Khát quát văn học Việt Nam từ CM T8/1945 đến hết TK XX_2 pps

8 1.2K 0
Khát quát văn học Việt Nam từ CM T8/1945 đến hết TK XX_2 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khát quát văn học Việt Nam từ CM T8/1945 đến hết TK XX + Văn xuôi: - Có nhiều khởi sắc hơn thơ ca. - Ý thức đổi mới cách tiếp cận hiện thực đời sống, cách viết về chiến tranh tạo được sự chú ý với bạn đọc (Đất trắng - Nguyễn Trọng Oánh, Gặp gỡ cuối năm – Nguyễn Khải, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành - Nguyễn Minh Châu…) - Kịch nói: phát triển mạnh mẽ (Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ, Mùa hè ở biển – Xuân Trình…) Ø Nhận xét: + Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân văn và nhân bản sâu sắc. + Đề tài: phong phú, đa dạng. + Cách tiếp cận và khám phá con người: mối quan hệ phức tạp của đời sống cá nhân, thậm chí cả đời sống tâm linh, quan tâm tới đời sống cá nhân > Hướng nội là cái mới tiêu biểu của văn học thời kì này. + Tuy nhiên văn học còn nảy sinh một số xu hướng tiêu cực. III. CỦNG CỐ KIẾN THỨC Đề 1: Trình bày những nét chính về bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội có ảnh hưỏng tới sự hình thành và phát triển của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975. Đề 2: Nêu tóm tắt các chặng phát triển và thành tựu mỗi chặng của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975. Đề 3: Nêu và phân tích ngắn gọn những đặc điểm chính của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975. Đề 4: Trình bày khái quát về văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX. Gợi ý giải đề Đề 1: + Phân tích đề: - Nội dung: chỉ trình bày bối cảnh (lịch sử, văn hóa, xã hội) từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975 có ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của văn học. - Hình thức: trình bày ngắn gọn > nổi bật những nét chính. + Hướng dẫn: - Mối quan hệ giữa bối cảnh thời đại và văn học (ý dành cho học sinh khá giỏi) · Văn học bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống > bối cảnh thời đại ít nhiều dội âm vang trong tác phẩm > Bối cảnh là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới đặc điểm thi pháp của một thời kì văn học. · Lịch sử (một trong những yếu tố của bối cảnh thời đại) ảnh hưởng tới sự phận chia giai đoạn văn học. Tuy nhiên không phải lúc nào giai đoạn văn học cũng trùng khít với giai đoạn lịch sử bởi văn học có sự vận động và phát triển nội tại của nó. - Bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa ảnh hưởng tới văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975 (trọng tâm) · Sự lãnh đạo của Đảng với đường lối văn nghệ xuyên suốt tạo nên một nền văn nghệ thống nhất sau 1945. · Hai cuộc kháng chiến trường kí suốt 30 năm tạo nên những đặc điểm riêng biệt của một nền văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ, ác liệt. · Nền kinh tế nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu văn hóa bị hạn chế. - Khẳng định: Bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội đã có ảnh hưởng quan trọng tới sự hình thành và phát triển của văn học (chỉ nêu mà không phân tích) · Văn học Việt Nam 1945- 1975 chia làm 3 giai đoạn, ứng với các giai đoạn lịch sử > hiếm có thời kì nào, mốc phân chia văn học lại trung khít với mốc phân chia lịch sử như vậy. · Mang những đặc điểm riêng biệt (Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước; hướng về đại chúng; chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn) Đề 2: + Phân tích đề: - Dạng đề: thuần tái hiện kiến thức văn học sử. - Nội dung: các chặng phát triển và thành tựu mỗi chặng. - Hình thức: trình bày ngắn gọn. + Hướng dẫn: - Khái quát: Văn học Việt Nam từ sau 1945- 1975 chia làm 3 chặng và mỗi chặng đều đạt được những thành tựu đáng kể. - Cụ thể (trọng tâm) · Chặng 1 (1945- 1954) · Chặng 2 (1955 – 1964) · Chặng 3 (1965- 1975) - Nhận xét (ý dành cho học sinh giỏi) · Thành tựu chủ yếu trên các thể loại: thơ, truyện và kí · Các thể loại phát triển theo xu hướng khác nhau (có thể loại đạt đỉnh cao ở chặng này nhưng lại lắng xuống ở chặng khác). Sự lựa chọn thể loại chịu sự chi phối sâu sắc của mục tiêu cách mạng.> thành tựu văn học gắn bó khăng khít và gần như thuận chiều với xu hướng vận động của lịch sử (gợi nhớ thời kì văn học mang hào khí Đông A của nhà Trần). Ø Xuất phát từ quan niệm: văn học là một loại vũ khí đấu tranh cách mạng. Đề 3: + Phân tích đề: - Nội dung: những đặc điểm của văn học Việt Nam từ 1945- 1975. - Hình thức: nêu và phân tích ngắn gọn. + Hướng dẫn: - Nêu lần lượt 3 đặc điểm. - Mỗi đặc điểm: · Phân tích ngắn gọn · Lấy dẫn chứng: o Loại dẫn chứng: Dẫn chứng khái quát (khoảng 3 dẫn chứng, nêu tên), dẫn chứng điểm (1 dẫn chứng, phân tích ngắn gọn) o Cách lấy dẫn chứng điểm: mỗi đặc điểm phân tích ngắn gọn 1 dẫn chứng hoặc sau khi trình bày 3 đặc điểm, phân tích 1 dẫn chứng có thể hiện cả 3 đặc điểm đó. Đề 4: + Phân tích đề: - Nội dung: văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX. - Hình thức: trình bày khái quát. + Hướng dẫn: Chia ý theo các phần trong Kiến thức cơ bản - Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá. - Những chuyển biến và một số thành tựu. - Nhận xét. . gọn những đặc điểm chính của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975. Đề 4: Trình bày khái quát về văn học Việt Nam từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX. Gợi ý giải đề Đề 1:. Khát quát văn học Việt Nam từ CM T8/1945 đến hết TK XX + Văn xuôi: - Có nhiều khởi sắc hơn thơ ca. - Ý thức đổi mới. triển của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975. Đề 2: Nêu tóm tắt các chặng phát triển và thành tựu mỗi chặng của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến năm 1975.

Ngày đăng: 25/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan