Đề cương ôn thi Tốt nghiệp THPT về bài Khái quát văn học Việt Nam từ CMT8/1945 đến hết XX.
Trang 1KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
Ngày soạn: 1/3/2013
A Kiến thức cơ bản:
I Khái quát VHVN từ CMT8 năm 1945 đến năm 1975:
1 Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa có ảnh hưởng tới sự phát triển của VHVN giai đoạn 1945-1975:
- Cách mạng tháng Tám thành công đưa đất nước ta sang trang sử mới, một chế độ chính trị mới, một nhà nước mới: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
- Khác với VH trước CM, VHVN từ sau CMT8 năm 1945 là nền văn học vận động, phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Văn học lúc này trở thành một bộ phận trong sự nghiệp cách mạng, là một hoạt động tinh thần phong phú, có hiệu quả trong đấu tranh và phát triển xã hội Sự nghiệp văn học là của nhân dân và mỗi nhà văn là một thành viên tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ chung của đất nước Đường lối văn nghệ của Đảng là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên một nền văn học thống nhất
về khuynh hướng tư tưởng, tổ chức và quan niệm về kiểu nhà văn mới: nhà văn – chiến sĩ
- Hiện thực đời sống xã hội VN giai đoạn 1945-1975 với nhiều sự kiện lớn: cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc diễn ra vô cùng ác liệt và kéo dài; công cuộc xây dựng cuộc sống ở miền Bắc,… đã tác động sâu sắc đến văn học Trong đời sống cách mạng, có biết bao cuộc đời cao đẹp; bao câu chuyện đáng ghi nhớ làm cơ
sở cho những sáng tạo văn học Cuộc sống xã hội mang lại những điển hình tiêu biểu, những nguyên mẫu đẹp cho văn học
Đời sống hiện thực từ sau CMT8 bộc lộ nhiều vẻ đẹp, chắp cánh cho cảm hứng lãng mạn trong văn học Chính cảm hứng lãng mạn, nhất là chất trữ tình cách mạng, là một thành tố quan trọng của văn học cách mạng, đặc biệt là thi ca
- Điều kiện giao lưu văn hóa với nước ngoài không thuận lợi, chỉ giới hạn trong một số nước (Liên Xô, Trung Quốc)
2 Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của VHVN giai đoạn 1945-1975:
a Giai đoạn 1945 – 1954: thời kì chống Pháp:
- Chủ đề bao trùm văn học giai đoạn này là ca ngợi Tổ quốc và quần chúng cách mạng, kêu gọi tinh thần đoàn kết toàn dân, biểu dương những tấm gương vì nước quên mình Từ cuối năm 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Văn học gắn bó với đời sống cách mạng và kháng chiến, hướng tới đại chúng, phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân, thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến
- Thành tựu: Truyện kí, thơ ca, kịch
- Tác phẩm tiêu biểu: “Huế tháng Tám”, “Vui bất tuyệt” (Tố Hữu), “Ngọn quốc kì”, “Hội nghị non sông” (Xuân Diệu), “Một lần tới thủ đô” (Trần Đăng), “Đôi mắt”, “Nhật kí ở rừng” (NC), “Làng” (Kim Lân), “Kí
sự Cao Lạng” (Nguyễn Huy Tưởng), “Đất nước đứng lên” (Nguyên Ngọc),… → tình yêu quê hương đất nước, ca ngợi vẻ đẹp quê hương và con người kháng chiến, lòng căm thù giặc, có ý thức đổi mới thơ ca dân tộc: Quang Dũng, “Việt Bắc” (TH)…
b Giai đoạn 1954 – 1964: thời kì miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam đấu tranh thống nhất nước nhà
- Văn học tập trung thể hiện hình ảnh người lao động, ngợi ca những đổi thay của đất nước và con người trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc bằng cảm hứng lãng mạn, tràn đầy niềm vui và niềm lạc quan tin tưởng; thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam ruột thịt, nói lên nỗi đau chia cắt và thể hiện ý chí thống nhất đất nước
- Thành tựu:
+ Văn xuôi: mở rộng đề tài
+ Thơ ca: phát triển mạnh mẽ
+ Kịch: phát triển hơn trước
- TP chính: văn xuôi: “Mùa lạc” (Nguyễn Khải), “Vỡ bờ” (Nguyễn Đình Thi), “Cái sân gạch” (Đào Vũ),
“Cửa biển” (Nguyên Hồng); thơ: “Gió lộng” (TH), “Ánh sáng và phù sa” (Chế Lan Viên), “Riêng chung” (Xuân Diệu), “Quê hương” (Giang Nam)… → thơ có sự kết hợp yếu tố hiện thực và lãng mạn, nói được nỗi đau chia cắt, nói được khát vọng giải phóng đất nước; văn xuôi thì đi sâu thể hiện sự đổi mới của đất nước,
Trang 2c Giai đoạn 1965 – 1975:
- Văn học tập trung vào đề tài chống Mĩ cứu nước Chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Những tác phẩm truyện, kí viết trong máu lửa của chiến tranh đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam anh dũng
- Thành tựu:
+ Truyện, kí phát triển mạnh
+ Thơ ca đạt trình độ cao
+ Kịch có nhiều thành tựu đáng ghi nhận
- TP: văn xuôi: “Người mẹ cầm súng” (Nguyễn Thi), “Mẫn và tôi” (Phan Tứ), “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành), “Bão biển” (Chu Văn); thơ: “Ra trận”, “Máu và hoa” (TH), “Hoa ngày thường”, “Chim báo bão” (Chế Lan Viên), “Đầu súng trăng treo” (Chính Hữu), “Mặt đường khát vọng” (NKĐiềm); kịch: “Thời tiết ngày mai” (Xuân Trình), “Đại đội trưởng của tôi” (Đào Hồng Cẩm), “Đôi mắt” (Vũ Hữu Minh); lí luận phê bình của Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên…
3 Những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1945 – 1975:
- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước, phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu: Văn hóa nghệ thuật trở thành một mặt trận; văn học trở thành vũ khí phục vụ kháng chiến, kiểu nhà văn mới ra đời: nhà văn – chiến sĩ Tinh thần tự giác, tự nguyện gắn bó với dân tộc, với nhân dân của nhà văn được đề cao Văn học tập trung vào hai đề tài Tổ quốc và chủ nghĩa
xã hội; thể hiện cảm động tình đồng chí, đồng đội, tình quân dân,…
- Nền văn học hướng về đại chúng: Văn học lấy đại chúng làm đối tượng phản ánh và phục vụ; đại chúng
là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học Cách mạng và kháng chiến đem lại cho nhà văn cách nhìn mới về nhân dân Người cầm bút quan tâm đến đời sống của mọi tầng lớp nhân dân, nói lên nỗi bất hạnh của người lao động trong xã hội cũ, khẳng định sự đổi đời và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong chế độ mới Phần lớn các tác phẩm có nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, hình thức nghệ thuật quen thuộc gần gũi với đông đảo nhân dân
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: Văn học đề cập đến số phận chung của cộng đồng, của dân tộc; phản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn của đất nước Nhà văn quan tâm chủ yếu đến những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng; nhìn con người và cuộc đời bằng con mắt có tầm bao quát của lịch sử, có tầm vóc dân tộc và thời đại Nhân vật chính trong văn học tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng Con người trong văn học giai đoạn 1945 – 1975 chủ yếu được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn Cảm hứng lãng mạn trong văn học giai đoạn này chủ yếu thể hiện ở sự khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới, vẻ đẹp của con người mới, niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc
4 Những thành tựu và hạn chế của VHVN giai đoạn 1945 – 1975:
- VHVN từ CMT8 năm 1945 đến năm 1975 thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử: tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu, hi sinh của nhân dân
- VHVN từ CMT8 năm 1945 đến năm 1975 đã tiếp nối và phát huy những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc, bao gồm truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng và truyền thống nhân đạo
- VHVN từ CMT8 năm 1945 đến năm 1975 phát triển cân đối, toàn diện về mặt thể loại trong đó thơ trữ tình và truyện ngắn đạt nhiều thành tựu nổi trội; kí cũng có một số tác phẩm có chất lượng
- VHVN từ CMT8 năm 1945 đến năm 1975 cũng còn một số hạn chế: một số tác phẩm miêu tả cuộc sống, con người một cách đơn giản, phiến diện; cá tính, phong cách của nhà văn chưa được phát huy mạnh mẽ; yêu cầu về phẩm chất nghệ thuật của tác phẩm đôi khi bị hạ thấp; phê bình văn học ít chú trọng đến những khám phá về nghệ thuật,…
II Khái quát VHVN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX:
1 Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá:
- Xã hội:
+ Chiến thắng mùa xuân 1975, lịch sử dân tộc ta mở ra một kỉ nguyên mới - kỉ nguyên độc lập, tự do và thống nhất đất nước
+ Tuy nhiên, từ 1975 đến 1985, đất nước ta gặp những khó khăn, thử thách mới
Trang 3+ Từ năm 1986, công cuộc đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường
- Văn hoá:
+ Mở rộng giao lưu văn hoá với nhiều nước trên thế giới
+ Báo chí và các phương tiện truyền thông khác phát triển mạnh mẽ
→ Đất nước bước vào công cuộc đổi mới, thúc đẩy nền văn học cũng đổi mới
2 Khái quát về VHVN giai đoạn từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX:
- Sau năm 1975, đề tài văn học được mở rộng hơn Một số tác phẩm đã phơi bày những mặt tiêu cực trong
xã hội hoặc nhìn thẳng vào những tổn thất nặng nề trong chiến tranh hay bước đầu đề cập đến bi kịch cá nhân và đời sống tâm linh Đặc biệt từ sau năm 1986, văn học đổi mới mạnh mẽ về ý thức nghệ thuật Người cầm bút có ý thức ngày càng sâu sắc về cá tính sáng tạo và có quan niệm mới mẻ về con người Họ khao khát đem lại cho nền văn học nước nhà một tiếng nói riêng, một phong cách riêng không thể trộn lẫn
- Chiến tranh kết thúc, các thể loại phóng sự phát triển mạnh Truyện ngắn và tiểu thuyết có nhiều tìm tòi đổi mới trong cách tiếp cận con người và đời sống Thể loại trường ca được mùa bội thu Nghệ thuật sân khấu thể hiện thành công nhiều đề tài Lí luận phê bình cũng xuất hiện nhiều cuộc tranh luận sôi nổi xung quanh vấn đề mối quan hệ giữa văn học với chính trị, văn học với hiện thực,…
- Nhìn chung, VHVN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX đã vận động theo khuynh hướng dân chủ hóa, mang tính nhân văn, nhân bản sâu sắc
3 Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học từ 1975 đến hết thế kỉ XX:
a Chặng đường từ 1975 đến 1985:
- Thơ ca:
+ Nhiều nhà thơ có ý thức đổi mới thơ ca
+ Trường ca nở rộ
- Văn xuôi: khởi sắc hơn thơ ca:
+ Một số tác giả có ý thức đổi mới cách nhìn, cách viết về chiến tranh và hiện thực cuộc sống
+ Tác phẩm tiêu biểu: Hai người trở lại trung đoàn (Thái Bá Lợi), Gặp gỡ cuối năm (Nguyễn Khải), Bến quê (Nguyễn Minh Châu).
b Chặng đường từ 1986 đến hết thế kỉ XX:
* Đặc điểm:
- Có nhiều đổi mới, tính sáng tạo cá nhân được phát huy
- Văn học phát triển theo hướng dân chủ hoá
- Mang tính nhân bản sâu sắc
- Đề tài đa dạng, chủ đề phong phú
* Thành tựu:
- Văn xuôi thực sự khởi sắc:
+ Tập truyện ngắn: Cỏ lau và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu…
+ Tiểu thuyết: Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Thân phận tình yêu (Bảo Ninh)… + Bút kí: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tuờng)…
- Kịch: Hồn Trương Ba, da hàng thịt và Tôi và chúng ta (Lưu Quang Vũ)…
B Bài tập:
ĐỀ 1: Vì sao nói văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 là nền văn học có tính đại chúng?
1 Đại chúng vừa là đối tượng thể hiện của văn học, vừa là công chúng văn học, vừa là nguồn cung cấp lực lượng sáng tác cho văn học Chính nhân dân đã xây dựng, gìn giữ và bảo vệ đất nước bằng mồ hôi, nước mắt và máu xương của mình qua hàng ngàn năm lịch sử Vì thế nền văn học cách mạng có tính đại chúng
2 Biểu hiện của nền văn học có tính đại chúng:
a Những chủ đề cơ bản:
a.1 Văn học đem lại cách hiểu mới đối với quần chúng lao động và ca ngợi phẩm chất tinh thần và sức mạnh của họ trong hai cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước
a.2 Văn học khẳng định sự đổi đời của nhân dân nhờ cách mạng Đó là sự đổi đời từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ, người tự do
Ví dụ: Đồng chí (Chính Hữu), Làng (Kim Lân), Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)…
Trang 4Đúng như ý kiến của nhà văn Nguyên Hồng: “Đọc truyện của anh em bây giờ tôi chú ý đến bộ mặt của con người Việt Nam thì thấy nó giàu có một cách lạ lùng Con người ấy khỏe khoắn, trẻ trung Con người
ấy trong văn học trước Cách mạng hầu như không có”.
b Về hình thức nghệ thuật:
Để phù hợp với nhu cầu thẩm mĩ của đại chúng, văn học tìm đến các hình thức nghệ thuật quen thuộc với nhân dân, thường thể hiện bằng ngôn ngữ, hình ảnh bình dị, trong sáng, dễ hiểu
Ví dụ:
* Như Thạch Sanh của thế kỉ XX
Một dây ná, một cây chông cũng tiến công giặc Mĩ (Tố Hữu)
* An Dương Vương hãy dậy cùng ta xây sắt thép
Loa Thành này có đẹp mắt người không? (Chế Lan Viên)
* Mình về mình có nhớ ta
… nhớ nguồn (Tố Hữu)
* Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc (Nguyễn Khoa Điềm)
c Về đội ngũ sáng tác:
Nền văn học mới rất chú ý phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ sáng tác từ đại chúng Nhiều phong trào văn nghệ quần chúng phát triển và từ đó nhiều tài năng xuất hiện để trở thành lực lượng sáng tác văn học
Nền văn học cách mạng gần gũi với đại chúng.
ĐỀ 2: Một trong những đặc điểm cơ bản của nền văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 là “chủ yếu
mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn” Anh/ chị hãy nêu những nét chính của đặc điểm trên
a Khuynh hướng sử thi (1.5đ)
- Văn học phản ánh những sự kiện, những vấn đề có ý nghĩa lịch sử lớn lao, tập trung thể hiện chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng (0.5đ)
- Nhân vật chính thường là những con người tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, kết tinh các phẩm chất cao quý của cộng đồng, gắn bó số phận mình với số phận của đất nước (0.5đ)
- Lời văn mang giọng điệu trang trọng, hào hùng, thiên về ngợi ca, ngưỡng mộ (0.5đ)
b Cảm hứng lãng mạn: (0.5đ)
Cảm hứng lãng mạn chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới
và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc Cảm hứng lãng mạn gắn liền với khuynh hướng sử thi