1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _14 pps

5 236 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 138,02 KB

Nội dung

Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG VI. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI KHÔN KHÉO NHẰM NGĂN NGỪA CHIẾN TRANH, GIỮ YÊN BIÊN THÙY, KIẾN TẠO HÒA BÌNH, XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC. II. MỀM DẺO NHƯNG KIÊN QUYẾT TRONG QUAN HỆ VỚI PHƯƠNG BẮC Trong hoạt động đối ngoại của các nhà nước phong kiến Việt Nam thời trung đại nói chung, thời Lý - Trần nói riêng, quan hệ với Trung Hoa ở phía Bắc nổi lên hàng đầu và là mối quan tâm bậc nhất. Lý do khá rõ ràng. Trong suy nghĩ và hành động của các nhà nước phong kiến Trung Hoa cho đến cận đại - nhà Thanh, bao giờ họ cũng nhìn nhận Đại Việt - Việt Nam (quốc hiệu từ năm 1804 thời Gia Long) như một nước chư hầu, phiên thuộc, phải thần phục. Dường như sau hơn 1000 năm đô hộ, với tư thế là một quốc gia lớn mạnh, có quan hệ liền kề về không gian, lãnh thổ, có nhiều nét tương đồng về văn hóa, văn minh, các tập đoàn phong kiến cầm đầu đế chế Trung Hoa tự cho mình quyền “che chở”, “định đoạt” của “Thiên triều” đối với một nước nhỏ ở phía nam, mặc dù ách đô hộ đã thực sự chấm dứt từ đầu thế kỷ X. Hiệp ước Thiên Tân ký ngày 9-6-1885 giữa Pháp và nhà Thanh nhằm phân chia quyền lợi của họ ở Việt Nam là một bằng chứng. Từ thế kỷ XI, các nhà nước thời Lý - Trần hẳn đã nhận thức được điều đó. Tuy nhiên, tranh thủ sự hỗ trợ, ủng hộ của quốc gia láng giềng trong tinh thần hòa hiếu tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại là cần thiết, không có cách nào khác tốt hơn điều đó trong quan hệ đối ngoại bất kỳ ở đâu và lúc nào. Đặc biệt quốc gia Đại Việt trong tương quan với Trung Hoa, một quốc gia có lịch sử dựng nước lâu đời, rộng lớn, với một nền văn minh rực rỡ, đầy hấp dẫn của phương Đông cổ trung đại, thì sự tranh thủ đó lại càng cần thiết. Dường như lịch sử đã tạo điều kiện và tiền đề cho mối quan hệ đó tiếp diễn với những nét đặc biệt. Tuy nhiên, quan hệ đối ngoại và hệ quả của nó bao giờ cũng tùy thuộc vào cả hai bên hữu quan. Ở đây, mưu đồ lập lại nền đô hộ trên đất Đại Việt vẫn thường trực ở phía Tống, Nguyên, Minh, nhưng giữ vững quyền tự chủ quốc gia Đại Việt do người Việt làm chủ, là điều bất di bất dịch, không thể nhân nhượng của nhà nước Lý - Trần. Tinh thần này được biểu hiện mạnh mẽ như một tuyên ngôn đanh thép trong thơ Lý Thường Kiệt - người anh hùng dân tộc đã tổ chức, điều hành chiến tranh giữ nước thắng lợi đầu năm 1077: “Nam quốc sơn hà, Nam đế cư…” Tuy nhiên, hoàn toàn không phải vô cớ, từ thế kỷ X, với họ Khúc, đến các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, sau khi lên cầm quyền đều “xin mệnh” và nhận tước phong của Nam Hán, Lương, Tống. Không chỉ nhận tước phong mà còn thường xuyên phái sứ giả sang triều cống, tỏ ý thần phục. Với hình thức đó, các nhà nước thời này đã tranh thủ sự “công nhận”, khẳng định tính hợp thức trong quan hệ bang giao giữa hai nước cùng song song tồn tại. Nhưng một khi vượt quá giới hạn đó, thì dù là tiểu vương quốc Nam Hán ở ven biển đông Nam Trung Hoa, hoặc Đại Tống hùng mạnh làm chủ toàn Trung Hoa, uy hiếp độc lập dân tộc xâm lược lãnh thổ Đại Việt là lập tức bị giáng trả đích đáng, buộc phải rút quân về nước. Bài học và kinh nghiệm lịch sử trong quan hệ đối ngoại với phương Bắc từ thế kỷ X được các nhà nước Lý - Trần kế thừa, ứng dụng và nâng lên tầm cao mới. Ngay sau khi lên ngôi, đầu năm 1010, Lý Thái Tổ đã cử viên ngoại bang Lương Nhậm Văn và Lê Tái Nghiêm sang nhà Tống biếu sản vật vật địa phương nhằm kết nối giao hảo1. Không phải không có căn nguyên khiến Tống Chân Tông không theo ý muốn từ chối của quần thần khi ông ta nói: “Họ Lê thay nhà Đinh, họ Lý cũng bắt chước làm theo. Ta đối với Lê hay Lý nào có khác gì”2 và nhận lễ sính. Liền cuối năm đó, nhà Tống cử sứ giả sang phong Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) làm Giao Chỉ quận