1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kiến thức phòng và chữa bệnh da dị ứng cho cán bộ công nhân viên nhà máy xi măng long thọ thành phố huế

47 468 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

MỤC LỤC Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Lịch sử bệnh viêm da dị ứng 3 1.2. Phân loại bệnh viêm da dị ứng 4 1.3. Cơ chế bệnh sinh của bệnh da dị ứng 7 1.4. Đặc điểm lâm sàng của một số bệnh da dị ứng 8 1.5. Chẩn đoán nguyên nhân 9 1.6. Điều trị 11 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 2.1. Đối tượng nghiên cứu 12 2.2. Phương pháp nghiên cứu 13 2.3. Không gian và thời gian nghiên cứu 13 2.4. Các kỹ thuật thực hiện trong nghiên cứu 14 2.5. Phương pháp xử lý số liệu 16 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 17 3.2. Đánh giá chung về sự hiểu biết 19 3.3. Đánh giá sự hiểu đúng về bệnh da dị ứng theo từng vấn đề 21 Chương 4. BÀN LUẬN 29 4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu 29 4.2. Đánh giá chung về sự hiểu biết 29 4.3. Đánh giá sự hiểu đúng về bệnh da dị ứng theo từng vấn đề 31 KẾT LUẬN 39 KIẾN NGHỊ 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới các rối loạn về da ngày càng nhiều và trở nên quan trọng, do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng có lẽ một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là sự gia tăng số lượng các chất kích thích da theo nhiều kiểu khác nhau, hậu quả của việc sử dụng ngày càng rộng rãi các hoá chất trong công nghiệp và gia đình gây nên những phản ứng da thường gây chàm hay viêm da [23]. Viêm da là một bệnh da rất phổ biến. Khoảng 10% dân số trên thế giới mắc bệnh viêm da. Tỉ lệ mắc bệnh thay đổi tùy theo từng nước, từng vùng khí hậu. Tại London viêm da chiếm 18% các đối tượng đến khám bệnh. Một số điều tra về bệnh da tại phòng khám tổng quát phát hiện 33% và 23% trong tất cả các trường hợp tại Glasgow và Oxford. Tại Hy Lạp viêm da chiếm 17% tất cả các bệnh. Ở Việt Nam viêm da chiếm 25% trong tổng số các bệnh ngoài da [6],[23]. Theo Khúc Xuyền, tỉ lệ viêm da trong ngành xây dựng là rất cao: Ở công nhân sản xuất xi măng là 58,25% trong đó các bệnh da dị ứng là 19,13%,ở công nhân sử dụng xi măng 53,69% trong đó tỉ lệ các bệnh da dị ứng là 31,28% [20] . Riêng tại nhà máy xi măng Long Thọ trước đây nhiều công đoạn sản xuất còn mang tính thủ công, nhưng kể từ năm 2004 nhiều khâu trong dây chuyền sản xuất đã được tự động hóa, giúp cho công nhân hạn chế tiếp xúc với xi măng, đời sống công nhân cũng được cải thiện. Tuy nhiên sự bảo hộ lao động trong công nhân trực tiếp sản xuất vẫn còn hạn chế, chủ yếu là mặc quần áo nhiều lớp mang khẩu trang, đeo găng tay và đi ủng thông thường không thuộc loại chuyên dụng. Các biểu hiện trên lâm sàng bệnh da nghề nghiệp thường đa dạng tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh, vị trí thương tổn và các yếu tố thuận lợi (cơ địa 2 và môi trường). Do vậy mà tính chất thương tổn cũng không đồng nhất. Từ đó mà chúng ta thấy rằng việc ngăn chặn sự phát sinh bệnh da nghề nghiệp còn nhiều khó khăn và phức tạp. Xuất phát từ những vấn đề trên, để biết được trình độ nhận thức về ảnh hưởng của môi trường nghề nghiệp đối với sức khoẻ của cán bộ công nhân nhà máy xi măng Long Thọ như thế nào, chúng tôi đã tiến hành làm đề tài này nhằm hai mục tiêu sau 1. Đánh giá chung sự hiểu biết về bệnh da dị ứng của cán bộ công nhân viên nhà máy xi măng Long Thọ - Thành phố Huế. 2. Đề xuất tư vấn kiến thức phòng và chữa bệnh da dị ứng cho cán bộ công nhân viên nhà máy xi măng Long Thọ - Thành phố Huế. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. LỊCH SỬ BỆNH VIÊM DA DỊ ỨNG Các nhà Da liễu nghiên cứu về bệnh viêm da đã gặp một số khó khăn đầu tiên trong việc xác định nó. Quả vậy, không có một định nghĩa nào, một triệu chứng lâm sàng, một thương tổn mô học, một căn nguyên bệnh học nào thực sự thỏa mãn về bệnh viêm da. Tuy nhiên, để có thể gọi bệnh viêm da thì trong giai đoạn tiến triển cần phải có giai đoạn mụn nước, có biểu hiện lâm sàng và có tổn thương mô học. Trước thế kỷ 19, trong y học người ta dùng danh từ Eczema để gọi một số bệnh da cấp tính khác nhau như bệnh viêm quầng, bệnh mày đay cấp, hồng ban… Cho đến năm 1813, Bateman mới mô tả đặc tính riêng biệt về lâm sàng, xếp chàm vào nhóm bệnh da có mụn nước và xác định bệnh không phải do lây truyền [20]. Đến thế kỷ 19, các nhà Da liễu dùng thuật ngữ chàm một cách rộng rãi để chỉ các bệnh ngoài da có mụn nước tập trung thành từng mảng phát ra đột ngột. Thuật ngữ viêm da dùng để chỉ bất cứ loại viêm da nào, trong thuật ngữ viêm da chàm hóa chỉ dùng để chỉ một phát ban da [29]. Martine VIGAN ở Pháp cho rằng: Viêm da dị ứng có những đặc trưng là biểu hiện viêm da mãn hoặc tái phát có kèm dị ứng, di truyền nhóm gen trội, biểu hiện là hen, viêm mũi mùa, dị ứng thức ăn, viêm da do tiếp xúc với protit [23]. Sotew và Fitzpatrick (1971) ở Mỹ cho rằng: Viêm da, chàm không phải là một bệnh mà là đáp ứng viêm đặc hiệu của da đối với nhiều kích thích nội giới và ngoại giới, mụn nước ở thượng bì, xốp bào, viêm da, chàm chỉ là một kiểu riêng của viêm da [27]. 4 Định nghĩa của ngành Da liễu nước ta: Bệnh viêm da là một phản ứng viêm lớp lông biểu bì, biểu hiện lâm sàng bằng đỏ da, mụn nước, ngứa, rất hay tái phát, phát triển mạn tính, về mô học có hiện tượng xốp bào [5]. Hiện nay công nghiệp hóa đang phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi nơi ở cả thành thị và nông thôn. Bên cạnh đó là sự ô nhiễm môi trường nước, rác thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp làm gia tăng bệnh da. Có đến 15 - 20% dân chúng bị viêm da tiếp xúc [23]. Trong đó bệnh da nghề nghiệp chiếm khoảng 50%, nguyên nhân chủ yếu là do hóa chất [4]. Ở Việt Nam một số ngành có tỉ lệ viêm da cao: Ngành dệt sợi ở tất cả cơ sở sản xuất chiếm 14,92 đến 23,16% [21], ngành dược phẩm trung ương II 22,58% [15], nhà máy sơn, nhà máy pin Hà Nội 23,52% [11], nhà máy nhựa Hà nội 32% [17],ngành xây dựng: ở công nhân sản xuất xi măng là 58,25% trong đó các bệnh da dị ứng là 19,13%; ở công nhân sử dụng xi măng là 53,69% trong đó tỉ lệ các bệnh da dị ứng là 31,28% [20]. Năm 2007 theo nghiên cứu của Lê Xuân Lan, Nguyễn Văn Vịnh tỉ lệ viêm da tiếp xúc trên công nhân nhà máy xi măng Long Thọ thành phố Huế là 6,45% [14]. 1.2. PHÂN LOẠI BỆNH VIÊM DA DỊ ỨNG Nhiều cách đặt tên và phân loại bệnh viêm da đã gây khó khăn rắc rối cho các nhà Da liễu học trong một thời gian dài, sở dĩ vậy vì bệnh viêm da có thể do một phổ rộng các yếu tố nội sinh và ngoại sinh gây ra, các yếu tố này tác động đơn độc hoặc phối hợp. Trong một số trường hợp, các yếu tố gồm nhiều nguyên nhân đan quyện nhau và hai hay nhiều dạng viêm da có thể thấy được trên một bệnh nhân cùng lúc hay lần lượt. Phân loại bệnh viêm da rất khó khăn vì danh pháp không thống nhất và các yếu tố nguy cơ gây nên bệnh lại nhiều. Chính vì sự phức tạp này thế giới đã có nhiều kiểu phân loại khác nhau cùng xuất hiện. 5 