Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh ở Ấn Độ nghệ thuật giúp các thương gia đi tới thành công khi làm ăn với các đối tác người Ấn, góp phần làm giàu bản sắc văn hóa không chỉ về tôn giáo mà còn về thương mại và đối nhân xử thế.
Trang 1Dàn bài
Mở đầu 2
1 Giới thiệu chung 3
1.1 Các khái niệm 3
1.2 Khái quát về đất nước Ấn Độ 5
2 Văn hóa giao tiếp trong kinh doanh của người Ấn Độ 6
2.1 Giao tiếp hằng ngày 6
2.2 Giao tiếp trong kinh doanh 8
3 Liên hệ tới Việt Nam 13
Bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam khi hợp tác kinh doanh với người Ấn Độ Kết luận 16 Tài liệu tham khảo
Trang 2Mở đầu
Hợp tác làm ăn với các khách hàng quốc tế không chỉ yêu cầu sự năng động
về tài chính mà còn phải có hiểu biết về nền văn hóa của họ.Thiếu hiểu biết về nền văn hoá của đối tác sẽ dẫn đến những hiểu nhầm, bối rối và lúng túng trong cách ứng xử Cho nên, việc xây dựng một mối quan hệ làm ăn thành công là một phần tất yếu trong bất kỳ sự liên kết quốc tế nào Và những mối quan hệ như vậy cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có hiểu rõ được những mong đợi và ý định của khách hàng hay không
Mỗi nền văn hoá đều có những nét đặc trưng riêng biệt Là đại diện công ty, bạn cần chắc rằng mình sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp nhất với những khách hàng tiềm năng Đó cũng chính là lý do tại sao bạn cần phải hiểu rõ những quy tắc giao tiếp cơ bản dựa trên phong tục và văn hóa của nước họ
Ở một đất nước có nền văn hóa đa dạng và phức tạp như Ấn Độ rất khó để đưa ra kết luận chung, những quy tắc chung mà có thể được sử dụng bởi những người làm kinh doanh Chủ nghĩa khu vực, tôn giáo, ngôn ngữ và đẳng cấp là những yếu tố cần phải được tính đến khi kinh doanh tại Ấn Độ Hành vi, nghi thức và phương pháp tiếp cận được tất cả các sửa đổi phụ thuộc vào người mà bạn đang giải quyết và bối cảnh mà họ đang được giải quyết Một số quy tắc cơ bản trong giao tiếp kinh doanh sau đây sẽ có ích nếu bạn đang làm ăn với các đối tác đến từ Ấn Độ
Trang 31 Giới thiệu chung
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Văn hóa
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau
Theo định nghĩa của UNESSCO: “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm
cho dân tộc này khác với dân tộc kia Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, trị thức và xúc cảm của một
xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam
- Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa – Thông
tin, xuất bản năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con
người sáng tạo ra trong lịch sử”
Còn theo Geert Hofstede, một chuyên gia về sự khác biệt trong so sánh giữa
các nền văn hóa và quản lý đã định nghĩa văn hóa là “Một chương trình chung
của trí tuệ phân biệt thành viên của nhóm người này với nhóm người khác… Văn hóa theo nghĩa này bào gồm hệ thống các giá trị và các giá trị giữa tòa nhà văn hóa”
Tóm lại, văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và con người, con người và xã hội Song chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông
Trang 4qua quá trình xã hội hóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống
và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra
1.1.2 Văn hóa kinh doanh
Chúng ta đều biết văn hoá là biểu hiện hành vi, tư duy và tình cảm đã ăn sâu hay bị ảnh hưởng qua học hỏi và là điểm đặc thù của một nhóm người chứ không phải của một cá nhân Hành vi thể hiện ở các hành động, trong khi tư duy và tình cảm thể hiện nội tâm và tri thức của con người Ở một mức độ nhất định, văn hoá có liên quan đến các quy chuẩn hay phong cách xử sự truyền thống của một nhóm người hình thành qua thời gian Ở mức độ sâu sắc hơn, văn hoá là những giá trị mặc nhiên được chia sẻ trong một nhóm người, ấn định cái gì quan trọng, cái gì tốt và cái gì xấu Những giá trị này nhất quán với quy tắc nhóm, nghĩa là các quy tắc xử sự phản ánh các giá trị, và ngược lại, các giá trị phản ánh quy tắc
xử sự
Với cách tiếp cận về văn hóa như trên, có thể hiểu: Văn hoá kinh doanh một
hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của
họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay khu vực nào đó
Văn hoá kinh doanh là những giá trị văn hoá gắn liền với hoạt động kinh doanh Các giá trị văn hóa này được dùng để đánh giá các hành vi, do đó, được chia sẻ và phổ biến rộng rãi giữa các thế hệ thành viên trong doanh nghiệp như một chuẩn mực để nhận thức, tư duy và cảm nhận trong mối quan hệ với các vần
đề mà họ phải đối mặt Văn hoá kinh doanh không chỉ tạo ra tiêu chí cho cách
Trang 5thức kinh doanh hằng ngày mà còn tạo ra những khuôn mẫu chung về quan điểm
và động cơ trong kinh doanh
1.2 Khái quát về Ấn Độ
Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, chiếm hầu hết bán đảo Ấn Độ Ấn Độ có ranh giới với Pakistan, Trung Quốc, Myanma, Bangladesh, Nepal, Bhutan và Afghanistan Ấn Độ là nước đông dân thứ nhì trên thế giới, với dân số trên một tỉ người, và đồng thời lớn thứ bảy về diện tích
Ấn Độ có diện tích là 3,280,483 km2 Dân số là 1,21 tỉ người (2011) Ấn Độ không có quốc đạo Hiến pháp Ấn Độ quy định tự do tín ngưỡng, bình đẳng các tôn giáo Có sáu tôn giáo chính: trên 80% dân số theo Ấn Độ giáo, 10% theo Hồi giáo, 2% theo Thiên chúa giáo, 2% theo Đạo Sikh; khoảng 1% theo đạo Thiền (Jainism); 0,75% theo Phật giáo
Ngôn ngữ: Mười tám thứ tiếng được Hiến pháp công nhận là ngôn ngữ chính Tiếng Hindu là ngôn ngữ chính thức làm việc của nhà nước liên bang và được gần 40% dân số sử dụng Tiếng Anh là tiếng giao tiếp, được sử dụng rộng rãi
Ấn Độ là một nước có diện tích rộng lớn, lao động dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú Từ khi giành độc lập đến những năm 80 của thế kỷ XX, Ấn Độ chủ trương tự cung tự cấp với mô hình kinh tế tập trung, hướng nội GDP tăng trung bình 3,5%/năm
Từ năm 1991, Ấn Độ tiến hành cải cách, áp dụng mô hình kinh tế mới mở cửa, dựa nhiều hơn vào dịch vụ và tri thức để phát triển công nghệ thông tin (IT), coi đây là đầu tàu cho toàn bộ nền kinh tế Năm 2008, khu vực dịch vụ đóng góp tới 56% GDP, công nghiệp 22% và nông nghiệp 18,5% Năm 2007-2008, Tổng
Trang 6GDPđạt khoảng 1,16 nghìn tỷ USD, tăng trưởng GDP đạt 9%, xuất khẩu đạt 159
tỷ USD (tăng 25,8%), nhập khẩu đạt 239,65 tỷ USD (tăng 29%), FDI đạt 32,44
tỷ USD, dự trữ ngoại tệ đạt 249,3 tỷ USD (đến tháng 2/2009) Ấn Độ đang mạnh
mẽ vươn lên trở thành một cường quốc kinh tế ở khu vực
2 Những vấn đề trong văn hóa kinh doanh của Ấn Độ
2.1 Giao tiếp hàng ngày
Quà tặng: Khi bạn muốn tặng quà cho đối tác của mình, hãy lưu ý giấy gói
quà không được là màu trắng hay màu đen vì người Ấn Độ tin rằng những màu này hay mang lại điều không may Mặt khác, những màu theo họ sẽ mang lại may mắn là màu đỏ, xanh lá, và màu vàng Theo quan niệm của họ, bạn không nên mở quà trước sự có mặt của người tặng Nếu họ tặng bạn một món quà, bạn hãy mở nó sau khi người tặng quà đi khỏi phòng Người Ấn Độ thích nhận được các món quà như hoa, sôcôla, nước hoa hay những đồ điện nhỏ Bạn nên chú ý tránh những quà tặng có liên quan đên các quan niệm tôn giáo hay đạo đức của
họ Ví dụ bạn đừng nên tặng họ một bức tranh về một chú chó vì theo họ chó là loài động vật không sạch sẽ Một điều nữa bạn nên nhớ là người Ấn Độ không uống rượu và ăn thịt bò, thịt lợn Khi được cá nhân mời thì quà tặng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Người Ấn Độ đặc biệt thích và đánh giá cao những món quà
có liên quan đến quê hương của người tặng quà Bạn nên gửi kèm theo một danh thiếp hoặc bưu thiếp vì nhiều khi quà tặng không được mở trước mặt người tặng quà
Thời gian: Có lẽ do chịu ảnh hưởng từ hơn 200 năm đô hộ của Thực dân
Anh, người Ấn rất xem trọng sự đúng giờ trong các cuộc hẹn Tuy nhiên, hiện nay điều này vẫn có thể được điều chỉnh linh hoạt - việc hẹn lại lịch là một việc cũng khá phổ biến ở đây Những cuộc hẹn vào giữa trưa khá phổ biến ở Ấn Độ
Trang 7Như chúng ta đã biết, Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ nhì thế giới chỉ sau Trung Quốc nhưng có vẻ như chỉ có một nửa dân số trong độ tuổi lao động làm việc vì phụ nữ Ấn sau khi có chồng hầu như chỉ ở nhà nội trợ, chăm sóc con cái
và gia đình Nam giới thường có trách nhiệm với gia đình Do vậy, họ có thể hẹn lại lịch vào giờ phút cuối Đây là một thói quen khá phổ biến trong văn hoá Ấn
Độ
Giờ làm việc bắt đầu vào lúc 9h30 sáng và kết thúc lúc 5h chiều, từ thứ Hai đến thứ Sáu Nhiều nơi còn bắt đầu làm việc vào 10h30 và làm việc liên tục 8 giờ không nghỉ trưa Nhưng khi đã đến giờ nghỉ, nhất định họ không làm nữa, cho dù việc đó là nhẹ nhàng và thu nhập cao đi chăng nữa – câu trả lời của họ sẽ
là – đã đến giờ nghỉ
Mời: Người Ấn Độ rất thân thiện và việc mời nhau đi dự tiệc riêng tư
thường được coi là biểu hiện của mối quan hệ đối tác tốt đẹp Bạn không đươc từ chối những lời mời như vậy Bữa ăn thường rất muộn, sau các thủ tục và nghi lễ đón tiếp cầu kỳ và kéo dài, vì thế bạn không nên để bụng đói đến dự tiệc Đồ uống rất được ưa chuộng ở Ấn Độ, đặc biệt là bia, gin tonic và whisky Người thuộc đẳng cấp cao nhiều khi không uống rượu Trong bữa ăn không dùng đồ có rượu Sau món tráng miệng là thời điểm phải cáo từ ra về, ở lại lâu hơn bị coi là thiếu lịch sự
Trả lời: Không phải cứ trả lời “Vâng” có nghĩa là đồng ý “Vâng” cũng có
thể có nghĩa là “Tôi không biết” Thậm chí nếu nói “vâng, nhưng nó có thể có
chút khó khăn” - biểu hiện ngần ngại thì còn có thể bao hàm ý “Không” Để
tránh hiểu nhầm, bạn không nên đặt những câu hỏi để có thể trả lời hoặc phải trả
lời với “Có” hoặc “Không”
Trang 8Phê phán: Không phải người Ấn Độ không chấp nhận bị phê phán mà họ
chỉ không bao giờ phê phán trực diện thôi Ai không hài lòng thì tốt hơn là nên hỏi đối tác xem có cách nào khác không Từ chối hay bác bỏ thẳng thừng cũng bị coi là thiếu lịch sự - tương xứng gần bằng một cái bạt tai
2.2 Giao tiếp trong kinh doanh
Các quy tắc giao tiếp trong kinh doanh ở Ấn Độ tương tự như hầu hết các nước ở Tây Âu Phần lớn các khách hàng Ấn Độ có trình độ về quản lý và kỹ thuật đều giao tiếp tiêng Anh rất tốt
Thời gian: Thời gian tốt nhất trong năm để đi thăm họ là vào giữa tháng
Mười và tháng Ba Bạn không nên sắp xếp lịch làm việc với họ vào các ngày nghỉ lễ Một điều quan trọng doanh nhân cần chú ý là ngoài các ngày nghỉ lễ lớn, người Ấn Độ còn có các lễ hội tôn giáo khác và nó không theo như đúng lịch dương mà chúng ta hay dùng Vì vậy, hãy tìm hiếu kỹ những ngày này thông qua đại sứ quán Ấn Độ của nước mình để có được lịch hẹn phù hợp nhất
Ăn mặc: Các lãnh đạo trong các công ty ở Ấn Độ thường mặc véc Tuy
nhiên, do điều kiện thời tiết nên họ có thể mặc những trang phục đơn giản hơn Nhưng bạn nên mang áo comple theo vì trong phòng làm việc của người Ấn Độ thường để nhiệt độ điều hòa rất thấp, khoảng 18 độ C để thể hiện đẳng cấp Nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị cảm lạnh giữa mùa hè Dù người Ấn Độ nhiều khi xuất hiện với áo cộc tay và không thắt cravat, nhưng người Ấn Độ lại mong chờ đối tác của họ ăn vận lịch sự Chỉ có mùa hè là không vận comple Các nữ doanh nhân thường mặc trang phục truyền thống
Ngôn ngữ: Mỗi tiểu bang khác nhau ở Ấn Độ đều có ngôn ngữ chính thức
khác nhau Chính quyền trung ương chỉ công nhận tiếng Hindi là ngôn ngữ chính
Trang 9thức của Ấn Độ Tuy nhiên, khi kinh doanh tại Ấn Độ, tiếng Anh là ngôn ngữ của thương mại quốc tế
Hệ thống phân cấp: Tất cả các ảnh hưởng văn hóa đều tác động đến hầu
hết các nền văn hóa kinh doanh Ấn Độ, hệ thống phân cấp đóng một vai trò quan trọng Với nguồn gốc từ Ấn Độ giáo và hệ thống giai cấp, xã hội Ấn Độ hoạt động trong khuôn khổ của hệ thống phân cấp chặt chẽ xác định vai trò của người dân, tình trạng và trật tự xã hội
Gặp gỡ và chúc mừng: Có một sự khác biệt về văn hóa điểm hình trong các
bộ ngành của chính phủ và các tổ chức thương mại Nếu so sánh với các tổ chức thương mại thì hẹn gặp các quan chức chính phủ thường khó hơn rất nhiều Tuy nhiên tại các phòng ban của chính phủ, thông thường bạn bải hẹn lại hoặc phải chờ trong nhiều giờ đồng hồ trước khi gặp được người cần gặp Hãy chuẩn bị sẵn sang cho những sự thay đổi trong phút chót về thời gian và địa điểm gặp Bạn nên để lại thông tin liên lạc cho thư ký của người hẹn gặp để nếu có sự cố thay đổi thì người ta sẽ thông báo cho bạn
Bạn nên cố gắng đến sớm để đúng hẹn Tại hầu hết các thành phố ở Ấn Độ, đường phố thường rất đông, trong những giờ cao điểm, bạn sẽ phải mất rất nhiều thời gian để đến được chỗ hẹn Các địa chỉ ở Ấn Độ thường rất rắc rối do cách đánh số của các tòa nhà rất khác nhau ở các nơi, ngay cả ở trong cùng một thành phố Phức tạp hơn nữa là trong những năm gần đây, đường phố ở nhiều thành phố bị đổi tên Để tránh lạc đường, bạn nên hỏi người hẹn gặp làm thế nào để đến đó
Giờ làm việc hành chính thường từ 10h sáng đến 5h chiều Tuy nhiên, tại các thành phố lớn như Mumbai, nhiều nơi bắt đầu làm việc sớm hơn để tránh ách
Trang 10tác giao thông khi đi lại Ở các tổ chức thương mại có xu hướng kéo dài ngày làm việc, bắt đầu từ 7h30 sáng và kết thúc lúc 8h tối
Thông thường giờ ăn trưa là 1 giờ đồng hồ, từ 12h trưa đến 2h chiều Trong những năm gần đây, người ta có xu hướng hẹn gặp vào bữa sáng hoặc bữa trưa
để tiện trao đổi công việc Các cuộc hẹn ăn tối rất ít khi dành cho các mục đích làm ăn Các bữa tối được tổ chức như các buổi chiêu đãi với mục đích chào đón
và tìm hiểu lẫn nhau
Thời gian làm việc của một tuần khác nhau giữa các cơ quan, ban ngành: Các văn phòng chính phủ làm việc từ thứ 2 đến thứ 7, thứ 7 của tuần thứ 2 trong tháng là ngày nghỉ lễ, hầu hết các tổ chức thương mại đều làm việc 5 ngày rưỡi một tuần, các công ty máy tính và phần mềm làm việc 5 ngày một tuần, nghỉ thứ
7 và chủ nhật
Mặc dù theo như phong tục ở Ấn Độ thì bạn có thể bắt tay nam giới khi bắt đầu cuộc họp, nhưng với phụ nữ bạn nên tránh điều này Nên chú ý, chỉ khi người phụ nữ chủ động mời bạn bắt tay thì bạn mới nên thực hiện nghi thức này với họ Một nghi thức chào truyền thống khác nữa là bạn chắp hai tay, để dưới
cằm, mỉm cười, đầu hơi cúi nhẹ, đó là cách chào hỏi Namaste (là một hình thức
chào hỏi thường thấy trong văn hóa các nước Nam Á, ở một số nước Đông Nam
Á, và cộng đồng người từ các khu vực này - bàn tay ép vào nhau, lòng bàn tay chạm vào nhau và ngón tay chỉ lên trên, ngón tay cái gần với ngực Trong Ấn Độ
giáo có nghĩa là “tôi cúi đầu trước thần linh trong bạn”.) Cách sử dụng Namaste
là một dấu hiệu của sự hiểu biết của bạn trong văn hoá Ấn Độ
Bạn nên bắt đầu cuộc họp bằng những vấn đề nhỏ xung quanh mục đích chính của cuộc họp sau đó mới dần bàn phần quan trọng nhất của công việc Trong cuộc họp, tốt nhất bạn nên xưng hô với các đối tác Ấn Độ bằng các chức