Các kĩ năng trong cuộc sống new pps

61 350 0
Các kĩ năng trong cuộc sống new pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài Học:1 **** Kỹ Năng Tự Học Hiệu Quả **** Học tập theo phương pháp P.O.W.E.R cho sinh viên năm 1 Từ "Power" ở đây vừa có nghĩa là sức mạnh, năng lực, vừa là tên gọi của một phương pháp học tập ở bậc đại học do GS Robert Feldman (ĐH Massachusetts) đề xướng nhằm hướng dẫn SV, đặc biệt là SV năm 1, cách học tập có hiệu quả nhất. Phương pháp POWER bao gồm 5 yếu tố cơ bản là chữ viết tắt ghép thành POWER: Prepare , Organize, Work, Evaluate,Rethink 1. Prepare (chuẩn bị sửa soạn) Quá trình học tập ở đại học không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi SV nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi, tranh luận với các bạn đồng học. Quá trình này chỉ thật sự bắt đầu khi SV chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như: đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan. Sự chuẩn bị tư liệu này càng trở nên hiệu quả hơn khi đi liền với nó là một sự chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp cận kiến thức một cách chủ động và sáng tạo. Với sự chuẩn bị tâm thế này, SV có thể chủ động tự đặt trước cho mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ được đặt trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho mình một cái “khung tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách có hệ thống. Với cách chuẩn bị tích cực này, tri thức mà SV có được không phải là một tri thức được truyền đạt một chiều từ phía người dạy mà còn do chính SV tự tạo ra bằng cách chuẩn bị các điều kiện thực thể và tâm thể thuận lợi cho sự tiếp nhận tri thức. Nói “học là quá trình hợp tác giữa người dạy và người học” có nghĩa là như vậy. 2. Organize (tổ chức) Sự chuẩn bị nói trên sẽ được nâng cao hơn nữa khi SV bước vào giai đoạn thứ hai, giai đoạn người SV biết tự tổ chức, sắp xếp quá trình học tập của mình một cách có mục đích và hệ thống. 3. Work (làm việc) Một trong những sai lầm của việc học tập cũ là tách rời việc học tập ra khỏi làm việc. Trong khi làm việc chính là một quá trình học tập có hiệu quả nhất. Trong giai đoạn này SV phải biết cách làm việc một cách có ý thức và có phương pháp ở trong lớp và trong phòng thí nghiệm, thực hành. Các hình thức làm việc trong môi trường đại học rất đa dạng, phong phú: Lắng nghe và ghi chép bài giảng, thuyết trìnhhoặcthảo luận, truy cập thông tin, xử lí các dữ liệu, bài tập, thực tập các thí nghiệm tất cả đều đòi hỏi phải làm việc thật nghiêm túc, có hiệu quả. 4. Evaluate (đánh giá) Ngoài hệ thống đánh giá của nhà trường, SV còn phải biết tự đánh giá chính bản thân mình cũng như sản phẩm do mình tạo ra trong quá trình học tập. Chỉ có qua đánh giá một cách trung thực,SV mới biết mình đang đứng ở vị trí, thứ bậc nào và cần phải làm thế nào để có thể cải thiện vị trí, thứ bậc đó. Tự đánh giá cũng là một hình thức phản tỉnh để qua đó nâng cao trình độ và ý thức học tập. 5. Rethink (suy nghĩ lại - luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác) Khả năng suy nghĩ lại này giúp SV luôn biết cách cải thiện điều kiện, phương pháp và kết quả học tập của mình. Về bản chất, tư duy đại học không phải là một thứ tư duy đơn tuyển, một chiều mà đó chính là hình thức tư duy đa tuyển, phức hợp đòi hỏi người học, người dạy, người nghiên cứu phải có tính sáng tạo cao, luôn biết cách lật ngược vấn đề theo một cách khác, soi sáng vấn đề từ những khía cạnh chưa ai đề cập đến. Khả năng suy nghĩ lại này cũng gắn liền với khả năng làm lại (redo) và tái tạo quá trình học tập trên can bản nhận thức mới đối với vấn đề và kết quả đã đặt ra. Cuối cùng, chữ R của giai đoạn thứ năm này cũng có nghĩa là Recreate (giải lao, giải trí, tiêu khiển), một