Hornstein - Op (1986) người Đức đề nghị phân loại bệnh viêm da làm 3 loại chính sau [4]: - Bệnh viêm da do nguyên nhân bên trong - Bệnh viêm da do vi sinh vật - Bệnh viêm da do nguyên nhân bên ngoài Theo R. Degos (1974) thì chia làm 9 loại [30]: - Viêm da do yếu tố ngoại giới - Viêm da do vi khuẩn và nấm - Viêm da do yếu tố nội giới - Viêm da trẻ em - Viêm da thể địa - Viêm da da dầu - Viêm da thứ phát của các bệnh ngoài da - Ban dạng viêm da - Viêm da dạng tổ đỉa Phân loại theo trường phái Mỹ có 3 loại [27]: - Những tác nhân ngoại sinh: Viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng ánh sáng, viêm da vi khuẩn, viêm da nấm. - Những tác nhân nội sinh: Phát ban dạng viêm da do thuốc, viêm da thứ phát hoặc tự mẫn cảm. - Chưa rõ nguyên nhân Theo trường phái Anh chia làm 2 loại [28]: - Ngoại sinh: Viêm da tiếp xúc chất kích thích, viêm da tiếp xúc dị ứng. - Nội sinh: Viêm da thể tạng, viêm da da dầu, viêm da cẳng chân, viêm da đồng tiền, tổ đỉa, viêm da thần kinh, viêm da bong vảy và các loại viêm da khác. 6 Phân loại bệnh viêm da theo tính chất thương tổn, theo diễn tiến bệnh, theo căn nguyên bao gồm [6]: Theo tính chất thương tổn [6]: - Viêm da đỏ: Da đỏ sẫm giống như xuất huyết, hay gặp ở cẳng chân, chẩn đoán được vì có một vài mụn nước nhỏ kín đáo, chảy dịch vàng. - Viêm da dạng bọng nước: Khi thương tổn lớn hơn 1cm gọi là bọng nước, bọng nước sẽ to và sâu hơn khi khu trú ở vùng da dày như lòng bàn tay chân. - Viêm da dạng sẩn: Các sẩn nổi cao như sẩn huyết thanh tập trung thành từng đám. Theo tiến triển của bệnh [6]: - Viêm da cấp: Nề da đỏ, phù và chảy nước nhiều. - Viêm da bán cấp: Da còn đỏ, ít phù nề, hết chảy nước. - Viêm da mạn: Biểu hiện da có vảy ngứa, thỉnh thoảng lại chảy nước, nếu tồn tại lâu và gãi nhiều thì da dày lên, nếp da sâu xuống tức là liken hóa. - Viêm da bội nhiễm: Bên cạnh mụn nước có mụn mủ, vết trợt, khi có vảy vàng giống như vảy chốc gọi là viêm da chốc hóa. - Viêm da thứ phát hóa: Những bệnh da bôi thuốc không thích hợp gây kích thích sẽ biến sang viêm da, bên cạnh những thương tổn nhỏ xuất hiện những mụn nước nhỏ giống như viêm da. Theo căn nguyên [6]: - Viêm da thể tạng - Viêm da vi trùng - Viêm da tiếp xúc - Viêm da da dầu Phân loại viêm da ở Việt Nam chia làm 4 loại chính [5],[10]. - Viêm da thể tạng 7 - Viêm da vi trùng - Viêm da tiếp xúc - Viêm da da dầu Theo Harison phân loại viêm da như sau [22] : - Các loại viêm da chưa rõ nguyên nhân: Viêm da thể tạng, liken đơn mạn, sẩn ngứa cục, viêm da thần kinh, viêm da do ứ máu, chàm đồng tiền, tổ đỉa, viêm da da dầu, viêm da liên quan đến hệ tiêu hóa, các ban giống như viêm da trong các bệnh hệ thống, hội chứng Wiskott - Aldrich, hội chứng Hurler, bệnh Hartnup, phenyl - keton niệu. - Các loại viêm da đã rõ căn nguyên: Viêm da tiếp xúc, viêm da do ánh nắng, ban đa dạng do ánh sáng, viêm da vi khuẩn, viêm da do nấm. 1.3. CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA BỆNH DA DỊ ỨNG 1.3.1. Viêm da tiếp xúc Có 2 nguyên nhân chính: [24]. - Do dị ứng: xuất hiện sau tiếp xúc với dị ứng nguyên và không thay đổi trên da. Sự tăng nhạy cảm da biểu hiện thông thường trong nhiều tuần, kể từ khi xuất hiện những thay đổi đầu tiên trên da. Những lần tiếp xúc sau đó với dị ứng nguyên cho dù với lượng nhỏ cũng là nguyên nhân gây viêm da mụn nước. Sự tăng nhạy cảm da có thể dai dẳng trong nhiều tháng, nhiều năm hoặc vĩnh viễn. - Do kích thích: Nhiễm trùng da có thể xuất hiện ngay tại vùng tiếp xúc