Những kỹ năng này bao gồm: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG, LẮNG NGHE VỚI SỰ TÂP TRUNG, ĐẶT CÂU HỎI, PHẢN HỒI, LÀM RÕ, THẤU CẢM, CHIA SẺ CÁ NHÂN VÀ CHẤP NHẬN.. 1.Kỹ năng xử lý tình huống Trong kỹ năng
Trang 1MỘT SỐ KỸ NĂNG THAM VẤN CƠ BẢN
Sự kỳ diệu của tham vấn xuất hiện thông qua những kỹ năng tham vấn được
sở hữu và thực hành bởi nhà tham vấn Những kỹ năng này bao gồm: XỬ LÝ TÌNH HUỐNG, LẮNG NGHE VỚI SỰ TÂP TRUNG, ĐẶT CÂU HỎI, PHẢN HỒI, LÀM RÕ, THẤU CẢM, CHIA SẺ CÁ NHÂN VÀ CHẤP NHẬN Kỹ năng cuối cùng ngụ ý sự chấp nhận những người khác là những người có những khác biệt với chính mình
1.Kỹ năng xử lý tình huống
Trong kỹ năng xử lí tình huống tùy thuộc vào từng tình huống mà thân chủ gặp phải mà nhân viên xã hội vận dụng tổng hợp các kỹ năng cần thiết để giúp đỡ trẻ như các kỹ năng:
- kỹ năng quan sát
- kỹ năng lắng nghe
- kỹ năng thấu cảm
- kỹ năng khai thác hành vi
- kỹ năng quan tâm tích cực…
Nhân viên xã hội phải biết trau dồi kiến thức cũng như các kỹ năng, các dịch
vụ hỗ trợ cho trẻ để vận dụng vào quá trình xử lý tình huống để đạt kết quả cao nhất
Các bước trong xử lý tình huống
- Đánh giá tình huống của trẻ
- Lên kế hoạch
- Hỗ trợ trẻ xử lý tình huống nảy sinh
- Luôn giám sát để sẵn sàng giúp khi cần thiết
- Kết thúc
*Đánh giá tình huống
Trong quá trình giải quyết tình huống của trẻ nhân viên xã hội cần phải nhìn nhận chính xác tình huống mà trẻ gặp phải mới có thể vận dụng các kỹ năng cụ thể để giúp trẻ đạt hiệu quả cao
*Lên kế hoạch
Khi nhân viên xã hội xác định rõ tình huống mà trẻ gặp phải thì nhân viên xã hội phải xây dựng một kế hoạch trợ giúp hoàn hảo, xem xét nên xử dụng kỹ năng nào cho hợp lý
*Hỗ trợ trẻ xử lý tình huống nảy sinh
Nhân viên xã hội cần giúp trẻ xử lý tình huống bằng các phương pháp như tham vấn, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, các cơ sở có thể giúp trẻ trong tình huống khó khăn mà trẻ gặp phải
*Luôn giám sát để sẵn sàng giúp khi cần thiết
Nhân viên xã hội cần luôn luôn giám sát xem quá trình giúp đỡ của mình đối với trẻ tiến triển như thế nào theo hướng tích cực hay tiêu cực mà có thể đề ra phương
án khắc phục
*Kết thúc
Trang 2Nhân viên xã hội cần xem xét xem trẻ đã có những chuyển biến tích cực thích ứng với môi trường sống của trẻ hay chưa để có thể kết thúc quá trình xử lý tình huống
2 Kỹ năng lắng nghe tích cực
- Lắng nghe với sự tập trung (Intensive listening)
Yêu cầu nhà tham vấn lắng nghe một cách tỉ mỉ và đọc được ý nghĩa của những điều thân chủ nói và nắm bắt được tất cả những “mảnh vụn” thông tin mà nó có thể cung cấp chìa khóa để hiểu biết những vấn đề của thân chủ
- Nhân viên xã hội nghe thân chủ không chỉ bằng tai mà bằng cả mắt, bằng trái tim
- Nhân viên xã hội phải nghe nhiều hơn nói
- Trả lời hoặc phản ánh bằng những từ mà thân chủ sử dụng hoặc tóm tắt ý
- Sử dụng các câu hỏi đúng lúc, hợp lý Bên cạnh đó cần phải tóm tắt những thông tin, làm rõ ý, tâm trạng của thân chủ
- Nhân viên xã hội phải tỏ sự đồng cảm, đặt mình vào vị trí và hoàn cảnh của thân chủ để hiểu họ
- Im lặng không có nghĩa là nghĩ tới việc khác
- Không ngắt lời thân chủ giao tiếp, hãy để họ trình bày hết ý định, suy nghĩ của họ trước khi hỏi họ hay có ý kiến khác tham gia
- Địa điểm phải yên tĩnh, tránh khỏi sự phân tán từ bên ngoài
- Không có sự dán nhãn lên thân chủ
*Nguyên tắc khi nghe
- Đừng ngắt lời người nói
- Đừng nghĩ đến câu trả lời trong khi người nói đang còn nói
- Nên hỏi để làm sáng tỏ
- Đừng cho là bạn đã biết những gì người nói sắp nói ra
Hướng dẫn về lắng nghe
Hãy thư giãn và lắng nghe Nói là việc của thân chủ
1 Dành thời gian Thân chủ cần thời gian để diễn đạt
2 Tập trung Chúng ta phải lắng nghe mà không có những suy nghĩ,
thành kiến và kỳ vọng sẵn có nào
3 Cảm thông Lắng nghe với một ít tưởng tượng
4 Đặt câu hỏi thích hợp Tránh câu hỏi đóng và có vẻ chất vấn
5 Ngồi đối diện với thân chủ
6 Tránh bị chi phối
7 Tập trung vào ý chính và mối quan tâm của thân chủ
8 Tìm cách làm sáng tỏ, càng thường xuyên càng tốt
9 Tránh tranh luận
10 Nghe bằng lỗ tai thứ ba Chúng ta cần lắng nghe nội dung được nói
như thế nào
11 Tránh giả định Đừng dán nhãn lên người khác Cần lắng nghe điều
được nói, không phải điều chúng ta nghĩ người kia đang nói
Trang 312 Đáp ứng Nên có sự phản hồi hỗ tương đưa người nói đến chỗ chia sẻ
sâu hơn
(Theo Anthony Yeo)
*Kỹ năng lắng nghe đối với trẻ
Khi các nhân viên xã hội hiểu được tâm lý ở các giai đoạn phát triển của trẻ thì sẽ biết tùy lứa tuổi mà cần phải lắng nghe như thế nào là phù hợp
Trẻ ở giai đoạn 0-3 tuổi chủ yếu giao tiếp chủ yếu trong gia đình đặc biệt là người mẹ
Trẻ 3-6 tuổi có sự giao lưu bạn bè, có sự tư duy, nhân viên xã hội lắng nghe phải chơi với trẻ…
Trẻ 6-12 tuổi đang trong quá trình hình thành nhân cách vì vậy nhân viên xã hội phải biết cách chú tâm chia sẻ, lắng nghe những điều trẻ nói
Trẻ 12-18 tuổi trong quá trình phát triển cao nhất nên nhân viên xã hội phải đóng vai trò như người bạn chân thành với trẻ, lắng nghe, chia sẻ với trẻ
+Kết luận
Hai kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng lắng nghe rất quan trọng trong quá trình giúp đỡ trẻ gặp khó khăn
Với việc áp dụng hai kỹ năng này đòi hỏi nhân viên xã hội phải trau dồi kiến thức cũng như có kỹ năng áp dụng hợp lý trong các trường hợp xảy ra đối với trẻ
Hiện nay trẻ em là đối tượng cần được xã hội quan tâm Chính vì vậy mà vai trò của nhân viên CTXH rất quan trọng, để có thể giúp đỡ trẻ em thì nhân viên CTXH cần phải biết áp dụng các kỹ năng cơ bản trong CTXH
3 Kỹ năng đặt câu hỏi (Inquiry)
Là kỹ năng chìa khóa để mở ra những thông tin cơ bản cho quá trình hỗ trợ hiệu quả của nhà tham vấn đối với thân chủ Nhà tham vấn phải đặt ra được những câu hỏi cho những thông tin thích hợp Chỉ khi nhà tham vấn đã nhận được và hiểu được tất cả những thông tin liên quan đến vấn đề của thân chủ thì họ mới có thể tạo thuận lợi được cho sự thấu hiểu bên trong của chính thân chủ với chính những vấn
đề và hành vi của anh/ chị ta
4 Kỹ năng khuyến khích làm rõ (Clarification)
Được thể hiện bằng cách yêu cầu thân chủ làm rõ hoặc “làm rõ” những điều mà thân chủ vừa nói Câu nói “Ông/ bà có thể vui lòng nói rõ điều đó cho tôi biết được chứ?” là một câu hỏi rất quan trọng, nó xác định rằng nhà tham vấn muốn biết một cách chính xác điều gì thân chủ muốn nói đến, và đồng thời cũng nói lên rằng nhà tham vấn đánh giá cao và tôn trọng những ý nghĩ của thân chủ
5 Kỹ năng phản hồi (Reflection)
Như một hình thức của “tấm gương”, làm phản chiếu những gì thân chủ nói hoặc phản chiếu những hành vi không lời của thân chủ trong giao tiếp Khi nhà trị liệu lặp lại hoặc “tóm lại” những gì thân chủ vừa nói, thân chủ sẽ cảm thấy được hiểu
và được tôn trọng
Trang 46 Kỹ năng chia sẻ cá nhân (Disclosure)
Nói đến việc lựa chọn những thông tin cá nhân để nhà tham vấn chia sẻ với thân chủ, đặc biệt là khi thân chủ đang trao đổi hoặc đang trải nghiệm những nỗi đau nghiêm trọng Sự chia sẻ này giúp tăng cường sự tin tưởng giữa thân chủ và nhà tham vấn, và làm giảm bớt đi sự xấu hổ hoặc bối rối mà thân chủ cảm thấy liên quan đến vấn đề của họ
7 Kỹ năng thấu cảm (Empathy)
Nói đến khả năng của nhà tham vấn để CẢM NHẬN CÙNG VỚI thân chủ trong những trải nghiệm của thân chủ, từ đó nhà tham vấn có thể tưởng tượng ra được những gì thân chủ đã phải đương đầu hoặc có thể biết được những sự kiện hoặc những khủng hoảng đặc biệt trong cuộc đời của thân chủ Kỹ năng này, cũng như những kỹ năng ở trên, làm cho nhà tham vấn trở nên hiệu quả hơn trong việc tạo thuận lợi cho việc giải quyết những vấn đề của thân chủ
8 Kỹ năng chấp nhận vô điều kiện (Unconditional Acceptance)
Là khả năng để hỗ trợ và chấp nhận thân chủ mà không có đánh giá hoặc phán xét
họ, không hướng đến những thông tin hoặc hành vi tiêu cực có thể dẫn đến những thành kiến chống lại thân chủ “Chấp nhận vô điều kiện” gần giống như những gì
mà cha mẹ cung cấp cho con cái, ngay cả khi đứa trẻ cư xử không đúng Khi sự chấp nhận vô điều kiện được thể hiện trong tiến trình tham vấn, chúng ta nói rằng
đó là một mối quan hệ của sự “tái giáo dưỡng” hoặc sự “nâng niu” thân chủ nhằm cung cấp một sự nuôi dưỡng, dưỡng dục mà có thể điều đó đã bị bỏ quên hoặc có nhưng không thích đáng trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong thời kỳ đầu
Giao tiếp với sự thuần thục các kỹ năng, tiến trình chấp nhận vô điều kiện thân chủ làm nảy sinh những cảm xúc qua lại trong thân chủ, tăng cường lòng tự tôn và khả năng để tìm hiểu những vấn đề gây ra đau khổ và những hành vi phòng vệ gây hại hoặc phản tác dụng nơi thân chủ
_
Nguồn: Schwartz, Z Libby (Ngô Minh Uy dịch) Những khái niệm và kỹ năng cốt yếu của tâm lý trị liệu: Cho người thực hành tham vấn tâm lý Tp.HCM: 2008