Văn học yêu nước và cách mạng ra đời trong thời điểm này, tiếp tục thể hiện những nội dung cũ, nhưng đã bắt đầu mang âm điệu khác trước, tính chất cổ động, khích lệ đấu tranh có phần giả
Trang 1KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1900 - 1930
- Năm 1912, Việt Nam quang phục hội ra đời, khí thế cách mạng có chiều hướng bùng lên sau những ngày tạm lắng Một số thơ văn hiệu triệu cách mạng lại xuất hiện Văn học yêu nước và cách mạng ra đời trong thời điểm này, tiếp tục thể hiện những nội dung cũ, nhưng đã bắt đầu mang âm điệu khác trước, tính chất cổ động, khích lệ đấu tranh có phần giảm sút, để rồi sau đó bộ phận văn học này trở về với tình trạng lơ thơ, khí thế sôi nổi, hừng hực tinh thần cách mạng mất dần
Nhìn chung thơ văn cách mạng từ sau khủng bố của giặc Pháp, năm
1909 vẫn tồn tại, nhưng chất lượng và số lượng không bằng những năm trước đây Trong khi đó văn thơ châm biếm thời thế, đả kích bọn quan lại, tay sai, thổ lộ chút lòng thương nước, thương dân, khóc những nhà cách mạng hy sinh trong các cuộc khủng bố của quân thù của những cây bút không tham gia cách mạng nhưng ít nhiều có tinh thần dân tộc vẫn tiếp tục ra đời, mặc dù không có những bài thật xuất sắc Tuy nhiên,
số tác phẩm nói trên chưa sưu tầm được đầy đủ, nói chung là chưa thể khôi phục lại đầy đủ bộ mặt văn học của quần chúng yêu nước hồi này Nhưng có thể khẳng định ở chặng này cũng như các chặng khác, dòng văn học dân gian tố cáo sự bóc lột của kẻ thù, phơi bày tội ác của quần
Trang 2chúng vẫn không vơi cạn
- Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất, phong trào ái quốc dân chủ lại sôi nổi trong cả nước nhưng chỉ giới hạn ở các đô thị Văn thơ yêu nước lại phát triển cùng với phong trào cách mạng mang tính chất đòi tự do dân chủ theo xu hướng tư sản Văn thơ cách mạng bấy giờ trở lại thời kỳ sôi nổi, rầm rộ, có thơ văn trong nước và cả thơ văn từ nước ngoài đưa về,
có thơ văn phổ biến bí mật và cả thơ văn phổ biến công khai Văn thơ công khai phần lớn xuất hiện trong phong trào ái quốc dân chủ 1925 -
1926, xoay quanh các sự kiện chính, đòi thả Phan Bội Châu, để tang Phan Chu Trinh, học sinh bãi khóa, cùng với việc Khải Ðịnh đi Pháp và việc hắn làm lễ tứ tuần đại khánh Ngoài ra, trên văn đàn công khai, Ngô Ðức Kế và Huỳnh Thúc Kháng còn đả kích quyết liệt bọn bồi bút của Pháp Mặc dù văn học cách mạng ở giai đoạn này có chiều hướng khởi sắc, phát triển về số lượng và chất lượng, mang nhiều sắc thái mới
nhưng vẫn không sao sánh bằng giai đoạn 1905 - 1908
- Những năm cuối của thập niên thứ ba, văn học yêu nước và cách mạng theo xu hướng cách mạng tư sản dần dần xuống dốc Trước khi mất hẳn,
nó cũng góp phần sưởi ấm cho những tâm hồn buốt lạnh và là tiếng nói của dân tộc trong những ngày chờ đón luồng tư tưởng mới nhất của thời đại, tư tưởng cách mạng vô sản
Cũng trong thời gian này, mầm mống của văn học cách mạng theo xu
Trang 3hướng vô sản đã được nảy nở Ðặc điểm của văn học này là còn ít tính chất văn nghệ, nhiều tính chất chính trị nhưng nội dung đã tiến bộ hơn hẳn dòng văn học tư sản cùng giai đoạn
1.3- Nội dung của văn học yêu nước và cách mạng :
* Thể hiện tư tưởng yêu nước tiến bộ:
Văn học yêu nước và cách mạng đã nêu lên quan niệm mới về đất nước,
về yêu nước Các nhà nho yêu nước và cả nhân dân ta sống trong điều kiện ý thức hệ phong kiến thống trị không thể nào quan niệm có nước lại không có vua Nước là của vua, yêu nước tất phải yêu vua, yêu vua là yêu nước Vấn đề là cần có vua sáng để có tôi hiền Sang đến đầu thế kỷ
XX, chế độ thực dân nửa phong kiến đã ra đời và thay thế chế độ phong kiến, trạng thái ý thức của xã hội cũng chuyển biến theo Sự có mặt của
ý thức hệ tư sản là một nhân tố mới có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội Quan niệm của các tác giả văn thơ cách mạng về quốc gia đã khác trước Nước không còn là của vua, vua và nước không còn là một Có thể có nước mà không có vua Yêu nước không nhất thiết phải yêu vua "Trung quân ái quốc" hai cái tách rời nhau Chủ nghĩa tôn quân đang dần dần bị loại trừ và như thế, nói đến nước sẽ là nói đến non sông, nòi giống, nói đến dân tộc, đồng bào Trước kia, nghĩa quân thần, đạo thần tử có thể là động lực kích thích tinh thần đấu tranh:
Trang 4Kiến nghĩa ninh cam bất dũng vi
Toàn bằng trung hiếu tác nam nhi
bắt đầu trở thành vô nghĩa Văn thơ yêu nước đi tìm sức mạnh từ nhiều nguồn Từ những truyền thuyết thần thoại đề cao nòi giống, từ lòng tha thiết với vẻ đẹp của non sông gấm vóc, từ thái độ trân trọng cái địa vị của đất nước, cơ nghiệp của cha ông đã nhiều thế hệ nối tiếp nhau xây dựng, đặc biệt là niềm tự hào về truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm
Nọ thuở trước đánh tàu mấy lớp
Cõi trời Nam cơ nghiệp mở mang
Sông Ðằng lớp sóng Trần vương
Núi Lam rẽ khói mở đường nhà Lê
Quang Trung đế từ khi độc lập
Khí anh hùng đầy lấp giang san
Tự hào về đất nước các tác giả không còn ca ngợi các bậc thánh đế anh hùng xuất chúng, mà họ đã đi đến khẳng định vai trò của nhân dân, của
"ức triệu anh hùng vô danh." Nhìn chung, văn thơ yêu nước đã khẳng định một vấn đề rất mới mẻ: Ðất nước là của dân, yêu nước là phải yêu dân
Trang 5"Nước Việt Nam là của gia tài,
Cả quyền lợi với đất đai
Của dân nào phải riêng ai một nhà."
(Lời tuyên cáo của Việt Nam quang phục hội- Hoàng Trọng Mậu)
Hoặc :
Nước có mạnh thì dân mới mạnh
Dân có khôn thì nước mới khôn
( Kinh đạo nam _ khuyết danh )
Trong thơ văn yêu nước ở đầu thế kỷ XX, vấn đề yêu nước còn được gắn liền với vấn đề cách mạng Chống giặc ngoại xâm, giải phóng đất nước đó là chuyện chung của nhiều thời đại có ngoại xâm Nhưng chống giặc để rồi không trở lại chế độ phong kiến mà tiến lên xây dựng chế độ dân chủ tư sản là một đổi mới trong lịch sử của dân tộc Ðó cũng là nội dung chủ yếu của văn thơ cách mạng giai đoạn 1900 - 1930 Ðiều này đã được khẳng định trong "Lời tuyên cáo của Việt Nam quang phục hội":
Muốn cho ích nước lợi nhà
Muốn cho ích nước lợi nhà (Hoàng Trọng Mậu)
Trang 6nhưng chuẩn bị cho nó thì đã từ văn thơ của phong trào Duy Tân, Ðông Kinh Nghĩa Thục và phần nào cả văn thơ Ðông Du Ở đây song song với nội dung kêu gọi chống Pháp, còn có nội dung cải cách xã hội nhằm làm cho nước giàu dân mạnh Hai nhiệm vụ đó quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau
Yêu nước bấy giờ được biểu hiện bằng hành động cụ thể là tham gia đánh giặc cứu nước và tiến hành cải cách xã hội
Vào đầu thế kỷ XX ,vấn đề cãi cách xã hội được đặt ra với mục đích làm cho dân giàu nước mạnh , được thực hiện song song với nhiệm vụ đánh Pháp
Trong thơ văn yêu nước, đầu thế kỷ XX, yêu nước và vấn đề dân chủ gắn liền nhau Xuất phát từ quan niệm mới về đất nước, yêu nước các tác giả đã đi đến khẳng định quyền làm chủ của người dân trong xã hội, đồng thời cũng khẳng định vai trò của người dân trong sự nghiệp cứu nước Mục đích cứu nước lúc bấy giờ là vì dân chứ không phải vì vua Phan Bội Châu đề cao địa vị của người dân trong công cuộc xây dựng nước nhà :
Nghìn muôn ức triệu người chung góp
Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà
Trang 7Người dân ta của dân ta,
Dân là dân nứơc , nước là nước dân
Và khẳng định :
Sông xứ Bắc ,bể phương Ðông
Nếu không dân cũng là không có gì
Người dân đứng lên chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước là thực hiện bổn phận đồng thời thể hiện tinh thần làm chủ của mình Thơ văn yêu nước thường nhắc đến các khái niệm "đồng bào, đồng quốc" xác lập nên một chữ "nghĩa" - nghĩa đồng bào khác hẳn với chữ "nghĩa" trong văn học trung đại
* Thời sự chính trị trong văn chương đầu thế kỷ XX
Xã hội Việt Nam vào những năm cuối thế kỷ XIX là một bầu trời đen kịt Chính quyền phong kiến đương thời có thể làm ngơ, ngồi yên trên ngai vàng để hưởng thụ, nhưng nhân dân Việt Nam những người yêu nước Việt Nam thì không thể nào nhắm mắt, khoanh tay Ngọn cờ Cần vương vừa ngã xuống, thanh niên lại xông xáo đi tìm một hướng cứu nước mới Phong trào yêu nước Duy Tân và cách mạng như một tia sáng bừng lên vào đầu thế kỷ XX Tia sáng ấy dù mong manh, yếu ớt và sớm
Trang 8tắt đi nhưng cũng đủ xoa dịu những khó khăn, căng thẳng, đợi chờ của đồng bào Việt Nam sau nhiều năm dài chống giặc liên tiếp thất bại Văn chương yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ đã phản ánh kịp thời và phát ngôn cho các phong trào cách mạng lúc bấy giờ Ðó là phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu cấp tiến đi theo con đường cách mạng dân chủ tư sản
Như những thước phim thời sự hấp dẫn, sinh động, văn chương yêu nước đầu thế kỷ XX đã ghi nhận kịp thời các diễn biến và tái hiện trọn vẹn gương mặt của xã hội Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX Sau khi kết thúc công cuộc bình định ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Pháp
đã bắt tay ngay vào việc khai thác thuộc địa tại Việt Nam Một chế độ cai trị và bóc lột hà khắc đã diễn ra Người dân Việt Nam mất hết chủ quyền Mọi thứ đều do người Pháp cai quản, giai cấp thống trị phong kiến đương thời chỉ giữ nổi vai trò bù nhìn mà thôi Ðể thực hiện chủ trương vơ vét, bóc lột ở các thuộc địa, thực dân Pháp đã thi hành chính sách thuế khóa rất nặng nề, hàng trăm thứ thuế cay nghiệt đã được áp dụng Nó như những sợi dây thòng lọng vô hình xiết chặt lấy người dân Việt Nam vô tội (Hải ngoại huyết thư- Phan Bội Châu)
Thực dân Pháp còn tìm cách đẩy những người dân vô tội vào nơi ma thiêng nước độc để đào sông, đào mỏ, làm đường Thân phận của người
đi phu không khác gì anh tù khổ sai:
Trang 9"Ông Tây áp trước
Cậu lính áp sau."
do bị vắt kiệt sức lao động, sống trong màn trời chiếu đất, "ăn cơm với muối, uống nước chè trâm."
Ðiều đáng sợ, làm cho con người kinh hãi là chính sách ngu dân bằng con đường "khai hóa" của thực dân Song song với những lời lẽ mỵ dân thâm độc là hàng loạt chủ trương nham hiểm, xảo quyệt được thực hiện Một mặt chúng tỏ ra như muốn bảo vệ những giá trị văn hóa của dân tộc, nhưng mặt khác chúng lại ra sức xây dựng một nền giáo dục mới Nội dung của chương trình học mới tất nhiên là nhằm mục đích đào tạo
những phần tử tay sai trung thành, phục vụ cho chế độ bảo hộ Ngoài ra các cơ quan báo chí do Pháp thành lập lần lượt ra đời ở cả ba kỳ Nam, Trung, Bắc Báo chí là cơ quan tuyên truyền của thực dân, nơi phổ biến đường lối, chính sách cai trị của chúng Tất cả những việc làm của thực dân đã biến Việt Nam từ một quốc gia phong kiến tự chủ trở thành một thuộc địa của chủ nghĩa tư bản Ðó là tấn bi kịch của dân tộc Việt Nam khi bước vào thế kỷ XX
Thế kỷ XX được mở đầu bằng trang sử đau thương mà rất hào hùng Cao trào cách mạng đầu thế kỷ XX như một làn gió mạnh thổi khắp ba
Trang 10miền của đất nước Các nhà nho ta trước kia chỉ biết nghiên cứu sách vở thánh hiền, "Chăm chăm theo lối học Tàu", không biết gì xa hơn ngoài văn minh Á Ðông, tiêu biểu là Trung Quốc Ngày nay, qua Tân thư, Tân văn, tầm nhìn của các cụ mở rộng ra tận năm châu bốn biển Các cụ được biết đến khoa học kỹ thuật hiện đại Các cụ đã thấy được một điều rất quan trọng: Cứu nước không chỉ là đánh đuổi giặc ngoại xâm mà còn
là đánh đuổi nghèo nàn và lạc hậu, là xây dựng một xã hội cường thịnh bắt kịp đà tiến triển của văn minh Âu Mỹ Cũng chính vì vậy mà nếu như phong trào yêu nước ở cuối thế kỷ XIX kết hợp với tinh thần bài ngoại thì tư tưởng Duy Tân ở giai đoạn đầu thế kỷ XX lại đi đôi với tinh thần vọng ngoại Chủ nghĩa yêu nước thời này thắm đượm màu sắc duy tân Tinh thần dân tộc được đi đôi với ý thức cách mạng Duy tân và cách mạng là tinh thần của thời đại, và duy tân và cách mạng cũng là xu thế hiện đại của tư tưởng và văn hóa dân tộc Thực tế đã được phản ánh trong văn chương giai đoạn này Ðó là một không khí cách mạng đầy hào hứng
"Ðội tiên phong đâu tá, gió duy tân từ Ðông hải thổi vào
Gương ngoại quốc kia là, sóng cách mạng bởi Âu châu dồn tới."
("Văn tế Phan Chu Trinh" - Phan Bội Châu)
Nhìn chung, thơ văn yêu nước giai đoạn đầu thế kỷ XX nổi bật nội dung khai sáng dân tộc đúng như nhận định của ông Trần Thanh Ðạm: "Có
Trang 11người gọi rất đúng rằng văn học đầu thế kỷ XX có tính chất của một phong trào ánh sáng như ở Âu châu vào thế kỷ XVIII" (Chuyên đề "Sự chuyển biến của văn học Việt Nam sang thời kỳ hiện đại" trang 37)
Có thể khẳng định rằng thời sự là một đặc điểm của văn chương yêu nước và cách mạng giai đoạn này Khi làn sóng cách mạng trong nước lên cao, thơ văn yêu nước được sống trong không khí chính trị sôi nổi, quyết liệt cho nên không ngừng phát triển về số lượng lẫn chất lượng Các sáng tác đó đã dõi theo hoạt động của các tổ chức yêu nước, cùng với Ðông Kinh nghĩa thục, Ðông Du, đến với mọi người qua những buổi diễn thuyết, bình văn hay hiện diện ngay trong bài học của các học sinh
ở những trường học do các nhóm này tổ chức Khi các tổ chức cách mạng lần lượt bị thất bại, những người tham gia bị cầm tù Văn thơ yêu nước theo bước chân của người tù chính trị đi vào nhà giam Văn thơ trong tù có thời điểm đã được phát triển về số lượng và chất lượng,
nhưng rất tiếc là đến nay số lượng đó còn lại rất ít, chủ yếu là văn vần Thơ văn trong tù đã góp phần không nhỏ cùng với thơ văn yêu nước và cách mạng ở giai đoạn này làm tái hiện lại lịch sử chính trị xã hội Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX Ðó là lịch sử của những phong trào chống Pháp theo ngọn cờ cách mạng dân chủ tư sản, có lúc sôi nổi quyết liệt nhưng cũng có hồi mất mát hy sinh, mặc dù đau thương vẫn hào hùng bất khuất