với chất kích thích. Người ta chia thành 2 loại kích thích: Kích thích tuyệt đối (mạnh), kích thích tương đối (vừa). Những chất kích thích tuyệt đối là những chất gây viêm da ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên như: axit, kiềm mạnh, vài muối kim loại. Những chất kích thích tương đối là phải tiếp xúc lâu mới gây viêm như: xà phòng và các dung môi hữu cơ. 8 1.3.2. Chàm tiếp xúc Chủ yếu là do các chất kích thích, nhưng cũng đồng thời là chất gây dị ứng nên bệnh có khuynh hướng lan rộng ra phạm vi tiếp xúc [18]. Một số trường hợp là do tiếp xúc với tia tử ngoại trong tia bức xạ mặt trời [20]. 1.3.3. Sạm da Có 2 cơ chế chính cần được xem xét, đó là: tác dụng của các chất kích thích từ môi trường bên ngoài và tính nhạy cảm với ánh sáng. Tính cảm ứng đó không phải chỉ do các chất quang động (các dẫn chất của than đá, dầu hỏa, chất màu công nghiệp…) tác dụng trực tiếp lên da mà còn do tiếp xúc qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa làm tăng cảm ứng của da đối với ánh sáng [20]. 1.3.4. Viêm nang lông và thương tổn dạng mụn trứng cá Thường là do các phản ứng viêm ở nang lông khi tiếp xúc với các hóa chất như: dầu mỡ, nhựa đường… hoặc kích thích gây thương tổn mụn trứng cá [7]. 1.3.5. Thương tổn dạng liken phẳng Cơ chế chính là do sự cảm ứng của da đối với các chất tiếp xúc [4]. 1.4. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA MỘT SỐ BỆNH DA DỊ ỨNG 1.4.1. Viêm da tiếp xúc - Phù, đỏ da, nổi các mụn nước lấm tấm, chảy nước vàng, ngứa từng đợt. Không có khuynh hướng lan rộng tại chỗ kích thích [18]. Ngứa dữ dội, ban đỏ khô và nứt da ở những vùng tì đè hoặc các ở các nếp gấp. Thương tổn thường mềm, không đau. Các hồng ban mãn tính thường gây ra bởi xi măng sử dụng trong xây dựng [20]. Tiến triển thường là cấp, bán cấp hoặc mãn tính. 1.4.2. Chàm tiếp xúc - Ngứa, mụn nước, dày da hoặc vảy da. Thương tổn khu trú ở vùng da hở như mu bàn tay, bàn chân, cẳng chân, cẳng tay mặt và cổ tương xứng với những 9 vùng tiếp xúc hóa chất gây bệnh. Nếu loại bỏ được hoàn toàn chất kích thích gây cảm ứng thì bệnh giảm nhanh và không tái phát [24]. - Là bệnh ngoài da bán cấp có thời gian tái phát, mặc dù đã loại bỏ không tiếp xúc với chất kích thích nữa. Bệnh đã khuynh hướng lan rộng ra phạm vi tiếp xúc [18]. 1.4.3. Sạm da Có 3 giai đoạn [20]. - Hơi đỏ da có khi kèm ngứa. Vùng da giáp chân tóc và hai bên thái dương bắt đầu có sạm da hình mạng lưới, dày sừng các lỗ chân lông. - Sạm da tăng rõ, có thể xuất hiện trên nền da ứ huyết, dày sừng nang lông tăng rõ. - Sạm da hình mạng lưới, sạm như chì. Toàn trạng: nhức đầu, mệt mõi, thị lực giảm sút. Phát hiện trên lâm sàng chủ yếu ở giai đoạn 2 và 3. 1.4.4. Viêm nang lông [18]. - Thương tổn sẩn, mụn mủ ở nang lông. - Thương tổn khỏi chậm, thường để lại sẹo. - Thường khu trú ở mặt, ngực, tứ chi. - Tiến triển mãn tính. 1.4.5. Thương tổn dạng liken phẳng [7]. - Viêm da rất cấp và tạo sẩn, ngứa. - Thương tổn láng, dẹp, nhiều cạnh, màu sắc thay đổi từ đỏ tía sang tím hoa cà. -Thường phân bố ở 2 bên và đối xứng. - Tiến triển mãn tính. 1.5. CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN 1.5.1. Tiền sử Tiếp xúc với chất kích thích hoặc cảm ứng. 10 [...]... CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1 Đối tượng Cán bộ công nhân viên đang làm việc ở nhà máy xi măng Long Thọ Thành phố Huế Nhà máy xi măng Long Thọ trước đây có tên là Nhà máy vôi Long Thọ, sản xuất xi măng và vôi xây dựng, thuộc doanh nghiệp nhà nước, dây chuyền sản xuất chưa được tiên tiến, nhiều công đoạn sản xuất còn mang tính thủ công Kể từ năm 2004, Nhà máy theo dạng cổ phần hóa, nhiều khâu trong... chữa khỏi hoàn toàn bệnh 36 viêm da dị ứng rất khó khăn và phức tạp Qua bảng 3.13 cho thấy chỉ có 38,9% đối tượng nghiên cứu hiểu đúng về chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm da dị ứng Hiểu sai là 61,1% Nếu bệnh nhân khám và điều trị sớm có thể hạn chế được bệnh viêm da dị ứng phát triển, có 97,4% ý kiến cho rằng có thể chữa khỏi nếu khám và điều trị sớm Đồng thời, bệnh viêm da dị ứng không do cơ địa dị ứng. .. chức tại Nhà máy, có khoảng 300 người thường xuyên tiếp xúc với xi măng, số còn lại thuộc nhóm khai thác đá và bộ phận văn phòng, cơ khí, điện nước… 2.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu Là cán bộ công nhân viên đang trực tiếp làm việc tại nhà máy xi măng Long Thọ Thành phố Huế 14 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ Những công nhân viên từ chối tham gia nghiên cứu Những công nhân viên đang trong thời gian đi công tác,... dung nạp thức ăn với viêm da tạng dị ứng còn chưa thống nhất Ở một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân, những thức ăn cụ thể mà phổ biến nhất là sản phẩm sữa và trứng khiến bệnh trầm trọng hơn Điều này thường thấy ở trẻ em, và có bằng chứng rằng dị ứng thức ăn làm viêm da tạng dị ứng trầm trọng hơn ở đa số trẻ lớn hơn và người trưởng thành[ 9].Do vậy qua bảng 3.10 cho thấy hiểu biết đúng về thức ăn gây bệnh da dị ứng chiếm... mặt và các phần hở đều đỏ Trên nền da xuất hiện các mụn nước[4][20] Tỷ lệ hiểu đúng bệnh da dị do thuốc trừ sâu, phân hóa học, bụi nhà chiếm 96,0%; hiểu sai là 4,0% Không có sự khác biệt thống kê giữa 2 nhóm nghiên cứu (p> 0,05) 4.3.4 Hiểu nguyên nhân gây bệnh da dị ứng do thực phẩm Dị ứng thức ăn là phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể với các dị nguyên chứa trong thức ăn Mối liên quan giữa dị ứng. .. 2.3.1 Địa điểm nghiên cứu Nhà máy xi măng Long Thọ đóng trên địa bàn phường Thủy Biều, Thành phố Huế, cách trung tâm Thành phố Huế 5km về phía Tây Là một vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, dốc dần từ Đông sang Tây Phía Bắc giáp sông Hương, phía Đông là đồi Long Thọ, phía Tây là ruộng lúa bao gồm xí nghiệp mỏ đá và mỏ sét Đây là nhà máy xi măng lớn trên địa bàn Thành phố Huế 2.3.2 Thời gian nghiên... vấn tỷ lệ hiểu đúng dao động từ 17,4% đến 43,5%; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05) 4.3.6 Hiểu biết biểu hiện của bệnh da dị ứng Biểu hiện bệnh khi cấp tính là đám da đỏ ranh giới không rõ, các sẩn và đám sẩn, mụn nước tiết dịch, không có vẩy da Da bị phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết Các vết xước do gãi tạo nên vết trợt, bội nhiễm tụ cầu tạo nên cá mụn mủ và . nhân viên nhà máy xi măng Long Thọ - Thành phố Huế. 2. Đề xuất tư vấn kiến thức phòng và chữa bệnh da dị ứng cho cán bộ công nhân viên nhà máy xi măng Long Thọ - Thành phố Huế. 3 Chương 1 TỔNG. CỨU 2.1.1. Đối tượng Cán bộ công nhân viên đang làm việc ở nhà máy xi măng Long Thọ Thành phố Huế. Nhà máy xi măng Long Thọ trước đây có tên là Nhà máy vôi Long Thọ, sản xuất xi măng và vôi xây dựng,. trong đó các bệnh da dị ứng là 19,13%,ở công nhân sử dụng xi măng 53,69% trong đó tỉ lệ các bệnh da dị ứng là 31,28% [20] . Riêng tại nhà máy xi măng Long Thọ trước đây nhiều công đoạn sản

Ngày đăng: 25/07/2014, 08:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w