Hợp tác Mê Công trong khuôn khổ ASEAN

Một phần của tài liệu hợp tác cùng có lợi trong việc sử dụng tài nguyên nước của các quốc gia vùng hạ nguồn sông mê công (Trang 67 - 68)

7. Cấu trúc của luận văn

2.5.3.Hợp tác Mê Công trong khuôn khổ ASEAN

2.5.3.1. Những bước tiến quan trọng

Sau hơn 40 năm hình thành và phát triển, ASEAN đã đạt đƣợc những bƣớc tiến quan trọng trong quá trình liên kết nội khối và thúc đẩy tăng trƣởng. Theo ông Hoàng Thuỳ Dƣơng, Phó Vụ trƣởng Vụ Tổng hợp Kinh tế (Bộ ngoại giao): "Việc gắn kết giữa các khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng Mê Công và hợp tác ASEAN đã mang lại một số hiệu quả tích cực, vừa tạo điều kiện cho hợp tác Mê Công có nhiều cơ hội phát triển, vừa khiến hợp tác tiểu vùng Mê Công trở thành một mắt xích quan trọng trong quá trình liên kết và hội nhập kinh tế của các nƣớc trong lƣu vực, đồng thời thúc đẩy và bổ sung cho hợp tác giữa các nƣớc ASEAN".

Bên cạnh các vấn đề về kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội trong chƣơng trình nghị sự, các nhà lãnh đạo ASEAN đều nhất trí sẽ tăng cƣờng hợp tác giữa các nƣớc trong khu vực cũng nhƣ giữa ASEAN với các đối tác nhằm ứng phó hiệu quả với các thách thức nhƣ biến đổi khí hậu, thiên tai, an ninh năng lƣợng, an ninh lƣơng thực, và sớm xây dựng một Tuyên bố về an ninh nguồn nƣớc ở khu vực.

Bộ trƣởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, tại hội nghị, Việt Nam đã nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc khai thác, sử dụng nguồn nƣớc sông Mê Công một cách hợp lý và bền vững vì lợi ích của cƣ dân và sự phát triển bền vững của các nƣớc ven sông, nhất là các nƣớc hạ nguồn; đề nghị các nƣớc thuộc lƣu vực sông Mê Công phối hợp nghiên cứu một cách khoa học, tổng thể và hệ thống về các tác động đến môi trƣờng và nguồn nƣớc trong việc khai thác, sử dụng nguồn nƣớc Mê Công.

2.5.3.2. Sự hỗ trợ của Mỹ thông qua sáng kiến LMI

Sáng kiến hợp tác Mỹ - Hạ nguồn Mê Công ra đời trong bối cảnh và sự tính toán cân nhắc của các bên liên quan. Tháng 6/2009 cuộc gặp gỡ giữa các Bộ trƣởng Ngoại giao Mê Công và Mỹ đƣợc tổ chức bên lề Hội nghị bộ trƣởng Ngoại giao các nƣớc ASEAN và Diễn đàn khu vực (ARF).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhìn chung các nƣớc Mê Công tham dự cuộc họp đều bày tỏ hoan nghênh cho rằng sáng kiến của Mỹ là " kịp thời" và " bổ xung" cho các cơ chế hiện có. Ba lĩnh vực hợp tác chính mà Mỹ đƣa ra là những hợp tác Mỹ đã và đang tiến hành song phƣơng với các nƣớc Mê Công là môi trƣờng, giáo dục và y tế.

Về lĩnh vực môi trƣờng: Mỹ sẽ chi hơn 7 triệu USD trong năm 2009 cho các chƣơng trình về môi trƣờng trong khu vực sông Mê Công bao gồm:

Phát triển dự án "Dự báo Mê Công", một công trình có khả năng dự báo để minh hoạ tác động của biến đổi khí hậu và các thách thức khác đối với sự phát triển bền vững của lƣu vực sông Mê Công.

Về lĩnh vực y tế: năm 2009, Mỹ hỗ trợ cho các nƣớc Mê Công trên 138 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS, dịch cúm, bệnh sốt rét và bệnh lao.

Về lĩnh vực giáo dục: năm 2009, Mỹ chi 16 triệu USD để hỗ trợ cho hơn 500 sinh viên và các chƣơng trình trao đổi học giả với các nƣớc sông Mê Công thông qua chƣơng trình Fulbright và các chƣơng trình giáo dục cơ bản và mở rộng kết nối Internet tại cộng đồng nông thôn.

Ngoài ra, Mỹ còn nêu thêm sáng kiến kết nghĩa giữa Uỷ hội Mê Công và Uỷ hội sông Missisipi nhằm tăng cƣờng trao đổi kinh nghiệm và hợp tác giữa hai bên và thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý lũ và hạn hán, thuỷ điện và đánh giá tác động của thuỷ điện, nhu cầu nƣớc và an ninh lƣơng thực, quản lý nguồn nƣớc và các quan tâm chung khác.

Một phần của tài liệu hợp tác cùng có lợi trong việc sử dụng tài nguyên nước của các quốc gia vùng hạ nguồn sông mê công (Trang 67 - 68)