1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _20 pps

7 211 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG VI. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI KHÔN KHÉO NHẰM NGĂN NGỪA CHIẾN TRANH, GIỮ YÊN BIÊN THÙY, KIẾN TẠO HÒA BÌNH, XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC. III. LINH HOẠT NHƯNG KIÊN QUYẾT VỚI PHƯƠNG NAM Trong quan hệ đối ngoại với các quốc gia phía nam vào thời Lý -Trần chủ yếu là quan hệ với Chiêm Thành. Như đã trình bày trong phần trên, ở mặt nam, tây nam, quốc gia Đại Việt thời Lý - Trần, ngoài Chiêm Thành còn có các tộc Lão Qua (sử còn chép là Ai Lao) và Chân Lạp. Vào thời này Lão Qua, Chân Lạp từng có quan hệ giao hảo với Đại Việt dưới dạng cống nạp. Tuy nhiên, cũng có lúc không mấy êm ả vì hành động quấy rối cướp phá vùng biên địa khiến nhà nước Lý - Trần phải đem quân đánh dẹp. Nhưng các biểu hiện trên xuất hiện không nhiều, không phải là mối quan tâm chính của nhà nước thời này. Về phía nam, nhà nước Lý - Trần đặc biệt quan tâm đến Chiêm Thành. Điều đó có lý do và nguồn gốc lịch sử của nó. Chiêm Thành và Đại Việt, mặc dù có lịch sử lập nước sớm, muộn khác nhau, có cội nguồn văn hóa văn minh khác nhau, nhưng đều là quốc gia nhỏ bé trong khu vực ở vào đường giáp ranh của hai nền văn minh lớn của phương Đông cổ đại. Thế nhưng từ khi lập nước (thế kỷ II) trên dải đất hẹp ven biển phía đông Trường Sơn, từ Đèo Ngang trở vào với các tên gọi Lâm Ấp (các thế kỷ II - VII), Hoàn Vương (các thế kỷ VIII - IX) rồi Chiêm Thành (Chăm Pa từ thế kỷ IX) họ vẫn thường xuyên cướp phá, tiến công bên ngoài dãy Hoành Sơn. Là cư dân nông nghiệp nương rẫy, kết hợp với ít nhiều lúa nước trải dọc ven biển, người Chiêm đồng thời rất thiện nghề biển. Họ thường tổ chức đánh phá Đại Việt bằng đường biển. Bước vào thời kỳ độc lập, tự chủ, thời quốc gia Đại Cồ Việt, năm 979 chúa Chiêm huy động đoàn chiến thuyền đưa Ngô Nhật Khánh, cựu sứ quân, Phò mã của vua Đinh, vì thù riêng đã chạy sang Chiêm Thành - theo đường biển vào vùng cửa sông Đáy ngày nay nhằm tấn công kinh đô Hoa Lư. Gặp bão tố, thuyền chiến bị đắm hết, chỉ có thuyền của chúa Chiêm thoát được về nước1. Sử còn chép vào năm 982 thời tiền Lê, Lê Hoàn đã cử Từ Mục và Ngô Tử Canh đi sứ, bị Chiêm Thành bắt giữ. Đó là nguyên nhân khiến cùng năm Lê Hoàn tự làm tướng đi đánh, tiến công đến tận kinh đô Đồng Dương (Indrapura - Quảng Nam)2 “san phẳng thành trì, phá hủy tông miếu”3. Cuộc chinh phạt kéo dài đến một năm trời. Mười nam sau, nhà nước Đại Cồ Việt thả hơn 360 người Chiêm bị bắt về nước. Bước sang thời Lý - Trần, quan hệ Việt - Chiêm có thể nói là nhộn nhịp, nhưng ấm lạnh thất thường. Nếu như sự đe dọa cướp phá từ phía nam của Chiêm Thành là hiện tượng bề nổi tạo nên nỗi nhức nhối của nhà nước Lý - Trần, thì còn mối lo khác nặng nề hơn ở dạng tiềm ẩn. Đó là kẻ thù xâm lược phương Bắc rất có ý thức liên kết hoặc sử dụng đất Chiêm Thành để tấn công Đại Việt. Trong cuộc xâm lược năm 1076, giặc Tống đã “ước hẹn với các nước Chiêm Thành và Chân Lạp cùng sang lấn cướp”. Sang thế kỷ XIII, trong các lần xâm lược của Nguyên Mông, Chiêm Thành từng có lúc là mục tiêu của chúng nhằm biến nước này thành địa bàn tiến công Đại Việt từ phía nam. Trong cuộc xâm lăng lần thứ hai, giặc Nguyên đã đánh Chiêm Thành từ năm 1282, tạo nên một gọng kìm thứ hai khá nguy hiểm do Toa Đô cầm đầu tiến vào Đại Việt năm 1285. Từ những dẫn liệu trên, ta lưu ý đến mối quan hệ tay ba: Trung Hoa - Đại Việt - Chiêm Thành. Trước hết, Chiêm Thành và Đại Việt đều là đối tượng chinh phục, buộc phải thần phục của Tống, Nguyên, Minh. Trong mối quan hệ tay ba đó, Đại Việt rơi vào thế hai đầu đều bị uy hiếp, tạo nên tình trạng biên cương bắc- nam không yên ổn. Cho đến cuối thời Lý, sử chép năm lần người Chiêm Thành quấy rối, cướp phá Nghệ An vào các năm 1132, 1166, 1177, 1203, 1218. Trong các lần quấy rối trên, có lẽ vụ xảy ra vào năm 1166 đời Lý Anh Tông, khi sứ Chiêm đến Ô, Lý, dùng quân phong thủy vượt biển cướp bóc vùng ven biển dẫn đến việc hành binh của Tô Hiến Thành năm 1167. Về vụ này, Việt sử thông giám cương mục chép rõ: “Hiến Thành đem quân đến nước Chiêm, đưa thư cho chúa Chiêm, quở trách vế việc không giữ lễ phiên thần, lại bày tỏ sự lợi hại để chiêu dụ. Chúa Chiêm sợ sai sứ sang dâng châu báu và những sản vật địa phương để xin hòa. Nhà vua y cho, hạ chiếu bảo Hiến Thành đem quân về”4. Toàn thư chép thêm “Từ đấy Chiêm Thành giữ lễ phiên thần, dâng cống không thiếu”5. Đến đây, hơn hai thế kỷ quan hệ đối ngoại với Chiêm Thành, nhà nước thời Lý, bằng biện pháp cứng rắn là chủ yếu, đã đẩy lùi được Chiêm Thành, buộc chúa Chiêm phải cắt đất, thần phục, cống nạp. Chính sách đối ngoại với phương Nam của nhà Lý được các vua Trần kế tục mạnh mẽ, có chăng khác biệt ở biện pháp linh hoạt hơn. Thời Trần, Chiêm Thành thực hiện “nghĩa vụ phiên thần” dưới dạng cống nạp có phần đều đặn hơn, tuy không định kỳ. Tính đến đầu thế kỷ XIV, sử chép chín lần Chiêm Thành cống nạp vào các năm 1228, 1241, 1262, 1266, 1267, 1269, 1270, 1282, 1301. Ý nghĩa kinh tế của việc cống nạp này không đáng kể, chủ yếu về mặt chính trị: khẳng định uy thế của Đại Việt. Điều này chưa có được ở thời Lý. Sử cũ có cho biết từ khi nhà Lý suy yếu, người Chiêm Thành thường đến cướp bóc ven biển. Vua Trần Thái Tông sai sứ sang dụ. Chiêm Thành tuy có sang cống nạp nhưng muốn đòi lại đất cũ và có ý “nhòm ngó” Đại Việt, dẫn đến việc Trần Thái Tông thân chinh vào năm 1252, bắt được vợ chúa Chiêm, nhiều thần thiếp và người Chiêm6. Tiếp theo lần tiến đánh này, với ba lần đánh thắng giặc Nguyên -Mông dưới triều Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, chúa Chiêm sợ uy, chịu thần phục Đại Việt cũng là điều dễ hiểu. Với uy thế đã có, năm 1301 thượng hoàng Trần Nhân Tông (đã nhường ngôi cho Trần Anh Tông từ năm 1293) tổ chức cuộc vãn du nhiều nơi, có sang Chiêm Thành. Quan hệ giao hảo này dẫn đến cuộc hôn nhân lịch sử giữa công chúa Huyền Trân và chúa Chiêm là Chế Mân vào năm 1306. Chế Mân dâng hai châu Ô, Lý làm sinh lễ. Một năm sau vào năm 1307, Trần Anh Tông đổi hai châu Ô, Lý thành châu Thuận, châu Hóa (miền đất nam Quảng Trị, Thừa Thiên và bắc Quảng Nam ngày nay). Nhưng lịch sử có những bất ngờ khôn lường. Cùng năm 1307, Chế Mân chết. Vua Trần sai Trần Khắc Chung sang Chiêm Thành lập mưu đưa Huyền Trân và thế tử Đa Da về nước, thoát khỏi tục lệ khắc nghiệt của vương quốc Chiêm, không bị lên giàn thiêu chết theo chồng. Từ đây, mối quan hệ Việt - Chiêm trở nên căng thẳng, có thể nói kéo dài hầu như suốt thế kỷ XIV. Miền đất Ô, Lý trở thành vùng tranh chấp. Năm 1311, chúa Chiêm kế vị là Chế Chí có hành động chống Đại Việt. Trần Anh Tông xuất binh tiến vào kinh đô Chà Bàn bắt Chế Chí đem về, phong em Chế Chí là Chế Đà A Bà Niêm là Á hầu, cho quyền giữ nước7. Việc làm trên biểu thị quyết tâm của nhà Trần đẩy lùi Chiêm Thành, mở đầu một chặng mới trong quan hệ đối ngoại. Chúa Chiêm cũng tỏ ra không nhượng bộ. Thừa buổi suy yếu của vương triều Trần, đã nhiều lần Chiêm Thành tấn công Đại Việt vào các năm 1353, 1361, 1362, 1365, 1366 với mục đích đòi lại vùng đất hai châu Ô, Lý. Đặc biệt từ sau vụ Dương Nhật Lễ, Nghệ Tông lên cầm quyền (từ năm 1370) quan hệ Việt - Chiêm trở nên hết sức căng thẳng. Thời kỳ chiến tranh triền miên bắt đầu. Vào thời gian này, như đã trình bày, về phương Bắc, Chu Nguyên Chương lên cầm quyền ở Trung Hoa, lập nên nhà Minh đã nhòm ngó, yêu sách Đại Việt. Trong khi đó, Chiêm Thành nhiều lần tấn công Đại Việt vào các năm 1371, 1376, 1377, 1380, 1382, 1383, 1389, 1390. Đã ba lần quân Chiêm vào tận Thăng Long (1371, 1377, 1378) khiến vua Trần phải lánh nạn, và một lần tiến đến kinh đô vào năm 1383. Hẳn rằng nhận thức được mối hiểm họa khó lường từ phía nam, các vua Trần đã tổ chức đánh trả quyết liệt. Trong cuộc chiến, nhiều lần người đứng đầu hai nước trực tiếp cầm quân và cũng đã có người bỏ mạng ở chiến trường. Đó là trường hợp vua Trần Duệ Tông bị phục binh Chiêm giết trong trận tiến công kinh đô Chà Bàn vào năm 1377 và chúa Chiêm là Chế Bồng Nga bị trúng tên chết ở Hải Triều (Nam Hà ngày nay) trong lần tấn công Đại Việt năm 1390. Sau cái chết của Chế Bồng Nga, tình hình vương triều Vijaya không ổn định, nội bộ bất hòa, dẫn đến suy yếu. Trong khi đó, nhà nước buổi cuối Trần mà thực quyền trong tay Hồ Qúy Ly đã tích cực dùng biện pháp quyết liệt nhằm chấm dứt hiểm họa Chiêm Thành để rảnh tay chuẩn bị đối phó với họa xâm lăng của nhà Minh từ phía bắc. Cuộc hành quân của Hồ Hán Thương- con trai Hồ Qúy Ly và là vua thứ hai vương triều Hồ, vào năm 1402 buộc chúa Chiêm là Ba Đích phải dâng đất Chiêm Động, Cổ Lũy, đổi thành Thăng, Hoa, Tư Nghĩa, đưa biên giới phía nam của Đại Việt đến vùng Đức Phổ, Quảng Ngãi (bắc Nghĩa Bình ngày nay) đã chứng minh điều này. . Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG VI. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI KHÔN KHÉO NHẰM NGĂN NGỪA CHIẾN TRANH, GIỮ YÊN BIÊN THÙY, KIẾN TẠO HÒA BÌNH, XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC. III rẫy, kết hợp với ít nhiều lúa nước trải dọc ven biển, người Chiêm đồng thời rất thiện nghề biển. Họ thường tổ chức đánh phá Đại Việt bằng đường biển. Bước vào thời kỳ độc lập, tự chủ, thời. của nhà nước thời này. Về phía nam, nhà nước Lý - Trần đặc biệt quan tâm đến Chiêm Thành. Điều đó có lý do và nguồn gốc lịch sử của nó. Chiêm Thành và Đại Việt, mặc dù có lịch sử lập nước sớm,

Ngày đăng: 25/07/2014, 13:21

Xem thêm: Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _20 pps

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w