hoạt động cũng quan trọng không kém so với các hoạt động học tập chính khóa. Ở đây cần nhớ rằng: Ai không biết cách nghỉ ngơi, giải trí, tiêu khiển thì người đó cũng không biết cách học tập hoặc học tập không có kết quả cao. Chiến thuật học tập có hiệu quả 1/ Phát triển kỹ năng tư duy: Mọi người đều có kỹ năng tư duy, nhưng không phải ai cũng dùng nó một cách có hiệu quả. Kỹ năng tư duy có hiệu quả khó đạt được ngay nhưng có thể phát triển dần dần. Người có tư duy tốt sẽ thấy được lối ra trong khi người tư duy kém chỉ thấy toàn ngõ cụt. Vì thế, nếu bạn không phải là người có tư duy tốt, hãy tạo cho mình thói quen tự đặt câu hỏi trong lúc đọc. Bạn cũng có thể trao đổi với các học viên khác mà bạn cho là những người có tư duy tốt, hỏi họ xem, lúc họ thắc mắc một vấn đề, hay có một sáng kiến gì đó thì họ làm gì. Dần dần bạn sẽ thu nhập được những kinh nghiệm quý giá để giúp mình có tư duy tốt hơn. 2/ Liên hệ việc học hiện tại với những mục tiêu lâu dài.Có sinh viên thích học chỉ để học và có những sinh viên nghĩ là việc học sẽ có ích cho những mục tiêu lâu dài hơn. Do đó cần hiểu ngững điều mình học (một bài) lồng ghép vào bối cảnh rộng hơn (một chương một môn học…) như thế nào. 3/ Học tập một cách tích cực.Đừng học thụ động mà hãy biến việc học tập thành một quá trình tích cực. Sử lý tất cả những điều đọc được, nghe được bằng ngôn từ của chính mình để có ý nghĩa hơn. 4/ Xác định cách thức học phù hợp nhất với mình. Có nhiều cách phân loại cách thức học ( learning styles ) : + Nhìn, nghe, cảm nhận cơ và sờ ( Dunn) + Tưởng tượng, phân tích, lô gích và hành động (Kolb và Mc Carthy) + Cần xác định cách thức nào phù hợp nhất với mình và sử dụng nó càng nhiều càng tốt trong lúc học tập để tiếp thu bài. 5/ Tập kiên nhẫn:Học tập là một quá trình đòi hỏi sự đầu tư thời gian, không nóng vội được và tiến bộ cũng phải từng bước. 6/ Sử dụng nhiều phương pháp học tập:Để học thuộc bài chỉ cần đọc lại nhiều lần, tuy nhiên có nhiều cách để lập lại: xem lại phần ghi chép và lập phiếu, làm bài tập, học nhóm … Phương pháp học tùy theo người học, và cũng tùy theo môn học. 7/ Sử dụng phương pháp học SQ3R (survey,question,read, recite, review). SQ3R là viết tắt của các từ tiếng Anh “survey, question, read,recite,review” (quan sát, hỏi, đọc, trả bài và ôn tập). Việc đọc sách giáo khoa không giống như đọc một cuốn tiểu thuyết, từ chương đầu đến chương cuối mà cần phải hiểu và ghi nhớ các thông tin. SQ3R không phải là một phương pháp đọc sách giáo khoa nhanh hơn, mà là một chiến thuật học tập để tiếp thu bài nhanh hơn, sâu rộng hơn, để sau đó giúp giảm thời gian xem lại bài trước khi thi, nhờ chúng ta đã đầu tư thời gian nhiều hơn cho việc học tập trước đó. + Survey - Quan sát tổng thể: Là nhìn tổng thể về vấn đề mà bạn sặp đọc trước khi đi vào chi tiết, cũng giống như bạn xem bản đồ trước khi lên đường. Nếu bạn chưa từng biết nơi bạn cần đến, thì việc xem bản đồ là điều không thể thiếu. Bước này chỉ mất khoảng 5-10 phút nhưng rất quan trọng vì nó giúp bạn tập trung vào chương đang đọc: • Đọc tựa đề giúp não bạn bắt đầu tập trung vào chủ đề của chương đó. • Đọc phần giới thiệu hay tóm tắt, giúp bạn thấy được chương đó phù hợp với mục tiêu của tác giả như thế nào đồng thời cho bạn một cái nhìn tổng quát về những điểm chính. • Xem các tiêu đề nhỏ giúp hình thành một khung sườn gắn các ý chi tiết cả chương. • Quan sát các biểu đồ, bản đồ, hình vẽ và những hỗ trợ về hình ảnh khác. + Question - Đặt câu hỏi: Những vấn đề quan trọng mà bạn cần phải học thường chính là câu trả lời cho những câu hỏi. Câu hỏi nên tập trung vào nội dung học( Cái gì, tại sao, bằng cách nào, người nào, khi nào và ở đâu). Trong quá trình đọc hay học, bạn nên tự đặt cho mình nhiều câu hỏi và sau đó tự trả lời. Làm như vậy bạn sẽ tiếp thu tài liệu hơn và nhớ các chi tiết dễ dàng hơn, vì quá trình này sẽ để lại một dấu ân sâu sắc hơn trong ký ức của bạn. Đừng ngại ghi lại những câu hỏi lên lề sách, tập chép hay bất cứ nơi nào bạn cảm thấy thuận tiện. + Read - Đọc : Đọc không phải là lướt mắt qua cuốn sách, mà phải chủ động để có thể trả lời các câu hỏi bạn tự đặt ra, hay thầy cô, tác giả nêu ra. Nên chú ý các từ in nghiêng hoặc in đậm vì tác giả muốn nhấn mạnh những điều này. Khi đọc không được bỏ qua các bảng, đồ thị, hình ảnh minh họa, vì đôi khi chúng có thể diễn đạt một ý nào đó còn rõ ràng hơn cả đoạn văn. Thường các ý chính được minh họa bằng nhiều thí dụ. Khi đọc bạn hãy cố gắng tách các chi tiết ra khỏi ý chính vì tuy các chi tiết có thể giúp hiểu ý chính hơn nhưng khó có thể nhớ hết được. + Recite - Trả bài : đôi khi bạn cần ngưng đọc để nhớ lại những tiêu đề chính, những khái niệm quan trọng cần nắm trong các dòng chữ in nghiêng hay in đậm, ý nghĩa của những hình minh họa. Cố gắng tự xây dựng lại nội dung chính của đoạn bạn vừa đọc bằng ngôn từ và tư duy của riêng mình. Liên hệ những điều mình vừa đọc với những điều đã biết. Để thực hiện bước này, bạn có thể lấy tay che phần trả lời cho câu hỏi mình tự đặt ra và trả lời thuộc lòng. Nếu không trả lời được thì đọc lại một lần nữa đoạn chứa câu trả lời. Nếu bạn lặp đi lặp lại điều này trong lúc đọc thì bạn sẽ nhớ tốt hơn. + Review - Ôn tập : ôn tập giúp hoàn chỉnh việc tổ chức tư liệu học trong tư duy của mình và đưa vào bộ nhớ. Chúng ta nhớ là nhờ đọc đi đọc lại nhiều lần và trả lời đi trả lời lại nhiều lần. Đọc lại là một bước quan trọng ở giai đoạn này. Đọc lại để đánh giá xem mình đã đựợc gì sau quá trình học tập. Trong lúc ôn tập nên xem lại những điều ghi chép để làm sáng tỏ những điểm bị bỏ xót hay chưa hiểu. Thời điểm tốt nhất để ôn tập bài là ngay sau khi học, không nên chờ đến trước ngày thi mới ôn lại. Ôn lại trước ngày thi là lần ôn tập sau cùng. Nếu bạn phân bố thời gian tốt nhất thì đây được xem là bước hoàn chỉnh kiến thức của mình đối với tài liệu học tập. Làm thế nào để bắt đầu áp dụng SQ3R ? Cần phải lên kế hoạch và bắt đầu sớm vì phương pháp SQ3R đòi hỏi nhiều thời gian để chuẩn bị bài. Đọc bài trước khi nghe giảng sẽ biến bài giảng thành một buổi ôn tập và cho phép hiểu bài sâu hơn, đồng thời sẽ xác định những điều khó hiểu để hỏi giáo viên trong lớp hoặc sau đó. 8/Khi nào nên và không nên dùng phương pháp SQ3R ? Phương pháp này ít hiệu quả Nếu bạn đang đọc một cuốn sách giáo khoa tập trung vào việc giải quyết vấn đề (ví dụ như sách toán), hay sách học ngoại ngữ. Còn đối với sách ngoại ngữ thì vấn đề sẽ là từ vựng, cấu trúc câu và các thì sử dụng chứ không phải nội dung của phần đang đọc. Phương pháp SQ3R đặc biệt hữu ích với các lại sách cung cấp thật nhiều thông tin và bạn cần phải nắm vững vấn đề sâu (Ví dụ như sinh học, tâm lý, xã hội học). Hàng ngàn sinh viên đã theo các bước học tập của phương pháp SQ3R và đạt thành tích cao với ít stress hơn Rèn luyện kỹ năng tự học - Kế hoạch học tập Nhiều sinh viên cho rằng chỉ cần cố gắng học là có thể đạt kết quả tốt, nhưng thật ra, học ở ĐH khác với học ở trung học rất nhiều, và biết cách học có hiệu quả ở ĐH là một điều quan trọng mà có khi chưa được chú ý đúng mức. Hệ quả của phương pháp học không tốt là lãng phí thời gian, thành tích học tập kém, thậm chí thi rớt dẫn đến chán nản, thất vọng và bất mãn. Học đối với SV là cuộc sống, là tương lai. Vậy nên thời gian học tập vô cùng quý giá, không thể lãng phí được. Do đó, ngay ngày hôm nay, các bạn hãy tạo và phát triển nơi mình một kĩ năng học tập có hiệu quả. 1/ Lập kế hoạch học tập là điều cần thiết: Trước khi làm bất cứ chuyện gì, nên lập kế hoạch. Nếu không có kế hoạch thì không làm chủ được thời gian, nhất là khi có điều gì bất trắc xảy đến. Một kế hoạch học tập tốt cũng giống như chiếc phao cứu hộ vậy. Mỗi người, tùy vào nhu cầu của mình, sẽ lập một kế hoạch học tập riêng, kế hoạch đó có thể thay đổi khi cần, nhưng điều quan trọng là phải tuân thủ kế hoạch đã đề ra. 2/ Kế hoạch học tập giúp quản lý thời gian: Bất cứ ai cũng có 168 giờ mỗi tuần, nhưng có người sử dụng quỹ thời gian đó có hiệu quả hơn người khác. SV có rất nhiều thứ để làm, bạn hãy liệt kê tất cả công việc cho từng ngày ( ngủ, chưng diện, đi lại, ăn uống, kiếm tiền, đi chơi, tham gia công tác đoàn thể, xã hội, thể thao…) sau đó, nếu bạn thấy còn ít hơn 30 giờ mỗi tuần để tự học thì bạn hãy kiểm điểm lại xem tại sao mình phí thời gian như vậy. 3/ Học ở đâu: Bạn có thể học ở bất kỳ nơi nào, mặc dù rõ ràng có một số nơi thuận lợi hơn cho việc học. Thư viện, phòng đọc sách, phòng riêng là tốt nhất. Quan trọng là nơi đó không làm phân tán sự tập trung của bạn. Cho nên hãy làm cho việc lựa chọn nơi học thích hợp trở thành một phần của thói quen học tập của bạn. 4/ Khi nào nên học tập: Nói chung chỉ nên học lúc chúng ta thoải mái, minh mẫn, vào đúng khoảng thời gian đã lên kế hoạch để học. Nguyên tắc là không học trong vòng 30 phút sau khi ăn, và trước khi đi ngủ,không học ngốn vào giờ chót trước khi đến lớp. 5/ Học cho giờ lý thuyết: Nếu bạn học trước để chuẩn bị cho giờ lên lớp, cần đọc tất cả những tài liệu, cần đọc trước và ghi chú thích những điểm chưa hiểu. Nếu bạn học sau giờ lên lớp, cần chú ý xem lại những thông tin ghi chép được. 6/ Học cho giờ cần phát biểu, trả bài ( chẳng hạn giờ Ngoại ngữ): Bạn nên dùng khoảng thời gian ngay trước các giờ học này để luyện tập kỹ năng phát biểu với các học viên khác ( nếu cần). Điều này sẽ giúp bạn hoàn thiện kỹ năng phát biểu. 7/ Sửa đổi kế hoạch học tập. Đừng lo ngại khi phải sửa đổi kế hoạch. Thật sự kế hoạch chỉ là cách bạn dự tính sẽ dùng quỹ thời gian của mình như thế nào, cho nên một khi kế hoạch không hiệu quả, ta có thể sửa đổi nó. Nên nhớ rằng, việc lập kế hoạch là giúp bạn có thói quen học tốt hơn và khi đó việc lập kế hoạch sẽ trở nên dễ dàng hơn. Bạn phải ý thức một sự thật đơn giản là tuân theo đúng kế hoạch học tập đã định là một chuyện rất khó làm, trong khi vỡ kế hoạch là một việc dễ làm nhất trên thế gian này. Một số kỹ thuật học tập có hiệu quả Kỹ năng học tập có hiệu quả chủ yếu dựa vào ý chí và quyết tâm của bản thân muốn tiến bộ và học tập tốt. Nếu bạn không chịu cố gắng và hi sinh thì có hướng dẫn bao nhiêu cũng vô ích. Bạn chính là người chịu trách nhiệm về việc đào tạo của mình và học có hiệu quả có thể giúp bạn làm việc này tốt hơn.Cuối cùng xin có lời nhắn nhủ với các vinh viên là : Hãy học một cách thông minh, đừng học một cách khổ sở 1/ Đọc đi đọc lại :Đọc lại những gì đã ghi chép sau buổi học hay trước khi đi ngủ sẽ giúp nhớ bài tốt hơn. Sau 9 tuần, những sinh viên xem lại bài trong ngày còn nhớ 75% bài, những sinh viên không làm điều đó không nhớ đến 50% sau một ngày và ít hơn 25% sau 9 tuần. Có thể đọc một tài liệu nhiều lần, mỗi lần với một mục tiêu khác. Do đó, trước mỗi lần đọc, bạn nên xác định mục tiêu của lần đọc đó là gì và đọc theo đúng mục tiêu đó. 2/ Nắm ý chính:Nắm được ý chính của tác giả trong mỗi đoạn văn và hiểu nó theo cách riêng của mình là điều cốt lõi của việc học có hiệu quả. Bạn nên tạo thói quen tìm ra ý chính cuả đoạn để dần dần tóm lược được cả quyển sách. 3/ Trích lược những chi tiết quan trọng : Thông thường mỗi ý chính trong một bài đều có liên quan đến một chi tiết quan trọng. Nhận diện được càng nhiều chi tiết quan trọng thì càng chuẩn bị tốt cho thi cử vì đã liên hệ được các ý tưởng và kiến thức nền tảng. Xác định càng nhiều liên hệ giữa các chi tiết và các ý, giữa các ý với nhau thì học tập đạt hiệu quả càng cao hơn. 4/ Đừng đọc to : Đọc to không giúp nhớ bài tốt hơn. Bạn không nên đọc to lên vì mấp máy môi khiến việc đọc bị chậm lại và kém hiệu quả. Muốn bỏ thói quen đó thì nên bỏ ngón tay đè lên môi. Bạn nên cố gắng tập đọc nhanh hơn và nhớ nhiều hơn. Sau một thời gian bạn sẽ ngạc nhiên vì làm được điều đó dễ dàng hơn. Rèn luyện khả năng đọc nhanh, đọc sâu là vô cùng cần thiết, và hãy duy trì khả năng này suốt đời. 5/ Ghi chép như thế nào: Không thể ghi kại tất cả những gì thầy giáo nói vì tốc độ nói là 150-200 chữ trong một phút mà khả năng ghi chép tối đa là 25 chữ trong một phút. Cho nên chỉ có thể ghi lại những ý chính và bổ sung sau. Ghi chép là một khả năng cần được học và rèn luyện mà đa số mọi học sinh đề không có. Phương pháp ghi chép được coi là Modified outlie : · Đặt tựa đề riêng co đề mục. · Ghi lùi sang phải từng chi tiết liên quan với đề mục. · Dùng những chấm riêng cho từng dòng. · Xuống dòng cho mỗi chi tiết · Chừa chỗ trống nhiều. · Chừa lề trái rộng 1/3 chiều ngang tờ giấy. + Kỹ thuật ghi nhanh : · Dùng từ viết tắt. · Không viết nguyên âm. · Dùng chữ bắt đầu một từ. · Dùng ký hiệu quy ước. · Tạo những từ viết tắt riêng cho mình nhưng tránh thay đổi. 6/ Ghi chép ở đâu. Bạn cần lưu trữ những điều ghi chép sao cho hợp lý và dễ học. Nên nhớ rằng ngay cả bạn cũng không thể đọc được những gì bạn ghi chép thì ghi thật vô ích. Tốt nhất là nên lưu trữ trong một tập, gồm nhiều trang giấy rời, có ngăn cách giữa các môn học. Nên tạo cho mình thói quen ghi vào tập ghi chép này. Nếu bạn quên không mang theo tập này thì ít ra cũng phải có một tập giấy rời để sẵn và nhanh chóng gắn tờ giấy đó vào vào tập ghi chép đó. Cố gắng bảo quản tập giấy này vì nó rất dễ sờn rách. 7/ Đánh dấu trong sách : Bạn nên dùng bút dạ quang thay vì gạch chân các đoạn, vì kinh nghiệm cho thấy những đoạn được đánh dấu bằng bút dạ quang dễ nhớ hơn. Tuy nhiên, không nên đọc rồi tô những đoạn quan trọng vì nó ít có hiệu quả. 8/ Ghi chép cái gì . Tìm hiểu, đặt câu hỏi và lắng nghe. Ghi chép chính xác và xúc tích là điều cần thiết. Bạn nên tập thói quen ghi chép như đã mô tả trong phương pháp SQ3R. Ví dụ : Như khi bạn nghe giảng, nên hình thành các câu hỏi trong đầu. Công việc của bạn là phải chú ý tập trung vào các điểu chính của bài, chép lại và sắp xếp chúng theo ngôn từ của mình. Nếu bạn thực hiện tốt bước này, việc ôn bài sẽ đơn giản và hiệu quả. 9/ Sắp xếp những điều ghi chép. Tất cả những gì được ghi chép cần được sắp xếp theo từng mục trên thẻ. Bạn có thể phân loại, xếp các thẻ theo nhu cầu của mình.Điều quan trọng là ghi chính xác tiêu đề để tham khảo trên phần đầu của thẻ. Dùng thẻ này để học,ôn bài, tổ chức thông tin cho các bài báo cáo đều rất tốt. Nếu có máy tính thì nên sắp xếp theo tập tin. Một khi đã sắp xếp được các dữ liệu này thì việc tìm kiếm sửa đổi thật là đơn giản. Nếu bạn có máy in thì có thể in bài ra dưới nhiều hình thức. Kết luận Một số phương pháp, chiến lược và kỹ thuật học tập đã được trình bày ở trên để giúp các bạn sinh viên nâng cao hiệu quả học tập gồm: - Kiểm soát thời gian học bằng kế hoạch học tập - Sử dụng phương pháp SQ3R để tiếp thu bài tốt hơn,có kỹ thuật đọc nhanh hơn, ghi chép nhanh và lưu giữ thông tin ghi chép… Tuy nhiên, kỹ năng học tập có hiệu quả chủ yếu dựa vào ý chí và quyết tâm của bản thân muốn tiến bộ và học tập tốt. Nếu bạn không chịu cố gắng và hi sinh thì có hướng dẫn bao nhiêu cũng vô ích. Bạn chính là người chịu trách nhiệm về việc đào tạo của mình và học có hiệu quả có thể giúp bạn làm việc này tốt hơn. Cuối cùng xin có lời nhắn nhủ với các vinh viên là : Hãy học một cách thông minh, đừng học một cách khổ sở. Bài Học:2 **** Kỹ Năng Bán Hàng **** Kỹ năng để không quên tên khách hàng Trong kinh doanh, cho dù là một nhân viên bán hàng, tiếp thị hay là nhà quản lý, bạn sẽ phải tiếp xúc ghi nhớ hàng nghìn khách hàng khác nhau. Mặc dù có không ít các thiết bị công nghệ cho phép bạn lưu giữ các dữ liệu khác nhau, nhưng việc nhớ được tên trong đầu vẫn sẽ thuận lợi hơn cả. Giả sử trong cuộc trò chuyện, bạn gặp một đối tác có trí nhớ rất tốt, họ nhớ cả tên vợ bạn, con gái bạn thậm chí các nhân viên của bạn, thì chắc bạn sẽ khâm phục và tin tưởng ở vào những người như vậy hơn. Chắc chắn rằng việc nhớ tên khách hàng sẽ góp phần cải thiện đáng kể doanh số bán hàng. Tuy nhiên, không ít nhân viên bán hàng còn gặp nhiều khó khăn trong việc nhớ rõ tên các khách hàng đã đến giao dịch. Quả thật, đây không phải là một việc dễ dàng chút nào, đặc biệt là khi bạn chỉ mới gặp khách hàng đúng một lần duy nhất. Cũng như bất cứ hoạt động trí não nào khác, khi càng cố gắng nhớ tên một ai đó bao nhiêu, thì bạn càng dễ quên tên của họ bấy nhiêu. Mặc dù vậy, vẫn có một vài thủ thuật giúp bạn vượt qua cuộc chiến này : 1. Một trong những thủ thuật quan trọng nhất đó là bạn hãy lặp lại vài lần tên của khách hàng khi họ giới thiệu “Xin chào Chris, thật vui được gặp bạn”. Khi nghe ai đó giới thiệu về họ, bạn hãy nghĩ đến một hình ảnh hay một yếu tố nào đó có thể giúp bạn nhớ rõ khuôn mặt của họ. Ví dụ, khi gặp một khách hàng có vẻ thô lỗ, bạn có thể tự nhủ “Chris thật khó chịu”. Việc này sẽ giúp bạn kết nối giữa tên của khách hàng đó với hình thức bên ngoài cũng như tính cách của họ. Hoặc bạn có thể cố gắng liên hệ cái tên với một hình ảnh thân quen hay một nhân vật nổi tiếng nào đó. Nhờ vậy, việc nhớ tên họ trong những lần gặp tiếp theo sẽ dễ dàng hơn nhiều. Thách thức đáng xuất hiện khi chúng ta gặp gỡ ai đó lần đầu tiên. Rất nhiều người trong chúng ta thường quên ngay tên của một người nào đó sau khi gặp gỡ lần đầu. Lý do rất đơn giản : bởi vì khi một ai đó giới thiệu về bản thân họ, mọi người thường có khuynh hướng nghĩ về lời giới thiệu tiếp theo của mình và những gì mà họ sẽ nói với khách hàng để tạo ra một ấn tượng tốt. Và trong một vài trường hợp, thậm chí, sự chú ý của bạn còn đặt ở một nơi nào đó khác xa với câu chuyện đang diễn ra. 2. Bước tiếp theo là sử dụng tên của khách hàng một vài lần trong cuộc hội thoại Hành động này sẽ giúp bạn nhớ tên một cá nhân nào đó trong suốt thời gian trò chuyện và trong một thời gian ngắn sau đó. Cách thức dễ dàng để làm được điều này là bạn lồng tên của họ vào trong những câu hỏi của mình. Chẳng hạn: “Thưa anh Jim, loại hình kinh doanh của công ty anh là gì?”. Đây là một cách thoải mái và dễ chịu. Song bạn cần chú ý rằng đừng quá lạm dụng tên của khách hàng nếu không bạn tạo ra cảm giác là một người không chân thật và có phần thiếu lịch sự. 3. Khi bạn quay trở lại với công việc, hãy ghi lại những thông tin của người khách hàng vừa gặp mặt, bao gồm cả các thông tin cá nhân hay liên quan đến kinh doanh mà bạn vừa thu nhận được Nếu người khách hàng đó nói hay làm một điều gì đó nổi bật, bạn cũng cần ghi lại ngay. Những nhân viên bán hàng chuyên nghiệp thường lấy sổ tay ghi lại tên của bất kỳ ai, kể cả việc đã gặp người đối thoại trong trường hợp nào. Bạn cũng nên làm như thế và thỉnh thoảng nên xem lại, nhất là khi bạn sắp dự một cuộc họp và biết chắc là sẽ gặp lại khách hàng ở đó. Trong khi làm việc này, bạn hãy hình dung về người đó và lặp lại tên của họ một vài lần. Nhờ vậy bạn sẽ ghi sâu tên người đó vào tâm trí và việc nhớ tên trong lần gặp tiếp theo sẽ dễ dàng hơn. 4. Để nhớ tên một ai đó vào bất cứ lúc nào trong tương lai sẽ đòi hỏi một vài công việc bổ sung. Bạn cần phác hoạ trong tâm trí của bạn khuôn mặt của người đó khi lặp lại tên của họ một vài lần Hành động này nên được thực hiện tối thiểu ba lần trong một tuần trong vài tháng đầu tiên. Có vẻ như vậy là quá nhiều, nhưng đây là cách thức kỳ hiệu quả và để đảm bảo chắc chắn rằng bạn sẽ nhớ được tên khách hàng trong lần gặp gỡ tiếp theo. 5. Khung cảnh sẽ giúp bạn nhớ tên một ai đó Ví dụ, bạn có thể nhanh chóng nhớ tên một khách hàng đã ghé thăm và mua sắm tại cửa hàng của bạn, nhưng nếu tại một nơi khác như buổi hội thảo hay trung tâm thương mại lớn, chắc hẳn bạn sẽ khó để nhớ tên người đó hơn nhiều nếu gặp lại. Sở dĩ như vậy là vì chúng ta luôn có khuynh hướng nhớ lại khung cảnh nơi mà chúng ta đã gặp gỡ ai đó. Một khi không nhớ được khung cảnh thì bản thân thông tin về người đó sẽ rất khó nhớ lại. Điều này có nghĩa rằng bạn nên dành thời gian ghi nhớ khung cảnh nơi mà bạn gặp gỡ người khách hàng đó. Hãy hình dung nơi mà bạn đã gặp họ trong quá khứ và mường tượng họ trông như thế nào trong hoàn cảnh đó. 6. Thủ thuật cuối cùng là đặt trọng tâm vào việc nhớ người đó hơn là nhớ tên riêng của anh ta Mọi người hầu như đều bỏ qua việc bạn quên mất tên họ nếu bạn vẫn nhớ khuôn mặt của họ. Trong trường hợp có một khách hàng nào đó đã mua sắm tại cửa hàng của bạn, hay thậm chí đã gặp bạn ở một nơi nào đó, nhưng bạn vẫn không thể nhớ tên của họ. Hãy thừa nhận rằng: “Tôi vẫn nhớ anh, nhưng xin lỗi tôi không thể nhớ ra tên của anh. Chúng ta đã gặp nhau ở phải không”. Chắc hẳn nếu bạn nói như vậy, thì người khách hàng sẽ không cảm thấy thất vọng khi bạn quên mất tên của họ. Không quá khó để nhớ tên một ai đó, nếu bạn gặp gỡ hàng chục lần mỗi tuần. Tuy nhiên, sẽ tuyệt vời hơn nhiều, nếu bạn nhớ được tên khách hàng chỉ sau duy nhất một lần gặp gỡ. Đây luôn là một việc khó khăn. Tuy nhiên, cũng như bất cứ nhiệm vụ nào khác, chúng ta đều có thể cải thiện đáng kể khả năng của mình. Việc này chỉ đỏi hỏi ở bạn đôi chút nỗ lực và sự tích cực thực hành thì chắc chắn bạn sẽ đạt được kết quả khả quan. [...]... vấn đề - trong trường hợp này là cách thức để các đứa trẻ tự động dọn dẹp đồ chơi và yêu thích công việc này Bài kiểm tra 5: Đưa ra một vấn đề trong bản giới thiệu và cho thấy cách thức bạn giải quyết nó như thế nào Trong một vài đoạn đầu tiên xuất hiện trên trang web của bạn, bạn cần đi vào chi tiết hơn về vấn đề bạn giới thiệu ở tiêu đề - cho các khách hàng thấy bạn liên quan tới họ Chỉ khi các khách... trọng trong bản giới thiệu - Thay đổi chiều dài, kích cỡ của các đoạn thông tin để trang web không trông như một khối văn bản đồng nhất định dạng - Bổ sung các tiêu đề phụ nhấn mạnh các thông điệp then chốt và lôi cuốn mọi người đọc các thông tin tiếp sau - Đặt định dạng chế độ văn bản nằm giữa đối với các thông tin quan trọng nhưng ngắn hay các tiêu đề phụ - Sử dụng dấu đầu mục để nhấn mạnh các điểm... treo giờ trong các buổi thuyết trình với khách hàng của bạn Nếu có thành viên nào thiếu khả năng thuyết trình thì cần thay thế vì một sơ suất nhỏ cũng khiến nhóm của bạn gặp thất bại 9 Nghe chương trình giảng về bán hàng trên xe của bạn hay bằng chiếc iPod Bạn có thể học nhiều từ các cuộc gọi và trong chính công việc của mình Chỉ có những nhân viên kinh doanh tài năng mới luôn coi việc học kỹ năng là... một trò chơi bán hàng và luôn cố gắng trở thành người chiến thắng Đó cũng là cách bạn rèn luyện kỹ năng và tự tin của mình Điều quan trọng nữa là hãy luôn hướng về phía trước, và nụ cười trong cuộc sống đặc biệt nghề kinh doanh là vũ khí rất Bài Học:3 **** Kỹ Năng Đàm Phán Thương Lượng **** Kỹ năng đàm phán - Khái niệm chung Trong kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng muốn đạt kết quả, lợi nhuận cao nhất... đề mới đã hiệu quả Sau đó, bạn có thể thử nghiệm với các thành phần khác của thư bán hàng theo cách tương tự Phần mềm kiểu này đem lại cho bạn lợi thế lớn trong việc thử nghiệm hai nội dung khác biệt trong cùng thời gian Nếu bạn thử nghiệm một tiêu đề này trong vài tuần, rồi thử nghiệm tiêu đề khác trong vài tuần sau đó, chuyện gì xảy ra nếu một trong hai thời gian thử nghiệm trên rơi vào ngày lễ nào... bạn thực sự muốn gặp trong một công ty bạn đang nhắm đến không phải là điều dễ dàng Thử thách đầu tiên mà bạn cần phải vượt qua là “những cô thư ký thông minh” Nhiều người bán hàng thất bại do không biết cách vượt qua “cửa” đầu tiên này Thư ký hoặc lễ tân luôn có nhiệm vụ ngăn chặn các cuộc điện thoại không cần thiết và chọn lọc ra những cuộc gọi quan trọng trong số hàng trăm cuộc gọi đến công ty hàng... nhất một seri các lợi ích then chốt và trả lời tất cả các câu hỏi cùng các thắc mắc của khách hàng về sản phẩm của bạn Và bạn không phải ngừng việc bán các sản phẩm khác - bạn có thể thường xuyên giới thiệu chúng tới các khách hàng từ những trang web khác hay bằng việc sử dụng lời giới thiệu theo sau (Xem thêm bài test 12) Đương nhiên, cách duy nhất để biết chắc rằng điều này có hiệu quả với các khách... tắc: Kết thúc mỗi cuộc gọi phải mở đường cho một cuộc gọi hoặc một cuộc gặp tiếp theo 7 Tổng kết bài học sau mỗi cuộc gọi Kinh nghiệm là kinh qua, nghiệm lại và áp dụng ngay Nếu bạn muốn trở thành một người bán hàng qua điện thoại chuyên nghiệp bạn nên có ý thức thường xuyên đúc rút kinh nghiệm của mình sau mỗi cuộc gọi Bạn có thể nhờ đồng nghiệp hỗ trợ hoặc tự bản thân mình rút ra các bài học để lần... gầy nhom.” 5 Chuẩn bị nhiều hơn những thứ bạn nghĩ bạn cần trước mỗi cuộc gọi cho khách hàng 6 Sau mỗi cuộc gọi hay cuối mỗi ngày, hãy cân nhắc phân tích mỗi cuộc gọi khách hàng với người quản lý của bạn, một người có nhiều kinh nghiệm hay một đồng nghiệp đồng hành với bạn Hãy chắc chắn bạn suy tính tất cả điều tốt và xấu trong các cuộc gọi với tính khách quan như nhau 7 Thu âm giọng bạn thuyết trình... màn sản phẩm là gì trong quy trình bán hàng có thể giết chết giao dịch bán hàng, bạn có thể cần nêu bật các lợi ích và giá trị của sản phẩm trước khi cho thấy chính xác sản phẩm là gì Hãy thử đặt các hình ảnh của sản phẩm gần khu vực đầu trang web và cạnh lời kêu gọi mua sắm Bạn cũng nên thử đặt hình ảnh trong trang đặt hàng của bạn Bằng việc phân tích cần thận các giao dịch bán hàng trong mỗi thử nghiệm, . có hiệu quả nhất. Trong giai đoạn này SV phải biết cách làm việc một cách có ý thức và có phương pháp ở trong lớp và trong phòng thí nghiệm, thực hành. Các hình thức làm việc trong môi trường. có lời nhắn nhủ với các vinh viên là : Hãy học một cách thông minh, đừng học một cách khổ sở. Bài Học:2 **** Kỹ Năng Bán Hàng **** Kỹ năng để không quên tên khách hàng Trong kinh doanh, cho. đối với SV là cuộc sống, là tương lai. Vậy nên thời gian học tập vô cùng quý giá, không thể lãng phí được. Do đó, ngay ngày hôm nay, các bạn hãy tạo và phát triển nơi mình một kĩ năng học tập

Ngày đăng: 05/07/2014, 23:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Giá trị cốt lõi trong bán hàng trực tuyến đó là "Thử nghiệm mọi thứ; Giả định không gì cả!". Khi mà chúng ta biết rằng sau tất cả những gì đã qua với internet, chúng ta không bao giờ rõ được một chiến lược hay một quan điểm có hiệu quả hay không... cho đến khi thử nghiệm nó.  Bài kiểm tra 7: Tập trung vào những khách ghé thăm, chứ không phải bản thân bạn. Những thư bán hàng thành công nhất sẽ tập trung vào người đọc. Các chủ doanh nghiệp thường bỏ qua quy tắc vàng đơn giản này. Hãy quan tâm kỹ lưỡng tới thông tin bán hàng của bạn. Nó có tràn ngập những từ như "Tôi", "Chúng tôi" hay "bản thân chúng tôi"?

    • Lợi ích của Thử nghiệm Phân tách

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan