Biến đổi khí hậu toàn cầu

Một phần của tài liệu hợp tác cùng có lợi trong việc sử dụng tài nguyên nước của các quốc gia vùng hạ nguồn sông mê công (Trang 57 - 59)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.Biến đổi khí hậu toàn cầu

Vùng lƣu vực sông Mê Công đƣợc dự đoán sẽ là một trong những vùng bị ảnh hƣởng nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu. Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC). Theo IPCC, đến 2030, trên lƣu vực Mê Công, nhiệt độ trung bình tăng khoảng 0,79oC, lƣợng mƣa trung bình tăng 200 mm (15,3%), chủ yếu vào mùa mƣa. Lƣợng mƣa mùa khô tăng ở phía Bắc lƣu vực và giảm ở phía Nam lƣu vực (bao gồm hầu hết hạ lƣu vực Mê Công). Tổng lƣợng dòng chảy năm tăng 21%. Lũ tăng trên tất cả các vùng trong lƣu vực, đặc biệt gây tác động lớn đến phía hạ lƣu dòng chính Mê Công. Theo một nghiên cứu của chuyên gia Úc của ADB, đến 2050, tổng lƣợng dòng chảy xuống Kratie tăng khoảng 10%. Một số nghiên cứu của các nƣớc và tổ chức quốc tế khác nhƣ IWMI, Hà Lan… cho rằng đến sau năm 2070, lũ sông Mê Công có thể tăng thêm 30 - 40% và dòng chảy kiệt giảm 20 - 30%. Gần đây nhất, tháng 9/2009, Ủy hội sông Mê Công đánh giá, do biến đổi khí hậu, đến 2050, so với giai đoạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1985-2000, trong khi dòng chảy lũ sẽ giảm 7 - 8% tại Stung Treng/Kratie thì dòng chảy kiệt lại tăng xấp xỉ 20% cũng tại 2 vị trí này. Tuy nhiên, đối với Tân Châu và Châu Đốc, 2 vị trí cửa ngõ vào ĐBSCL, MRC cho thấy mùa lũ tăng 1 - 2% và mùa kiệt tăng khoảng 10%.

Theo các dự báo về thay đổi lƣợng mƣa và thay đổi nhiệt độ thì trong 3 đến 5 thập kỷ qua, các khuynh hƣớng tăng nhiệt độ trung bình năm đã đƣợc ghi nhận ở mỗi quốc gia trong vùng hạ lƣu vực. Đáng kể nhất là sự khác biệt giữa năm này và năm khác. Các khuynh hƣớng lƣợng mƣa thì ít nhất quán hơn, với sự biến đổi càng nhiều và các sự kiện cực đoan giữa khô và ƣớt ở Lào và Campuchia, giảm lƣợng mƣa ở Thái Lan, Việt Nam. Nhìn chung, ở tất cả các quốc gia đều giảm lƣợng mƣa trong mùa khô cùng với hạn hán và thiếu nƣớc xảy ra ở nhiều lƣu vực.

Theo “Kịch bản biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng ở Việt Nam” của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, tháng 6/2009, đối với vùng Nam bộ (trong đó có ĐBSCL), ứng với mức theo kịch bản phát thải trung bình, nhiệt độ đến 2020 tăng 0,4oC, 2030 tăng 0,6oC và 2050 tăng 1,0oC. Lƣợng mƣa đến 2020 tăng 0,3%, năm 2030 tăng 0,4% và năm 2050 tăng 0,8%. Đáng lƣu ý lƣợng mƣa trong các tháng mùa khô và đầu mùa mƣa (từ tháng XII năm trƣớc đến tháng V năm sau) giảm 5,8% vào năm 2020, 8,5% vào năm 2030 và 15,6% vào năm 2050. Nhƣ vậy, tuy lƣợng mƣa cả năm có xu thế tăng nhƣng lƣợng mƣa đầu mùa mƣa giảm là nguy cơ thiếu hụt nƣớc tƣới cho sản xuất vụ Hè -Thu, khiến nhu cầu nƣớc lấy từ sông kênh lớn hơn.

Trong 50 năm qua, mực nƣớc trung bình vùng biển Đông của ĐBSCL tăng lên 12 cm. Theo “Kịch bản biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng ở Việt Nam” của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, tháng 6/2009, ứng với mức theo kịch bản phát thải trung bình, mực nƣớc trung bình biển Đông vùng ĐBSCL tiếp tục tăng thêm 12 cm vào năm 2020, 17 cm vào năm 2030 và 30 cm vào năm 2050 (75 cm vào năm 2100). Bộ TN&MT kiến nghị các ngành và địa phƣơng sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dụng kết quả theo kịch bản này để xây dựng chiến lƣợc ứng phó với nƣớc biển dâng. Trong báo cáo trên, Bộ TN&MT cũng đề xuất “Đến cuối năm 2010 sẽ hoàn thành việc cập nhật các kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt là nước biển dâng, cho từng giai đoạn từ 2010 đến 2100. Các kịch bản có đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn. Đến năm 2015 tiếp tục cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt là nước biển dâng”. Tuy nhiên, cần lƣu ý là trong

kịch bản trên, còn 2 vấn đề quan trọng đối với ĐBSCL mà báo báo chƣa đề cập, đó là:

Đối với mực nƣớc biển dâng, chỉ mới công bố mực nƣớc dâng trung bình, trong khi đỉnh và chân thủy triều mới là vấn đề quan trọng, quyết định hình thức và quy mô công trình ứng phó. Đỉnh triều cƣờng mới chính là nguyên nhân gây ngập lụt do triều ở ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh. Báo cáo chƣa cho thấy nếu mực nƣớc biển trung bình tăng lên 30 cm thì đỉnh triều và chân triều có tăng lên tƣơng ứng hay không?

Báo cáo cũng chỉ mới dựa vào sự gia tăng mực nƣớc tại Hòn Dấu (Hải Phòng) và Vũng Tàu (Bà Rịa -Vũng Tàu) ở biển Đông để xây dựng kịch bản, trong khi ĐBSCL còn ảnh hƣởng của triều biển Tây. Liệu triều biển Tây có tăng nhƣ triều biển Đông?

Trƣớc tình hình đó, cần xây dựng những kế hoạch thích ứng và phải xem xét đến những nhân tố khác có khả năng làm thay đổi các điều kiện ở Hạ lƣu

Một phần của tài liệu hợp tác cùng có lợi trong việc sử dụng tài nguyên nước của các quốc gia vùng hạ nguồn sông mê công (Trang 57 - 59)