vương, Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ3. Hẳn rằng bài học thất bại cay đắng trong chiến tranh xâm lược vào cuối năm 980 đầu 981 thời Tống Thái Tông trên chiến trường Đại Cồ Việt còn thấm đậm trong đầu vị vua kế nghiệp - Tống Chân Tông, mặc dù 30 năm đã trôi qua. Mặt khác, về phía Tống, mối họa nước Liêu, Khiết Đan ở phía bắc cùng hòa ước Thiều Châu ký năm 1004 với Khiết Đan còn chưa ráo mực kèm theo gánh nặng cắt đất, cống nạp cho Khiết Đan mỗi năm 10 vạn lạng bạc và 20 vạn tấn lụa không cho phép vua Tống có thái độ khác đối với Đại Việt, ngoài việc kết mối hòa hiếu. Để tranh thủ sự đồng tình, công nhận, kết mối giao hảo, giao lưu với Trung Hoa, vua Lý Thái Tổ cử sứ giả sang Tống đáp lễ vào năm 1011 và kết hảo năm 1012. Tiếp đó, tuy chưa thành lệ định kỳ, nhưng nhà Lý thường cử sứ giả sang Tống báo tin thắng trận trong đánh dẹp hoặc biếu, cống nạp ngựa, voi, tê ngưu, cũng có khi kèm theo vàng bạc (năm 1126). Đã thành thường lệ, mỗi khi vua Đại Việt mất, nhà Tống cử sứ gỉa sang phúng viếng và tiếp tục sách phong vua mới lên ngôi. Đó là các trường hợp: Lý Thái Tông năm 1029, Lý Thánh Tông năm 1055, Lý Nhân Tông năm 1073, Lý Thần Tông năm 1132, Lý Anh Tông năm 1139, đều sách phong Giao Chỉ quận vương. Như vậy, cho đến giữa thế kỷ XII, mặc dù đã có sự đụng độ lớn với nhà Tống trong chiến tranh vệ quốc trên chiến trường Như Nguyệt vào thế kỷ trước, nhưng bằng biện pháp mềm dẻo về quan hệ giao hảo, các vua nhà Lý đã tranh thủ được sự công nhận quyền tự chủ của đất nước Đại Việt. Sau thất bại, nhà Tống buộc phải công nhận quốc gia Đại Việt nhưng vẫn cố níu lấy quyền lực của một thời đã qua, dù chỉ là hư quyền, quyền phong vương cho chư hầu. Các vua nhà Lý trong quan hệ đối ngoại không lấy đó làm quan trọng. Điều quan trọng hơn là “sông núi nước Nam vua nước Nam ở” đã thực sự trở thành hiện thực. Lịch sử lại được chứng kiến trong khi Đại Việt ngày một phát triển, mở mang, thì vương triều Tống ngày một suy yếu. Từ sau khi nước Kim chia quân tấn công đất Tống vào năm 1125, diệt Bắc Tống vào năm 1127, tiếp đến nhà Nam Tống (từ năm 1127 đến 1279) trượt dài trên con đường đầu hàng nước Kim, để rồi cả hai cùng chung số phận chịu bại vong trước vó ngựa của người Mông Cổ, nhường cho nhà Nguyên quyền thống trị Trung Hoa. Trong bối cảnh suy vong đó, năm 1164, Tống Hiếu Tông - vua thứ hai của Nam Tống sau khi lên ngôi, để biểu thị quyền lực của mình, đồng thời tranh thủ Đại Việt, đã lập lại việc làm của nhà Bắc Tống phong vương cho Lý Anh Tông, nhưng không phải là Giao Chỉ quận vương mà là An Nam quốc vương. Từ đây, Giao Chỉ quận được thay bằng An Nam quốc. Các nhà nước phong kiến Trung Hoa đã từ bỏ quan niệm Đại Việt như một quận phiên thuộc của họ, mà phải thừa nhận là một quốc gia đường hoàng. Tuy nhiên, danh hiệu An Nam quốc vương, theo sử sách, cũng chỉ được nhà Tống sử dụng phong cho Lý Cao Tông năm 1186, Trần Thái Tông năm 1229. Nhà Nguyên lên cầm quyền năm 1260, theo thói thường, để thông báo và biểu thị uy quyển của mình, lại phong cho Trần Thái Tông năm 1261 như nhà Nam Tống đã làm. Từ đây, danh hiệu “An Nam quốc vương” chỉ còn được nhà Nguyên lặp lại trong hai trường hợp kỳ quặc. Đó là phong cho Trần Di Ái vào năm 12814 và Trần Ích Tắc vào năm 12865. . Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG VI. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI KHÔN KHÉO NHẰM NGĂN NGỪA CHIẾN TRANH, GIỮ YÊN BIÊN THÙY, KIẾN TẠO HÒA BÌNH, XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC. II cống, tỏ ý thần phục. Với hình thức đó, các nhà nước thời này đã tranh thủ sự “công nhận”, khẳng định tính hợp thức trong quan hệ bang giao giữa hai nước cùng song song tồn tại. Nhưng một khi vượt. hành động của các nhà nước phong kiến Trung Hoa cho đến cận đại - nhà Thanh, bao giờ họ cũng nhìn nhận Đại Việt - Việt Nam (quốc hiệu từ năm 1804 thời Gia Long) như một nước chư hầu, phiên thuộc,

Ngày đăng: 25/07/2014, 13:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN