Các khái niệm phát sinh: Khu vực Đông Na mÁ bán đảo /

Một phần của tài liệu hợp tác cùng có lợi trong việc sử dụng tài nguyên nước của các quốc gia vùng hạ nguồn sông mê công (Trang 38 - 42)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.Các khái niệm phát sinh: Khu vực Đông Na mÁ bán đảo /

Mê Công mở rộng (GMS) / Vùng hạ nguồn sông Mê Công

2.1.2.1. Khu vực Đông Nam Á bán đảo

Tại ấn phẩm của mình “ Những vấn đề địa lí kinh tế - xã hội khu vực Đông Nam Á”, tác giả Phan Huy Xu phân chia thành hai khu vực: ĐNA bán đảo và ĐNA hải đảo.

ĐNA bán đảo gồm các quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma với đặc điểm chung là tính tƣơng đồng với các quốc gia trên bán đảo Trung Ấn. Trong 3 dòng sông: Mê Công, Iraoadi, Mênam, sông Mê Công có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ là nguồn nƣớc cung cấp cho sản xuất và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sinh hoạt cho phần lớn dân cƣ trong lƣu vực, mà còn là vấn đề địa - chính trị / địa kinh tế hết sức nhạy cảm.

Hình 2.2. Các nước Đông Nam Á bán đảo

Nguồn nƣớc sông Mê Công có tầm quan trọng đặc biệt đối với Việt Nam do cung cấp nguồn nƣớc, nguồn phù sa, nguồn thuỷ sản dồi dào cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Mọi biến động thuỷ chế sông Mê Công đều ảnh hƣởng trực tiếp tới Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện biến đối khí hậu, nƣớc biển dâng trong thế kỉ XXI.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trên quan điểm phát triển bền vững, việc bảo vệ cũng nhƣ khai thác hợp lí nguồn nƣớc sông Mê Công ảnh hƣởng tới sự ổn định chính trị cũng nhƣ các quan hệ xã hội giữa các quốc gia láng giềng..

Sự ổn định và phát triển bền vững ĐNA bán đảo ảnh hƣởng trực tiếp đến ĐNA hải đảo, nói rộng ra là ảnh hƣởng tới toàn bộ hoạt động của ASEAN. Đó chính là lí do để đề tài nghiên cứu trong trong bối cảnh các quốc gia ĐNA bán đảo.

2.1.2.2. Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS)

Lƣu vực sông Mê Công trong khuôn khổ hợp tác các quốc gia Đông Nam Á, có tên gọi là Tiểu vùng Mê Công mở rộng - tiếng Anh là GMS. GMS giàu tài nguyên thiên nhiên, văn hoá và nhân văn, nhƣng nhìn chung đây còn là vùng nghèo, chậm phát triển ở khu vực ĐNA, cơ sở hạ tầng yếu kém, từng bị các cuộc chiến tranh kéo dài tàn phá, trình độ phát triển rất chênh lệch giữa các quốc gia và các địa phƣơng. Từ thập kí 90 thế kỉ trƣớc, xu thế liên kết và hội nhập kinh tế đã thôi thúc các nƣớc trong lƣu vực sông Mê Công tìm kiếm cơ hội hợp tác song phƣơng và đa phƣơng. Theo sáng kiến của Ngân hàng Châu á (ADB) Chƣơng trình hợp tác tiểu vùng Mê Công mở rộng (Greater Mekong Subregion - GMS) hình thành vào năm 1992. Ban đầu GMS gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); đến năm 2004 thêm tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) tham gia hợp tác GMS

Mục tiêu chủ yếu của GMS là thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, phát triển bền vững, xoá đói giảm nghèo, từng bƣớc nâng cao đời sống dân cƣ lƣu vực sông Mê Công, góp phần phát triển khu vực ĐNA hoà bình ổn định và thịnh vƣợng. Các quốc gia thành viên đã thoả thuận hợp tác phát triển hạ tầng giao thông, nông nghiệp, công nghiệp, năng lƣợng, viễn thông, xúc tiến thƣơng mại nội vùng, phát triển nguồn nhân lực.

