1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề cương ôn thi Tốt nghiệp THPT về tác gia Tố Hữu.

2 1,6K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 43,5 KB

Nội dung

Đề cương ôn thi Tốt nghiệp THPT về tác gia Tố Hữu.

Trường: THPT Trần Phú Giáo án ôn thi tốt nghiệp TỐ HỮU Ngày soạn: 7/3/2013 A. Kiến thức cơ bản: I. Cuộc đời: - Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê quán tỉnh Thừa Thiên – Huế. Cha ông là một nhà nho nghèo rất yêu thơ. Mẹ ông thuộc rất nhiều ca dao, dân ca Huế. Gia đình, quê hương đã góp phần quan trọng trong việc hình thành và nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu. - Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại. - Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống, lý tưởng, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống. - Tố Hữu tham gia hoạt động cách mạng từ rất sớm. Năm 1938, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Năm 1939, ông bị thực dân Pháp bắt. Năm 1942, ông vượt ngục tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1945, Tố Hữu tham gia lãnh đạo khởi nghĩa ở Huế. - Ông từng giữ nhiều chức vụ cao trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. - Tố Hữu nhận giải nhất Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1954 – 1955 (tập thơ Việt Bắc), Giải thưởng ASEAN (1996), Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996). II. Sự nghiệp văn học: 1. Con đường thơ của TH: TH đến với cách mạng và thơ ca gần như cùng một lúc. Nhà thơ giác ngộ cách mạng và cũng gắn bó chặt chẽ với cách mạng. Các chặng đường thơ của ông cũng là những chặng đường của cách mạng VN. Vì thế đặc điểm chủ yếu của thơ TH là thơ trữ tình – chính trị. - Từ ấy (1937 -1946) là tập thơ đầu tay của tác giả sáng tác từ năm 1937 đến năm 1946. Đây là tiếng reo vui của một thanh niên giác ngộ lí tưởng, quyết phấn đấu, hy sinh cho lí tưởng cách mạng. Tâm hồn ấy đã vượt qua máu lửa, xiềng xích để đi đến ngày giải phóng cùng với đất nước. - Việt Bắc (1946 - 1954) được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, tập trung thể hiện hình ảnh nhân dân, bộ đội và căn cứ kháng chiến Việt Bắc. Tố Hữu ca ngợi những con người bình thường, người phụ nữ, anh Vệ quốc đã dũng cảm chiến đấu, hi sinh quên mình bảo vệ Tổ quốc. - Gió lộng (1961) là tập thơ viết khi miền Bắc được giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là thời kỳ tràn đầy sức sống và niềm vui: tập làm chủ, tập làm người xây dựng, dám vươn mình cai quản cả thiên nhiên. Đây cũng là thời kì nhân dân cả nước tiếp tục đấu tranh thống nhất đất nước. Tập thơ phơi phới tinh thần lãng mạn cách mạng. - Ra trận (1972), Máu và hoa (1977) tập hợp những bài thơ Tố Hữu sáng tác trong thời kỳ cả nước kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hai tập thơ ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ca ngợi chiến thắng của nhân dân ta, là mệnh lệnh tấn công và lời kêu gọi, cổ vũ cho cuộc chiến đấu quyết liệt của dân tộc. - Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999) là hai tập thơ ra đời khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Khuynh hướng trữ tình - chính trị vẫn là một nét ổn định trong thơ TH. Tuy vậy, nó không còn là mạch cảm hứng trội nhất. Nhà thơ thể hiện những suy ngẫm, chiêm nghiệm về cuộc sống, về lẽ đời, về những giá trị bền vững trong cuộc sống. Giọng thơ thấm đượm chất suy tư. → Những tập thơ của Tố Hữu thường gắn chặt theo sát những mốc quan trọng của cách mạng Việt Nam. 2. Phong cách nghệ thuật thơ TH: - Thơ TH là thơ trữ tình – chính trị, phục vụ sự nghiệp cách mạng, phục vụ nhiệm vụ chính trị của đất nước trong các thời điểm lịch sử cụ thể. Bởi thế, đời sống được ông cảm nhận chủ yếu trên phương diện chính trị mà ít đề cập đến phương diện đời thường, đời tư. Chính trị trở thành nguồn cảm hứng, nguồn xúc cảm chân thật, sâu lắng. TH là nhà thơ của lẽ sống lớn, của những tình cảm lớn, niềm vui lớn của cách mạng và con người cách mạng. Thơ TH đã kế tục dòng thơ ca cách mạng đầu thế kỉ XX nhưng đã được đổi mới trên cơ sở vận dụng những thành tựu hiện đại hóa thơ ca đương thời. Thơ TH mở ra một khuynh hướng trữ tình – chính trị trong suốt mấy chục năm của nền thơ ca hiện đại VN. - Thơ TH thể hiện đậm nét cảm hứng lãng mạn, khuynh hướng sử thi. Ông thường hướng về tương lai với niềm tin vô bờ. Ông tin cuộc đời cũ sẽ qua đi, tin cách mạng sẽ xây nên một thế giới mơ ước, trong đó con người sẽ sống thật tốt đẹp: “Người yêu người sống để yêu nhau”. Thơ TH mang đậm tính sử thi. Ông coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính sống còn của cộng đồng, của cách mạng và dân tộc. Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng Giáo viên: Phạm Huỳnh Hồng Diễm 1 Trường: THPT Trần Phú Giáo án ôn thi tốt nghiệp lịch sử - dân tộc chứ không phải là cảm hứng thế sự - đời tư. Con người trong thơ TH là con người của sự nghiệp chung với những cố gắng phi thường. Họ được nhìn nhận chủ yếu từ nghĩa vụ, trách nhiệm công dân. - Tiếng thơ của TH là lời ngợi ca ngọt ngào, thương mến. Đó là một giọng điệu riêng tâm tình, tha thiết, rất dễ nhận ra. Trong thơ, nhà thơ thường hô gọi: “Đồng bào ơi, anh chị em ơi”, “Hỡi các chị các anh”, “Hỡi người xưa của ta nay”,… Nhà thơ thường thể hiện sự xót xa thương cảm hay trìu mến, say mê. Thơ lục bát của TH ngân nga, hòa nhịp với điệu tâm hồn của dân tộc. - Một nét phong cách thơ TH là đậm đà tính dân tộc. Tính dân tộc thể hiện trong cả nội dung và hình thức. Về nội dung, những vấn đề cốt lõi của cách mạng và đời sống được TH cảm nhận và thể hiện theo truyền thống đạo lí của ông cha. Về hình thức, ông vận dụng thể thơ truyền thống; vận dụng tục ngữ, ca dao, những lối nói quen thuộc của nhân dân; thể hiện tính dân tộc trong cách cảm, cách phô diễn.  Nghệ thuật thơ TH nghiêng về tính truyền thống hơn là sự tìm tòi, đổi mới theo hướng hiện đại hóa. B. Bài tập: ĐỀ 1: Phân tích những biểu hiện tính dân tộc trong thơ Tố Hữu. Tính dân tộc trong thơ Tố Hữu thể hiện cả trong nội dung và hình thức: - Về nội dung: + Hiện thực cách mạng được nhà thơ nhìn nhận và phản ánh theo truyền thống đạo lí và tình cảm của cha ông. + Tình thương mến của người cộng sản gắn liền với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, với truyền thống “thương người như thể thương thân”. - Về hình thức: + Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn những thể thơ dân tộc như lục bát, song thất lục bát, thơ bảy chữ nên dễ đi vào lòng người. + Các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, sử dụng chất liệu ca dao, tục ngữ, thành ngữ… đều góp phần hình thành tính dân tộc đậm nét trong thơ ông. + Nhạc điệu du dương, lời thơ tâm tình, ngọt ngào làm cho thơ Tố Hữu dễ ngâm, dễ hát. Thơ ca theo điệu ngâm cũng là một nét đặc sắc của truyền thống dân tộc. ĐỀ 2: Trình bày cách hiểu của anh/chị về nhận định của Xuân Diệu: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”. - Nhận định của Xuân Diệu nhấn mạnh đến đặc điểm trữ tình – chính trị của thơ Tố Hữu. Tố Hữu dùng sáng tác để phục vụ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng. Thơ ông trực tiếp đề cập đến vấn đề chính trị nhưng vẫn đậm chất trữ tình chứ không phải là chính trị khô khan. Chính trị trở thành nguồn cảm hứng, nguồn xúc cảm chân thật, sâu lắng. Bởi thế mà nó thấm vào tâm hồn và được nhà thơ diễn đạt bằng ngôn ngữ biểu hiện tình cảm thân mật: anh em, vợ chồng, bè bạn,… - Những bài thơ của Tố Hữu giàu nhạc điệu du dương, thấm đẫm tình cảm, đi sâu vào lòng người và cổ vũ, động viên họ hoàn thành nhiệm vụ của cách mạng. Giáo viên: Phạm Huỳnh Hồng Diễm 2

Ngày đăng: 28/02/2014, 09:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w