phải có một số lượng các chủng đa dạng theo thời gian tạo tiền đề định hướng giám sát nguồn gốc dịch bệnh. So sánh giống và khác nhau của trình tự nucleotide và amino acid từ các chủng phân lập hàng năm, giúp chúng ta tìm hiểu những vùng gen thường thay đổi và không thay đổi trong toàn bộ hệ gen, góp phần xác định được loại vaccine phù hợp cho công tác phòng chống dịch cúm gia cầm. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ VIRUS CÚM 1.1.1. Virus cúm và phân loại virus cúm Virus cúm chủ yếu gây bệnh đường hô hấp ở người và động vật được phân thành các nhóm: 1/ Nhóm virus cúm A (Influenza A virus) thường tồn tại trong các loài vật (gia cầm, ngựa, gà, vịt, ngỗng, ngan và các loài chim di cư hoang dã) sau đó tiếp xúc với con người và gây bệnh cho loài người. Virus cúm A có thể gây nên những vụ dịch hoặc những trận đại dịch toàn cầu. 2/ Nhóm virus cúm B (Influenza B virus) thường tồn tại trong cơ thể con người, chủ yếu gây bệnh ở người, một số ít tồn tại trong loài hải cẩu. 3/ Nhóm virus cúm C (Influenza C virus) tồn tại trên người và lợn. Ba nhóm virus cúm A, B, C được nhận diện bởi sự khác nhau trong cấu trúc kháng nguyên bề mặt, phức hợp protein cũng như vai trò gây bệnh khác nhau trên động vật có xương sống. Virus cúm A và B có kháng nguyên bề mặt là protein hemagglutinin (HA), còn ở cúm C là HEF (hemagglutinin esterase fusion). 4/ Nhóm Thogotovirus gây bệnh cho động vật, người và động vật không xương sống (muỗi, rận biển). Kháng nguyên bề mặt của Thogotovirus là GP (glycoprotein). Virus cúm A được định type phụ dựa vào phản ứng huyết thanh học của các glycoprotein bề mặt HA và NA. Hiện nay, người ta đã xác định được 16 phân type HA (H1 - H16) và 9 phân type NA (N1 - N9). Từ năm 1980, việc xác định phân type HA đã được tiêu chuẩn hóa cho tất cả các virus cúm type A từ gia cầm, chim, ngựa và người. Huyết thanh từ gia cầm và chồn sương phục hồi sau khi mắc bệnh và kháng thể đơn dòng được dùng để xác định sự có mặt kháng nguyên của virus cúm trong từng phân type. Kháng thể đơn dòng được dùng trong nghiên cứu chi tiết về các epitope trong từng kháng nguyên như so sánh HA của các virus H1N1 từ gà tây và lợn để thiết lập mối quan hệ về tính kháng nguyên của các HA của chúng [18]. 5 1.1.2. Đặc điểm tiến hóa tạo nên các phân dòng có độc lực cao của virus cúm A/H5N1 Năm 1959, lần đầu tiên phát hiện chủng virus cúm A/H5N1 gây bệnh ở gia cầm được coi là chủng cổ điển. Sau thời gian gần 40 năm không xuất hiện, vào năm 1996, virus cúm A/H5N1 được phân lập từ ngỗng tại một ổ dịch ở Quảng Đông (Trung Quốc) cho thấy đây là chủng đã tạo nên các dòng virus gây bệnh cúm gia cầm trong những năm vừa qua [126]. Chủng virus nguyên thuỷ này cung cấp nguồn gen HA (H5) cho quá trình tái tổ hợp tạo nên các biến chủng gây dịch bệnh trên gia cầm và người ở Hồng Kông năm 1997, nguồn gen khung khác của virus cúm A/H5N1 Hồng Kông được kiến tạo từ virus cúm A có ở chim cút [57]. Riêng nguồn gen NA (N1) trong cấu trúc của gen đã có hiện tượng xóa đi 57 nucleotide mã hóa cho 19 amino acid, tại vùng đầu N của protein neuraminidase và đột biến “xóa gen” của N1 có liên quan đến tính thích ứng của virus cúm từ thuỷ cầm lên gia cầm trên cạn và người [86]. Năm 1997, virus cúm A/H5N1 gây bệnh tại Hồng Kông làm chết 6 người trong tổng số 18 người bị nhiễm. Do toàn bộ đàn gia cầm bị tiêu diệt, virus cúm A/H5N1 nguyên thủy gốc Quảng Đông không còn gia cầm cạn để gây bệnh, tưởng như virus đã biến mất, nhưng thực tế chủng nguyên thủy này vẫn tiếp tục tồn tại trong ngỗng ở vùng Nam Trung Quốc, trở thành nguồn gen tái tổ hợp hình thành biến chủng mới [33], [120]. Trong các năm 1997 đến 2002, các biến chủng virus cúm A/H5N1 mang nhiều đặc tính kháng nguyên khác nhau của phân type H5 được hình thành tạo nên clade (clade) 1 có độc lực cao với gà nhưng thấp đối với vịt, để rồi sau đó bị đào thải trong những năm 2001 - 2002. Tiếp tục trong năm 2002 - 2003, gen HA(H5) có những đột biến mới do hậu quả của hiện tượng lệch kháng nguyên (antigenic drift) để tạo nên biến chủng có tính gây bệnh cao, đặc biệt đối với vịt, và có khả năng lây nhiễm sang người [56]. Đặc tính thích ứng và gây bệnh trên người càng ngày càng cao dần, cùng với độc lực tăng cường đối với đa vật chủ để rồi hình thành nhiều biến chủng xâm nhập xuống các nước phía Nam châu Á trong đó có Việt Nam, Thái Lan [34], [45]. Tại Việt Nam, virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện từ năm 2001, nhưng đến cuối năm 2004 mới chính thức được công bố [5], [7]. Virus H5N1 thể độc lực cao và H5N2, 6 H9N3 thể độc lực thấp đã được phân lập ở ngỗng và vịt từ năm 2001 và 2003 [122]. Phân tích phả hệ cho thấy nhóm virus này không phải clade 1 thuộc phân dòng Quảng Đông đã gây bệnh ở người vào cuối năm 2003 [71]. Tiến hóa chủng/phân type và phân dòng tái tổ hợp mới thường xuất phát từ phía của Nam Trung Quốc [107], [118], [122]. Sau giai đoạn 1997 - 2003, virus cúm A/H5N1 đã đạt đến mức độ hoàn thiện về đặc tính gây bệnh trở nên mối nguy cơ gây bệnh rất cao đối với gia cầm và người trong các năm 2004 - 2005 [107]. Tuy nhiên, xét về di truyền học phân tử và tính kháng nguyên, các chủng virus H5N1 giai đoạn 1997 - 2002 vẫn mang tính đồng nhất kháng nguyên cùng với chủng nguyên thuỷ A/Gs/Gd/1/96 của Quảng Đông [34] và bắt đầu phân hóa ở giai đoạn dịch cúm ác liệt xảy ra năm 2003 - 2005 (Hình 1.1). Hình 1.1 Dịch tễ học các biến chủng virus cúm A ở khu vực Đông Nam Á. Các mũi tên chỉ vùng xuất phát và thời điểm lan truyền của virus [45] Từ cuối năm 2005, ngoài phân dòng chính Quảng Đông tiếp tục lưu hành, còn có nhiều phân dòng khác của virus cúm A/H5N1 cùng lúc được hình thành, đó là sự xuất hiện của phân dòng Thanh Hải (Qinghai and Qinghai-like sublineage) và phân dòng Phúc Kiến (Fujian and Fujian-like sublineage), tràn ngập châu Á bao gồm Trung Quốc, 7 Hồng Kông, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan [78], [107], tràn sang Trung Á, châu Âu và châu Phi có tính gây bệnh cao đối với người [47], 106]. Các chủng thuộc phân dòng Phúc Kiến và Thanh Hải có cấu trúc gen N1 không thay đổi nhiều, nhưng trong gen H5 có motif amino acid ở vùng chuỗi nối của điểm cắt protease là (-RRRK-) đã giảm mất một lysine (K) so với các chủng thuộc phân dòng Quảng Đông [107], vì thế kể từ năm 2006 đến nay, có nhiều chủng virus cúm A/H5N1 thuộc nhiều clade (clade) khác nhau cùng tồn tại gây bệnh trên thế giới, trong đó có Việt Nam [94]. Trong các năm 2006 - 2008, dịch cúm gia cầm xảy ra không ác liệt như những năm 2003 - 2005, nhưng do xuất hiện nhiều chủng cúm A/H5N1 có biến động kháng nguyên và độc lực, vấn đề dịch tễ học có thể đã trở nên phức tạp hơn [53], [128]. 1.1.3. Sự hình thành genotype của virus cúm A/H5N1 trên thế giới và Việt Nam Kể từ khi cúm gia cầm A/H5N1 xuất hiện ở ngỗng tại Quảng Đông (A/Gs/CN/Gd1/1996(H5N1) [126], cho đến nay có tất cả 12 genotype được hình thành (Hình 1.2A). Từ năm 2002 trở lại đây, những genotype nguyên thủy của dòng Quảng Đông đã không còn tồn tại (đó là các genotype A, C, D, E) nhưng thêm nhiều genotype kế tiếp, bao gồm GD, A, B, C, D, E, X(X 0 -X 3 ), V, Y, W, Z(Z + ) và G, tiếp tục tiến hóa xuất hiện và tồn tại 8 genotype của H5N1 (V, W, X 1 , X 2 , X 3 , Y, Z và Z+) [85]. Sự xuất hiện của genotype Z với tính gây bệnh cao ở các nước Đông Nam Á là bằng chứng của sự đột biến “lệch kháng nguyên” của virus cúm A/H5N1 [125]. Các chủng virus A/H5N1 phân lập tại Việt Nam năm 2004 - 2006 thuộc dòng Quảng Đông, tập trung chủ yếu là genotype Z, gần đây xuất hiện thêm genotype G nhưng được phân biệt thành 2 nhóm: dưới nhóm N (North) phổ biến ở phía Bắc Việt Nam và dưới nhóm S (South) phân bố ở phía Nam [94], [107]. Từ năm 2001 đến 2007, đã có 9 nhóm di truyền là VN1 – VN9 (genotype) xuất hiện hoặc xâm nhập vào Việt Nam, được xác định dựa trên phân tích trao đổi chéo các phân đoạn để tái tổ hợp hình thành genotype [117] (Hình 1.2B), theo đó dựa trên thành phần H5 chúng thuộc vào các clade khác nhau. 8 Hình 1.2 (A). Hình thành các genotype trong quá trình tiến hóa từ các nguồn gen khác nhau, (B). Các genotype bắt đầu từ khi mới xuất hiện thể độc lực cao HPAI tạo thành từ các trao đổi chéo tiến hóa tạo genotype mới tại Việt Nam từ 2001 – 2007 [117]. Hình 1.3 Quá trình tái tổ hợp và sự hình thành các genotype của virus cúm A/H5N1 [45]. 9 Các nhóm di truyền và clade, cụ thể đó là: VN1, năm 2001 (clade 3), VN2, năm 2003 (clade 5), VN3, các năm 2003 – 2007 (clade 1), VN4, từ năm 2005 (clade 2.3.2), VN5, năm 2005 (clade 0), VN6, từ năm 2007 (clade 2.3.4), VN7, từ năm 2007 (clade 2.3.4), VN8, từ năm 2007 (clade 2.3.4), VN9, từ năm 2007 (clade 2.3.4) [117]. Các chủng thuộc clade 7, dòng Á - Âu đã được xác định ở Lạng Sơn năm 2007 - 2008 và biến mất sau đó [95] và clade 2.3.2 xuất hiện từ 2009 đến nay [42], [117]. Một số chủng virus chỉ xuất hiện rồi biến mất trong vòng một năm và chỉ trao đổi nguồn gen trong quá trình tiến hoá (Hình 1.3), một số khác chỉ tồn tại vài năm rồi sau đó không phát hiện được, số khác mới xâm nhập gần đây, chẳng hạn như phân dòng 2.3.4 có nguồn gốc từ Phúc Kiến và phân dòng 2.3.2 phát hiện năm 2009 có nguồn gốc từ vùng hồ Thanh Hải (Trung Quốc) hiện nay có xu hướng tiến hoá nội bộ tạo nên nhiều chủng biến đổi khác nhau. Genotype Z phổ biến hầu hết các nước trong khu vực châu Á. Đặc điểm của genotype Z là các gen NA và NS đều bị mất đoạn, và vùng chuỗi nối HA 1 -HA 2 (điểm cắt protease) của protein HA (H5) mang nhiều aminno acid qui định độc lực của virus. Tuy nhiên, một số virus phân lập tại vùng phía Nam Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây và Hồ Nam) có sự đa dạng hơn của các type Z, V, W và G. Sự xuất hiện của genotype G có thể do quá trình tái tổ hợp của genotype W và genotype Z [36]. 1.1.4. Biến đổi thành phần hemagglutinin (HA) tạo nên các clade của virus cúm A/H5N1 Sự tiến hoá của virus cúm gia cầm A/H5N1 có thể làm thay đổi tính kháng nguyên dẫn đến ảnh hưởng đáp ứng miễn dịch của gia cầm khi được tiêm phòng vaccine. Virus cúm gia cầm lưu hành tại Việt Nam đa dạng về kiểu hình HA liên quan nhiều đến đặc tính kháng nguyên, trong đó clade 1 và clade 2 được xác định gây bệnh cho người và clade 2 cũng đã phát triển thành các clade khác nhau trên cơ sở thay đổi về một số amino acid [13]. Thông báo của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, hiện nay đã phát hiện các phân nhánh virus cúm A/H5N1 thể độc lực cao thuộc clade 1.1 và 2.3.2.1 (9]. Các phân nhánh này không phải là mới xuất hiện mà [...]... A-CkScotland-59(H 5N1) , số đăng ký trong Ngân hàng gen: X07869) Dòng virus A/H 5N1 năm 1996 phân lập từ ngỗng (Quảng Đông - Trung Quốc) là virus cúm A/H 5N1 hiện đại mới xuất hiện [43] Đặc biệt sự khác biệt của gen kháng nguyên HA (H5) và NA (N1) đã có những thay đổi lớn trong thành phần chuỗi gen và kháng nguyên miễn dịch Kể từ khi xuất hiện tại Quảng Đông (1996) và Hồng Kông (1997), đến nay virus cúm A/H 5N1 đã... kháng nguyên NA cùng với kháng nguyên HA của virus là các đích chủ yếu của cơ chế bảo hộ miễn dịch của cơ thể với virus cúm A và là cơ sở nghiên cứu và ứng dụng đối với các vaccine phòng cúm hiện nay cho người và gia cầm, nhằm ngăn chặn dịch cúm ở gia cầm và hạn chế lây truyền sang người [118] Phân tích hệ gen của các phân lập cúm gia cầm A/H 5N1 cho thấy NA, HA và NS1 thường biến đổi nhất trong hệ gen của. .. công nhận về độ an toàn và khuyến cáo đưa vào chương trình sản xuất vaccine trên thế giới hiện nay, đó là NIBRG-14 (NIBSC), VN/04xPR8-rg (SJCRH) và VNH 5N1- PR8/CDC-rg (CDC) Hai chủng cúm A/H 5N1 cung cấp nguồn gen H5 và N1 là A/Vietnam/1194/2004(H 5N1) hoặc A/Vietnam/1203/2004(H 5N1) [93] Hiện nay, Trung Quốc là nước sản xuất nhiều giống virus vaccine chống cúm, ví dụ, Viện Nghiên cứu Thú y Cáp-Nhĩ-Tân đã... chủng Vaccine thế hệ mới hay vaccine công nghệ gen Đó là các loại vaccine được sản xuất nhờ sử dụng kỹ thuật gen để loại bỏ các vùng gen độc” Các loại vaccine này hoặc đang được nghiên cứu hoặc đã đưa vào sử dụng phổ biến, bao gồm: 1) Vaccine tái tổ hợp có vector đậu gia cầm dẫn truyền: Loại vaccine này sử dụng virus đậu gia cầm làm vector tái tổ hợp hai gen H5 và N1 phòng chống virus type H 5N1 và H 7N1. .. cúm A/H2N2, dịch cúm 26 Hồng Kông năm 1968 - 1969 do virus cúm A/H3N2, đại dịch cúm Nga năm 1977 do virus cúm A/H 1N1 [11] và gần đây nhất là đại dịch cúm do virus cúm A/H 1N1 vào năm 2009 - Năm 1959, phát hiện virus cúm A/H 5N1 gây bệnh trên gà tại Scotland, có thể coi đây là biến thể H 5N1 đầu tiên trên thế giới - Năm 1996: virus cúm gia cầm H 5N1 đã xuất hiện ở ngỗng tại Quảng Đông - Năm 1997: Dịch cúm. .. tạo giống vaccine vô hoạt nhũ dầu đơn chủng lấy nguồn gen H5 và N2 từ chủng A/Turkey/England/N28/73(H5N2), loại phân type H5N2 có độc lực yếu, hay giống vaccine vô hoạt nhũ dầu đơn chủng lấy nguồn gen H5 và N1 từ chủng A/Goose/Guangdong/1996(H 5N1) là loại có độc lực yếu [51], [102], [113] Vaccine thế hệ mới chủng NIBRG-14 Chủng NIBRG-14 là giống virus vaccine nhược độc (attenuated vaccine) thế hệ mới, ... thể trao đổi cho nhau, để có thể xảy ra sự hoà trộn (reassort) hoặc trao đổi (swap) các phân đoạn gen giữa hai chủng virus đó trong quá trình kết hợp lại thành một hệ gen mới, tạo ra các dạng khác nhau của RNA hệ gen ở các hạt virus mới sinh ra, hỗn hợp từ thành phần các phân đoạn của hệ gen từ những virus ban đầu Kết quả là tạo ra thế hệ virus mới có các phân đoạn gen kết hợp, và đôi khi giúp cho chúng... thay thế cho clade 2.3.4 trước đây [50, 123, 124] (Phụ lục 3) Mối quan hệ nguồn gốc phả hệ của virus cúm gia cầm A/H 5N1 thuộc clade 1 tại Việt Nam và Campuchia cũng cho thấy có sự hình thành clade 1.1 Clade 1.1 đã được phát hiện ở gia cầm của Việt Nam tại phía Nam, ở gia cầm và người tại Campuchia gây chết 9/9 người từ cuối 2010 đến nay [123] Cho đến nay, sau gần 10 năm xuất hiện tại Việt Nam, virus cúm. .. để sản xuất vaccine vô hoạt cho gia cầm Để khắc phục điều này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các mạng lưới phòng thí nghiệm của WHO đã kiến tạo thành công hướng sản xuất vaccine H 5N1 bằng phương pháp di truyền ngược (reverse genetics -based technology) Đây là phương pháp tạo virus nhân tạo tái tổ hợp gen của virus cúm A/H 5N1 đương nhiễm có khả năng gây miễn dịch nhưng không gây bệnh Tuy nhiên do virus. .. [102] 2) Vaccine dưới nhóm (subunit vaccine) chứa protein kháng nguyên NA, HA tái tổ hợp và tách chiết làm vaccine [100], [101] 3) Vaccine tái tổ hợp có vector dẫn truyền: sử dụng adenovirus hoặc Newcastle virus hoặc virus đậu chim làm vector dẫn truyền, lắp ghép gen kháng nguyên H5 vào hệ gen của adenovirus hoặc các vector virus khác, tạo nên virus tái tổ hợp làm vaccine phòng chống virus cúm A/H 5N1 [11], . A/H 5N1 phân lập tại Việt Nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới . 2. Mục tiêu của đề tài 1- Giải mã toàn bộ phân đoạn gen kháng nguyên H5 và N1 một số chủng virus cúm A/H 5N1. NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ BÍCH NGA NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHÂN TỬ GEN H5 VÀ N1 CỦA VIRUS CÚM A/H 5N1 TẠI VIỆT NAM ĐỂ TẠO NGUỒN NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT VACXIN THẾ HỆ MỚI. tạo vaccine thế hệ mới. 3- Phân tích đặc điểm sinh học phân tử các gen kháng nguyên H5 và N1, xác định mối quan hệ phả hệ với các chủng cúm A/H 5N1 của Việt Nam và thế giới. 3. Ý nghĩa của

Ngày đăng: 26/07/2014, 02:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Quang Anh và Văn Đăng Kỳ (2004), “Bệnh cúm gia cầm: lưu hành bệnh, chẩn đoán và kiếm soát dịch bệnh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, XI(3), tr.69-75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh cúm gia cầm: lưu hành bệnh, chẩn đoán và kiếm soát dịch bệnh”, "Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y
Tác giả: Bùi Quang Anh và Văn Đăng Kỳ
Năm: 2004
2. Lê Trần Bình (2007), Báo cáo tổng kết đề tài độc lập cấp nhà nước: “Nghiên cứu xây dựng qui trình sản xuất vaccine cúm A/H5N1 cho gia cầm” (2006- 2007), Trung tâm Thông tin và Tư liệu Quốc gia và Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết đề tài độc lập cấp nhà nước: “Nghiên cứu xây dựng qui trình sản xuất vaccine cúm A/H5N1 cho gia cầm” (2006-2007)
Tác giả: Lê Trần Bình
Năm: 2007
3. Lê Trần Bình, Lê Thanh Hòa, Đinh Duy Kháng, Phan Văn Chi, Nông Văn Hải, Nguyễn Thị Bích Nga, Trương Nam Hải (2006), “Phân tích mối tương đồng kháng nguyên và miễn dịch của virus cúm A các chủng cường độc đương nhiễm và các chủng vaccine cúm A/H5N1”, Tạp chí Công nghệ Sinh học, 4(3), tr. 291- 296 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích mối tương đồng kháng nguyên và miễn dịch của virus cúm A các chủng cường độc đương nhiễm và các chủng vaccine cúm A/H5N1”," Tạp chí Công nghệ Sinh học
Tác giả: Lê Trần Bình, Lê Thanh Hòa, Đinh Duy Kháng, Phan Văn Chi, Nông Văn Hải, Nguyễn Thị Bích Nga, Trương Nam Hải
Năm: 2006
4. Trần Hữu Cổn, Bùi Quang Anh (2004), Bệnh cúm gia cầm và biện pháp phòng chống, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 21-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh cúm gia cầm và biện pháp phòng chống
Tác giả: Trần Hữu Cổn, Bùi Quang Anh
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2004
5. Trương Văn Dung, Nguyễn Viết Không (2004), “Một số hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện Thú y quốc gia về bệnh cúm gia cầm và giải pháp khoa học công nghệ trong thời gian tới”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, XI(3), tr. 62- 65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện Thú y quốc gia về bệnh cúm gia cầm và giải pháp khoa học công nghệ trong thời gian tới”, "Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y
Tác giả: Trương Văn Dung, Nguyễn Viết Không
Năm: 2004
6. Nguyễn Tiến Dũng (2008), “Vài nét về virut cúm gia cầm H5N1”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y, XV(4), tr. 80-86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét về virut cúm gia cầm H5N1”, "Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Năm: 2008
7. Nguyễn Tiến Dũng, Malik Peiris, Robert Webster, Đào Thanh Vân, Bùi Ngọc Anh, Nguyễn Thế Vinh, Kent Inui, Bùi Nghĩa Vượng, Nguyễn Viết Không và Ngô Thanh Long (2004), “Nguồn gốc virus cúm gia cầm H5N1 tại Việt Nam năm 2003-2004”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, XI(3), tr. 6-14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguồn gốc virus cúm gia cầm H5N1 tại Việt Nam năm 2003-2004”, "Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng, Malik Peiris, Robert Webster, Đào Thanh Vân, Bùi Ngọc Anh, Nguyễn Thế Vinh, Kent Inui, Bùi Nghĩa Vượng, Nguyễn Viết Không và Ngô Thanh Long
Năm: 2004
8. Trần Xuân Hạnh (2004), “Một vài vấn đề phòng bệnh cúm gia cầm bằng vacxin”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, XI(3), tr. 84-85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài vấn đề phòng bệnh cúm gia cầm bằng vacxin”, "Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y
Tác giả: Trần Xuân Hạnh
Năm: 2004
9. Lê Thanh Hoà, Đinh Duy Kháng, Phan Văn Chi, Nông Văn Hải, Trương Nam Hải, Phạm Việt Cường, Nguyễn Thị Bích Nga, Lê Trần Bình (2008), “Virus cúm A/H5N1: Vấn đề dịch tễ học, tiến hoá, hình thành genotype và tương đồng khángnguyên - miễn dịch-vaccine”, Tạp chí Công nghệ Sinh học, 6(4A), tr. 529-553 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Virus cúm A/H5N1: Vấn đề dịch tễ học, tiến hoá, hình thành genotype và tương đồng kháng nguyên - miễn dịch-vaccine”, "Tạp chí Công nghệ Sinh học
Tác giả: Lê Thanh Hoà, Đinh Duy Kháng, Phan Văn Chi, Nông Văn Hải, Trương Nam Hải, Phạm Việt Cường, Nguyễn Thị Bích Nga, Lê Trần Bình
Năm: 2008
11. Lê Thanh Hòa (2006a), “Chiến lược nghiên cứu ứng dụng virus vector tái tổ hợp trong sản xuất vaccine thế hệ mới”, Tạp chí Công nghệ Sinh học 4(4), tr. 397- 416 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược nghiên cứu ứng dụng virus vector tái tổ hợp trong sản xuất vaccine thế hệ mới”, "Tạp chí Công nghệ Sinh học
12. Lê Thanh Hòa, Đinh Duy Kháng, Phan Văn Chi, Nông Văn Hải, Trương Nam Hải, và cộng sự (2005), “Nghiên cứu sinh học phân tử các chủng virus cúm A/H5N1 phân lập ở Việt Nam tại Viện công nghệ sinh học”, Hội nghị khoa học kỉ niệm 30 năm Viện Khoa học và Công nghệ sinh học (19/05/2005), tr. 75-82 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sinh học phân tử các chủng virus cúm A/H5N1 phân lập ở Việt Nam tại Viện công nghệ sinh học
Tác giả: Lê Thanh Hòa, Đinh Duy Kháng, Phan Văn Chi, Nông Văn Hải, Trương Nam Hải, và cộng sự
Năm: 2005
13. Lê Quỳnh Mai (2011), “Sự khác nhau về kiểu hình HA của virus cúm gia cầm độc lực cao A/H5N1 gây bện cho người tại Việt Nam”, Tạp chí Y học thực hành 5(764), tr.73-75 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự khác nhau về kiểu hình HA của virus cúm gia cầm độc lực cao A/H5N1 gây bện cho người tại Việt Nam”, "Tạp chí Y học thực hành
Tác giả: Lê Quỳnh Mai
Năm: 2011
14. Một số tư liệu về dịch cúm gia cầm vừa qua ở Việt Nam (2004), “Báo cáo tổng kết công tác phòng chống dịch cúm gia cầm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, XI(3), tr. 99-100 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết công tác phòng chống dịch cúm gia cầm của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn”, "Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y
Tác giả: Một số tư liệu về dịch cúm gia cầm vừa qua ở Việt Nam
Năm: 2004
15. Lê Văn Năm (2004), “Kết quả khảo sát các biểu hiện lâm sang và bệnh tích đại thể bệnh cúm gia cầm ở một số cơ sở chăn nuôi các tỉnh phía Bắc”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, XI (3), tr. 86-90 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả khảo sát các biểu hiện lâm sang và bệnh tích đại thể bệnh cúm gia cầm ở một số cơ sở chăn nuôi các tỉnh phía Bắc”, "Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y
Tác giả: Lê Văn Năm
Năm: 2004
16. Nguyễn Thị Lan Phương, Lê Văn Hiệp (2006), “Nghiên cứu sản xuất vaccine phòng chống cúm A/H5N1 cho người trên phôi gà từ chủng NIBRG-14 tại Viện vaccine và sinh phẩm y tế - Nha Trang”, Tạp chí Y học dự phòng, 5(84), tr. 5-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sản xuất vaccine phòng chống cúm A/H5N1 cho người trên phôi gà từ chủng NIBRG-14 tại Viện vaccine và sinh phẩm y tế - Nha Trang”, "Tạp chí Y học dự phòng
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Phương, Lê Văn Hiệp
Năm: 2006
17. Nguyễn Thị Kim Tiến (2005), “Dịch tễ học, virus học bệnh cúm A(H5N1) trên người tại khu vực phía Nam”, Tạp chí Y học thực hành, 517, tr. 46-49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch tễ học, virus học bệnh cúm A(H5N1) trên người tại khu vực phía Nam”, "Tạp chí Y học thực hành
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Tiến
Năm: 2005
18. Tô Long Thành (2004), “Bệnh cúm loài chim”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, XI(2), tr.53-58 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh cúm loài chim”, "Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y
Tác giả: Tô Long Thành
Năm: 2004
19. Cao Bảo Vân, Võ Hồ Hồng Hải, Ngô Thanh Long, Lê Hà Tầm Dương (2005), “Đánh giá về độc tính và khả năng lây cho người của virus cúm A/H5N1 qua các vụ dịch 2004-2005 tại miền Nam Việt Nam qua giám sát đột biến gen”, Tạp chí Y học dự phòng, 16(6), tr. 5-10.TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá về độc tính và khả năng lây cho người của virus cúm A/H5N1 qua các vụ dịch 2004-2005 tại miền Nam Việt Nam qua giám sát đột biến gen”, "Tạp chí Y học dự phòng
Tác giả: Cao Bảo Vân, Võ Hồ Hồng Hải, Ngô Thanh Long, Lê Hà Tầm Dương
Năm: 2005
20. Alexander D. J. (2007), “An overview of the epidemiology of avian influenza”, Vaccine, 25(30), pp. 5637-5644 Sách, tạp chí
Tiêu đề: An overview of the epidemiology of avian influenza”, "Vaccine
Tác giả: Alexander D. J
Năm: 2007

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1 Dịch tễ học các biến chủng virus cúm A ở khu vực Đông Nam Á. Các mũi tên chỉ - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Hình 1.1 Dịch tễ học các biến chủng virus cúm A ở khu vực Đông Nam Á. Các mũi tên chỉ (Trang 7)
Hình 1.2 (A). Hình thành các genotype trong quá trình tiến hóa từ các nguồn gen khác nhau, - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Hình 1.2 (A). Hình thành các genotype trong quá trình tiến hóa từ các nguồn gen khác nhau, (Trang 9)
Hình 1.3 Quá trình tái tổ hợp và sự hình thành các genotype của virus cúm A/H5N1 [45] - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Hình 1.3 Quá trình tái tổ hợp và sự hình thành các genotype của virus cúm A/H5N1 [45] (Trang 9)
Hình 1.5 Mô hình cấu trúc hemagglutinin (lipid bilayer of envelope: Lớp màng bao lipid kép, - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Hình 1.5 Mô hình cấu trúc hemagglutinin (lipid bilayer of envelope: Lớp màng bao lipid kép, (Trang 17)
Hình 1.6 Minh họa đột biến điểm của hiện tượng “lệch kháng nguyên” (antigenic drift) ở virus - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Hình 1.6 Minh họa đột biến điểm của hiện tượng “lệch kháng nguyên” (antigenic drift) ở virus (Trang 24)
Hình 1.7  Minh họa đột biến tái tổ hợp của hiện tượng “trộn kháng nguyên” (antigenic shift)  của virus cúm A [88] - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Hình 1.7 Minh họa đột biến tái tổ hợp của hiện tượng “trộn kháng nguyên” (antigenic shift) của virus cúm A [88] (Trang 25)
Bảng 1.1 Thống kê số lượng người bị nhiễm và chết do cúm gia cầm qua các năm - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Bảng 1.1 Thống kê số lượng người bị nhiễm và chết do cúm gia cầm qua các năm (Trang 27)
Bảng 2.1 Danh sách các chủng virus cúm A/H5N1 phân lập giai đoạn 2004 - 2011 Số - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Bảng 2.1 Danh sách các chủng virus cúm A/H5N1 phân lập giai đoạn 2004 - 2011 Số (Trang 40)
Hỡnh 2.2 Cấu trỳc của vector pCR ề 2.1- TOPO ề  (Invitrogen Inc.) - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
nh 2.2 Cấu trỳc của vector pCR ề 2.1- TOPO ề (Invitrogen Inc.) (Trang 44)
Hình 3.1 Điện di sản phẩm RT-PCR của gen H5 trên thạch agarose 1%. - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Hình 3.1 Điện di sản phẩm RT-PCR của gen H5 trên thạch agarose 1% (Trang 52)
Hình 3.2 Kết quả  tách dòng và điện di trên thạch agarose 1% DNA tái tổ hợp của gen H5 - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Hình 3.2 Kết quả tách dòng và điện di trên thạch agarose 1% DNA tái tổ hợp của gen H5 (Trang 54)
Bảng 3.1 Danh sách các chủng virus cúm A/H5N1 của Việt Nam và thế giới sử dụng - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Bảng 3.1 Danh sách các chủng virus cúm A/H5N1 của Việt Nam và thế giới sử dụng (Trang 55)
Bảng 3.2 Các vị trí nucleotide sai khác trong gen H5 giữa các chủng so sánh Thay đổi - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Bảng 3.2 Các vị trí nucleotide sai khác trong gen H5 giữa các chủng so sánh Thay đổi (Trang 57)
Bảng 3.3: Kết quả tổng hợp phát hiện 41 vị trí sai khác amino acid của H5 so sánh ở 32 chủng phân lập từ năm 2004 - 2011 - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Bảng 3.3 Kết quả tổng hợp phát hiện 41 vị trí sai khác amino acid của H5 so sánh ở 32 chủng phân lập từ năm 2004 - 2011 (Trang 65)
Bảng 3.5 Tỷ lệ (%) tương đồng về nuleotide (phía trên đường chéo) và tương đồng về amino acid (dưới đường chéo) của gen H5 - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Bảng 3.5 Tỷ lệ (%) tương đồng về nuleotide (phía trên đường chéo) và tương đồng về amino acid (dưới đường chéo) của gen H5 (Trang 69)
Hình 3.4 Mối quan hệ nguồn gốc phả hệ giữa các chủng cúm A/H5N1 xác lập dựa trên thành - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Hình 3.4 Mối quan hệ nguồn gốc phả hệ giữa các chủng cúm A/H5N1 xác lập dựa trên thành (Trang 71)
Hình 3.5 Mối quan hệ nguồn gốc phả hệ giữa các chủng cúm A/H5N1 dựa trên thành phần  amino acid của polypeptide H5 bằng chương trình MEGA4.0 (phương pháp kết nối liền kề NJ  – Neighbour Joining, với hệ số kiểm định tin cậy đã thử  1000 bootstrap) - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Hình 3.5 Mối quan hệ nguồn gốc phả hệ giữa các chủng cúm A/H5N1 dựa trên thành phần amino acid của polypeptide H5 bằng chương trình MEGA4.0 (phương pháp kết nối liền kề NJ – Neighbour Joining, với hệ số kiểm định tin cậy đã thử 1000 bootstrap) (Trang 72)
Hình  3.6  Cây  phả  hệ  sự  hình  thành  phân  clade  mới  clade  1.1  của  clade  1.1  dựa  trên  thành - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
nh 3.6 Cây phả hệ sự hình thành phân clade mới clade 1.1 của clade 1.1 dựa trên thành (Trang 75)
Hình 3.7 Cây phả hệ sự hình thành phân  nhóm  mới của  clade 1 và 1.1  dựa  trên thành phần - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Hình 3.7 Cây phả hệ sự hình thành phân nhóm mới của clade 1 và 1.1 dựa trên thành phần (Trang 76)
Hình 3.9 Cây phả hệ sự hình thành phân nhóm mới của clade 2.3..2 và 2.3.4 dựa trên thành - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Hình 3.9 Cây phả hệ sự hình thành phân nhóm mới của clade 2.3..2 và 2.3.4 dựa trên thành (Trang 78)
Hình 3.8 Cây phả hệ sự hình thành phân nhóm mới của clade 2.3.2.1 và 2.3.4.3 dựa trên thành - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Hình 3.8 Cây phả hệ sự hình thành phân nhóm mới của clade 2.3.2.1 và 2.3.4.3 dựa trên thành (Trang 78)
Bảng 3.6  Kết quả thống kê 14 chủng virus cúm A/H5N1 được xác định gen H5 và các - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Bảng 3.6 Kết quả thống kê 14 chủng virus cúm A/H5N1 được xác định gen H5 và các (Trang 79)
Hình 3.10. Kết quả điện di sản phẩm RT-PCR gen N1 của các chủng virus cúm A/H5N1 trên - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Hình 3.10. Kết quả điện di sản phẩm RT-PCR gen N1 của các chủng virus cúm A/H5N1 trên (Trang 81)
Hình 3.11. Kết quả tách dòng gen N1 của các chủng virus cúm A/H5N1 và điện di trên thạch - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Hình 3.11. Kết quả tách dòng gen N1 của các chủng virus cúm A/H5N1 và điện di trên thạch (Trang 82)
Bảng 3.7 Danh sách các chủng virus cúm A/H5N1 thu thập qua các năm 2004 - 2011 - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Bảng 3.7 Danh sách các chủng virus cúm A/H5N1 thu thập qua các năm 2004 - 2011 (Trang 84)
Hình 3.12 So sánh đối chiếu trình tự amino acid của N1 giữa các chủng virus cúm A/H5N1 - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Hình 3.12 So sánh đối chiếu trình tự amino acid của N1 giữa các chủng virus cúm A/H5N1 (Trang 90)
Hình 3.13  Vị trí của các nucleotide protein N1 có đột biến trượt-xoá ở các chủng nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Hình 3.13 Vị trí của các nucleotide protein N1 có đột biến trượt-xoá ở các chủng nghiên cứu (Trang 91)
Hình 3.14 Vị trí các amino acid của chuỗi polypeptide N1 có đột biến trượt xoá ở 14 chủng - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Hình 3.14 Vị trí các amino acid của chuỗi polypeptide N1 có đột biến trượt xoá ở 14 chủng (Trang 92)
Hình 3.15 Cây phả hệ biểu thị mối quan hệ nguôn gốc phả hệ giữa các chủng cúm A/H5N1  dựa trên  phân  tích  thành  phần nucleotide  gen N1 sử dụng  chương trình  MEGA4.0  (phương  pháp  kết  nối  liền  kề  NJ  –  Neighbour  Joining,  với  hệ  số  kiểm  đị - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Hình 3.15 Cây phả hệ biểu thị mối quan hệ nguôn gốc phả hệ giữa các chủng cúm A/H5N1 dựa trên phân tích thành phần nucleotide gen N1 sử dụng chương trình MEGA4.0 (phương pháp kết nối liền kề NJ – Neighbour Joining, với hệ số kiểm đị (Trang 95)
Hình 3.16 Cây phả hệ biểu thị mối quan hệ nguôn gốc phả hệ giữa các chủng cúm A/H5N1  dựa trên phân tích thành phần amino acid gen N1 sử dụng chương trình MEGA4.0  (phương  pháp  kết  nối  liền  kề  NJ  –  Neighbour  Joining,  với  hệ  số  kiểm  định  tin - Nghiên cứu đặc điểm gen h5 và n1 của virus cúm AH5N1 phân lập tại việt nam để tạo nguồn nguyên liệu sản xuất vaccine thế hệ mới
Hình 3.16 Cây phả hệ biểu thị mối quan hệ nguôn gốc phả hệ giữa các chủng cúm A/H5N1 dựa trên phân tích thành phần amino acid gen N1 sử dụng chương trình MEGA4.0 (phương pháp kết nối liền kề NJ – Neighbour Joining, với hệ số kiểm định tin (Trang 97)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w