Bằng sự nỗ lực của các nƣớc thành viên và sự hỗ trợ của ADB, GMS đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Từ năm 1992 đến 2006, tổng xuất khẩu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của các nƣớc thành viên GMS tăng 4 lần so với trƣớc. Năm 2005 xuất khẩu nội tiểu vùng đã tăng 15 lần so với 1992, đầu tƣ nƣớc ngoài tăng từ 3 tỉ USD lên 7 tỉ USD. Số khách du lịch nƣớc ngoài vào tiểu vùng tăng từ 10 triệu (1995) lên 22 triệu (2006). Hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đƣợc coi là lĩnh vực ƣu tiên hàng đầu, tập trung vào 3 hành lang kinh tế chủ yếu:

Thứ nhất: Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), dài 1450 km, đầu cầu

phía đông tính từ thành phố cảng Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế , Quảng Trị (Việt Nam) qua Savanakhet (Lào), Thái Lan và và kết thúc tại đầu phía tây tại thành phố cảng Mawlamyine (Mianmar). Năm 2007, với việc khánh thành cây cầu quốc tế thứ hai qua sông Mê Công, giao thông đƣờng bộ của EWEC đã thông suốt và EWEC thực sự trở thành hành lang trong khuôn khổ GMS.

Thứ hai: Hành lang kinh tế Bắc - Nam (NSEC), gồm 3 tuyến dọc theo

trục Bắc Nam là Côn Minh - Chiềng Rai - Băng Kook / Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng / Nam Ninh - Hà Nội. Dự kiến NSEC hoàn thành vào năm 2020.

Thứ ba: Hành lang kinh tế phía Nam (SEC), gồm 3 tuyến đƣờng nối

Nam Thái Lan qua Camphuchia với Việt Nam. Theo qui hoạch dự kiến SEC đi vào hoạt động từ năm 2020 - 2012.

Năm 2007, GMS thông qua Chiến lƣợc giao thông Tiểu vùng Mê Công giai đoạn 2006 - 2015, điều chỉnh lại qui hoạch các hành lang kinh tế thành 9 hành lang để mở các tuyến liên kết 3 hành lang chính trƣớc đây, mở thêm các tuyến mới phía tây nhằm liên kết GMS với Ấn Độ. Ngoài 3 cửa ngõ ra Biển Đông ở Việt Nam: Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, còn mở thêm 2 cửa ngõ mới ở Việt Nam là Thanh Hoá và Qui Nhơn. Hội nghị GMS3 tại Viên Chăn Lào năm 2008 với chủ đề " Nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua tăng cƣờng kết nối" thể hiện quyết tâm của các nƣớc thành viên GMS là kết nối cơ cở hạ tầng: giao thông, năng lƣợng, viễn thông, coi đó là nền tảng để kết nối các nguồn lực, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của từng nền kinh tế cho cả tiểu vùng. Hội nghị đã xác định các định hƣớng chủ yêu: Tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cƣờng kết nối giao thông / Thuận lợi hoá thƣơng mại và giao thông / Hợp tác giữa khu vực nhà nƣớc và khu vực tƣ nhân để tăng cƣờng thƣơng mại và đầu tƣ GMS / Đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao khả năng cạnh tranh / Hợp tác và phát triển GMS.

Tại hội nghị GMS3 các nhà lãnh đạo đã đối thoại với Diễn đàn thanh niên; gặp gỡ thành viên Diễn đàn kinh doanh đầu tƣ GMS. Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam do Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu tham dự GMS3 đã khẳng định quyết tâm của Việt Nam tăng cƣờng hợp tác và làm sâu sắc thêm tiến trình hội nhập kinh tế tiểu vùng, thúc đẩy hợp tác, phát triển bền vững, phấn đấu từng bƣớc cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các địa phƣơng dọc theo các hành lang Đông Tây, Hành lang kinh tế Bắc - Nam và các hành lang khác trong khuôn khổ hợp tác GMS ./.

2.1.2.3. Vùng hạ nguồn Mê Công

Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) có sự phân hoá thành: Tiểu vùng thƣợng nguồn Mê Công gồm Vân Nam (Trung Quốc), Mianma. / Tiểu vùng hạ nguồn Mê Công gồm: Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam. Vùng thƣợng nguồn chiếm 24% diện tích / 18% nguồn nƣớc; phần còn lại thuộc về Vùng hạ nguồn chiếm tƣơng ứng: 76% / 82%.

Vấn đề trở nên phức tạp là ở chỗ, tại Vân Nam đang xây dựng nhiều hồ chứa nƣớc thuỷ điện ảnh hƣởng tiêu cực tới dòng chảy hạ nguồn. Thêm vào đó một số DA thuỷ điện đang chuẩn bị triển khai tiền khả thi, nhất là tại địa phận Thƣợng Lào, gây lo ngại cho dân cƣ vùng hạ nguồn với sinh kế gắn bó với nguồn nuớc sông Mê Công.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hợp tác cùng có lợi trong việc sử dụng tài nguyên nước của các quốc gia vùng hạ nguồn sông mê công (Trang 38 - 42)