1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _36 pps

5 322 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG II XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN VỮNG MẠNH, THỰC HIỆN GIANG SƠN MỘT MỐI, VUA TÔI ĐỒNG LÒNG, CẢ NƯỚC GÓP SỨC Chế độ đãi ngộ thưởng phạt công minh giữ một vai trò rất lớn trọng củng cố khối đồng tâm nhất trí của vua tôi. Tiếc rằng sử cũ không cho biết gì hơn về lương bổng ngoài một số việc rời rạc. Thời Lý, vào năm 1067 đời Lý Thánh Tông cấp bổng cho quan đô hộ phủ sĩ sư (quan coi hình phạt) mỗi người hàng năm 50 quan tiền, 100 bó lúa và các thứ cá muối, v.v , ngục lại mỗi người 20 quan tiền, 100 bó lúa để nuôi đức liêm khiết của họ1. Đến thời Trần, năm 1230 đời Trần Thái Tông mới “định lệ cấp lương bổng cho các quan văn võ trong ngoài và các quan ở cung điện, lăng miếu, chia tiền thuế, ban cấp theo thứ bậc”2; năm 1244 lại “quy định lương bổng cho các quan làm việc trong ngoài và các quan túc vệ”3; thời Minh Tông, năm 1316, “xét định các quan văn võ cấp cho hộ khẩu theo thứ bậc khác nhau”4. Nhà sử học Phan Huy Chú từng dẫn lời Ngô Ngọ Phong: “Thời Lý các quan trong ngoài đều không cấp bổng. Quan trong thì bất thần vua thưởng cho; quan ngoài thì giao cho dân một miền để đặt người thuộc viên thu thuế đất, hồ ao đánh vào dân cày, dân cá mà lấy lợi ”5. Về lương bổng đời Trần, Phan Huy Chú cũng chỉ đoán định: “Có lẽ lấy ở thuế công, định làm lệ thường, cũng như ngụ lộc ở đời gần đây chăng?”6. Nếu như vế lương bổng ta chưa có đủ tài liệu để làm sáng tỏ thì về thưởng phạt có thể nắm bắt được tương đối rõ nét hơn. Ngoài việc khảo khóa như đã trình bày để phân loại, sắp xếp thăng thưởng, giáng, bãi miễn, sử còn chép việc quy định nhiều trường hợp xử tội những đội ngũ quan chức, kể cả vương hầu, một khi phạm tội. Thời Lý, năm 1129, đời Lý Thần Tông, hạ chiếu: “nô tỳ của vương hầu và các quan không được cậy thế đánh đập quan quân và bách tính, kẻ nào phạm thì gia chủ phải tội đồ, kẻ nô sung làm quan nô”7. Năm 1174 đời Lý Anh Tông, thái từ Long Xưởng có tội, bị phế làm thứ nhân và bắt giam8. Thời Trần, Trần Di Ái (chú họ của vua) đi sứ, nhận chức tước của giặc khi về nước bị đổi là Trần Ái, đưa xuống làm khao giáp binh phủ Thiên Trường9, Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư có công được phong làm phiêu kỵ đại tướng quân, thăng đến hàm thượng vị hầu, phạm tội thông dâm với công chúa Thiên Thụy, bị đánh trượng, sau đó tước hết chức tước, tịch thu gia sản, phải về Chí Linh làm nghề bán than, đến năm 1282 mới được cho dự bàn việc chống giặc10. Năm 1283 thượng vị hầu Trần Lão phạm tội viết thư nặc danh phỉ báng nhà nước phải nộp tiền chuộc tội 1.000 quan, đưa xuống làm lính11. Trong xem xét khen thưởng công lao đánh giặc, không chỉ quan quân mà cả vương hầu một khi đầu hàng giặc đều bị tội nặng, dấu bản thân vương hầu đang ở triều đình giặc cũng bị kết án vắng mặt; trong đó có Chương Hiến hầu Trần Kiện (con Tĩnh Quốc đại vương Quốc Khang) bị đổi làm Mai Kiện, Trần Ích Tắc (con trai Trần Thái Tông) gọi là Á Trần; thượng vị Văn Chiêu hầu Trần Lộng bị đổi làm Mai Lộng 12 Trong công cuộc chống giặc ngoại xâm cũng như đánh dẹp nội loại thời Lý-Trần, dường như đã thành lệ, nhà vua, có khi thượng hoàng, hoàng tử, vương hầu thường trực tiếp cầm quân, và không ít người đã hy sinh anh dũng. Điều này không chỉ có tác dụng động viên, cổ vũ quân dân mà còn biểu thị tinh thần đồng lòng chung sức, gắn bó giữa đội ngũ quý tộc cầm quyền với “trăm họ” trước nạn nước. Thời bình, vương hầu quý tộc được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi, thời chiến hoặc thời loạn, chính họ cũng là người đã xông pha trận mạc đối diện với quân thù. Dường như bên cạnh tinh thần thượng võ, ở đây còn có ý thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong đám vương hầu quý tộc - hạt nhân của bộ máy nhà nước quân chủ phong kiến quý tộc thời Trần. Điều này hẳn đã góp phần cố kết đội ngũ trong bộ máy nhà nước thành một khối đồng lòng, chung sức. Tuy nhiên, nhà nước thời Lý - Trần cho dù có đồng tâm nhất trí, kiên quyết chống giặc, cũng không thể giữ được nước một khi thiếu sự hưởng ứng tham gia đóng góp sức người, sức của của quân dân khắp mọi miền. “Cả nước chung sức” mới là yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định trong công cuộc giữ nước thời Lý-Trần. Nếu như trong cuộc chống giặc Tống dưới thời Lý, chiến tranh chỉ diễn ra chủ yếu ở vùng bắc sông Đuống, phòng tuyến sông Cầu đến Lạng Sơn, Cao Bằng thì trong ba cuộc chống giặc Nguyên - Mông dưới thời Trần, đặc biệt là cuộc kháng chiến lần thứ hai, cả nước đều có giặc. Ba lần giặc đến, ba lần triều đình đều bỏ Thăng Long, rút về hạ lưu dựa vào dân để bảo toàn lực lượng, tạo thời cơ, tăng cường sức lực phản công giành thắng lợi cuối cùng. Trong cuộc kháng chiến lần thứ hai, cả các vùng ven biển, đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Lam đều lao vào cuộc chiến đấu sinh tử với quân thù. Trong khi đó, vùng rừng núi tây bắc, bắc, đông bắc ít nhất cũng một lần chặn giặc đến, truy quét giặc trên đường tháo chạy. Tất cả đều được huy động vào công cuộc chống giặc theo lệnh của triều đình. Trong lịch sử chống xâm lăng, không phải lúc nào chúng ta cũng thắng lợi. Không kể đến chống Tần của Thục Phán, chống Mã Viện của Hai Bà Trưng, chống quân Lương của Lý Nam Đế, chỉ kể sau nhà Trần, có Hồ Quý Ly, các vua Hậu Trần đều tổ chức chống giặc Minh, nhưng đành chịu thất bại mặc dù chiến đấu đến hơi thở cuối cùng; nhà Nguyễn trong chống giặc Pháp vào giữa thế kỷ XIX phải nhượng bộ từng bước để đi đến đầu hàng. Điều kỳ diệu trong công cuộc phá giặc Tống, thắng giặc Nguyên- Mông, bình Chiêm Thành thời Lý-Trần là ở chỗ “cả nước góp sức”. Tinh thần yêu nước, quyết tâm giữ nước vốn là truyền thống quý báu của nhân dân ta, nhưng để phát huy được truyền thống, tạo nên được thế “cả nước góp sức” hoàn toàn không đơn giản. Đó không thể là kết quả của năm, của tháng càng không chỉ đợi đến khi có giặc mới phát lời kêu gọi. Trần Quốc Tuấn có viết “Hịch tướng sĩ”, vua Trần Nhân Tông có triệu tập Hội nghị Diên Hồng, có truyền lệnh cho cả nước phải chống giặc ở bất cứ nơi nào có giặc đến cũng chỉ nhằm thổi bùng lên ngọn lửa quyết tâm cả nước chung sức mà nhà nước thời Lý - Trần đã vun trồng, tạo dựng từ những năm tháng thanh bình. Hẳn rằng hơn ai hết, Trần Quốc Tuấn có đủ tư cách và thẩm quyền để từ thực tiễn cuộc đời cầm quân chống giặc của mình rút ra bài học “cả nước góp sức”. . Kế sách giữ nước thời Lý-Trần CHƯƠNG II XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN VỮNG MẠNH, THỰC HIỆN GIANG SƠN MỘT MỐI, VUA TÔI ĐỒNG LÒNG, CẢ NƯỚC GÓP SỨC Chế độ. bộ máy nhà nước quân chủ phong kiến quý tộc thời Trần. Điều này hẳn đã góp phần cố kết đội ngũ trong bộ máy nhà nước thành một khối đồng lòng, chung sức. Tuy nhiên, nhà nước thời Lý - Trần. lòng chung sức, gắn bó giữa đội ngũ quý tộc cầm quyền với “trăm họ” trước nạn nước. Thời bình, vương hầu quý tộc được hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi, thời chiến hoặc thời loạn, chính họ cũng

Ngày đăng: 25/07/2014, 13:21

Xem thêm: Kế sách giữ nước thời Lý-Trần _36 pps

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN