7. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Các giải pháp hành động
3.2.1.1.Giải pháp phát triển du lịch
Các nƣớc tiểu vùng sông Mê Công: Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, là một trong những cái nôi hình thành nền văn minh nhân loại.
Theo thống kê của cơ quan Du lịch quốc gia Thái Lan, Lào và Campuchia thì văn hoá là sản phẩm hấp dẫn thu hút đông khách du lịch nhất.
Một điều dễ nhận thấy là sản phẩm du lịch ở các nƣớc Tiểu vùng sông Mê Công còn đơn điệu, nhiều sản phẩm na ná giống nhau, chƣa tạo đƣợc thƣơng hiệu mạnh mang tầm toàn cầu; giữa các quốc gia, các vùng miền, các công ty du lịch còn hoạt động riêng lẻ, chƣa tạo đƣợc sự liên kết, tiếng nói chung trong hoạt động du lịch…
Cần phải có những giải pháp phát triển du lịch ở lƣu vực này:
Một là, cần kết hợp chặt chẽ giữa khai thác và bảo vệ các giá trị văn hoá. Hai là, nghiên cứu, lồng ghép các tour du lịch văn hoá hiện có của mỗi
nƣớc, mỗi vùng miền trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Công để trở thành những tour du lịch chung của khu vực trên nguyên tắc tôn trọng định hƣớng du lịch quốc gia của mỗi nƣớc, song có sự điều hành nhằm hạn chế sự trùng lặp về sản phẩm du lịch; khai thác có hiệu quả nhất những giá trị văn hoá đặc sắc của mỗi quốc gia trong vùng.
Ba là, kết hợp du lịch văn hoá với du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dƣỡng,
du lịch mua sắm. Không ngừng sáng tạo đa dạng hoá sản phẩm du lịch văn hoá nhằm tạo thêm nhiều sự lựa chọn cho du khách, đáp ứng đƣợc nhu cầu thị hiếu của các loại khách.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bốn là, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, liên kết để phát triển là
xu thế tất yếu. Từng bƣớc xúc tiến hình thành Hiệp hội Du lịch các quốc gia trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Công.
Năm là, cùng với tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN với các trụ cột
chủ yếu, trong đó trụ cột văn hoá có ý nghĩa giao thoa và tiếp biến mạnh mẽ.
Sáu là, văn hoá do nhân dân sáng tạo ra nên văn hoá là của nhân dân. Vì vậy,
các địa phƣơng các nƣớc trong khu vực cần có những chính sách, những giải pháp tạo điều kiện để nhân dân đƣợc trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch văn hoá nhằm tạo ra môi trƣờng du lịch - văn hoá cộng đồng phát triển bền vững.
Khai thác giá trị văn hoá để phát triển du lịch là một hƣớng đi đúng trong hoạt động du lịch cũng nhƣ trong công tác bảo tồn, tôn tạo, xây dựng và phát triển văn hoá. Song để đạt đƣợc hiệu quả cao, đòi hỏi phải tiếp cận vấn đề một cách tổng thể và phải đƣợc nghiên cứu bài bản, khoa học. Đồng thời, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành liên quan cũng nhƣ sự tham gia đông đảo, tích cực từ phía cộng đồng các quốc gia trong khu vực Tiểu cùng sông Mê Công.
3.2.1.2. Giải pháp bảo vệ phát triển bền vững tài nguyên rừng
Mê Công đƣợc đánh giá là một trong những hệ thống sông rạch phức tạp nhất thế giới, với chiều dài 4.880 km, là con sông dài thứ 12 của toàn cầu cũng là con sông dài nhất Đông Nam Á chảy qua 6 quốc gia, gần gấp hai chiều dài sông Colorado. Tài nguyên lƣu vực con sông nuôi dƣỡng hơn 60 triệu cƣ dân, chỉ riêng nguồn cá đã đem lại hơn hai tỉ đô la Mỹ mỗi năm.
Lƣu lƣợng Mê Công tƣơng đƣơng với con sông Mississippi, giàu phù sa, rất biến thiên với hai mùa mƣa nắng. Trong mùa mƣa chỉ có khoảng 16% lƣợng nƣớc đổ xuống từ Vân Nam Trung Quốc. Nhƣng trong những tháng mùa khô, thì lƣợng nƣớc thƣợng nguồn ấy lại tăng tới 40%. Do sự phức tạp của lƣu vực sông Mê Công, hiện tƣợng hạn hán và lũ lụt cũng rất biến thiên theo từng khúc đoạn từng vùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Biển Hồ và sông Tonle Sap là một hiện tƣợng thiên nhiên kỳ diệu, với một chu kỳ gần nhƣ độc nhất vô nhị trên hành tinh này: Tonle Sap là con sông chảy hai chiều và diện tích Biển Hồ thì co dãn theo mùa. Là hồ cạn với diện tích 2.500 km2 trong mùa khô, nhƣng tới mùa mƣa, bắt đầu từ tháng 6 tháng 7, do nƣớc con sông Mê Công dâng cao tạo sức ép khiến con sông Tonle Sap phải đổi chiều, nƣớc từ khúc sông Mê Công thƣợng nguồn chảy ngƣợc vào Biển Hồ khiến nƣớc hồ dâng cao từ 8 tới 10 mét và tràn bờ, làm tăng diện tích Biển Hồ gấp 5 lần lớn hơn, khoảng 12.000 km2
. Joseph Yun, phụ tá Thứ trƣởng Ngoại giao Đông Á và Thái Bình Dƣơng đã đƣa ra một so sánh rất tƣợng hình là lƣợng nƣớc Biển Hồ ấy đủ để bao phủ toàn diện tích hơn 20 ngàn km2
của tiểu bang New Jersey với hơn ba mét nƣớc cao.
Do tiềm năng dự trữ nƣớc rất lớn theo mùa, Biển Hồ có thể điều hòa lƣu lƣợng con sông Mê Công, giảm thiểu lũ lụt trong mùa Mƣa, duy trì dòng chảy tối thiểu trong mùa khô, đồng thời ngăn chặn nƣớc biển không lấn sâu thêm vào vùng châu thổ.
Biển Hồ có một vai trò điều hợp sinh tử đối với hệ sinh thái vùng Hạ Lƣu: không chỉ là vựa cá quan trọng nhất của Campuchia, mà nguồn nƣớc ấy là thiết yếu cho vựa lúa cùng với kỹ nghệ nuôi cấy thủy sản nhƣ cá basa xuất khẩu của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). ĐBSCL không chỉ là cái nôi lúa gạo cho toàn Việt Nam, vốn cũng là quốc gia xuất cảng gạo lớn thứ hai thế giới sau Thái Lan. Theo Chƣơng trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Program) thì tình trạng sản xuất lúa gạo ở Việt Nam năm 2010, đã bị ảnh hƣởng nặng nề do thay đổi khí hậu và do các con đập thủy điện thƣợng nguồn.
Có thể nói Sông Mê Công là “mạch sống”(lifeline) của bao nhiêu triệu cƣ dân trong lƣu vực. Nông và ngƣ nghiệp chiếm tới 85% lực lƣợng lao động: nông dân thì phụ thuộc vào nguồn nƣớc và phù sa; ngƣ dân thì sống bằng nguồn cá thiên nhiên của con sông, cá không chỉ là nguồn protein động vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chính trong dinh dƣỡng mà còn đem lại lợi tức đáng kể cho họ. Do đó nông và ngƣ dân lƣu vực sông Mê Công sẽ là những nạn nhân trực tiếp bị ảnh hƣởng do bất cứ một thay đổi hủy hoại nào trong môi trƣờng sống của họ.
Với thay đổi khí hậu, lƣu vực sông Mê Công sẽ là một trong những vùng chịu ảnh hƣởng tác hại nhất, do đa số cƣ dân sống trên những cánh đồng lũ (floodplains) và các vùng ven biển thấp. Sự đa dạng sinh học của toàn vùng cũng bị đe dọa bởi những ảnh hƣởng tích lũy trực tiếp hoặc gián tiếp do thay đổi khí hậu, cộng thêm với sự tác hại của những con đập thủy điện đầy những khiếm khuyết về phƣơng diện kỹ thuật và đang phát triển vội vã nhƣ hiện nay.
Trong khi không thiếu bài học về “những dòng sông chết trên thế giới” mà các nhà lãnh đạo sông Mê Công không chịu học hay cố tình không biết (wilful ignorance), vẫn theo ngôn từ của Milton Osborne; điển hình nhƣ con sông quốc tế Indus cũng phát nguồn từ cao nguyên Tây Tạng dài 3.200 km chảy qua hai nƣớc Ấn Độ và Pakistan, vốn một thời là con sông hùng vĩ từng là cái nôi của những nền văn minh, nay chỉ vì do xây quá nhiều đập nên đã không còn đủ nƣớc chảy ra tới biển Ả Rập.
Trở lại với con sông Mê Công, chỉ để đáp ứng nhu cầu năng lƣợng cho phát triển, các quốc gia Mê Công vội vã hƣớng tới khai thác nguồn thủy điện của con sông này. Điều mà họ ít quan tâm tới là khi xây các con đập trên dòng chính có thể gây tác hại tức thời và cả lâu dài tới “an ninh lƣơng thực” của bao nhiêu triệu cƣ dân trong lƣu vực.
Tuy những hứa hẹn lợi nhuận to lớn trƣớc mắt do thủy điện có thể đem lại, cái giá phải trả về kinh tế do các con đập gây ra rất cao. Mỗi con đập cho dù lớn nhỏ đều có ảnh hƣởng trên dòng chảy và sinh cảnh của con sông. Chỉ một con đập xây không đúng chỗ nhƣ con đập Don Sahong Nam Lào, có thể ngăn chặn các đoàn di ngƣ, ảnh hƣởng trực tiếp trên nguồn cá cũng là nguồn protein chính của cƣ dân trong lƣu vực. Hoặc một con đập thiết kế kém với nhiều khiếm khuyết nhƣ con đập Sambor phía Bắc Campuchia, có thể làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
giảm nguồn nƣớc ngọt, làm mất nguồn phù sa, tăng nạn nhiễm mặn và ảnh hƣởng trực tiếp tới sản xuất lúa gạo không chỉ của Campuchia mà cả ĐBSCL của Việt Nam.
Chuỗi đập bậc thềm Vân Nam (Lancang-Mê Công Cascade) nơi lƣu vực thƣợng nguồn (Upper Mê Công Basin) chắc chắn có ảnh hƣởng đáng kể đối với dòng chảy thiên nhiên của con sông Mê Công. Theo Fred Pearce, thì vào đầu thập niên tới, chuỗi đập Vân Nam sẽ có khả năng giữ lại hơn nửa lƣu lƣợng dòng chảy của con sông Mê Công trƣớc khi ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc. Đối với Bắc Kinh, sông Mê Công đã trở thành “Tháp Nƣớc và Nhà Máy Điện” của riêng họ.
Nhƣng chuỗi đập dòng chính nơi lƣu vực hạ nguồn (Lower Mê Công Basin) sẽ có ảnh hƣởng nghiêm trọng hơn nhiều đối với các quốc gia hạ lƣu, đặc biệt là với Biển Hồ của Campuchia và ĐBSCL của Việt Nam. Ngƣời ta đã nói tới những con đập dòng chính trên đất Lào, nhƣng cũng đừng quên rằng ngay trên đất Campuchia đã có hai dự án Stung Streng 980 MW và Sambor 2.600 MW gây tác hại trực tiếp đối với sản lƣợng cá của Biển Hồ và làm mất nguồn phù sa nơi ĐBSCL. Chấp nhận xây dựng hai con đập ấy ngay trên đất Chùa Tháp, Phnom Penh nhƣ cầm súng tự bắn vào chân mình, một thứ self- inflicted injury - và Việt Nam cũng không tránh đƣợc những tổn thất liên hệ.
Không thể phủ nhận thủy điện vẫn là nguồn năng lƣợng giá trị, nhƣng chỉ trong chừng nào mà cái giá rất cao phải trả về môi sinh đƣợc lƣợng định đúng mức và tiến hành một cách thận trọng và có trách nhiệm. Để có con đập thủy điện mới, có những cây cầu và đƣờng sá mới không thể không đồng thời cũng phải đối chiếu với cái giá phải trả về môi trƣờng và cả đối với cuộc sống cƣ dân ra sao. Ví dụ nhƣ nƣớc Lào, với nguồn thủy điện phong phú có thể xuất cảng để thu về ngoại tệ cho phát triển kinh tế, nhƣng nếu không có những bƣớc nghiên cứu thận trọng thì đó chỉ là bƣớc phát triển rất ngắn hạn, không bền vững với nhiều tổn thất trƣớc mắt và lâu dài đối với môi sinh và cuộc sống xã hội của chính những ngƣời dân Lào.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Các khu rừng khoẻ mạnh cùng với các hệ sinh thái có rừng là một thành phần có tác dụng duy trì chất lƣợng nƣớc và bảo vệ nguồn nƣớc khỏi ô nhiễm. Rừng tham gia điều tiết thuỷ văn cho lƣu vực sông Mê Công, duy trì dòng chảy, chất dinh dƣỡng và các chất rắn lơ lửng trong sông, suối. Mà các đặc tính này hình thành diễn biến dòng chảy và cấu trúc sông. Sự che phủ và hệ thống rễ của thảm thực vật rừng làm ổn định đất, bảo vệ đất khỏi bị xói mòn khi bão lũ và đóng góp vào việc ngăn chặn xói lở đất ở các vùng núi cao. Với khả năng trữ nƣớc và xả từ từ ra sông suối, rừng có vai trò làm giảm cƣờng độ các trận lũ trong mùa mƣa.
Hiển nhiên, khi rừng bị tàn phá khả năng bảo vệ của rừng cũng mất theo dẫn đến những biến đổi của sông, suối, tăng xói mòn và sạt lở đất.
Những diện tích lớn của Thái Lan và Việt Nam đã phải gánh chịu những tổn thất lớn do sạt lở đất và lũ xảy ra do phá rừng. Việc chặt phá rừng ngập mặn ở Việt Nam và Campuchia đã phá huỷ nơi cƣ trú của các loài cá, chim và sinh vật dựa vào nguồn tài nguyên này. Rừng đang chịu những nguy cơ phá huỷ nghiêm trọng.
Một câu hỏi lớn đặt ra ở đây là chúng ta cần phải làm gì để khắc phục những vấn đề này? Để giải quyết vấn đề này các nƣớc trong lƣu vực cần phải:
- Kết hợp hài hoà các chính sách, luật, thể chế và quy hoạch cho tài nguyên rừng ở cấp quốc gia và khu vực để tránh sự không thống nhất và chồng chéo giữa hai cấp này.
- Phát triển các kĩ năng, kĩ thuật cần thiết cho hoạt động gìn giữ tài nguyên rừng thông qua các chƣơng trình đào tạo.
- Giáo dục quần chúng nhận thức đƣợc giá trị của rừng và các cách thức bảo vệ tài nguyên rừng.
- Tiến hành các nghiên cứu sinh thái rừng, lâm sinh và khai thác.
- Các Chính phủ cần ủng hộ tính đặc trƣng, văn hoá và quyền lợi của ngƣời dân bản địa, tạo điều kiện cho họ: Tham gia vào khai thác các lợi ích từ rừng/Duy trì các nét đặc trƣng văn hoá/Có kinh tế và đời sống thoả đáng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Các Chính phủ nên giao quyền sử dụng đất lâu dài cho ngƣời dân bản địa, khuyến khích họ quản lý rừng một cách bền vững.
- Ở các khu vực ven sông, cần để lại một đai rừng có chiều rộng khoảng 30m để giảm đất và chất dinh dƣỡng trôi từ các khu vực khai thác xuống lòng sông.
- Tƣơng tự, để ngăn chặn đất trôi xuống lòng sông, các con đƣờng vận chuyển gỗ phải đƣợc xây dựng đảm bảo: Cách xa bờ sông và các vùng đất ngập nƣớc/Tránh những nơi độ dốc cao và không ổn định/Dòng chảy từ các con đƣờng hội tụ từ các mƣơng rãnh rồi chảy qua rừng ven sông rồi mới nhập vào dòng chảy sông.
- Trong khi khai thác, phải thận trọng tránh gây ra nén và lún đất.
- Sau khi khai thác, đất trồng phải đƣợc trồng phủ thực vật ngay lập tức để giảm xói mòn.
3.2.1.3. Giải pháp bảo vệ phát triển bền vững tài nguyên nước
Tài nguyên nƣớc là các nguồn nƣớc mà con ngƣời sử dụng hoặc có thể
sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nƣớc đƣợc dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trƣờng. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nƣớc ngọt.
97% nƣớc trên Trái Đất là nƣớc muối, chỉ 3% còn lại là nƣớc ngọt nhƣng gần hơn 2/3 lƣợng nƣớc này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại không đóng băng đƣợc tìm thấy chủ yếu ở dạng nƣớc ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí.
Nƣớc ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nƣớc ngọt và sạch trên thế giới đang từng bƣớc giảm đi. Nhu cầu nƣớc đã vƣợt cung ở một vài nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu nƣớc càng tăng. Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nƣớc cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới đƣợc lên tiếng gần đây. Trong suốt thế kỷ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nƣớc trên thế giới đã bị biến mất cùng với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
các môi trƣờng hỗ trợ có giá trị của chúng. Các hệ sinh thái nƣớc ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn các hệ sinh thái biển và đất