Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia hợp tác GMS

Một phần của tài liệu hợp tác cùng có lợi trong việc sử dụng tài nguyên nước của các quốc gia vùng hạ nguồn sông mê công (Trang 68 - 117)

7. Cấu trúc của luận văn

2.6.Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia hợp tác GMS

Chƣơng trình hợp tác GMS gồm 6 nƣớc Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc và Việt Nam. Theo TS.Hoàng Viết Khang cho rằng chúng ta đang có nhiều lợi thế khi tham gia.

Thứ nhất, Việt Nam nằm trong địa bàn GMS hiện là khu vực hoà bình,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nam là thành viên của ASEAN và ASEAN + 1 đang đi vào xu hƣớng tăng cƣờng hợp tác nội khối và với bên ngoài.

Thứ hai, sự tăng cƣờng hợp tác giữa Việt Nam với các nƣớc lớn, đặc biệt

là Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Nga và EU do vậy GMS đã và đang mang lại nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam thông qua việc tranh thủ đƣợc nguồn vốn, kỹ thuật, và kỹ năng quản lý tiên tiến của các quốc gia và khu vực này.

Thứ ba, các dự án mà Việt Nam tham gia trong chƣơng trình hợp tác

GMS tiếp tục tăng lên, cơ hội huy động vốn đang tăng lên không ngừng đối với các dự án GMS ở Việt Nam. Sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế trong và ngoài khu vực đang theo xu hƣớng có lợi cho Việt Nam trong thời gian tới.

Thứ tư, cơ chế và nguyên tắc hợp tác GMS năng động và phù hợp với

tình hình quản lý dự án GMS tại Việt Nam. Do vậy, Việt Nam có thể phát huy tốt các cơ hội đã và đang đến với Việt Nam trong hợp tác GMS.

Thứ năm, những thay đổi trong cơ chế quản lý và điều phối các dự án

đầu tƣ tại Việt Nam cũng tạo ra cơ hội để Việt Nam có thể huy động vốn và thực hiện các dự án GMS tại Việt Nam.

Thứ sáu, quyết tâm chính trị của Chính phủ và các nhà lãnh đạo Đảng,

Nhà nƣớc Việt Nam trong quá trình mở cửa, hội nhập, làm bạn với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới, tạo điều kiện cho Việt Nam tận dụng đƣợc các cơ hội do quá trình hội nhập toàn cầu, khu vực và tiểu vùng mang lại cho Việt Nam. Ngƣợc lại, chúng ta vẫn gặp phải những thách thức có thể làm giảm tính hiệu quả trong việc tham gia hợp tác GMS không chỉ của Việt Nam mà đối với cả 5 nƣớc còn lại.

Thứ nhất, việc giải quyết các vấn đề nhƣ thiếu vốn đầu tƣ, thiếu công

nghệ, kỹ năng quản lý tiên tiến và thiếu nhiều điều kiện cần thiết khác để triển khai các chƣơng trình, dự án ƣu tiên của Việt Nam trong GMS là thách thức lớn đối với Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng tài chính quốc tế đang diễn ra.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thứ hai, việc điều phối và quản lý hiệu quả các hoạt động hợp tác GMS

tại Việt Nam trong khi Việt Nam tham gia trên 12 sáng kiến trong khu vực trong địa bàn GMS là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam trong bối cảnh hệ thống pháp lý của Việt Nam còn thiếu nhiều, và đang trong giai đoạn hoàn chỉnh theo hƣớng phát triển đồng bộ.

Thứ ba, việc hoàn thiện cơ chế chính sách cho Hợp tác vùng nói chung

và Hợp tác GMS là thách thức lớn đối với Việt Nam trong tình hình hiện nay. Thực tế cho thấy, cơ chế điều phối và quản lý Hợp tác tiểu vùng GMS ở Việt Nam còn chƣa đồng bộ.

Thứ tư, việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý GMS tại Việt Nam trong

bối cảnh có nhiều cơ quan là đầu mối cùng tham gia điều phối và quản lý hợp tác tiểu vùng (cơ quan điều phối quốc gia, cơ quan điều phối ngành, cơ quan điều phối các diễn đàn ngành...) là thách thức lớn đối với Việt Nam.

Tiểu kết chƣơng 2

Việt Nam là quốc gia ở cuối nguồn, gánh chịu những hệ quả của việc xây

dựng và quản lý các công trình phía trên. Ngoài việc tham gia vào công việc chung của lƣu vực, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, giảm nhẹ tác động xấu đến đồng bằng sông Cửu Long, chúng ta rất cần khẩn trƣơng nghiên cứu và kết luận để sớm triển khai những giải pháp chủ động đối phó với những tình

huống xấu nhất từ thƣợng nguồn và từ biến đổi khí hậu. Quan trọng nhất là phải

giữ được nguồn nước ngọt cho dân sinh và sản xuất. Dù chúng ta có chuyển đổi

sản xuất để thích nghi thế nào thì nguồn nƣớc ngọt vẫn không thể thay thế. Muốn vậy thì phải có chỗ trữ nƣớc ngọt mùa mƣa lũ để điều hòa cho mùa khô. Hệ thống cống - đập ngăn mặn sẽ giúp trữ nƣớc trong các sông rạch. Có đề xuất nên làm những đê biển lớn tại những vùng cửa sông, ven biển, nơi có các điều kiện tƣơng đối thuận lợi để tạo những hồ chứa nƣớc ngọt, nhƣ vùng vịnh Kiên Giang chẳng hạn. Những phƣơng án này có tính khả thi cao với trình độ kỹ thuật hiện nay. Tóm lại là phải chia xẻ hài hòa lợi ích của sông Mê Công, bảo vệ môi trƣờng và hạ du, đồng thời tích cực ứng phó với tình huống xấu nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HỢP TÁC CÙNG CÓ LỢI CHO CÁC QUỐC GIA VÙNG HẠ NGUỒN SÔNG MÊ CÔNG 3.1. Quan điểm và phƣơng hƣớng trong các chƣơng trình phát triển bền vững của Uỷ hội sông Mê Công

Uỷ hội sông Mê Công (MRC) đƣợc thành lập vào năm 1995 với việc bốn quốc gia thành viên là Campuchia, Thái Lan, Lào và Việt Nam ký hiệp định về Hợp tác và Phát triển bền vững lƣu vực sông Mê Công (MRB). Những thoả thuận hợp tác giữa các nƣớc này đã đƣợc thiết lập từ 1957 khi Uỷ ban Mê Công lần đầu đƣợc thành lập.

Tầm nhìn của MRC là "một lƣu vực Mê Công thịnh vƣợng về kinh tế, công bằng về xã hội và trong sạch về môi trƣờng". Để thực hiện kế hoạch chiến lƣợc của mình, MRC đang chuyển hƣớng từ tiếp cận tập trung vào dự án sang hƣớng tiếp cận tập trung vào chƣơng trình và từ hình thức cơ cấu tổ chức đơn ngành sang xuyên ngành để MRC có thể đấp ứng hiệu quả hơn với tính phức tạp của việc qản lý hệ sinh thái lƣu vực và phát triển bền vững.

Với mục đích trên, MRC đã thiết lập các chƣơng trình sau:

Chƣơng trình quy hoạch phát triển lƣu vực/Chƣơng trình sử dụng nƣớc/Chƣơng trình môi trƣờng/Các chƣơng trình ngành[Chƣơng trình thuỷ sản/Chƣơng trình nông nghiệp, tƣới tiêu và lâm nghiệp/ Chƣơng trình giao thông thuỷ?/Chƣơng trình du lịch].

3.1.1. Chương trình quy hoạch phát triển lưu vực (BDP)

Chƣơng trình tập trung vào: Thể chế hoá việc lập quy hoạch về trách nhiệm quản lý và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên trong lƣu vực sông Mê Công/Đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế xã hội và những quan tâm về môi trƣờng/Tạo ra khung phát triển trên kiến thức về kỹ thuật và sự tham gia của các bên liên quan/Đẩy mạnh sự hợp tác của các bên tham gia.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.1.2. Chương trình môi trường (EP)

Chƣơng trình môi trƣờng đặt ra một loạt mục tiêu ở mức phát triển chung, ở các mục tiêu trƣớc mắt và mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu cụ thể gồm có: Tăng cƣờng khả năng giám sát và đánh giá hiện trạng môi trƣờng ở Lƣu vực sông Mê Công; thực hiện tốt các chính sách và biện pháp quản lý phát triển bền vững. Tăng cƣờng cơ sở nhận thức về các vấn đề môi trƣờng trong lƣu vực sông Mê Công, trợ giúp việc thiết lập các chính sách, tập trung vào mối liên hệ giữa dân cƣ, phát triển và môi trƣờng. Phát triển các hệ thống trao đổi thông tin và môi trƣờng đã đƣợc cải thiện; chia sẻ thông tin trong khu vực để đạt đƣợc những kết quả tối ƣu. Cải thiện các chính sách và pháp luật về môi trƣờng liên quan tới việc quản lý nƣớc và các nguồn tài nguyên liên quan; nghiên cứu xem xét vấn đề giới, dân tộc và các khía cạnh về kinh tế - xã hội khi hoạch định các chính sách và pháp luật thiết lập quá trình SEA và ETA khu vực. Cải thiện nhận thức và khả năng giải quyết các vấn đề môi trƣờng; tăng cƣờng sự hiểu biết của các cán bộ về các vấn đề trong lƣu vực và khả năng thực hiện các hành động cần thiết. Cải thiện điều phối sự phát triển trong lƣu vực; MRC sẽ là cửa cung cấp thông tin và là diễn đàn đối thoại giữa các tổ chức tài trợ và những nhà đầu tƣ để cải thiện sự phối hợp thực hiện các chƣơng trình phát triển có tiềm năng gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng.

3.1.3. Chương trình Đối thoại nước khu vực sông Mê Công (MWD)

Mục tiêu của chƣơng trình là: đảm bảo cải thiện sinh kế, sức khoẻ con ngƣời và phát triển bền vững hệ sinh thái tại khu vực sông Mê Công. Vì vậy, chƣơng trình này đƣợc thực hiện thông qua việc xây dựng các đối thoại khu vực và quốc gia, tăng cƣờng chia sẻ thông tin và kiến thức, khuyến khích sự tham gia của các bên và đánh giá đúng hơn nữa những vấn đề có liên quan đến nhau. Ở mỗi nƣớc một Nhóm các Quốc gia (NWGs) đã đƣợc thành lập để cố vấn xây dựng và thực hiện chƣơng trình. Mỗi nhóm khoảng 10 thành viên đại diện chính phủ, khu vực tự nhiên, xã hội dân cƣ, các nhà tài trợ viện nghiên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cứu, phụ nữ và ngƣời bản địa. Chƣơng trình MWD đã có sáng kiến xây dựng các hành động đối thoại nƣớc và vận động chính sách với các tổ chức lƣu vực sông, quản trị nƣớc liên biên giới, quản lý đất ngập nƣớc và thuỷ lợi trong bối cảnh biến đổi khí hậu.

3.2. Các giải pháp hành động và kiến nghị đối với các quốc gia

3.2.1. Các giải pháp hành động

3.2.1.1.Giải pháp phát triển du lịch

Các nƣớc tiểu vùng sông Mê Công: Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, là một trong những cái nôi hình thành nền văn minh nhân loại.

Theo thống kê của cơ quan Du lịch quốc gia Thái Lan, Lào và Campuchia thì văn hoá là sản phẩm hấp dẫn thu hút đông khách du lịch nhất.

Một điều dễ nhận thấy là sản phẩm du lịch ở các nƣớc Tiểu vùng sông Mê Công còn đơn điệu, nhiều sản phẩm na ná giống nhau, chƣa tạo đƣợc thƣơng hiệu mạnh mang tầm toàn cầu; giữa các quốc gia, các vùng miền, các công ty du lịch còn hoạt động riêng lẻ, chƣa tạo đƣợc sự liên kết, tiếng nói chung trong hoạt động du lịch…

Cần phải có những giải pháp phát triển du lịch ở lƣu vực này:

Một là, cần kết hợp chặt chẽ giữa khai thác và bảo vệ các giá trị văn hoá. Hai là, nghiên cứu, lồng ghép các tour du lịch văn hoá hiện có của mỗi

nƣớc, mỗi vùng miền trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Công để trở thành những tour du lịch chung của khu vực trên nguyên tắc tôn trọng định hƣớng du lịch quốc gia của mỗi nƣớc, song có sự điều hành nhằm hạn chế sự trùng lặp về sản phẩm du lịch; khai thác có hiệu quả nhất những giá trị văn hoá đặc sắc của mỗi quốc gia trong vùng.

Ba là, kết hợp du lịch văn hoá với du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dƣỡng,

du lịch mua sắm. Không ngừng sáng tạo đa dạng hoá sản phẩm du lịch văn hoá nhằm tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho du khách, đáp ứng đƣợc nhu cầu thị hiếu của các loại khách.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bốn là, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, liên kết để phát triển là

xu thế tất yếu. Từng bƣớc xúc tiến hình thành Hiệp hội Du lịch các quốc gia trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Công.

Năm là, cùng với tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN với các trụ cột

chủ yếu, trong đó trụ cột văn hoá có ý nghĩa giao thoa và tiếp biến mạnh mẽ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sáu là, văn hoá do nhân dân sáng tạo ra nên văn hoá là của nhân dân. Vì vậy,

các địa phƣơng các nƣớc trong khu vực cần có những chính sách, những giải pháp tạo điều kiện để nhân dân đƣợc trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch văn hoá nhằm tạo ra môi trƣờng du lịch - văn hoá cộng đồng phát triển bền vững.

Khai thác giá trị văn hoá để phát triển du lịch là một hƣớng đi đúng trong hoạt động du lịch cũng nhƣ trong công tác bảo tồn, tôn tạo, xây dựng và phát triển văn hoá. Song để đạt đƣợc hiệu quả cao, đòi hỏi phải tiếp cận vấn đề một cách tổng thể và phải đƣợc nghiên cứu bài bản, khoa học. Đồng thời, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành liên quan cũng nhƣ sự tham gia đông đảo, tích cực từ phía cộng đồng các quốc gia trong khu vực Tiểu cùng sông Mê Công.

3.2.1.2. Giải pháp bảo vệ phát triển bền vững tài nguyên rừng

Mê Công đƣợc đánh giá là một trong những hệ thống sông rạch phức tạp nhất thế giới, với chiều dài 4.880 km, là con sông dài thứ 12 của toàn cầu cũng là con sông dài nhất Đông Nam Á chảy qua 6 quốc gia, gần gấp hai chiều dài sông Colorado. Tài nguyên lƣu vực con sông nuôi dƣỡng hơn 60 triệu cƣ dân, chỉ riêng nguồn cá đã đem lại hơn hai tỉ đô la Mỹ mỗi năm.

Lƣu lƣợng Mê Công tƣơng đƣơng với con sông Mississippi, giàu phù sa, rất biến thiên với hai mùa mƣa nắng. Trong mùa mƣa chỉ có khoảng 16% lƣợng nƣớc đổ xuống từ Vân Nam Trung Quốc. Nhƣng trong những tháng mùa khô, thì lƣợng nƣớc thƣợng nguồn ấy lại tăng tới 40%. Do sự phức tạp của lƣu vực sông Mê Công, hiện tƣợng hạn hán và lũ lụt cũng rất biến thiên theo từng khúc đoạn từng vùng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biển Hồ và sông Tonle Sap là một hiện tƣợng thiên nhiên kỳ diệu, với một chu kỳ gần nhƣ độc nhất vô nhị trên hành tinh này: Tonle Sap là con sông chảy hai chiều và diện tích Biển Hồ thì co dãn theo mùa. Là hồ cạn với diện tích 2.500 km2 trong mùa khô, nhƣng tới mùa mƣa, bắt đầu từ tháng 6 tháng 7, do nƣớc con sông Mê Công dâng cao tạo sức ép khiến con sông Tonle Sap phải đổi chiều, nƣớc từ khúc sông Mê Công thƣợng nguồn chảy ngƣợc vào Biển Hồ khiến nƣớc hồ dâng cao từ 8 tới 10 mét và tràn bờ, làm tăng diện tích Biển Hồ gấp 5 lần lớn hơn, khoảng 12.000 km2

. Joseph Yun, phụ tá Thứ trƣởng Ngoại giao Đông Á và Thái Bình Dƣơng đã đƣa ra một so sánh rất tƣợng hình là lƣợng nƣớc Biển Hồ ấy đủ để bao phủ toàn diện tích hơn 20 ngàn km2

của tiểu bang New Jersey với hơn ba mét nƣớc cao.

Do tiềm năng dự trữ nƣớc rất lớn theo mùa, Biển Hồ có thể điều hòa lƣu lƣợng con sông Mê Công, giảm thiểu lũ lụt trong mùa Mƣa, duy trì dòng chảy tối thiểu trong mùa khô, đồng thời ngăn chặn nƣớc biển không lấn sâu thêm vào vùng châu thổ.

Biển Hồ có một vai trò điều hợp sinh tử đối với hệ sinh thái vùng Hạ Lƣu: không chỉ là vựa cá quan trọng nhất của Campuchia, mà nguồn nƣớc ấy là thiết yếu cho vựa lúa cùng với kỹ nghệ nuôi cấy thủy sản nhƣ cá basa xuất khẩu của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). ĐBSCL không chỉ là cái nôi lúa gạo cho toàn Việt Nam, vốn cũng là quốc gia xuất cảng gạo lớn thứ hai thế giới sau Thái Lan. Theo Chƣơng trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Program) thì tình trạng sản xuất lúa gạo ở Việt Nam năm 2010,

Một phần của tài liệu hợp tác cùng có lợi trong việc sử dụng tài nguyên nước của các quốc gia vùng hạ nguồn sông mê công (Trang 68 - 117)