Xung đột lợi ích địa kinh tế/ địa chính trị giữa các quốc gia

Một phần của tài liệu hợp tác cùng có lợi trong việc sử dụng tài nguyên nước của các quốc gia vùng hạ nguồn sông mê công (Trang 59 - 63)

7. Cấu trúc của luận văn

2.4.Xung đột lợi ích địa kinh tế/ địa chính trị giữa các quốc gia

nhất của các quốc gia ven sông.

2.4. Xung đột lợi ích địa - kinh tế/ địa - chính trị giữa các quốc gia trong lƣu vực lƣu vực

Hiện nay, vấn đề nóng bỏng đang đƣợc dƣ luận quốc tế quan tâm và gây tranh cãi nhiều nhất đó là: tình trạng xây dựng các đập thuỷ điện khổng lồ của Trung quốc ở thƣợng lƣu và các nƣớc khác ở hạ lƣu sông Mê Công, đã và đang trở thành một vấn đề bức thiết, đặt ra những thách thức to lớn đối với sự an

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

toàn của nguồn nƣớc, sự phát triển bền vững và có thể gây ra tình hình bất ổn định chính trị ở lƣu vực sông và cả khu vực.

Từ năm 1986, Trung Quốc đã xây dựng ít nhất 8 đập thuỷ điện, thuỷ lợi lớn nhỏ trên dòng Mê Công. Trung Quốc xây dựng đập thuỷ lợi đầu tiên trên sông Mê Công vào năm 1986. Lúc này các nƣớc Đông Nam Á không có nhiều phản ứng. Nhƣng tới ngày nay, ảnh hƣởng của hệ thống đập thuỷ lợi của Trung Quốc đối với khu vực ngày càng khiến nhiều nƣớc phải lo lắng, bởi các đập đó có tổng trữ lƣợng lên tới 3 tỉ m3, và đập thứ 4 có tên Tiểu Loan cao 300m, cao nhất thế giới và có khả năng giữ 15 tỉ m3

.

Báo cáo tháng 5/2009 của Học Viện Kỹ Thuật Châu Á cũng cảnh báo rằng Trung Quốc xây 8 đập thuỷ lợi, thuỷ điện tại sông Mê Công có thể tạo nên những hiểm hoạ to lớn đối với dòng chảy của sông và tài nguyên tự nhiên. Cũng trong tháng 6/2009, một lá thƣ đòi Trung Quốc chấm dứt việc xây đập thuỷ lợi trên sông Mê Công đã đƣợc gửi tới tay Thủ tƣớng Thái Lan, lá thƣ có 11.000 chữ ký của phần lớn ngƣ dân, nông dân sinh sống ở vùng thƣợng lƣu và hạ lƣu sông Mê Công.

Một vấn đề nóng bỏng nữa đang đƣợc dƣ luận tranh cãi gay gắt đó là có hay không việc xây dựng đập thuỷ điện Xayaburi? Nằm tại thung lũng hiểm trở phía Bắc nƣớc cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, đập Xayaburi là đập hiện đại nhất trong số 11 con đập lớn đang đƣợc lên kế hoạch xây dựng trên dòng chính tại hạ lƣu sông Mê Công. Nếu đƣợc xây dựng, con đập sẽ gây ra những thay đổi về mặt sinh thái vĩnh viễn không thể đảo ngƣợc cho sông Mê Công, dòng sông nuôi sống hàng triệu ngƣời, buộc tái định cƣ 2.100 ngƣời và ảnh hƣởng trực tiếp tới 202.000 ngƣời; đồng thời đẩy loài sinh vật đang bị đe doạ nghiêm trọng, nhƣ cá trê lớn sông Mê Công, vào tình trạng tuyệt chủng.

Chu kì lũ đặc thù hàng năm tại hạ lƣu sông Mê Công hỗ trợ cuộc sống của dân cƣ 4 nƣớc: Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Mê Công là một trong những hệ sinh thái phong phú nhất trên thế giới và là ngƣ trƣờng nƣớc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngọt năng suất nhất. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên giàu có đem đến thu nhập và thực phẩm cho hàng chục triệu dân này đang bị đe doạ do kế hoạch xây đập Xayaburi trên dòng chính của sông. Kế hoạch này có nguy cơ gây ra những thay đổi cho dòng sông mãi mãi.

Nằm tại vùng núi hẻo lánh phía Bắc thuộc tỉnh Xayaburi của Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, đập Xayaburi là con đập đƣợc xúc tiến xây dựng đầu tiên trong số mƣời một con đập đang đƣợc lên kế hoạch xây dựng tại dòng chính của hạ lƣu sông Mê Công. Vào tháng 9 năm 2010, nó là con đập đầu tiên đƣợc đệ đơn lên chính phủ các nƣớc thành viên Uỷ hội sông Mê Công cho phép xây dựng thông qua một quá trình quyết định khu vực gọi là “Thủ tục thông báo, tham vấn và tán thành” (PNPCA), thủ tục này do Uỷ ban sông Mê Công điều hành.

Nếu đƣợc thông qua, con đập sẽ gây ra huỷ hoại môi trƣờng nghiêm trọng đối với tài nguyên nƣớc và ngƣ nghiệp của địa phƣơng cũng nhƣ của hạ lƣu vực. Khoảng 2.100 ngƣời sẽ phải tái định cƣ; hơn 202.000 ngƣời sống gần con đập phải chịu đựng những tác động tới sinh kế, thu nhập và an ninh lƣơng thực. Nguyên nhân là con đập sẽ làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, làm thiệt hại mùa màng, đặt dấu chấm hết cho việc đãi vàng, và mang đến nhiều khó khăn hơn trong việc thu lƣợm những sản phẩm tự nhiên trong rừng, nhƣ hoa chuối dại và cây mây. Những thay đổi con đập gây ra đối với hệ sinh thái và ngƣ trƣờng của sông Mê Công sẽ hiện diện trên toàn bộ lƣu vực, từ đó ảnh hƣởng tới hàng triệu ngƣời.

Công trình này nằm hoàn toàn trên lãnh thổ của Lào, cách ĐBSCL 1.930km. Trên toàn bộ chiều ngang của sông Mê Công, đập Xayaburi dài 810m sẽ nằm ở thác Kaeng Luang, khoảng 30km về phía đông thị trấn Xayaburi, nằm ở phía Bắc Lào. Dự án này dự kiến công suất phát điện 1.260MW, trong đó 95% sẽ đƣợc xuất khẩu sang Thái Lan. Chính phủ Lào và Thái Lan rất muốn xây dựng dự án này và hai bên đã có thoả thuận về giá bán điện. Cả hai nƣớc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cho rằng, các tác động xuyên biên giới của dự án thuỷ điện trên chỉ mang tính vật lý, sinh học, dự án chủ yếu cản trở đƣờng di cƣ của cá.

Phía Lào khẳng định dự án trên không có tác động đến môi trƣờng và họ có đủ thẩm quyền để phê duyệt xây dựng vì đập này đặt tại lãnh thổ của Lào. Chính phủ Thái Lan cũng đồng tình khi họ là nƣớc sẽ mua đƣợc nguồn điện lớn từ dự án này, (theo tin trên Bangkok Post). Các nhà đầu tƣ dự án Xayaburi, gồm hai công ty của Thái Lan, nói đập thuỷ điện chỉ sử dụng nƣớc và sau đó là trả lại nƣớc cho dòng sông nên không gây tác hại.

Hiện nay, các quốc gia trong lƣu vực, cộng đồng quốc tế đều bày tỏ lo ngại sâu sắc trƣớc kế hoạch phát triển thuỷ điện trên dòng chính Hạ lƣu sông Mê Công. Điều này có thể thấy hợp tác Mê Công đứng trƣớc những thách thức to lớn. Nếu các quốc gia trong Uỷ hội Mê Công không đạt đƣợc sự đồng thuận cao và tìm ra giải pháp có lợi nhất để có thể vƣợt qua thách thức thì ảnh hƣởng tiêu cực đến tổ chức hợp tác để phát triển bền vững tại lƣu vực sông Mê Công hiện nay là không tránh khỏi.

Trước tiên, các nƣớc cần xếp lại những bất đồng trong qua khứ và sự

khác biệt chính trị để cùng nhau nhận thức đúng những thách thức, chia sẻ thông tin về từng dự án phát triển dọc sông Mê Công.

Thứ hai, Trung Quốc và Myanmar phải tham gia vào Uỷ ban sông Mê

Công với tƣ cách thành viên đầy đủ chứ không phải đối tác đối thoại. Không có kế hoạch quản lý sông Mê Công nào có thể hoàn thành hiệu quả nếu các nƣớc liên quan không tham gia đầy đủ.

Thứ ba, các tổ chức quốc tế nhƣ Ngân hàng thế giới và Ngân hàng phát

triển Châu Á, cũng phải hợp tác để tạo nên sức mạnh cho các nƣớc dọc sông và thúc đẩy hợp tác quốc gia vì biến đổi khí hậu, nhƣ giúp tiến hành nghiên cứu và công bố dữ liệu cho các bên cùng biết, dựa trên tinh thần hợp tác phát triển thực sự. Ngoài ra, Uỷ ban Mê Công cũng phải thực sự xem xét nghiêm túc những vấn đề liên quan tới xây dựng đập và phát triển bền vững. Tƣơng lai của dòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mê Công và sinh kế của hàng chục triệu ngƣời dân đang nằm trong tay chính quyền các nƣớc nơi họ đang sinh sống.

Một phần của tài liệu hợp tác cùng có lợi trong việc sử dụng tài nguyên nước của các quốc gia vùng hạ nguồn sông mê công (Trang 59 - 63)